Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1390/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2008 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
PHỐI HỢP CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ GIỮA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG, BỘ TÀI CHÍNH, BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ, BỘ CÔNG THƯƠNG, BỘ NGOẠI GIAO VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1390/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định về phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là “các Bộ”) do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, nhằm cung cấp một cách kịp thời, chính xác các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, các chủ trương, giải pháp của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.
1. Quan hệ phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí giữa các Bộ là quan hệ hợp tác, phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí trong nước và nước ngoài về các chủ trương, chính sách, giải pháp điều hành, định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ phù hợp với tình hình thực tế và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ.
2. Thông tin do các Bộ cung cấp cho báo chí phải đảm bảo tính chính thống, kịp thời, chính xác và công khai, minh bạch nhằm giải thích cho dư luận trong và ngoài nước, ổn định và tạo lòng tin của nhà đầu tư và nhân dân, phù hợp với lợi ích chung của đất nước
3. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí đưa tin trung thực, đầy đủ, theo định hướng thông tin của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; không được đưa những thông tin sai sự thật, phương hại đến lợi ích quốc giá, có tính kích động gây hậu quả xấu và tâm lý bất an trong xã hội, làm mất lòng tin của nhân dân; xử lý kịp htời, nghiêm minh các cơ quan báo chí vi phạm quy định pháp luật hiện hành.
Điều 3. Phối hợp cung cấp thông tin định kỳ
1. Trách nhiệm của các Bộ:
a) Tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản hoặc cử người phát ngôn hoặc đại diện cung cấp thông tin cho báo chí trực tiếp tại các cuộc giao ban báo chí hàng tuần do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức;
b) Tổ chức thực hiện và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện đúng Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 5 năm 2007) và Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ, ngành mình;
c) Tổ chức họp báo hoặc ra thông cáo báo chí để cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí.
2. Trách nhiệm phối hợp của các Bộ với Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Hàng tuần, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi công văn thông báo các vấn đề, sự kiện diễn ra trong tuần đến Bộ Thông tin và Truyền thông vào trước ngày giao ban báo chí hàng tuần để Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp và thông báo trong giao ban báo chí;
b) Khi có những sự kiện, vấn đề quan trọng mà xã hội quan tâm hoặc báo chí đề cập liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ nào thì Bộ đó cử người phát ngôn hoặc cử đại diện cung cấp thông tin cho báo chí tại cuộc giao ban báo chí hàng tuần do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì và tại cuộc họp báo thường kỳ của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao.
Điều 4. Phối hợp cung cấp thông tin đột xuất, bất thường
1. Đối với các vấn đề, sự kiện quan trọng, đột xuất mà dư luận xã hội quan tâm hoặc gây tác động lớn trong xã hội, Bộ quản lý chuyên ngành phải kịp thời tổ chức họp báo đột xuất, với sự tham gia của đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành liên quan để cung cấp, định hướng thông tin kịp thời cho báo chí.
2. Đối với câu hỏi về các vấn đề, sự kiện kinh tế do các cơ quan báo chí gửi trực tiếp đến Bộ quản lý chuyên ngành thì Bộ quản lý chuyên ngành phải có công văn trả lời các cơ quan báo chí về các vấn đề này, đồng thời gửi 01 bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông và 01 bản đến các Bộ liên quan trong Quy chế này để cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí trong nước và nước ngoài.
3. Đối với câu hỏi về các vấn đề, sự kiện kinh tế do các cơ quan báo chí gửi trực tiếp đến Bộ Thông tin và Truyền thông thì Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chuyển tiếp đến Bộ quản lý chuyên ngành để Bộ quản lý ngành trả lời báo chí; (đồng thời, gửi 01 bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông và 01 bản đến Bộ Ngoại giao).
Trường hợp các vấn đề, sự kiện có liên quan đến lĩnh vực quản lý của nhiều Bộ, ngành thì Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có công văn trả lời báo chí, đồng thời gửi 01 bản đến Bộ Ngoại giao.
4. Trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay ý kiến ban đầu của Bộ nào thì Bộ đó phải kịp thời có ý kiến chính thức bằng văn bản hoặc trả lời trực tiếp thông qua người phát ngôn của Bộ mình, đồng thời gửi 01 bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông, không để lan truyền thông tin không chính thức gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý xã hội và lòng tin của nhân dân.
5. Các Bộ chỉ đạo các cơ quan tham mưu, nghiên cứu thuộc Bộ mình tích cực viết tin, bài cho các cơ quan báo chí về tình hình kinh tế - xã hội chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, các vấn đề kinh tế - xã hội mà dư luận quan tâm để giải thích, định hướng dư luận xã hội, ổn định tâm lý nhân dân và các nhà đầu tư.
Điều 5. Thiết lập hệ thống thông tin về các chỉ tiêu kinh tế
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan thực hiện việc thu nhập, thiết lập hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, thường xuyên trao đổi, thông tin chính thức cho các tổ chức tài chính quốc tế và cộng đồng quốc tế về tình hình kinh tế Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn, những chính sách kinh tế và giải pháp điều hành chính sách tài chính, tiền tệ của Chính phủ … để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, tránh hiểu sai và đưa tin không chính xác về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam.
Điều 6. Thiết lập đường dây nóng để cung cấp và thu nhận thông tin
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thiết lập đường dây nóng của từng Bộ, ngành để thu nhận và xử lý kịp thời mọi phản ánh, kiến nghị của người dân và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động chuyên ngành.
1. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện Quy chế này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
Quyết định 1390/QĐ-TTg năm 2008 về Quy chế phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí giữa Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1390/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/09/2008
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra