Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 139/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 01 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHỦ LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM OCOP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 1684/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược hội nhập kinh tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 3110/CT-BNN-KH ngày 08 tháng 5 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn 5 năm 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19;

Căn cứ Quyết định số 2393/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành Quy chế quản lý kinh phí khuyến công và mức chi cho các hoạt động khuyến công Thành phố Hồ Chí Minh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2550/TTr-SNN ngày 09 tháng 12 năm 2021 về việc trình phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp và sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp và sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở - ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh triển khai Chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp và sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố, các Sở, ban - ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ NN và PTNT;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân TP;
- TTUB: CT, PCT/KT, CNN;
- VPUB: PCVP/KT;
- Phòng KT;
- Lưu: VT, (KT/H.A) D.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Hoan

 

CHƯƠNG TRÌNH

XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHỦ LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM OCOP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số: 139/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

Phần I

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI NHÓM SẢN PHẨM CHỦ LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM OCOP

I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT NHÓM SẢN PHẨM CHỦ LỰC VÀ SẢN PHẨM OCOP

1. Nhóm sản phẩm cây trồng chủ lực

- Rau, quả: năm 2016 diện tích gieo trồng đạt 15.370ha, sản lượng đạt 428.812 tấn; năm 2020, diện tích gieo trồng rau an toàn đạt 21.000ha, sản lượng đạt 606.900 tấn; giá trị sản xuất rau bình quân đạt 883 triệu đồng/ha/năm. Năng suất bình quân tăng từ 27,9 tấn/ha trong năm 2016 lên 28,9 tấn/ha trong năm 2020. Tổng số cơ sở đã được chứng nhận VietGAP còn hạn trên địa bàn Thành phố là 546 cơ sở, với khoảng 897 ha diện tích canh tác, tương đương 6.326,1 ha diện tích gieo trồng, sản lượng ước tính là 142.890 tấn/năm; tính lũy tiến đến nay, đã chứng nhận VietGAP cho 1,640 tổ chức, cá nhân, với tổng diện tích canh tác là 2.135ha, tương đương 15.270ha diện tích gieo trồng, sản lượng ước đạt 262.000 tấn/năm.

- Hoa, cây kiểng: năm 2016 diện tích đạt 2.150ha, năm 2020 diện tích đạt 2.510ha; bình quân giai đoạn 2016 - 2020, diện tích hoa, cây kiểng tăng 3,6%/năm; giá trị sản xuất hoa kiểng bình quân đạt 01 tỷ đồng/ha/năm.

2. Nhóm sản phẩm chăn nuôi chủ lực

- Bò sữa: năm 2016 tổng đàn đạt 91.088 con, sản lượng sữa bò tươi đạt 298.531 tấn; năm 2020 tổng đàn đạt 57.202 con, sản lượng sữa bò tươi đạt 174.783 tấn. Trong đó, tổng đàn bò sữa đạt chứng nhận VietGAHP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 1.314 con.

- Heo: năm 2016, tổng đàn đạt 422.847 con, trong đó, nái sinh sản đạt 54.072 con; năm 2020, có 1.895 hộ, cơ sở chăn nuôi heo với tổng đàn 140.000 con, trong đó có 19.378 nái sinh sản, đàn thịt là 52.216 con. Bình quân giai đoạn 2016 - 2020, tổng đàn giảm 19,8%/năm, trong đó, nái sinh sản giảm 17,6%/năm. Trong đó, tổng đàn heo đạt chứng nhận VietGAHP giai đoạn 2016 - 2020 là 84.364 con.

3. Nhóm sản phẩm thủy sản chủ lực

- Tổng sản lượng thủy sản: năm 2016 đạt 54.387 tấn; năm 2020 đạt 61.233 tấn; trong đó: sản lượng nuôi trồng 42.589 tấn, sản lượng khai thác đạt 18.644 tấn, diện tích nuôi trồng là 7.105ha; hướng dẫn 09 cơ sở, tổ chức, cá nhân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAHP và được cấp giấy chứng nhận trên địa bàn Thành phố, với tổng diện tích được công nhận là 34,17ha, sản lượng đạt 1.080 tấn/năm.

- Cá cảnh: năm 2016 đạt 135 triệu con, trong đó xuất khẩu đạt 16 triệu con, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 16,5 triệu USD; năm 2020 cá cảnh đạt 152 triệu con, trong đó, xuất khẩu đạt 16,41 triệu con, kim ngạch xuất khẩu đạt 17,26 triệu USD; tổng sản lượng cá cảnh sản xuất 829 triệu con, tổng sản lượng cá cảnh xuất khẩu đạt 92,4 triệu con, giá trị kinh ngạch 99,5 triệu USD; bình quân sản lượng cá cảnh tăng 8,7%/năm, sản lượng xuất khẩu tăng 3,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 7,2%/năm.

4. Nhóm sản phẩm OCOP

- Đã thành lập Hội đồng đánh giá và ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP 05/05 Huyện. Trong đó, có 03/05 huyện đã đăng ký tham gia Chương trình với 08 sản phẩm, bao gồm: huyện Hóc Môn: đăng ký tham gia 02 sản phẩm: rau mầm (xã Xuân Thới Sơn) và dưa lưới (xã Đông Thạnh); huyện Bình Chánh đăng ký tham gia 03 sản phẩm: rau an toàn (Hợp tác xã Phước an tại xã Tân Quý Tây), Bưởi da xanh (xã Phạm Văn Hai) và dưa lưới (xã Bình Lợi); huyện Cần Giờ: đăng ký tham gia 03 sản phẩm: khô cá dứa, xoài cát, tôm tươi nước lợ.

- Về tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP:

+ Cấp huyện: đến nay chỉ có huyện Cần Giờ tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện với 05 sản phẩm gồm: mật dừa nước cô đặc, mật dừa nước tinh chất, tôm nước lợ, khô cá dứa và xoài cát.

+ Cấp Thành phố: Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố (Cơ quan thường trực của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Thành phố) đã tổ chức họp Tổ Tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố tại Quyết định số 2918/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2019 xem xét, rà soát hồ sơ đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp Thành phố đối với 03 sản phẩm: tôm nước lợ của Hợp tác xã Thuận Yến ngày 18 tháng 11 năm 2020; Xoài cát của Hợp tác xã Nông nghiệp - Thương mại, Dịch vụ, Du lịch - Đầu tư và Xây dựng Cần Giờ Tương Lai ngày 18 tháng 11 năm 2020; Khô cá dứa huyện Cần Giờ vào Xoài Cát của Hợp tác xã Nông nghiệp - Thương mại, Dịch vụ, Du lịch - Đầu tư và Xây dựng Cần Giờ Tương Lai ngày 23 tháng 12 năm 2020. Kết quả đánh giá sơ bộ cả 03 sản phẩm trên đều đạt chuẩn 04/05 sao.

- Ngày 14 tháng 10 năm 2021 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3550/QĐ-UBND về việc đổi tên và kiện toàn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Thành phố Hồ Chí Minh.

II. KẾT QUẢ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

1. Hoạt động sự kiện quảng bá thương hiệu sản phẩm

- Hoạt động tổ chức Chợ phiên nông sản an toàn Thành phố: tổ chức 717 phiên chợ, tổng số lượt đơn vị tham gia là 13.294 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại trên địa bàn Thành phố và các tỉnh, thành lân cận tham gia; với 14.492 gian hàng, sản lượng tiêu thụ ước đạt trên 21.500 tấn; doanh thu bình quân đạt 140 triệu đồng/phiên.

- Hỗ trợ tổ chức, tham gia trên 350 sự kiện hội chợ, triển lãm tại Thành phố và các tỉnh, thành nhằm giới thiệu các sản phẩm và mô hình nông nghiệp công nghệ, nông nghiệp đô thị Thành phố, với trên 1.000 tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở, nông dân tham gia. Các hoạt động sự kiện có quy mô tổ chức lớn như: hội chợ - triển lãm Giống và Nông nghiệp công nghệ cao; hội chợ chăn nuôi - Hội thi Bò sữa Thành phố; hội chợ - triển lãm công nghệ nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản Thành phố; Festival Hoa lan Thành phố; Hội thi trái ngon an toàn Nam bộ. Các chuỗi sự kiện góp phần quảng bá cho 500 chủng giống cây trồng, vật nuôi khác nhau; giới thiệu được nhiều nguồn giống cây, giống con mới, có chất lượng cao; thiết bị, khoa học kỹ thuật mới ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. Góp phần nâng cao năng suất sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường; đồng thời, giới thiệu trên 1.000 sản phẩm nông nghiệp, công nghệ, máy móc thiết bị giúp tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

- Tổ chức trên 50 cuộc hội thảo, hội nghị, diễn đàn khởi nghiệp, giao lưu kết nối các đơn vị sản xuất và tiêu thụ nhóm sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài Thành phố. Tạo kết nối, liên kết vững chắc giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt các tiêu chuẩn sản phẩm, đặc biệt là tiêu chuẩn VietGAP. Với sự tham gia tích cực của trên 4.000 cơ sở, trang trại, các doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và chế biến.

- Về hoạt động du lịch: tổ chức các hoạt động hỗ trợ các địa diêm du lịch sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch đã phát huy giá trị cốt lõi sản phẩm, kết nối các điểm sản xuất với văn hóa, lịch sử trên địa bàn tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt và tăng thêm sự trải nghiệm cho du khách. Đây là những hoạt động góp phần nâng cao nhận thức về du lịch của cộng đồng, bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng bảo tồn và đa dạng sinh học các địa phương. Khai thác có hiệu quả các chương trình du lịch đường sông, đường bộ kết nối với các huyện nội - ngoại thành như Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè và đến các tỉnh như Đồng Nai, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, các hoạt động này được đánh giá cao từ các doanh nghiệp lữ hành và du khách tham gia, trong đó có khách quốc tế.

2. Về nâng cao, phát triển thương hiệu

- Quảng bá thương hiệu trên các ấn phẩm: phát hành trên 500.000 tờ gấp; 350 bảng thông tin được tuyên truyền tại các cửa hàng, chợ đầu mối, chợ truyền thống, người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố. Hoạt động này góp phần xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm cho các địa phương, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, cũng như khuyến khích người tiêu dùng tin dùng sản phẩm an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn khác.

- Xây dựng thương hiệu trên các ấn phẩm logo, nhãn hiệu, bao bì, ấn phẩm, website của các đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp: website 246 đơn vị; thiết kế logo nhãn hiệu 327 đơn vị; bao bì, tem bảng hiệu 327 đơn vị; ấn phẩm tờ gấp 303 đơn vị góp phần xây dựng, nâng cao thương hiệu sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua.

- Hỗ trợ xây dựng các mô hình ứng dụng hệ thống về truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau, củ, quả: đã thực hiện trên 08 đơn vị hợp tác xã, doanh nghiệp điển hình góp phần tăng sản lượng rau, quả tiêu thụ tại các kênh phân phối (siêu thị, cửa hàng tiện lợi); tem truy xuất nguồn gốc góp phần gia tăng sản lượng tiêu thụ từ 04 tấn/ngày trong năm 2016 lên khoảng 21 tấn/ngày trong năm 2020; thị trường tiêu thụ được mở rộng trên 50 điểm bán tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn Thành phố.

- Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho 14 doanh nghiệp, 19 hồ sơ đăng ký nhãn hiệu (trong đó, có 12 hồ sơ được cấp bằng độc quyền). Cung cấp tài liệu đào tạo trực tuyến về hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu, hướng dẫn thủ tục đăng ký giống cây trồng và trên tờ rơi, sổ tay hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu.

3. Hoạt động nghiên cứu thị trường, kết nối sản xuất và tiêu thụ

- Tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường: trên 20 cuộc điều tra các sản phẩm về nông nghiệp trên địa bàn Thành phố về khả năng cung ứng các mặt hàng thiết yếu trong dịp tết, tình hình sản xuất - cung ứng, khả năng cung cấp và nhu cầu các loại sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp như hoa cây kiểng (hoa lan), rau củ quả, nấm, dưa lưới, cá cảnh; điều tra hệ thống kênh phân phối nhóm sản phẩm rau, nấm, cá cảnh. Các hoạt động này góp phần nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, định hướng quá trình sản xuất, đẩy mạnh hoạt động xây dựng thương hiệu, tiến tới xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

- Tổ chức khảo sát học tập các mô hình các sản xuất nông nghiệp hiệu quả, tiêu biểu: trên 50 cuộc khảo sát trong và ngoài thành phố, hỗ trợ trên 2.000 hộ cá nhân, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, tiểu thương tạo điều kiện kết nối, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.

- Đào tạo, tập huấn: trên 50 lớp, cho 2.000 lượt hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác, nông hộ tham gia về bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phát triển nhằm nâng cao nhận thức về giá thành, thương hiệu, tìm kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm.

- Hoạt động kết nối, liên kết cung cầu góp phần hình thành các chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ: đưa hàng hóa, sản phẩm tiêu biểu của các tỉnh, thành vào hệ thống phân phối tại Thành phố và ngược lại; với mục tiêu mở rộng thị trường, đa dạng sản phẩm ngày càng phong phú (chủ yếu là mặt hàng nông sản và các sản phẩm nông sản chế biến); số lượng các doanh nghiệp tham gia ngày càng tăng và hợp đồng cung ứng được các bên ký kết ngày càng nhiều, lũy kế đến nay đạt 3.788 hợp đồng, biên bản ghi nhớ được ký kết, với giá trị thực hiện ước đạt bình quân 4.500 tỷ đồng/năm.

- Tổ chức, tham gia các hội nghị kết nối cung - cầu tại Thành phố và các tỉnh, thành: thành phần tham gia chủ yếu là các doanh nghiệp có hệ thống phân phối lớn, thương hiệu nổi tiếng tại các kênh phân phối hiện đại, tiểu thương các chợ đầu mối, đầu mối xuất nhập khẩu, sản xuất lớn có nhu cầu mở rộng và phát triển vùng nguyên liệu; trong đó, có nhiều Chương trình kết nối cung - cầu tại các địa phương đạt hiệu quả rất cao, đa số các doanh nghiệp Thành phố tham gia đã tìm kiếm được nhiều nhà cung ứng uy tín.

4. Chính sách hỗ trợ

- Hỗ trợ vay vốn đối với các nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực, gồm: tôm, heo, hoa cây kiểng, bò sữa, rau an toàn, cá cảnh với tổng số 382 lượt vay, chiếm 77,80%; tổng vốn đầu tư là 629,924 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 68,72%; tổng vốn vay là 360,910 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 71,36%.

- Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, trình tự, thủ tục đánh giá phân hạng sản phẩm và chứng nhận OCOP.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được

- Tốc độ tăng trưởng: GRDP ngành nông nghiệp năm 2020 đạt 10.167 tỷ đồng, tăng 2,06% so cùng kỳ; bình quân giai đoạn 2016 - 2020, GRDP tặng 4,59%/năm. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2020 đạt 23.481,6 tỷ đồng tăng 2,07% so với cùng kỳ; bình quân giai đoạn 2016 - 2020, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 4,62%/năm.

- Về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp: trồng trọt chiếm tỷ trọng 20,8%, chăn nuôi 44,6%, thủy sản 27,4%. Bình quân giai đoạn 2016 - 2020: một số chỉ tiêu tăng cao như diện tích gieo trồng rau tăng 8,4%/năm, diện tích hoa cây kiểng tăng 3,6%/năm, đàn bò thịt tăng 3,8%/năm, sản lượng nuôi thủy sản tăng 6,2%/năm, cá cảnh tăng 8,7%/năm. Giá trị sản xuất trên 01 héc ta đất sản xuất nông nghiệp năm 2020 đạt 600 triệu đồng/ha/năm; giai đoạn 2016 - 2020, tăng bình quân 9,9%/năm. Việc chuyển đổi từ đất trồng lúa, mía hiệu quả thấp sang trồng rau, hoa có giá trị kinh tế cao; chuyển đổi từ chăn nuôi heo sang lươn giá trị tăng lên từ 2 - 3 lần; nuôi tôm 2 giai đoạn công nghệ cao đạt 135 tấn/ha/năm; kết quả góp phần nâng cao giá trị sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng chung.

- Hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ nông sản góp phần tiêu thụ nông sản, quảng bá công nghệ, máy móc thiết bị giúp tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh trên 1.000 tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở, nông dân tham gia trên địa bàn Thành phố. Xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm mở ra các cơ hội liên kết phát triển theo chuỗi giá trị. Quảng bá thành tựu của ngành nông nghiệp đô thị, kết nối tiêu thụ nông sản, tạo động lực thúc đẩy đầu tư, mở rộng quy mô, cải tạo giống mới, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng, đa dạng chủng loại sản phẩm.

 -Đào tạo, tập huấn đã nâng cao kiến thức chuyên môn, thay đổi cơ bản nhận thức, đổi mới tư duy trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cải tiến kỹ thuật giảm thiệt hại trong sản xuất.

- Hoạt động nghiên cứu thị trường góp phần phân tích, nhận định, hỗ trợ người sản xuất, nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, đánh giá, đưa ra giải pháp, cải thiện sản phẩm và hệ thống phân phối mang lại hiệu quả kinh doanh cao.

- Xây dựng mô hình trình diễn, sản phẩm được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Góp phần mở rộng các mô hình sản xuất an toàn, công nghệ cao, áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

2. Tồn tại

- Các sản phẩm OCOP đang có sức tiêu thụ ổn định trên thị trường vì vậy các đơn vị sản xuất tại các địa phương chưa thực sự đẩy mạnh cho công tác Chứng nhận nhóm sản phẩm này. Các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy đối với các chủ thể, sản phẩm OCOP sau khi được đánh giá, phân hạng còn nhiều hạn chế, yếu điểm, đặc biệt, là hoạt động xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại chưa được quan tâm đúng mức, việc quản lý sản phẩm sau khi được công nhận sao chưa quy định cụ thể để nhằm tạo động lực cho các chủ thể tham gia.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thương mại điện tử vào các khâu sản xuất - kinh doanh chưa được phổ biến, chủ yếu các hoạt động sản xuất - kinh doanh vẫn theo phương hướng truyền thống; các cơ sở sản xuất thường gặp khó khăn khi đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, kênh phân phối hiện đại, thương mại điện tử.

- Các hoạt động xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, dữ liệu, thông tin thị trường nông sản còn sơ cấp tại các cơ sở sản xuất và kinh doanh chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.

- Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tạo ra nguồn cung ứng nông sản an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao mang nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, cải tạo và bảo vệ môi trường, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững gắn liền với việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị vẫn chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh để nhân rộng mô hình.

- Liên kết vùng thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết thị trường tiêu thụ chưa phát huy tốt lợi thế so sánh, sản phẩm địa phương chưa tạo ra tính cạnh tranh cao hơn, chưa thể hiện được tính đặc thù, thế mạnh của mỗi địa phương, đặc biệt, đối với sản phẩm OCOP và chủ lực của ngành nông nghiệp.

Phần II

CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHỦ LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM OCOP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. MỘT SỐ DỰ BÁO

1. Hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định về thương mại, các mặt hàng nông sản được xuất khẩu đi nhiều nước trong khu vực trên thế giới bên cạnh đó sức ép cạnh tranh từ thị trường nội địa và hàng nhập khẩu từ các nước trên thế giới.

2. Nhu cầu thị trường phát triển cao theo hướng ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng; sản xuất cần hướng đến quy mô lớn và tập trung nguồn cung ổn định; áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ cao; sản phẩm giàu dinh dưỡng cần đạt chứng nhận về các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

3. Sự phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ sẽ tác động mạnh từ khâu sản xuất đến phân phối sản phẩm chuyển dần sang kênh thương mại điện tử và kênh phân phối hiện đại.

4. Liên kết vùng để hỗ trợ xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp chịu ảnh hưởng sau dịch bệnh Covid-19.

II. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Sự cấp thiết

- Đa dạng hoạt động xúc tiến thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin cải tiến các khâu sản xuất, kênh tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh sản phẩm.

- Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản phù hợp với đặc điểm, quy mô, cấp độ sản xuất; kế thừa điểm mạnh của phương thức kinh doanh tiêu thụ hiện có thông qua kênh phân phối truyền thống, đồng thời mở rộng các kênh tiêu thụ qua hình thức liên kết, gắn với ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số vào các sàn giao dịch điện tử trong nước và quốc tế.

- Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Căn cứ pháp lý

- Quyết định số 1684/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược hội nhập kinh tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030.

- Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030.

- Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

- Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính về quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông.

- Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Phát triển nhóm sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp Thành phố.

- Chỉ thị số 3110/CT-BNN-KH ngày 08 tháng 5 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn 5 năm 2021 - 2025.

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình Phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030.

- Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Quyết định số 2393/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh;

- Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành Quy chế quản lý kinh phí khuyến công và mức chi cho các hoạt động khuyến công Thành phố Hồ Chí Minh.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường, hình thành và phát triển vùng sản xuất tập trung, xây dựng thương hiệu bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa kênh tiêu thụ, ứng dụng và phát triển đa dạng hóa các hình thức sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị thị trường trong nước và quốc tế.

- Phát triển nông nghiệp gắn với thế mạnh sản phẩm nông nghiệp chủ lực và sản phẩm OCOP của từng địa phương. Liên kết xúc tiến thương mại giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trong cả nước để tạo chuỗi cung ứng lưu thông hàng hóa ổn định, an toàn, chất lượng đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Tổ chức hoạt động đào tạo, hội thảo diễn đàn trên nền tảng công nghệ số về các hoạt động xây dựng thương hiệu, tư vấn, chứng nhận sản phẩm, chứng nhận OCOP, truy xuất nguồn gốc, sở hữu trí tuệ, đổi mới phương thức tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao kiến thức hội nhập quốc tế để nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đáp ứng được yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Thành phố và cả nước.

2. Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến cuối năm 2025

- Trên 90% cơ sở sản xuất tham gia chuỗi được hỗ trợ xây dựng thương hiệu, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, được sử dụng mã số, mã vạch truy xuất nguồn gốc.

- Trên 90% sản phẩm đạt chứng nhận về tiêu chuẩn OCOP cấp huyện, cấp tỉnh, cấp trung ương được tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu.

- Từ 60% doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp được tham gia các hoạt động thương mại điện tử để phát triển thị trường tiêu thụ.

- Trên 90% sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp thông qua công cụ trực tuyến, sử dụng công nghệ thực tế ảo để giới thiệu sản phẩm.

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Xúc tiến thương mại và chuyển đổi số

a) Nội dung

- Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả cạnh tranh kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP ngành nông nghiệp, đa dạng hóa các phương thức truyền thông, quảng bá để mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng tham gia các hoạt động giao thương: hội chợ, hội thi, triển lãm, lễ hội, trưng bày giới thiệu sản phẩm, hội nghị, hội thảo trực tiếp và trực tuyến.

- Hỗ trợ toàn bộ chi phí thuê gian hàng, chi phí tham gia các sự kiện hội chợ, triển lãm để tìm kiếm các thị trường mới thay cho các thị trường truyền thống lâu nay; hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các gian hàng trong nước và quốc tế trực tuyến, tổ chức hội chợ kết nối cung - cầu sản phẩm.

- Kết nối các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân sản xuất thông qua các hội nghị, diễn đàn để tạo nguồn cung ứng hàng nông sản ổn định đảm bảo thị trường Thành phố và cả nước.

- Xây dựng và kết nối nguồn cung ứng hàng hóa nông sản với hệ thống kênh phân chợ đầu mối, chợ truyền thống, cửa hàng tiện ích, chuỗi siêu thị mở rộng nguồn cung vào các bếp ăn tập thể, kinh phân phối hiện đại, sàn giao dịch thương mại điện tử. Xây dựng kênh tiêu thụ hợp nhất để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đến các quốc gia trong khu vực.

- Phát triển chuỗi cửa hàng sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp của địa phương trên các kênh thương mại truyền thông, thương mại điện tử và các điểm du lịch trong Thành phố và các tỉnh, thành.

- Xây dựng câu chuyện về sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực của địa phương và tăng cường quảng bá tiêu thụ thông qua tương tác trực tiếp tại hội chợ, triển lãm, điểm du lịch và trực tuyến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại hoặc các gian hàng trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số.

- Kết hợp mô hình dịch vụ mô hình dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trung theo vùng, miền.

b) Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Đơn vị phối hợp: Bộ ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành, Sở ban ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức, Viện Cây ăn quả miền Nam và Công ty Cổ phần Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) và các đơn vị có liên quan; Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật, đài Truyền hình và các đơn vị có liên quan.

2. Nâng cao năng lực cung ứng sản phẩm

a) Nội dung

- Đánh giá hiện trạng, phân tích nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, đề xuất giải pháp kết nối hiệu quả; duy trì cập nhật thông tin, lưu trữ và xử lý thông tin giá cả thị trường nông sản tại các chợ đầu mối, chợ truyền thông, siêu thị, cửa hàng tiện lợi tiến tới hoàn thiện các hoạt động xúc tiến thương mại; hình thành và phát triển vùng sản xuất tập trung sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực.

- Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu bao gồm thiết kế logo, nhãn hiệu, bao bì, ấn phẩm quảng bá, website; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin thị trường nông sản về nguồn cung, nhu cầu tiêu thụ, biến động giá cả thị trường và dự báo thông tin thị trường.

- Hỗ trợ quảng bá truyền thông thông qua chương trình truyền hình nông nghiệp, phát hành các danh mục thông tin các sản phẩm chủ lực, giới thiệu mô hình xúc tiến thương mại.

- Tư vấn chứng nhận sản phẩm OCOP, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, bảo hộ thương hiệu giống, sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP, hỗ trợ đăng ký sở hữu trí tuệ, hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho các cơ sở đăng ký cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi; triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các nhóm sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP.

- Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho hợp tác xã, cá nhân nhu cầu khởi nghiệp, chuyển đổi mô hình kinh doanh mới, ứng dụng công nghệ thông tin, chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm VietGAP, truy xuất nguồn gốc, kiến thức thị trường, thương hiệu, kỹ năng đàm phán, kế hoạch kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh, thương mại điện tử, kỹ năng chuyển đổi số theo hình thức đào tạo trực tuyến và trực tiếp. Nâng cao năng lực và khả năng tiếp cận của doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vào hệ sinh thái xúc tiến thương mại trên môi trường công nghệ thông tin.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp vận dụng công nghệ thông tin - điện tử - bưu chính - viễn thông đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển mở rộng mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến nâng cao hiệu quả các chương trình đào tạo, khóa tập huấn về xúc tiến thương mại công nghệ thông tin và truyền thông quảng bá sản phẩm; tư vấn xây dựng các hệ thống quản lý chuyên ngành nông nghiệp và các ứng dụng công nghệ thông tin khác cho cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Xây dựng mô hình điểm về ứng dụng công nghệ số và tập huấn trực tiếp cho cá nhân, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

b) Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC).

c) Đơn vị phối hợp: Sở ban ngành Thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC), Sở, ban, ngành các tỉnh - thành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện và các đơn vị có liên quan.

3. Hoạt động liên kết vùng

a) Nội dung

- Xây dựng kênh diễn đàn kết nối giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại Thành phố và các tỉnh, thành trong cả nước bằng hình thức trực tuyến trên nền tảng công nghệ số.

- Liên kết với các tỉnh, thành đưa sản phẩm OCOP và sản phẩm nông nghiệp chủ lực vào chuỗi cửa hàng trên các kênh thương mại truyền thống, thương mại điện tử và các điểm du lịch tại Thành phố và các tỉnh, thành.

- Tổ chức các hoạt động liên kết vùng, khảo sát học tập kinh nghiệm xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn, ứng dụng công nghệ, xây dựng thương hiệu trong thành phố và các tỉnh, thành trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Xây dựng sản phẩm, chương trình du lịch đa dạng, độc đáo, chất lượng cao, chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch mới, đặc thù, khai thác giá trị di sản văn hóa của các địa phương đảm bảo tính đặc sắc, độc đáo, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu du khách. Xây dựng một số chương trình du lịch nông nghiệp cho du khách từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành đông tây Nam bộ có cung cấp các sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP của địa phương một cách tốt nhất.

- Tổ chức và tham gia triển lãm giới thiệu du lịch kết hợp nông nghiệp tại các chương trình Tuần lễ văn hóa, du lịch và các hội chợ, Festival trong và ngoài Thành phố. Nghiên cứu, đánh giá và xây dựng thí điểm các điểm dừng chân tại các địa điểm du lịch.

- Hỗ trợ chuyển giao giống, khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số, đồng bộ thông tin trong các khâu của chuỗi cung ứng nông sản. Hỗ trợ cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi, liên kết hình thành vùng sản xuất sản phẩm đạt chứng nhận an toàn thực phẩm, chứng nhận GAP, sản phẩm đạt chứng nhận OCOP gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản.

- Hỗ trợ truyền thông xúc tiến thương mại các sản phẩm tham gia chuỗi, sản phẩm đạt chứng nhận OCOP thông qua chứng nhận an toàn thực phẩm, tem điện tử truy xuất được nguồn gốc, thương mại điện tử, sàn giao dịch nông sản, các ấn phẩm truyền thông, hội chợ và triển lãm tại Thành phố và các tỉnh, thành.

- Thiết lập hệ sinh thái nông nghiệp kỹ thuật số tạo điều kiện cho những sáng kiến đổi mới của cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; tăng cường đào tạo, tư vấn, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, hợp tác xã để tận dụng lợi thế của các hiệp định thương mại tự do, thương mại điện tử và chuyển đổi số.

b) Đơn vị chủ trì: Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư (ITPC), Sở Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Đơn vị phối hợp: Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức, Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật, đài Truyền hình và các đơn vị có liên quan.

4. Hội nhập kinh tế quốc tế

a) Nội dung

- Tăng cường đào tạo kiến thức, kỹ năng về tìm kiếm, phân tích thị trường, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh, về các tiêu chí, quy định, quy tắc của các FTAs. Các hoạt động kết nối cung - cầu hàng hóa, đặc biệt giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, thông tin yêu cầu về kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa nhu quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm định động thực vật, yêu cầu lao động, môi trường, phát triển bền vững.

- Phát triển nghiên cứu, đánh giá tác động của hội nhập quốc tế đến vấn đề nông thôn, nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững để có giải pháp kịp thời xử lý các phát sinh từ mở cửa và hội nhập; xác định lợi thế từng loại sản phẩm để ưu tiên phát triển thị trường, từ đó mở rộng quy mô cung cấp phục vụ nhu cầu trong nước, thúc đẩy nông sản ra thị trường thế giới.

- Quản lý và cấp mã số vùng trồng và vùng nuôi, áp dụng truy xuất nguồn gốc, chủ động kiểm soát được dư lượng các chất cấm trong sản phẩm, đảm bảo an ninh sinh học nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân chủ động để thích ứng trong việc xây dựng chiến lược mở rộng thị trường trong nước, tiến đến xuất khẩu nông sản.

- Mở rộng hợp tác và hội nhập thương mại quốc tế tập trung tăng cường phát triển nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ, nâng cao chất lượng về nhận thức, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khai thác tối đa hỗ trợ các cơ quan sở hữu trí tuệ nước ngoài nhằm nâng cao năng lực nguồn nhân lực trong nước, bắt kịp tiến bộ trình độ quốc tế.

b) Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC).

c) Đơn vị phối hợp: Sở ban ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức và các đơn vị có liên quan.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Chương trình được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước cấp; vốn của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia.

Tổng dự toán kinh phí ngân sách chương trình: 121.175.000.000 đồng (Một trăm hai mươi mốt tỷ một trăm bảy mươi lăm triệu đồng).

Phụ lục đính kèm

Trên cơ sở các nội dung hoạt động của Chương trình này, các cơ quan, Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan hàng năm xây dựng kế hoạch chi tiết và kinh phí, trình cơ quan tài chính có thẩm quyền và Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, bố trí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, nếu có khó khăn, vướng mắc, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố kịp thời, chỉ đạo để Chương trình đạt mục tiêu và hiệu quả cao.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan đầu mối triển khai nội dung Chương trình; chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, hội, đoàn thể (Hội Sinh vật cảnh, Hội hoa lan cây cảnh,...), Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện triển khai các hoạt động thuộc Chương trình. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành hoặc điều chỉnh cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại trên địa bàn Thành phố.

- Chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, kinh phí hàng năm để triển khai các nội dung phù hợp với mục tiêu, giải pháp của Chương trình này theo phân cấp ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.

- Tổng hợp các báo cáo, đề xuất xem xét điều chỉnh nội dung cho phù hợp theo tình hình thực tế nếu có.

- Định kỳ tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giao lưu giữa các doanh nghiệp và người dân, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng OCOP và các sản phẩm tiêu biểu khác của Thành phố.

2. Sở Công Thương

Tạo điều kiện và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình hàng năm của Thành phố và các hội chợ, triển lãm thương mại để quảng bá và mở rộng thị trường. Vận động các đơn vị phân phối lớn của Thành phố, có chính sách hỗ trợ, ưu tiên ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực và sản phẩm OCOP với các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Thành phố.

3. Sở Tài chính

Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí dự toán kinh phí để triển khai Quyết định này theo phân cấp ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.

4. Sở Du lịch

- Chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái tại các sự kiện du lịch trong nước và quốc tế; sân bay, bến cảng, nhà ga, nhà hàng, khách sạn và các điểm du lịch.

- Chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, kinh phí hàng năm để triển khai các nội dung phù hợp với mục tiêu, giải pháp của Chương trình này theo phân cấp ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.

5. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố

- Chủ trì tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá thương hiệu trong lĩnh vực nông nghiệp; phối hợp Sở, ban ngành xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường, sản phẩm và cơ hội đầu tư trong ngành nông nghiệp, tổ chức hoạt động triển lãm, hội chợ, đào tạo tập huấn, kết nối doanh nghiệp, hội thảo, hội nghị chuyên ngành nông nghiệp ở trong nước và quốc tế.

- Chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, kinh phí hàng năm để triển khai các nội dung phù hợp với mục tiêu, giải pháp của Chương trình này theo phân cấp ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.

6. Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường

Triển khai hướng dẫn thực hiện xây dựng các công trình phụ trên phần đất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch.

7. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện

- Chủ động nghiên cứu đề xuất nhiệm vụ có liên quan đến các nội dung, giải pháp để hỗ trợ triển khai thực hiện Chương trình này có hiệu quả.

- Hỗ trợ và tạo điều kiện để các đơn vị phát triển sản xuất nông nghiệp, đề xuất chính sách phù hợp. Hướng dẫn xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Triển khai các văn bản của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, các công trình phụ trên phần đất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch./.

 

PHỤ LỤC I

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NHÓM SẢN PHẨM CHỦ LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ VÀ DANH MỤC SẢN PHẨM CHỨNG NHẬN OCOP DỰ KIẾN
(Kèm theo Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

Bảng 01: Tình hình sản xuất các sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp Thành phố

Stt

Sản phẩm

2015

2020

Ước 2025

Diện tích/tổng đàn (ha/con)

Sản lượng (con/tấn)

Giá trị sản xuất (tỷ)

Diện tích/tổng đàn (ha/con)

Sản lượng (con/tấn)

Giá trị sản xuất (tỷ)

Diện tích/tổng đàn (ha/con)

Sản lượng (con/tấn)

Giá trị sản xuất (tỷ)

1

Rau - củ - quả (DT gieo trồng)

14.040

384.696

1.054

21.000

606.900

1.965

18.000

540.000

1.780

2

Hoa cây kiểng (DT gieo trồng )

2.100

 

698

2.510

 

1.360

2.000

 

1.135

3

Bò sữa

110.134

280.190

2.651

57.202

174.783

3.489

61.000

260.000

4.560

4

Heo

420.934

76.472

3.457

140.000

52.000

5.952

122.000

45.000

7.780

5

Tôm nước lợ

5.997

14.537

1.674

5.415

11.675

2.012

5.491

29.546

3.300

6

Cá cảnh

84

100.000.000

403

89

152.000.000

469

89

300.000.000

710

Bảng 02: Kết quả sản xuất nhóm sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp

Stt

Sản phẩm chủ lực

Đơn vị tính

Giai đoạn

Bình quân

2016

2017

2018

2019

2020

1

Rau - củ - quả

tấn

428.812

483.560

526.106

580.631

606.900

9,50

2

Hoa cây kiểng

ha

2.150

2.400

2.395

2.476

2.510

3,60

3

Bò sữa

con

91.088

79.874

68.492

60.959

57.202

-12,28

4

Heo

con

422.847

393.025

275.346

227.357

140.000

-19,80

5

Tôm nước lợ

tấn

14.537

14.239

13.524

13.901

12.056

-4.3

6

Cá cảnh

triệu con

135

155

182

205

152

8,73

Bảng 03: Danh mục sản phẩm chứng nhận OCOP (dự kiến)

Stt

Tên sản phẩm

Địa phương/Đơn vị

1

Bột rau má

Huyện Củ Chi

2

Bột diếp cá

Huyện Củ Chi

3

Bột trà xanh

Huyện Củ Chi

4

Bột chùm ngây

Huyện Củ Chi

5

Bột tía tô

Huyện Củ Chi

6

Bột lá sen

Huyện Củ Chi

7

Bột cần tây

Huyện Củ Chi

8

Bơ đậu phộng

Huyện Củ Chi

9

Dầu phộng

Huyện Củ Chi

10

Bánh tráng

Huyện Củ Chi

11

Bưởi da xanh

Huyện Củ Chi

12

Mây tre đan

Huyện Củ Chi

13

Mắm các loại (mắm tôm, mắm cá)

Huyện Củ Chi

14

Hoa cây kiểng

Huyện Củ Chi

15

Cá kiểng

Huyện Củ Chi

16

Hoa lan

Huyện Củ Chi

17

Sữa và các chế phẩm từ sữa bò

Huyện Củ Chi

18

Rau mầm

Huyện Hóc Môn

19

Rau thủy canh

Huyện Hóc Môn

20

Rau cải xanh baby

Huyện Hóc Môn

21

Mây tre đan

Huyện Hóc Môn

22

Rau ngót nhật

Huyện Hóc Môn

23

Sữa và các chế phẩm từ sữa bò

Huyện Hóc Môn

24

Dưa lưới

Huyện Hóc Môn

25

Bưởi da xanh

Huyện Bình Chánh

26

Hoa cây kiểng

Huyện Bình Chánh

27

Cá kiểng

Huyện Bình Chánh

28

Hoa lan

Huyện Bình Chánh

29

Dưa lưới

Huyện Bình Chánh

30

Tôm

Huyện Cần Giờ

31

Khô cá dứa

Huyện Cần Giờ

32

Xoài Long Hòa

Huyện Cần Giờ

33

Yến nước

Huyện Cần Giờ

34

Yến thô

Huyện Cần Giờ

35

Mắm các loại (mắm tôm, mắm cá)

Huyện Cần Giờ

36

Sản phẩm từ muối

Huyện Cần Giờ

37

Mật dừa nước và các sản phẩm từ mật dừa nước

Huyện Cần Giờ

38

Nấm đông trùng hạ thảo

Huyện Nhà Bè

39

Nấm linh chi sấy khô

Huyện Nhà Bè

40

Tôm

Huyện Nhà Bè

41

Phấn hoa

Công ty Cổ phần Xuân Nguyên

42

Bột nghệ

Công ty Cổ phần Xuân Nguyên

43

Dầu dừa

Công ty Cổ phần Xuân Nguyên

44

Rau củ quả

Hợp tác xã Phước An

 

PHỤ LỤC II

DỰ TOÁN KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHỦ LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM OCOP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

Bảng 01: Nội dung hoạt động tổng quát và nguồn kinh phí thực hiện Chương trình

Stt

Hoạt động

Nhiệm vụ trọng tâm

Hoạt động cụ thể

Cơ quan thực hiện

Ngân sách thực hiện (triệu đồng)

Ghi chú

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

I.

Xúc tiến thương mại và chuyển đổi số

 

 

 

 

56,030

 

1

Hoạt động xúc tiến thương mại kết hợp chuyển đổi số

Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP ngành nông nghiệp, đa dạng hóa các phương thức truyền thông, quảng bá để mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng tham gia các hoạt động giao thương: hội chợ, hội thi, triển lãm, lễ hội, trưng bày giới thiệu sản phẩm, hội nghị, hội thảo trực tiếp và trực tuyến.

Xây dựng và kết nối nguồn cung ứng hàng hóa nông sản với hệ thống kênh phân chợ đầu mối, chợ truyền thống, cửa hàng tiện ích, chuỗi siêu thị mở rộng nguồn cung vào các bếp ăn tập thể, kinh phân phối hiện đại, sàn giao dịch thương mại điện tử.

Phát triển chuỗi cửa hàng sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp của địa phương trên các kênh thương mại truyền thống, thương mại điện tử và các điểm du lịch trong Thành phố và các tỉnh, thành

Tổ chức và tham gia hoạt động xúc tiến thương mại lễ hội, hội chợ, triển lãm; liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua hội nghị, hội thảo, diễn đàn kết nối; truyền thống quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin; phát triển chuỗi cửa hàng sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp

 

Bộ ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh/ thành, Sở ban ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Thành phố Thủ Đức, Viện Cây ăn quả miền Nam và Công ty cổ phần Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC). các Viện Trưởng và các đơn vị có liên quan.

51,230

 

2

Hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số

Tổ chức hội thảo khoa học, hội nghị kết hợp triển lãm, giải quyết những khó khăn của đơn vị sản xuất - kinh doanh, kết nối tiêu thụ sản phẩm trong Thành phố và các tỉnh thành lân cận; tập huấn trực tuyến các chuyên đề về công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp; thiết kế, xây dựng phần mềm quản trị, cập nhật giá cả sản phẩm nông nghiệp; xây dựng trang thông tin điện tử tiếp nhận nhu cầu tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, các hoạt động đào tạo, kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm tích hợp dữ liệu chuyên ngành nông nghiệp; truyền thông các hoạt động kết nối qua chương trình liên kết các Hội tham gia triển lãm thực tế ảo trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4.800

 

II.

Nâng cao năng lực cung ứng

 

 

 

 

16,400

 

1

Hoạt động tư vấn nông nghiệp

Đánh giá hiện trạng, phân tích nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, đề xuất giải pháp kết nối hiệu quả; duy trì cập nhật thông tin, lưu trữ và xử lý thông tin giá cả thị trường nông sản tiền thương mại; hình thành và phát triển vùng sản xuất tập trung sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực.

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu bao gồm thiết kế logo, nhãn hiệu, bao bì, ấn phẩm quảng bá, website; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin thị trường nông sản về nguồn cung, nhu cầu tiêu thụ, biến động giá cả thị trường và dự báo thông tin thị trường Tư vấn chứng nhận sản phẩm OCOP, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, bảo hộ thương hiệu giống, sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP, hỗ trợ đăng ký sở hữu trí tuệ, quản lý và cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi; triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các nhóm sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP

Đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho hợp tác xã, cá nhân nhu cầu khởi nghiệp, chuyển đổi mô hình kinh doanh mới, ứng dụng công nghệ thông tin, chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm VietGAP, truy xuất nguồn gốc, kiến thức thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh, thương mại điện tử, kỹ năng chuyển đổi số theo hình thức đào tạo trực tuyến và trực tiếp

Tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, kinh tế hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp để hình thành sản phẩm OCOP, sở hữu trí tuệ, bộ nhận diện thương hiệu; hỗ trợ chứng nhận sản phẩm OCOP; xây dựng mô hình truy xuất nguồn gốc; cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi

Tiến hành điều tra cơ sở sản xuất, kinh doanh, đầu mối tiêu thụ sản phẩm; duy trì các trang thương mại điện tử, hệ thống thông tin thị trường nông sản; thiết lập phần mềm quản trị, cập nhật giá cả; xây dựng dữ liệu chuyên ngành

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC), Sở ban ngành các tỉnh - thành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện và các đơn vị có liên quan

5,920

 

2

Kết nối thị trường

Hội nghị, tập huấn, tuyên truyền về cơ chế, chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực xúc tiến thương mại; hội thảo chuyên đề chương trình khuyến nông tại các địa phương; xây dựng danh mục thông tin sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, điều tra, nghiên cứu, phát triển thị trường trực tiếp tại cơ sở và theo hình thức điều tra trực tuyến

1,410

 

3

Xây dựng thương hiệu

Xây dựng logo, nhãn hiệu, ấn phẩm, website, cổng chào, bảng hiệu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác cơ sở sản xuất - kinh doanh sản phẩm; thuê hệ thống hạ tầng - phần mềm công nghệ; tập huấn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất - kinh doanh theo các chuyên đề công nghệ thông tin, tiêu chuẩn - quy chuẩn nhà phân phối, nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế; duy trì các trang thông tin điện tử, hệ thống thông tin thị trường nông sản hàng năm

Sở ban ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện và các đơn vị có liên quan

9,070

 

III.

Hoạt động liên kết vùng

 

 

 

 

18.380

 

1

Khảo sát thị trường nông nghiệp trong nước, học tập mô hình nông nghiệp hiệu quả tại các tỉnh, thành khác

Xây dựng kênh diễn đàn kết nối giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại Thành phố và các tỉnh, thành trong cả nước bằng hình thức trực tuyến trên nền tảng công nghệ số.

Xây dựng sản phẩm, chương trình du lịch đa dạng, độc đáo, chất lượng cao, chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch mới, đặc thù, khai thác giá trị di sản văn hóa của các địa phương đảm bảo tính đặc sắc, độc đáo, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu du khách

Tổ chức và tham gia triển lãm giới thiệu du lịch kết hợp nông nghiệp tại các chương trình Tuần lễ văn hóa, du lịch và các hội chợ, Festival trong và ngoài Thành phố Thiết lập hệ sinh thái nông nghiệp kỹ thuật số tạo điều kiện cho những sáng kiến đổi mới của cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; tăng cường đào tạo, tư vấn, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, hợp tác xã để tận dụng lợi thế của các hiệp định thương mại tự do, thương mại điện tử và chuyển đổi số

Tổ chức các đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm chương trình khuyến nông tại các địa phương; mô hình xúc tiến thương mại đạt hiệu quả, các cơ chế, chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực xúc tiến thương mại

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Sở Du lịch

Sở ban ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện và các đơn vị có liên quan

3,060

 

2

Phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch

Gian hàng giới thiệu, quảng bá điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch nông nghiệp sinh thái tại các sự kiện của ngành du lịch Thành phố, ấn phẩm, phần mềm quảng bá du lịch nông nghiệp; khảo sát các điểm đến du lịch nông nghiệp, sinh thái và kết nối các doanh nghiệp; tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng

Sở ban ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện và các đơn vị có liên quan

15,320

 

IV.

Hội nhập kinh tế quốc tế

 

 

 

 

30,365

 

1

Quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm Việt Nam trong và ngoài nước

Tăng cường đào tạo kiến thức, kỹ năng về tìm kiếm, phân tích thị trường, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh, về các tiêu chí, quy định, quy tắc của các FTAs. Các hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa, đặc biệt giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, thông tin yêu cầu về kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa như quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm định động thực vật, yêu cầu lao động, môi trường, phát triển bền vững Phát triển nghiên cứu, đánh giá tác động của hội nhập quốc tế đến vấn đề nông thôn, nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững.

Mở rộng hợp tác và hội nhập thương mại quốc tế tập trung tăng cường phát triển nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ, nâng cao chất lượng về nhận thức, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khai thác tối đa hỗ trợ các cơ quan sở hữu trí tuệ nước ngoài nhằm nâng cao năng lực nguồn nhân lực trong nước, bắt kịp tiến bộ trình độ quốc tế.

Tổ chức, tham gia các chương trình Hội chợ/triển lãm xúc tiến tiêu thụ sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp và sản phẩm OCOP tại các tỉnh thành; khảo sát thị trường sản phẩm Halal và kết nối hệ thống phân phối, nhà nhập khẩu tại Malaysia, Singapore, tham dự Tuần lễ Triển lãm sản phẩm Việt Nam tại Thái Lan hoặc Aeon Nhật Bản, gặp nhà phân phối, nhà nhập khẩu, hệ thống phân phối hiện đại tại Nhật Bản và Thái Lan; Tham dự Hội chợ triển lãm, Dự án “Chợ Việt Nam tại Malaysia”; kết nối doanh nghiệp, tiếp cận vào kênh phân phối tại TP.HCM; tuần lễ sản phẩm Việt tại Aeon Mall

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Sở Du lịch

Sở ban ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện và các đơn vị có liên quan

27,785

 

2

Nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế, kết nối giao thương

Đào tạo tập huấn bồi dưỡng; cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh theo các chuyên đề công nghệ thông tin, tiêu chuẩn-quy chuẩn nhà phân phối, nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế; Chuỗi Hội thảo kết nối giao thương (B2B) trong nước

1,680

 

3

Khảo sát học tập kinh nghiệm phát triển du lịch kết hợp nông nghiệp trong và ngoài nước

Khảo sát học tập kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp tại Bến Tre, Trà Vinh và Thái Lan

Sở ban ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện và các đơn vị có liên quan

900

 

TỔNG CỘNG

 

 

121,175

 

Bảng 02: Phân kỳ ngân sách hàng năm các đơn vị thực hiện Chương trình

 Đơn vị tính: ngàn đồng

Stt

Tên đơn vị

Dự toán giai đoạn

Ngân sách phân kỳ

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

89,490,000

1,160,000

12,005,000

25,505,000

25,545,000

25,275,000

 

Trung tâm Khuyến nông

400,000

0

100,000

100,000

100,000

100,000

 

Chi cục Phát triển nông thôn

3,360,000

0

1,170,000

770,000

710,000

710,000

 

Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp

85,730,000

1,160,000

10,735,000

24,635,000

24,735,000

24,465,000

2

Sở Du lịch

2,220,000

0

330,000

480,000

930,000

480,000

3

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư

29,465,000

0

420,000

9,015,000

9,615,000

10,415,000

TỔNG CỘNG

121,175,000

1,160,000

12,755,000

35,000,000

36,090,000

36,170,000

Bảng 03: Chi tiết nội dung và kinh phí thực hiện Chương trình

Đơn vị tính: triệu đồng

Stt

NỘI DUNG CHI TIẾT

Đơn vị chủ trì

ĐVT

KINH PHÍ GIAI ĐOẠN

KINH PHÍ PHÂN KỲ

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

SL

Ngân sách

SL

Ngân sách

SL

Ngân sách

SL

Ngân sách

SL

Ngân sách

SL

Ngân sách

1.

XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

 

 

 

56,030

 

1,100

 

8,100

 

16,610

 

15,110

 

15,110

a)

Hoạt động xúc tiến thương mại kết hợp chuyển đổi số

 

 

 

51,230

 

1,100

 

7,500

 

14,210

 

14,210

 

14,210

1

Triển lãm sản phẩm cho nông dân giới thiệu sản phẩm chủ lực và OCOP theo hình thức trực tiếp và ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin (do Thành ủy, UBNDTP, Sở ban ngành TW, địa phương tổ chức tại các hội nghị TP, tổng kết ngành)

TTTV

lần

6

3,000

0

0

0

0

2

1,000

2

1,000

2

1,000

2

Hội chợ - triển lãm, Chợ hoa Xuân trong dịp tết Nguyên đán (Thành phố và các quận/huyện)

TTTV

năm

3

4,500

0

0

0

0

1

1,500

1

1,500

1

1,500

3

Hội chợ triển lãm nuôi trồng, công nghệ chế biến nông lâm thủy sản, sản phẩm VietGAP, OCOP, sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp

TTTV

lần

4

12,000

0

0

1

3,000

1

3,000

1

3,000

1

3,000

4

Triển lãm, giới thiệu sản phẩm tại hội chợ, hội thi, lễ hội, tuần lễ tại Thành phố và các tỉnh, thành khác do Bộ, ngành trung ương, địa phương tổ chức (hội chợ AgroViet, các hội chợ sản phẩm chủ lực, làng nghề, sản phẩm OCOP,...)

TTTV

lần

6

4,500

0

0

0

0

2

1,500

2

1,500

2

1,500

5

Tổ chức Hội thi Trái ngon An toàn Nam bộ hàng năm (TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành Nam bộ)

TTTV

lần

3

1,980

0

0

0

0

1

660

1

660

1

660

6

Quảng bá sản phẩm nông sản VietGAP, GlobalGAP, OCOP tổ chức Chợ phiên Nông sản An toàn Thành phố và Phiên chợ trực tuyến (tại những nơi, địa điểmkhả năng kích cầu sản phẩm hoặc ứng dụng chuyển đổi số, thực tế ảo, thông qua các sàn thương mại điện tử)

TTTV

địa điểm/lần

10

6,000

0

0

0

0

2

2,000

2

2,000

2

2,000

7

Tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Thành phố và các quận, huyện khác do Hội Nông dân tổ chức hoặc các Hội, Sở, ngành khác tổ chức trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số và hoặc trực tiếp (Chợ phiên Nông sản An toàn trên địa bàn huyện Củ Chi, Chợ phiên Nông sản Tuần Lễ Sinh vật cảnh TP hoặc các hội chợ/triển lãm khác)

TTTV

sự kiện

8

7,000

0

0

2

1,600

2

1,800

2

1,800

2

1,800

8

Liên kết, hợp tác xúc tiến kết hợp triển lãm sản phẩm chủ lực, tiềm năng, sản phẩm OCOP tại Thành phố và các tỉnh, thành thông qua hoạt động hội thảo/hội nghị và các diễn đàn trực tuyến và trực tiếp

TTTV

cuộc

10

4,250

2

850

2

850

2

850

2

850

2

850

9

Hội tho/hội nghị/diễn đàn nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh sản phẩm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo hình trực tiếp hoặc ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin - kết hợp trưng bày ấn phẩm (sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, OCOP, NN CNC, sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp và các tiêu chuẩn khác)

TTTV

chuyên đề

8

1,400

0

0

2

350

2

350

2

350

2

350

10

Hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đạt các tiêu chuẩn sản phẩm, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng địa phương, sản phẩm đạt chứng nhận công nghệ cao, qua các sản thương mại điện tử, điểm dừng chân các địa điểm du lịch hoặc các kênh truyền thông khác

TTTV

năm

4

4,000

0

0

1

1,000

1

1,000

1

1,000

1

1,000

11

Thuê hệ thống hạ tầng trực tuyến phần mềm công nghệ, máy móc, thiết bị khác phục vụ công tác đào tạo, hội thảo trực tuyến, phục vụ hoạt động chuyên môn; nâng cấp và duy trì hàng năm

TTTV

năm

5

1,250

1

250

1

250

1

250

1

250

1

250

12

Hỗ trợ dàn dựng, sửa chữa cửa hàng, thi công quầy kệ, thiết bị tại khu vực (cửa hàng, phòng trưng bày) trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm kết nối giao thương trực tuyến nông nghiệp đạt các tiêu chuẩn sản phẩm, OCOP, đặc trưng địa phương, đạt chứng nhận công nghệ cao của Thành phố và các tỉnh, thành khác

TTTV

lần

4

1,350

0

0

1

450

1

300

1

300

1

300

b)

Hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số

 

 

 

4,800

 

0

 

600

 

2,400

 

900

 

900

1

Tập huấn trực tuyến các chuyên đề về công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

TTTV

chuyên đề

8

400

0

0

2

100

2

100

2

100

2

100

2

Xây dựng phần mềm/ứng dụng quản trị, cập nhật giá cả sản phẩm nông nghiệp - điều tra nghiên cứu thị trường hoặc dữ liệu chuyên ngành nông nghiệp hoặc dữ liệu xúc tiến thương mại nông sản (nâng cấp và duy trì hàng năm)

TTTV

năm

3

1,150

0

0

0

0

1

950

1

100

1

100

3

Xây dựng ứng dụng/hệ thống điện tử tiếp nhận nhu cầu tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại theo hình thức trực tuyến: tập huấn, hội nghị, hội chợ, hội thi, chứng nhận VietGAP, các hoạt động đào tạo, kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm tích hợp dữ liệu chuyên ngành nông nghiệp (nâng cấp và duy trì hàng năm)

TTTV

năm

3

700

0

0

0

0

1

500

1

100

1

100

4

Thiết lập phần mềm thu thập giá cả nông sản, hoạt động điều tra, khảo sát thông tin và nghiên cứu thị trường hoặc phần mềm phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, chủ lực ngành nông nghiệp (duy trì và nâng cấp mỗi năm)

TTTV

lần/năm

3

550

0

0

0

0

1

350

1

100

1

100

5

Truyền thông các hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm (Liên Hiệp các Hội KHKTTP, Báo Khoa học Phổ thông, báo khác,...); hoặc hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử; hoặc tham gia triển lãm thc tế ảo trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật số do các quan, sở ban, ngành, hiệp hội, Hội Nông dân tổ chức

TTTV

lần

4

2,000

0

0

1

500

1

500

1

500

1

500

II.

NÂNG CAO NĂNG LỰC CUNG ỨNG

 

 

 

16,400

 

60

 

3,110

 

4,100

 

4,700

 

4,430

a)

Hoạt động vấn nông nghiệp

 

 

 

5,920

 

0

 

1,480

 

1,280

 

1,480

 

1,680

1

Tư vấn sản phẩm OCOP, tư vấn sở hữu trí tuệ....; hỗ trợ bảo hộ thương hiệu giống và sản phẩm nông sản ...

TTTV

đơn vị

16

1,600

0

0

4

400

4

400

4

400

4

400

2

Hỗ trợ chứng nhận sản phẩm OCOP

CCPTNT

sản phẩm

10

2,000

0

0

4

800

2

400

2

400

2

400

3

Tư vấn xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp, HTX, THT, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp

TTTV

đơn vị

4

1,120

0

0

1

280

1

280

1

280

1

280

4

Hỗ trợ xây dựng mô hình truy xuất nguồn gốc

TTTV

năm

3

1,200

0

0

0

0

1

200

1

400

1

600

b)

Kết nối thị trường

 

 

 

1,410

 

0

 

370

 

370

 

370

 

300

1

Tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền về cơ chế, chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực xúc tiến thương mại

CCPTNT

lớp

80

360

0

0

20

90

20

90

20

90

20

90

2

Xây dựng danh mục thông tin sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP (thu thập thông tin tại các cơ sở, trực tuyến, ấn phẩm)

TTTV

danh mục

3

210

0

0

1

70

1

70

1

70

0

0

3

Hội thảo chuyên đề chương trình khuyến nông tại các địa phương

TTKN

Cuộc

1

120

0

0

1

30

1

30

1

30

1

30

4

Điều tra, nghiên cứu, phát triển thị trường trực tiếp tại cơ sở theo hình thức điều tra trực tuyến

TTTV

năm

1

720

0

0

1

180

1

180

1

180

1

180

c)

Xây dựng thương hiệu

 

 

 

9,070

 

60

 

1,260

 

2,450

 

2,850

 

2,450

1

Duy trì tên miền, máy chủ các trang thông tin điện tử chuyên ngành hàng năm (VietGAP, cá sấu, cá cảnh)

TTTV

năm

5

300

1

60

1

60

1

60

1

60

1

60

2

Duy trì hệ thống thông tin thị trường nông sản hàng năm (mạng, máy tính, bảo trì máy tính và thiết bị mạng, máy chủ, phần mềm virut....)

TTTV

quý

20

600

0

0

4

150

4

150

4

150

4

150

3

Hỗ trợ thi công, lắp dựng cổng chào (bảng hiệu, bảng chỉ dẫn) mai vàng , sản phẩm chủ lực, OCOP (tại quận 12, TP. Thủ Đức hoặc quận, huyện khác)

TTTV

lần

2

700

0

0

1

300

0

0

1

400

0

0

4

Thiết kế logo, nhãn hiệu, bao bì, ấn phẩm quảng bá sản phẩm

TTTV

năm

3

1,650

0

0

0

0

1

550

1

550

1

550

5

Chương trình mỗi nhà nông một website (xây dựng mới và nâng cấp trang thông tin điện tử các cơ sở)

TTTV

đơn vị

60

600

0

0

0

0

20

200

20

200

20

200

6

Hỗ trợ các mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái (quảng bá trực tuyến, truy xuất thông tin, câu chuyện sản phẩm, bảng chỉ dẫn, các phóng sự,...)

TTTV

năm

3

900

0

0

0

0

1

300

1

300

1

300

7

Thực hiện truyền hình về ngành nông nghiệp

TTTV

kỳ

30

1,320

0

0

0

0

10

440

10

440

10

440

8

Xây dựng phóng sự phát sóng trên truyền hình về chế, chính sách trong lĩnh vực xúc tiến thương mại

CCPTNT

phóng sự

4

400

0

0

1

100

1

100

1

100

1

100

9

Tập huấn các chuyên đề về nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh hiệp định thương mại, kinh tế quốc tế theo phương thức truyền thống và trên nền tảng công nghệ số

TTTV

chuyên đề

36

2.600

0

0

9

650

9

650

9

650

9

650

III.

HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT VÙNG

 

 

 

18,380

 

0

 

1,125

 

5,125

 

6,065

 

6,065

a)

Khảo sát thị trường nông nghiệp trong nước, học tập mô hình nông nghiệp hiệu quả tại các tỉnh, thành khác

 

 

 

3,060

 

0

10

795

 

795

 

735

 

735

1

Tham quan, học tập kinh nghiệm ngoài thành phố theo chương trình khuyến nông tại các địa phương

TTKN

Chuyến

4

280

0

0

1

70

1

70

1

70

1

70

2

Khảo sát thị trường nông nghiệp trong nước

TTTV

Chuyến

8

660

0

0

2

165

2

165

2

165

2

165

3

Khảo sát các mô hình xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, liên kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm ngoài Thành phố

TTTV

chuyến

16

1.520

0

0

4

380

4

380

4

380

4

380

4

Khảo sát, học tập các tại các tỉnh, thành phố khác về tham mưu, triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực xúc tiến thương mại

CCPTNT

chuyến

10

600

0

0

3

180

3

180

2

120

2

120

b)

Phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch

 

 

 

15,320

 

 

 

330

 

4,330

 

5,330

 

5,330

1

Hỗ trợ gian hàng giới thiệu, quảng bá điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch nông nghiệp sinh thái tại các sự kiện của ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

SDL

gian hàng

40

480

0

0

10

120

10

120

10

120

10

120

2

Hoạt động gn kết nông nghiệp kết hợp du lịch, kích cầu du lịch kết hợp giới thiệu sản phẩm đặc trưng vùng miền, OCOP, sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp thông qua tổ chức các sự kiện lễ hội, hội chợ, triển lãm, tuần lễ bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại các tỉnh - thành

TTTV

lần

3

14,000

0

0

0

0

1

4,000

1

5,000

1

5,000

3

Thực hiện cẩm nang, ấn phẩm, phần mềm quảng bá du lịch nông nghiệp sinh thái trên địa bàn Thành phố

SDL

bộ

6,000

200

0

0

1,500

50

1,500

50

1,500

50

1,500

50

4

Tổ chức khảo sát các điểm đến du lịch nông nghiệp, sinh thái và kết nối các doanh nghiệp lữ hành khai thác

SDL

đợt

12

320

0

0

3

80

3

80

3

80

3

80

5

Tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ du lịch cho người dân tham gia làm du lịch

SDL

lớp

8

320

0

0

2

80

2

80

2

80

2

80

IV.

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

 

 

 

30,365

 

 

 

420

 

9,165

 

10,215

 

10,565

a)

Quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước

 

 

 

27,785

 

 

 

0

 

8,595

 

9,195

 

9,995

1

Tổ chức, tham gia các chương trình Hội chợ/triển lãm xúc tiến tiêu thụ sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp và sản phẩm OCOP tại các tỉnh thành (dự kiến 06 chương trình)

ITPC

nội dung

3

21,500

0

0

0

0

1

6,500

1

7,100

1

7,900

2

Chương trình khảo sát thị trường sản phẩm Halal và kết nối hệ thống phân phối, nhà nhập khẩu tại Malaysia

ITPC

nội dung

3

750

0

0

0

0

1

250

1

250

1

250

3

Tham dự Tuần lễ Triển lãm sản phẩm Việt Nam tại Thái Lan hoặc Aeon Nhật Bản, gặp nhà phân phối, nhà nhập khẩu, hệ thống phân phối hiện đại tại Nhật Bản

ITPC

nội dung

3

1.050

0

0

0

0

1

350

1

350

1

350

4

Tham d Hội chợ triển lãm, kết nối với hệ thống phân phối, nhà nhập khẩu và khảo sát thị trường sản phẩm Halal tại Singapore

ITPC

nội dung

3

1,455

0

0

0

0

1

485

1

485

1

485

5

Tham dự Tuần lễ Triển lãm sản phẩm Việt Nam, gặp nhà phân phối Cen tral Group, kết nối DN VN với nhà nhập khẩu tại Thái Lan

ITPC

nội dung

3

750

0

0

0

0

1

250

1

250

1

250

6

Tham dự Hội chợ triển lãm, Dự án Chợ Việt Nam tại Malaysia kết nối Doanh nghiệp Việt với hệ thống phân phối, nhà nhập khẩu tại Malaysia

ITPC

nội dung

3

1,500

0

0

0

0

1

500

1

500

1

500

7

Chuỗi hoạt động xúc tiến cho hàng Việt: triển lãm, quảng bá sản phẩm và thương hiệu của các doanh nghiệp TP.HCM, kết nối doanh nghiệp, tiếp cận vào kênh phân phối tại TP.HCM (Aeon, Big C, Coop Mart, Satra, Lotte Mart, Mega Market)

ITPC

nội dung

3

540

0

0

0

0

1

180

1

180

1

180

8

Tuần lễ sản phẩm doanh nghiệp Việt tại Aeon Mall

ITPC

nội dung

3

240

0

0

0

0

1

80

1

80

1

80

b)

Nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế, kết nối giao thương

 

 

 

1,680

 

0

 

420

 

420

 

420

 

420

1

Chuỗi Hội thảo kết nối giao thương (B2B) trong nước

ITPC

nội dung

4

1,200

0

0

1

300

1

300

1

300

1

300

2

Đào tạo tập huấn bồi dưỡng: cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh theo các chuyên đề công nghệ thông tin, tiêu chuẩn-quy chuẩn nhà phân phối, nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế

ITPC

nội dung

4

480

0

0

1

120

1

120

1

120

1

120

c)

Khảo sát, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch kết hợp nông nghiệp trong và ngoài nước

 

 

 

900

 

0

 

0

 

150

 

600

 

150

1

Tổ chức chuyến khảo sát học tập kinh nghiệm phát triển du lịch nông nghiệp sinh thái tại Thái Lan

SDL

đợt

2

600

0

0

0

0

0

0

2

600

0

0

2

Tổ chức chuyến khảo sát học tập kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại Bến Tre, Trà Vinh

SDL

đợt

4

300

0

0

0

0

2

150

0

0

2

150

TỔNG CỘNG

 

 

 

121,175

 

1,160

 

12,755

 

35,000

 

36,090

 

36,170

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 139/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp và sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 139/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/01/2022
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Võ Văn Hoan
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 12/01/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản