Hệ thống pháp luật

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 1399/QĐ-BKHCN

Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ CỦA DOANH NGHIỆP ĐỂ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG 2 NĂM 2008-2009

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ;
Căn cứ Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 36/2006/QĐ-TTg ngày 08/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 11/2006/QĐ-BKHCN ngày 01/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy chế tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Danh mục các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp để tuyển chọn thực hiện trong 2 năm 2008-2009 (Danh mục kèm theo).

Điều 2. Trưởng ban Chỉ đạo, Trưởng ban Thư ký, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Chánh Văn phòng Chương trình, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lưu: VT, SHTT.

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Quốc Thắng

 

DANH MỤC

CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ CỦA DOANH NGHIỆP ĐỂ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG 2 NĂM 2008-2009
(Kèm theo Quyết định số 1399/QĐ-BKHCN ngày 11/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

TT

Tên dự án

Ký mã hiệu

Loại dự án

Tóm tắt mục tiêu/yêu cầu của dự án

Tóm tắt nội dung dự án

Kết quả/ sản phẩm dự kiến

I

Các loại Dự án tuyên truyền, đào tạo về sở hữu trí tuệ (SHTT)

1

Tuyên truyền, phổ biến về SHTT tại các địa phương

CT68/TĐ-01/2008-2009/TW

Trung ương quản lý

Cung cấp một cách có hệ thống, đầy đủ và dễ hiểu các thông tin về SHTT cho công chúng và cho doanh nghiệp tại địa phương phù hợp với các đối tượng tại:

- Các khu công nghiệp, khu chế xuất;

- Các trung tâm đô thị ;

- Địa bàn nông thôn, làng nghề.

- Xây dựng các nội dung tuyên truyền phổ biến về SHTT, phát hành các tài liệu tuyên truyền dưới dạng Tờ rơi, Sách, Đĩa CD...;

- Xây dựng chương trình tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng:

+ Đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất: ưu tiên tuyên truyền sâu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá;

+ Đối với các trung tâm đô thị: ưu tiên tuyên truyền sâu về kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, bản quyền tác giả;

+ Đối với địa bàn nông thôn, làng nghề: ưu tiên tuyên truyền sâu về nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng...

- Xây dựng và thực hiện các sự kiện, hoạt động tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng.

- Bản copy mềm thiết kế nội dung và hình thức Tờ rơi, Sách, Đĩa CD; Tờ rơi, Sách, Đĩa CD chứa thông tin tuyên truyền về SHTT được xuất bản và phát hành phù hợp với đối tượng tuyên truyền với số lượng thử nghiệm;

- Kịch bản và các sự kiện, hoạt động phù hợp với từng đối tượng được tổ chức: hội thảo, lớp tập huấn, buổi nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi...

II

Các loại dự án hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ

2

Xây dựng chỉ dẫn địa lý

CT68/XL -01/ 2008-2009/TW

Trung ương quản lý

Xây dựng Hồ sơ chi tiết (có cơ sở khoa học và thực tiễn) đăng ký chủ trì thực hiện dự án xây dựng chỉ dẫn địa lý dưới đây:

- “Huế” cho sản phẩm nón lá của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế;

- “Nga Sơn” cho sản phẩm cói của huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá;

- “Quảng Trị” cho sản phẩm hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị;

- “Điện Biên” cho sản phẩm gạo của tỉnh Điện Biên;

- “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm của tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Nam;

- “Trà My” cho sản phẩm quế của huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam;

- “Ninh Thuận” cho sản phẩm nho của tỉnh Ninh Thuận;

- “Trùng Khánh” cho sản phẩm hạt dẻ của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng;

- “Vĩnh Long” cho sản phẩm gốm đỏ của tỉnh Vĩnh Long;

- “Đông Hồ” cho sản phẩm tranh của làng Đông Hồ tỉnh Bắc Ninh;

- “Vân Đồn” cho sản phẩm sá sùng của tỉnh Quảng Ninh;

- “Yên Châu” cho sản phẩm xoài của huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La;

- “Chư Sê” cho sản phẩm hồ tiêu của huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

- Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ việc đăng ký chỉ dẫn địa lý cho các chỉ dẫn tương ứng với sản phẩm theo yêu cầu;

- Làm thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý.

- Báo cáo đưa ra được đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho việc xây dựng Hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý và làm cơ sở cho việc quản lý chỉ dẫn địa lý;

- Chỉ dẫn địa lý được đăng bạ;

- Đưa ra mô hình xây dựng chỉ dẫn địa lý cho loại sản phẩm tương ứng.

3

Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý

CT68/XL -02/ 2008-2009/TW

Trung ương quản lý

Xây dựng Hồ sơ chi tiết (có cơ sở khoa học và thực tiễn) đăng ký chủ trì dự án quản lý và phát triển cho các chỉ dẫn địa lý dưới đây:

- “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm;

- “Buôn Ma Thuột” cho sản phẩm cà phê;

- “Bình Thuận” cho sản phẩm thanh long.

- Khảo sát vùng có sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cần quản lý;

- Đề xuất và tổ chức thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát triển giá trị quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

- Báo cáo đưa ra được đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho việc quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý;

- Chỉ dẫn địa lý được quản lý trên thực tế;

- Mô hình mẫu về quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý cho loại sản phẩm tương ứng.

4

Tạo lập và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm, dịch vụ

CT68/XL -03/ 2008-2009/TW

Trung ương quản lý

Đưa ra mô hình mẫu về phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm, dịch vụ:

- Thực phẩm;

- Thuỷ, hải sản;

- Dệt may;

- Thủ công mỹ nghệ;

- Dịch vụ du lịch.

- Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể của Việt Nam và nước ngoài;

- Đề xuất quy trình, biện pháp tạo lập và phát triển nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm và dịch vụ: thực phẩm; thuỷ, hải sản; dệt may; thủ công mỹ nghệ; dịch vụ du lịch.

- Áp dụng thí điểm quy trình, biện pháp tạo lập và phát triển nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm và dịch vụ nêu trên.

- Báo cáo tình hình tạo lập và phát triển nhãn hiệu tập thể của của các Tổng Công ty, làng nghề và các hiệp hội của Việt Nam;

- Báo cáo tổng kết kinh nghiệm xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể của một số tổ chức tập thể của Việt Nam và nước ngoài;

- 05 Mô hình mẫu về tạo lập và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm và dịch vụ: 01 cho thực phẩm, 01 cho thuỷ hải sản, 01 cho dệt may, 01 cho thủ công mỹ nghệ và 01 cho dịch vụ du lịch.

5

Tạo lập và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm chiến lược, có tiềm năng xuất khẩu

CT68/XL -04/ 2008-2009/TW

Trung ương quản lý

Đưa ra mô hình mẫu về phát triển nhãn hiệu chứng nhận góp phần quản lý chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, ngành hàng:

- Thực phẩm;

- Hàng tiêu dùng;

- Thuỷ, hải sản,

- Dệt may.

- Nghiên cứu kinh nghiệm tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận của một số nước;

- Nghiên cứu nhu cầu, tình hình thực tế, đề xuất và thực hiện mô hình tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm thực phẩm, hàng tiêu dùng, thuỷ hải sản, dệt may.

- Báo cáo kinh nghiệm tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận của một số nước;

- 04 mô hình mẫu về tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm: 01 cho thực phẩm; 01 cho hàng tiêu dùng; 01 cho thuỷ, hải sản và 01 cho dệt may.

6

Bảo hộ, khai thác và phát triển sáng chế

CT68/XL -05/ 2008-2009/TW

Trung ương quản lý

Đưa ra mô hình mẫu về khai thác và phát triển sáng chế của các doanh nghiệp

- Nghiên cứu kinh nghiệm khai thác và phát triển sáng chế của một số nước;

- Đề xuất và thực hiện thí điểm mô hình khai thác và phát triển sáng chế phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam

- Báo cáo kinh nghiệm của một số nước về khai thác và phát triển sáng chế;

- Mô hình khai thác và phát triển sáng chế.

7

Bảo hộ, khai thác và phát triển phần mềm máy tính

CT68/XL -06/ 2008-2009/TW

Trung ương quản lý

- Hỗ trợ xác lập quyền đối với sản phẩm phần mềm máy tính;

- Đưa ra mô hình mẫu về bảo hộ, khai thác và phát triển sản phẩm phần mềm máy tính.

- Nghiên cứu kinh nghiệm bảo hộ, khai thác và phát triển sản phẩm phần mềm máy tính của một số nước;

- Xây dựng mô hình mẫu về bảo hộ, khai thác và phát triển sản phẩm phần mềm máy tính.

- Báo cáo về kinh nghiệm bảo hộ, khai thác và phát triển sản phẩm phần mềm máy tính của một số nước;

- 01 mô hình mẫu về bảo hộ, khai thác và phát triển sản phẩm phần mềm máy tính.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1399/QĐ-BKHCN năm 2007 phê duyệt Danh mục các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp để tuyển chọn thực hiện trong 2 năm 2008-2009 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: 1399/QĐ-BKHCN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/07/2007
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: Trần Quốc Thắng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản