- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Kế hoạch 1281/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU về đẩy mạnh Công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2025 định hướng đến 2035
- 3Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1382/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 31 tháng 08 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 08 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 08/04/2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp; nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2025, định hướng 2035; Kế hoạch số 1281/KH-UBND ngày 16/6/2016 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU của Tỉnh ủy;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 149/TTr-SNN ngày 31/7/2017, đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1242/TTr-SKHĐT ngày 18 tháng 8 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển sản xuất các khu nuôi trồng thủy sản tập trung tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2020, với các nội dung chính sau:
1. Tên đề án: Phát triển sản xuất các khu nuôi trồng thủy sản tập trung tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2020.
2. Đơn vị lập đề án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam.
3.1. Mục tiêu chung:
- Góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 08/4/2016 của Tỉnh ủy nhằm xây dựng nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường; góp phần phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
- Góp phần tăng bình quân giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 là 4%/năm và cao hơn các năm sau.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng 9 mô hình HTX có khoảng 180 hộ dân tham gia liên kết sản xuất nuôi trồng thủy sản (NTTS) gắn với tiêu thụ sản phẩm với diện tích khoảng 100 ha (mặt nước), năng suất bình quân dự kiến đạt từ 10 tấn/ha/vụ trở lên làm cơ sở nhân rộng mô hình cho toàn bộ diện tích của các khu nuôi trồng thủy sản tập trung khoảng 500 ha (mặt nước).
- Áp dụng quy trình sản xuất theo hình thức thâm canh, an toàn thực phẩm, đảm bảo hiệu quả cao.
4.1. Lựa chọn mô hình hợp tác xã (HTX):
- Điều kiện thành lập hợp tác xã:
+ Các cá nhân, hộ gia đình tự nguyện tham gia và thành lập HTX theo quy định của pháp luật, số lượng thành viên sáng lập từ 7 người trở lên gồm có thành viên, giám đốc và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
+ Gọn vùng, có hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng thuận lợi.
+ Quy mô diện tích hợp tác xã từ 5 ha mặt nước trở lên; mỗi hộ gia đình tham gia có quy mô diện tích mặt nước từ 3.000 m2 trở lên.
- Lựa chọn giống, áp dụng kỹ thuật:
+ Giống cá lựa chọn: Là những giống cá được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận về tiêu chuẩn, chất lượng như như cá chép lai V1, chép lai F1, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá rô phi đơn tính...
+ Áp dụng kỹ thuật tiên tiến, quy trình sản xuất thâm canh, sạch, an toàn vệ sinh môi trường.
4.2. Kế hoạch xây dựng mô hình sản xuất:
a) Năm 2017: Triển khai thực hiện 02 mô hình HTX điểm, từ đó rút kinh nghiệm triển khai 07 mô hình HTX trong các năm sau, tổng diện tích khoảng 31 ha với 36 hộ gia đình tham gia mô hình, cụ thể:
- HTX Chân Lý có diện tích khoảng 20 ha với 11 hộ gia đình tham gia.
- HTX Văn Xá có diện tích khoảng 11 ha với 25 hộ gia đình tham gia.
b) Năm 2018: Triển khai thực hiện 03 mô hình HTX điểm, tổng diện tích khoảng 32 ha với 69 hộ gia đình tham gia mô hình, cụ thể:
- HTX Phú Phúc có diện tích khoảng 9 ha với 22 hộ gia đình tham gia.
- HTX Mỹ Thọ có diện tích khoảng 12 ha với 24 hộ gia đình tham gia.
- HTX Mộc Bắc có diện tích khoảng 11 ha với 23 hộ gia đình tham gia.
c) Năm 2019: Triển khai thực hiện 02 mô hình HTX điểm, tổng diện tích khoảng 21 ha với 43 hộ gia đình tham gia mô hình, cụ thể:
- HTX Mộc Nam có diện tích khoảng 13 ha với 22 hộ gia đình tham gia.
- HTX Hoàng Tây có diện tích khoảng 8 ha với 21 hộ gia đình tham gia.
d) Năm 2020: Triển khai thực hiện 02 mô hình HTX điểm, tổng diện tích khoảng 16 ha với 32 hộ gia đình tham gia mô hình, cụ thể:
- HTX Thanh Hải có diện tích khoảng 10 ha với 19 hộ gia đình tham gia.
- HTX Kim Bình có diện tích khoảng 6 ha với 13 hộ gia đình tham gia
a) Giải pháp về ao nuôi
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện hướng dẫn xây dựng và cải tạo ao nuôi đảm bảo thuận lợi cho việc nuôi cá và vệ sinh môi trường.
b) Giải pháp về kỹ thuật:
- Về giống: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giới thiệu các đơn vị cung ứng giống có uy tín, tin cậy và có kinh nghiệm, đảm bảo năng suất, chất lượng và an toàn dịch bệnh như: Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Công ty cổ phần Giống cây trồng Hải Dương …
- Về thức ăn: Sở Nông nghiệp và PTNT giới thiệu các công ty sản xuất thức ăn công nghiệp hỗn hợp hoàn chỉnh có uy tín trong và ngoài tỉnh để các hợp tác xã, hộ gia đình có căn cứ lựa chọn được nhà cung cấp thức ăn có chất lượng, giá thành thấp.
- Cấp nước và xử lý nguồn nước: Các HTX ký hợp đồng với Công ty Khai thác công trình thủy lợi Hà Nam cung cấp nước cho các khu NTTS tập trung, lựa chọn những thời điểm nguồn nước các sông ô nhiễm ở mức thấp nhất để lấy nước vào ao chứa, ao nuôi. Sử dụng chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường trong Danh mục được phép lưu hành để xử lý, cải tạo môi trường, nguồn nước ao nuôi đảm bảo cho NTTS; lắp đặt hệ thống quạt nước, máy sục khí, bơm nước... để bổ sung oxy, cải thiện chất lượng nước ao nuôi.
- Quy trình quỹ thuật: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan như Trường cao đẳng Thủy sản, Viện Nghiên cứu NTTS I, giới thiệu các công ty cung ứng vật tư, con giống và bao tiêu sản phẩm hướng dẫn quy trình sản xuất thâm canh, áp dụng kỹ thuật cho năng suất, chất lượng cao.
- Về phòng chống dịch bệnh: Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các địa phương thường xuyên quản lý, giám sát dịch bệnh; hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và phòng, trị bệnh.
c) Giải pháp về thị trường tiêu thụ:
Sở Nông nghiệp & PTNT giới thiệu các doanh nghiệp, tổ chức có uy tín cung ứng giống có năng suất, chất lượng và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho các hợp tác xã.
d) Giải pháp về tuyên truyền, vận động: Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông đến các huyện, xã, thôn xóm để tuyên truyền vận động hộ nông dân tham gia hợp tác xã và các doanh nghiệp tham gia vào mô hình của đề án.
e) Giải pháp về cơ chế, chính sách:
- Cơ chế, chính sách đối với hợp tác xã:
+ Hỗ trợ tư vấn thành lập mới HTX: Hỗ trợ 100% kinh phí tư vấn thành lập hợp tác xã bao gồm tư vấn xây dựng điều lệ, hướng dẫn và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động tương đương với khoảng 30 triệu đồng/HTX.
+ Hỗ trợ về máy quạt nước tạo oxy: Hỗ trợ một lần 50% kinh phí mua mới máy quạt nước tương đương với mức hỗ trợ tối đa không quá 4,5 triệu đồng/máy/5.000 m2 mặt nước (loại máy quạt nước bốn cánh, động cơ điện 1,5kW; tốc độ động cơ từ 1400 vòng/phút trở lên) tạo oxy cho ao nuôi của hợp tác xã.
+ Hỗ trợ tập huấn chuyển giao kỹ thuật: Hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn chuyển giao kỹ thuật NTTS theo hình thức thâm canh, an toàn thực phẩm cho các hộ tham gia sản xuất tại các khu NTTS tập trung. Hướng dẫn các hộ gia đình của hợp tác xã quy trình sản xuất từ lựa chọn giống đến chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn và có hiệu quả cao.
- Cơ chế, chính sách đối với các hộ dân tham gia hợp tác xã: Hỗ trợ 01 lần 50% kinh phí mua giống cá cho các hộ dân, không quá 12,5 triệu đồng/ha; với điều kiện các hộ có quy mô từ 3.000 m2 mặt nước trở lên.
- Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu tư.
6. Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 30.176,0 triệu đồng (Ba mươi tỷ một trăm bảy mươi sáu triệu đồng), trong đó:
- Vốn hộ dân, tổ hợp tác, hợp tác xã: 26.810,0 triệu đồng.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ: triệu đồng: 3.366,0 triệu đồng.
(Có phụ lục gửi kèm theo)
7. Nguồn kinh phí: Từ nguồn vốn của Trung ương hỗ trợ hàng năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017- 2020.
8. Thời gian thực hiện Đề án: Năm 2017-2020.
9.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Đề án Phát triển sản xuất các khu nuôi trồng thủy sản tập trung tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2020.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các hợp tác xã tham gia thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp cùng các Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan tổ chức nghiệm thu kết quả để hỗ trợ cho các đối tượng tham gia Đề án.
- Định kỳ tổng hợp báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện và đề xuất biện pháp giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
9.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án.
9.3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án; Hướng dẫn trình tự, thủ tục thanh, quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
9.4. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho người nuôi thủy sản áp dụng các tiến bộ khoa học- công nghệ mới trong lĩnh vực NTTS vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả; hướng dẫn các HTX xây dựng thương hiệu, mã vạch, truy xuất nguồn gốc để tiêu thụ sản phẩm.
9.5. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp cùng Sở, ngành Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên theo dõi, thông tin, tuyên truyền về tác dụng hiệu quả của mô hình HTX liên kết NTTS để người dân học tập, nhân rộng.
9.6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các xã có diện tích NTTS tập trung xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện các nội dung Đề án đảm bảo đúng mục tiêu, tiến độ đề ra.
9.7. Các hộ nông dân, hợp tác xã tham gia đề án: Thực hiện điều lệ của Hợp tác xã và quy trình sản xuất thâm canh theo hướng dẫn, đào tạo, tập huấn của cán bộ kỹ thuật. Sử dụng đúng mục đích các khoản hỗ trợ đầu tư từ nhà nước đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm để thực hiện Đề án đúng với quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
ĐVT: Nghìn đồng
TT | Danh Mục | Tổng số | Ngân sách tỉnh hỗ trợ | Vốn của dân | ||||||||
Tổng số | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Tổng số | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||
| Tổng số | 30.176.000 | 3.366.000 | 1.027.050 | 996.350 | 725.050 | 617.550 | 26.810.000 | 7.995.100 | 8.627.200 | 5.674.100 | 4.513.600 |
I | Chi phí mua giống, vật tư, sản xuất | 28.960.000 | 2.150.000 | 666.500 | 688.000 | 451.500 | 344.000 | 26.810.000 | 7.995.100 | 8.627.200 | 5.674.100 | 4.513.600 |
1 | Chi phí mua giống | 2.500.000 | 1.250.000 | 387.500 | 400.000 | 262.500 | 200.000 | 1.250.000 | 387.500 | 400.000 | 262.500 | 200.000 |
2 | Chi phí mua thức ăn, thuốc phòng trị bệnh, hóa chất xử lý môi trường, điện năng, dầu máy | 14.760.000 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 14.760.000 | 4.575.600 | 4.723.200 | 3.099.600 | 2.361.600 |
3 | Công lao động | 6.300.000 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 6.300.000 | 1.953.000 | 2.016.000 | 1.323.000 | 1.008.000 |
4 | Chi phí mua ô tô chuyên vận chuyển, giàn sục khí tạo oxy, lồ chứa cá thịt | 3.600.000 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.600.000 | 800.000 | 1.200.000 | 800.000 | 800.000 |
5 | Chi phí mua máy quạt nước | 1.800.000 | 900.000 | 279.000 | 288.000 | 189.000 | 144.000 | 900.000 | 279.000 | 288.000 | 189.000 | 144.000 |
II | Kinh phí xây dựng đề án, đào tạo, tập huấn, sơ kết, tổng kết | 946.000 | 946.000 | 300.550 | 218.350 | 213.550 | 213.550 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
1 | Xây dựng đề án | 37.800,0 | 37.800,0 | 37.800,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
2 | Tập huấn chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ cán bộ kỹ thuật | 738.000,0 | 738.000,0 | 221.400,0 | 172.200,0 | 172.200,0 | 172.200,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
3 | Tổ chức hội nghị (triển khai đầu năm, sơ kết, tổng kết, tham quan học tập kinh nghiệm) | 170.200 | 170.200,0 | 41.350,0 | 46.150,0 | 41.350,0 | 41.350,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
III | Hỗ trợ tư vấn thành lập HTX | 270.000 | 270.000 | 60.000 | 90.000 | 60.000 | 60.000 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
- 1Quyết định 27/2016/QĐ-UBND Quy định Cơ chế khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020
- 2Chỉ thị 02/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; phòng, chống dịch bệnh động vật và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017
- 3Quyết định 209/2017/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản trên bãi triều, mặt nước biển trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 4Quyết định 112/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020
- 5Quyết định 03/2017/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định 03/2012/QĐ-UBND về nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối trong rừng phòng hộ Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- 6Nghị quyết 35/2018/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 54/2012/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển nuôi thủy sản trên địa bàn các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Kế hoạch 1281/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU về đẩy mạnh Công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2025 định hướng đến 2035
- 3Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 27/2016/QĐ-UBND Quy định Cơ chế khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020
- 5Chỉ thị 02/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; phòng, chống dịch bệnh động vật và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017
- 6Quyết định 209/2017/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản trên bãi triều, mặt nước biển trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 7Quyết định 112/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020
- 8Quyết định 03/2017/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định 03/2012/QĐ-UBND về nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối trong rừng phòng hộ Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- 9Nghị quyết 35/2018/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 54/2012/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển nuôi thủy sản trên địa bàn các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An
Quyết định 1382/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án "Phát triển sản xuất khu nuôi trồng thủy sản tập trung tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2020"
- Số hiệu: 1382/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/08/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Trương Minh Hiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/08/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực