Hệ thống pháp luật

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1381/QĐ-BTTTT

Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC THÔNG TIN CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở;

Căn cứ Quyết định số 1497/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030;

Căn cứ Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 876/QĐ-BTTTT ngày 18 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Hướng dẫn xây dựng Chiến lược phát triển lĩnh vực/đơn vị theo giai đoạn tại Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Quyết định này thay thế Quyết định số 76/QĐ-BTTTT ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch hành động năm 2021 của Cục Thông tin cơ sở.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, TTCS.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Mạnh Hùng

 

CHIẾN LƯỢC

PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC THÔNG TIN CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1381/QĐ-BTTTT ngày 07/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC

1. Bối cảnh quốc tế

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ, tạo bước đột phá trong nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc. Đại dịch Covid-19 cũng khẳng định vai trò và tiềm năng to lớn của công nghệ số trong giải quyết các thách thức lớn, các vấn đề lớn của thời đại ở quy mô toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, báo chí, truyền thông có sự thay đổi nhanh chóng khi ứng dụng công nghệ số. Cách mạng về công nghệ số đòi hỏi những người làm báo chí, truyền thông phải có các kỹ năng tổng hợp về thu thập, khai thác thông tin, viết tin, bài, quay phim, chụp ảnh, đồ họa, dựng hình... Sự phát triển của mạng xã hội cũng đòi hỏi những người làm báo chí, truyền thông phải có sự linh hoạt và nhạy bén để phân tích và xử lý thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác, đồng thời phải có kỹ năng chọn lọc và tìm ra được các góc độ tiếp cận mang tính thời sự, thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội.

Các công nghệ được sử dụng trong báo chí, truyền thông không ngừng thay đổi dẫn đến sự thay đổi trong hành vi tiếp nhận các sản phẩm báo chí, truyền thông của công chúng. Khác với việc tiếp nhận thông tin thụ động như trước đây, hiện nay công chúng không chỉ chủ động lựa chọn thông tin, quyết định thông tin mình muốn tiếp nhận mà còn chủ động tham gia vào quá trình truyền thông và góp phần tạo nên thông điệp cho quá trình truyền thông đó.

Trong thời đại kỷ nguyên số, truyền thông mang đậm dấu ấn của mạng xã hội tạo ra thế hệ công chúng 4.0. Mạng xã hội với đặc điểm kết nối và giao lưu giữa người dùng, nên nhanh chóng trở thành “quốc gia” đông dân cư nhất. Sự phát triển, xâm lấn mạnh mẽ của mạng xã hội, đã thay đổi cách chúng ta giao tiếp và cách làm truyền thông với công chúng trong kỷ nguyên số. Mạng xã hội thúc đẩy tạo ra một xã hội thông tin mà ở đó mỗi công chúng trở thành một kênh thông tin mang thương hiệu cá nhân.

Xu thế kết nối toàn cầu không chỉ có kết nối theo cách truyền thống giữa người - người, mà có sự phát triển mạnh mẽ của kết nối người - vật, kết nối vật - vật; sự hội tụ viễn thông - công nghệ thông tin diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu dẫn đến sự hình thành những loại hình dịch vụ mới. Theo đó, phát triển hệ sinh thái thông tin đa ngành, đa lĩnh vực trên nền tảng công nghệ đồng bộ, hiện đại và hệ thống cơ sở dữ liệu lớn, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin là xu thế phát triển tất yếu của lĩnh vực báo chí, truyền thông.

Đối với lĩnh vực thông tin cơ sở, hầu hết các nước trên thế giới không tổ chức thành một hệ thống từ Trung ương đến cơ sở và do nhà nước thống nhất quản lý như ở Việt Nam. Nhưng ở nhiều nước, chính quyền địa phương tổ chức hệ thống truyền thanh, bảng tin điện tử, xe thông tin lưu động và các phương tiện truyền thông khác để phát thông tin cảnh báo về thiên tai, thảm họa và các thông tin thiết yếu khác trực tiếp đến người dân ở từng địa phương, khu vực1.

Về công nghệ phát thanh, truyền thanh, các nước đã và đang chuyển đổi mạnh từ công nghệ có dây/không dây FM sang công nghệ truyền dẫn số dựa trên nền tảng IP như: Internet, di động 3G/4G. điện thoại cố định IP. Việc sử dụng truyền dẫn IP có nhiều ưu điểm như chất lượng âm thanh tốt hơn, dễ giám sát, có thể điều khiển, kiểm soát từ trung tâm quản lý tập trung, ứng dụng phần mềm quản lý để tinh giảm nhân lực. Hệ thống phát thanh, truyền thanh IP là công nghệ truyền dẫn thông tin số thông qua chuyển mạch gói, các thiết bị đầu cuối được địa chỉ hóa theo địa chỉ IP, giống như máy tính, điện thoại thông minh khi kết nối Internet đều phải có địa chỉ IP. Thiết bị phát thanh, truyền thanh gửi thông tin đến thiết bị thu nhờ vào địa chỉ IP của từng thiết bị đầu cuối2.

Kinh nghiệm, cách làm của một số nước và vùng lãnh thổ về chuyển đổi số trong hoạt động phát thanh, truyền thanh dựa trên nền tảng IP là cơ sở tham khảo hữu ích để Việt Nam tổ chức chuyển đổi số, hiện đại hóa trong lĩnh vực thông tin cơ sở, thay đổi cách làm truyền thông ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng thông tin của người dân trong thời đại kỷ nguyên số.

2. Bối cảnh trong nước

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn biến rất nhanh, tác động sâu rộng và đa chiều lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước, chuyển đổi mô hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia; thúc đẩy chuyển đổi số toàn dân và toàn diện; mở ra cơ hội cho báo chí, truyền thông, trong đó có lĩnh vực thông tin cơ sở thay đổi mạnh mẽ, bứt phá vươn lên, góp phần tạo nên sức mạnh tinh thần của đất nước.

Hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia phát triển mạnh mẽ, hiện đại và rộng khắp, kết nối với quốc tế và đang từng bước hình thành các siêu “xa lộ” thông tin. Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn tạo nền tảng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính phủ số, chính quyền số, đô thị thông minh, phát triển kinh tế số và xã hội số ngày càng được hoàn thiện mang lại hiệu quả quan trọng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và cả xã hội.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời kỳ 2021 - 2030, với chủ trương khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao3.

Lĩnh vực thông tin cơ sở đứng trước những cơ hội, vận hội mới để chuyển mình - thực hiện đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa để đưa thông tin thiết yếu tiếp cận đến người dân được nhanh nhất, đầy đủ nhất, chính xác nhất, góp phần quan trọng thực hiện sứ mệnh lớn lao của ngành Thông tin và Truyền thông là tạo niềm tin của người dân, sự đồng thuận xã hội, khát vọng phát triển đất nước Việt Nam hùng cường, phồn vinh và hạnh phúc.

Thông tin cơ sở sẽ thay đổi cách làm truyền thông, từ người làm truyền thông là chủ yếu chuyển sang dùng máy làm truyền thông; từ ngôn ngữ truyền thông bằng tiếng phổ thông là chính, chuyển sang truyền thông bằng cả tiếng dân tộc thiểu số đối với những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số; từ một hệ thống thông tin chuyên dùng chuyển sang hệ sinh thái thông tin đa ngành (sử dụng mạng thông tin di động, mạng xã hội...), thông tin đa lĩnh vực (thông tin về y tế và chăm sóc sức khỏe người dân, giáo dục và đào tạo, tài nguyên và bảo vệ môi trường, thương mại điện tử...). Nội dung thông tin cơ sở (dữ liệu) sẽ cá thể hóa theo từng nhóm đối tượng, theo nhu cầu của người dân ở từng khu vực, vùng, miền, khi mà người dân sử dụng ngày càng phổ biến các thiết bị di động cá nhân để tiếp nhận, trao đổi và chia sẻ thông tin.

Thông tin cơ sở sẽ thay đổi căn bản phương thức quản lý theo hướng hiện đại, liên thông đồng bộ từ Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện đến cơ sở; thông tin chỉ đạo, điều hành từ trên xuống cơ sở sẽ nhanh hơn, kịp thời hơn nhờ ứng dụng công nghệ thông tin; người dân sẽ tương tác thuận lợi hơn với chính quyền, cơ quan quản lý các cấp trên môi trường số.

Quá trình chuyển đổi số, hiện đại hóa thông tin cơ sở dựa trên hạ tầng viễn thông, Internet và các nền tảng công nghệ trong nước đã có sẵn nên giá thành đầu tư, chi phí rẻ hơn; giải quyết được bài toán thiếu nhân lực trong quản lý, vận hành, bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật và tổ chức sản xuất nội dung thông tin, tuyên truyền. Hình thành thị trường các doanh nghiệp trong nước sản xuất, cung cấp các thiết bị kỹ thuật, công nghệ mới, các dịch vụ phục vụ công tác quản lý, bảo dưỡng và tổ chức các hoạt động thông tin cơ sở.

Trong bối cảnh đó, tập trung phát triển thông tin cơ sở trở thành kênh thông tin thiết yếu, hiện đại phục vụ người dân ở cơ sở; với sứ mệnh lớn lao là thực hiện quyền được thông tin của người dân, bảo vệ nền tảng tư tưởng của chế độ, các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc; chủ động, tích cực đấu tranh phản bác thông tin xấu độc trên không gian mạng; phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội, lan tỏa năng lượng tích cực, xây dựng niềm tin và tạo nên khát vọng về một Việt Nam hùng cường, phồn vinh và hạnh phúc.

3. Hiện trạng phát triển

a) Kết quả đạt được

Hoạt động thông tin cơ sở hiện nay được tổ chức bằng nhiều loại hình thông tin khác nhau, trong đó truyền thanh cơ sở (xã, phường, thị trấn) là loại hình thông tin chủ lực, phát huy được vai trò, hiệu quả trong công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở, đưa thông tin trực tiếp đến người dân.

Về hệ thống truyền thanh cơ sở: Cả nước hiện có 9.679 đài truyền thanh/10.599 xã, phường, thị trấn, đạt tỷ lệ 91,3%. Hiện còn 920 xã, phường, thị trấn chưa có đài, chiếm 8,7%; tập trung chủ yếu là các xã khu vực miền núi phía Bắc, khu vực miền Trung - Tây Nguyên, tỉnh Kiên Giang và các phường của thành phố Hồ Chí Minh (Phụ lục 1). Nhân lực phụ trách đài truyền thanh là 13.853 người, trong đó công chức cấp xã kiêm nhiệm là 6.271 người, chiếm 45%; hoạt động không chuyên trách cấp xã là 7.582 người, chiếm 55%.

Về hệ thống truyền thanh cấp huyện: Cả nước hiện có 666 cơ sở truyền thanh cấp huyện/705 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, đạt tỷ lệ 94,5%; có 39 quận, thành phố thuộc tỉnh không tổ chức hệ thống truyền thanh cấp huyện. Hiện có 541 đài truyền thanh cấp huyện sáp nhập thành Trung tâm Truyền thông và Văn hóa/Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao theo Quyết định 308/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quản lý hoạt động truyền thanh - truyền hình cấp huyện đến năm 2020, đạt tỷ lệ 81,2%; còn 125 đài truyền thanh cấp huyện thuộc 18 tỉnh, thành phố chưa thực hiện sắp xếp, sáp nhập, chiếm tỷ lệ 18,8% (Phụ lục 2). Tổng số nhân lực làm việc tại các cơ sở truyền thanh cấp huyện là 7.271 người.

Về trang thông tin điện tử (bản tin điện tử): Cả nước hiện có hơn 2.500 xã, phường, thị trấn có trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Về bản tin thông tin cơ sở (bản tin giấy): Năm 2020, các tỉnh, thành phố cấp 936 giấy phép xuất bản bản tin, so với 2019 cấp 1.032 giấy phép; Trung ương cấp 75 giấp phép, so với 2019 cấp 120 giấy phép.

Về tài liệu không kinh doanh: Năm 2020, các tỉnh, thành phố cấp 5.007 giấy phép xuất bản tài liệu, so với 2019 cấp 5.768 giấy phép; Trung ương cấp 38 giấy phép xuất bản tài liệu, so với năm 2019 cấp 43 giấy phép.

Về hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở: Báo cáo viên được tổ chức thành hệ thống ở ba cấp: Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện do Ban Tuyên giáo cấp ủy các cấp quản lý và tổ chức hoạt động; tuyên truyền viên cơ sở được tổ chức ở xã, phường, thị trấn. Cả nước hiện có khoảng 500 báo cáo viên Trung ương; hơn 2.700 báo cáo viên cấp tỉnh; hơn 39.000 báo cáo viên cấp huyện và gần 180.000 tuyên truyền viên cơ sở.

Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp còn tổ chức các hình thức thông tin cơ sở khác để phổ biến thông tin thiết yếu đến người dân, như: Bảng tin truyền thống, bảng tin điện tử công cộng chạy chữ, màn hình LED, màn hình LCD đặt ở các khu vực trung tâm đông dân cư, trụ sở cơ quan, đơn vị; bảng tin điện tử quảng cáo ở các tòa nhà văn phòng, chung cư; các điểm bưu điện - văn hóa xã; tủ sách điện tử; cụm thông tin đối ngoại ở các khu vực biên giới, cửa khẩu quốc tế, trung tâm giao thương.

b) Đánh giá điểm mạnh

Thông tin cơ sở phát huy được vai trò là một kênh thông tin thiết yếu, có lợi thế nhất ở cơ sở: gần dân, sát dân, tuyên truyền hiệu quả đến người dân, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, mà không có kênh truyền thông nào có thể làm được với số lượng người được tiếp cận thông tin rất đông đảo đến khoảng 80 triệu người dân.

c) Đánh giá điểm yếu

Chính quyền địa phương một số nơi chưa thấy hết được vai trò, hiệu quả của thông tin cơ sở nên chưa quan tâm chỉ đạo tổ chức hoạt động, bố trí nguồn lực đầu tư phát triển, duy trì hoạt động hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn.

Từ trước đến nay, lĩnh vực thông tin cơ sở chưa có quy hoạch trong toàn quốc, nên mạng lưới thông tin cơ sở ở mỗi địa phương được tổ chức khác nhau.

Phương thức tổ chức hoạt động chủ yếu vẫn theo cách làm truyền thống, qua nhiều cấp trung gian, thông tin một chiều từ trên xuống, chưa có sự tương tác với người dân.

Công nghệ, thiết bị kỹ thuật của hệ thống thông tin cơ sở phần lớn là cũ, lạc hậu, nhiều nơi xuống cấp. Ứng dụng công nghệ trong tổ chức, quản lý hoạt động thông tin cơ sở còn hạn chế.

Nhân lực làm công tác thông tin cơ sở kiêm nhiệm hoặc không chuyên trách, nên thường xuyên thay đổi, làm việc kém hiệu quả.

II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển thông tin cơ sở là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương các cấp, có giải pháp, cách làm đột phá, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở từng địa phương, vùng, miền.

2. Thông tin cơ sở tăng cường tương tác hai chiều để người dân tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của chính quyền cùng giải quyết những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ sở.

3. Đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hóa thông tin cơ sở theo mô hình kết hợp giữa tập trung và phân quyền quản lý theo cấp hành chính; kiểm soát, giám sát và đánh giá được hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở.

4. Sử dụng hạ tầng viễn thông, Internet và các nền tảng công nghệ trong nước để tạo ra dữ liệu dùng chung với các hệ thống thông tin khác, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng đầy đủ thông tin thiết yếu của người dân.

5. Tạo sự gắn kết, đồng hành và thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ, truyền thông trong nước phát triển các sản phẩm, ứng dụng nền tảng số “Make in Vietnam”, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin để phát triển hệ thống thông tin cơ sở hiện đại và đồng bộ.

III. TẦM NHÌN

Thông tin cơ sở trở thành kênh thông tin hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của người dân, tương tác thông tin hai chiều giữa chính quyền với người dân trên môi trường số; phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền, cơ quan quản lý các cấp; người dân tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của chính quyền, cơ quan quản lý các cấp, cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng và tạo niềm tin, sự đồng thuận xã hội ở cơ sở và ngay từ cơ sở.

IV. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển mạng lưới thông tin cơ sở hiện đại, đồng bộ và thống nhất từ Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện đến xã, phường, thị trấn trong một hệ sinh thái thông tin đa ngành, đa lĩnh vực, tương tác và phản ánh nhanh nhạy trước những tác động của đời sống kinh tế - xã hội, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Phát triển mạng lưới thông tin cơ sở hiện đại

- Cấp xã:

Đến năm 2025, 100% xã, phường, thị trấn có hệ thống truyền thanh hoạt động đến thôn, bản, tổ dân phố, khu dân cư.

Đến năm 2025, 100% phường, thị trấn và trên 70% xã có trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã để phổ biến thông tin thiết yếu và tương tác với người dân.

Đến năm 2025, 100% phường, thị trấn và trên 70% xã có bảng tin điện tử công cộng để phổ biến thông tin thiết yếu đến người dân.

- Cấp huyện:

Đến năm 2023, 100% huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có cơ sở truyền thông cấp huyện.

Đến năm 2025, 100% quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và trên 80% huyện có bảng tin điện tử công cộng cỡ lớn (màn hình LED, màn hình LCD) được kết nối với Hệ thống thông tin nguồn tỉnh, thành phố.

- Cấp tỉnh:

Đến năm 2023, 100% tỉnh, thành phố có Hệ thống thông tin nguồn để quản lý tập trung và cung cấp thông tin thiết yếu cho hệ thống thông tin cơ sở của tỉnh, thành phố.

Đến năm 2025, 100% các sở, ngành cấp tỉnh và cấp huyện cung cấp thông tin thiết yếu thuộc lĩnh vực quản lý trên Hệ thống thông tin nguồn tỉnh, thành phố.

- Trung ương:

Đến năm 2023, thiết lập Hệ thống thông tin nguồn trung ương để cung cấp thông tin thiết yếu và giám sát, đánh giá được hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở trong toàn quốc.

Đến năm 2025, 100% các bộ, ngành Trung ương cung cấp thông tin thiết yếu thuộc lĩnh vực quản lý trên Hệ thống thông tin nguồn trung ương.

b) Thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động thông tin cơ sở

- Đến năm 2025, 100% thông tin thiết yếu phổ biến đến người dân của Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện được cung cấp trên Hệ thống thông tin nguồn trung ương và Hệ thống thông tin nguồn tỉnh, thành phố phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở.

- Đến năm 2025, 100% văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên và báo cáo, thống kê từ cơ sở về hoạt động thông tin cơ sở được thực hiện trên Hệ thống thông tin nguồn trung ương và Hệ thống thông tin nguồn tỉnh, thành phố.

- Đến năm 2025, 100% ý kiến phản ánh của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở cơ sở được tiếp nhận, xử lý trên Hệ thống thông tin nguồn trung ương và Hệ thống thông tin nguồn tỉnh, thành phố.

- Đến năm 2025, 100% đài truyền thanh cấp xã có dây/không dây FM chuyển đổi sang truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông.

- Đến năm 2025, sử dụng phổ biến công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp với công nghệ xử lý dữ liệu lớn (Big Data) trong sản xuất nội dung chương trình phát thanh; chuyển đổi nội dung văn bản sang giọng nói; chuyển ngữ nội dung phát thanh tiếng Việt sang tiếng các dân tộc thiểu số.

c) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm thông tin cơ sở

Đến năm 2025, 100% cán bộ làm công tác thông tin cơ sở cấp huyện và cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến về chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ để khai thác, biên soạn tài liệu, lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành thiết bị kỹ thuật hiện đại phù hợp với vị trí việc làm.

V. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Phát triển hạ tầng kỹ thuật mạng lưới thông tin cơ sở hiện đại

a) Thiết lập mỗi xã, phường, thị trấn một hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông

Đối với những xã, phường, thị trấn chưa có đài truyền thanh, đầu tư thiết lập mới đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông; trong đó sử dụng nguồn lực thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, tập trung đầu tư cho những xã chưa có đài truyền thanh thuộc các địa phương miền núi phía Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và Tây Nam Bộ theo lộ trình trong 2 năm từ 2022 - 2023.

Đối với những xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh có dây /không dây FM, tổ chức chuyển đổi theo lộ trình trong giai đoạn 2021 - 2025, mỗi năm từ 15 - 25% số đài truyền thanh có dây/không dây FM của tỉnh, thành phố sang truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông; theo nguyên tắc chuyển đổi trước những đài hư hỏng, xuống cấp, hết khấu hao (trên 5 năm). Các địa phương sử dụng nguồn lực thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, ngân sách của địa phương và các nguồn lực xã hội hóa để tổ chức chuyển đổi đài truyền thanh xã, phường, thị trấn.

b) Thiết lập mỗi xã, phường, thị trấn có trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã

Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã là một thành phần của Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân cấp huyện, có chức năng cung cấp thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã, phường, thị trấn; thông tin về các chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật mới và các quy định của chính quyền cơ sở; tin tức về các sự kiện, hoạt động nổi bật của cơ sở; có chức năng tìm kiếm, tra cứu, hỏi đáp trực tuyến nhằm đẩy mạnh tương tác giữa người dân với chính quyền cơ sở; liên kết, tích hợp thông tin với Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân cấp huyện. Các địa phương sử dụng ngân sách của địa phương để thiết lập trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã.

c) Thiết lập bảng tin điện tử công cộng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý

Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội, yêu cầu công tác truyền thông phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của chính quyền cơ sở, các xã, phường, thị trấn tổ chức thiết lập các loại bảng tin điện tử cho phù hợp. Bảng tin điện tử được đặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; địa điểm công cộng tập trung đông dân cư để người dân dễ nhìn thấy, dễ tìm hiểu các thông tin thiết yếu bằng chữ viết, hình ảnh. Các địa phương sử dụng ngân sách của địa phương và các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư, thiết lập bảng tin điện tử công cộng.

d) Thiết lập bảng tin điện tử công cộng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, được kết nối với Hệ thống thông tin nguồn tỉnh, thành phố

Các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thiết lập bảng tin điện tử công cộng cỡ lớn (màn hình LED, màn hình LCD) đặt ở các địa điểm đông người qua lại như quảng trường, vườn hoa, khu đô thị, trung tâm thương mại, khu vực cửa khẩu, biên giới. Trung tâm Truyền thông và Văn hóa/Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao cấp huyện là đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành bảng tin điện tử công cộng được kết nối với Hệ thống thông tin nguồn tỉnh, thành phố, thông qua mạng Internet/Intranet hoặc sim 3G/4G để nhận thông tin tuyên truyền, phổ biến đến người dân. Các địa phương sử dụng ngân sách của địa phương và các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư, thiết lập bảng tin điện tử công cộng.

Đối với các bảng tin điện tử quảng cáo cỡ lớn (màn hình LED, màn hình LCD) của các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trên địa bàn, khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có yêu cầu huy động, trưng dụng phục vụ công tác truyền thông thực hiện nhiệm vụ chính trị, khuyến khích kết nối với Hệ thống thông tin nguồn tỉnh, thành phố để nhận thông tin tuyên truyền, phổ biến đến người dân.

đ) Hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật, số hóa sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện của cơ sở truyền thông cấp huyện

Từ năm 2021 trở đi, các địa phương không đầu tư nâng cấp hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh của cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, chỉ duy trì hoạt động hệ thống truyền dẫn phát sóng hiện có cho đến khi xuống cấp, hết khấu hao. Từng bước chuyển đổi hoạt động của cơ sở truyền thanh - truyền hình thành cơ sở truyền thông thuộc Trung tâm Truyền thông và Văn hóa/Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao cấp huyện có chức năng, nhiệm vụ sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện.

Nâng cấp, hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật, số hóa sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện để tuyên truyền, phổ biến trên hệ thống đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông; đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, bảng tin điện tử và các phương tiện truyền thông khác của cấp huyện; cộng tác sản xuất, cung cấp nội dung cho các đài phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố và Trung ương. Các địa phương sử dụng nguồn lực thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và ngân sách của địa phương để đầu tư, hiện đại hóa các thiết bị kỹ thuật sản xuất nội dung.

Tiếp tục tổ chức sắp xếp, sáp nhập các đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện còn lại với các đơn vị sự nghiệp khác trên địa bàn theo hướng tinh gọn, từng bước chuyển đổi hoạt động thành cơ sở truyền thông thuộc Trung tâm Truyền thông và Văn hóa/Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao cấp huyện; hoàn thành trong năm 2022 và 2023.

Đối với những quận không có đài truyền thanh, các địa phương tổ chức cơ sở truyền thông thuộc Trung tâm Truyền thông và Văn hóa/Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao quận để cung cấp thông tin cho các đài truyền thanh phường, cổng thông tin điện tử, bảng tin điện tử và các phương tiện truyền thông khác của quận; cộng tác sản xuất, cung cấp nội dung cho các đài phát thanh, truyền hình thành phố và Trung ương.

e) Thiết lập Hệ thống thông tin nguồn tỉnh, thành phố để tổ chức quản lý tập trung và cung cấp thông tin nguồn cho hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng một Hệ thống thông tin nguồn do Sở Thông tin và Truyền thông trực tiếp quản lý, vận hành để tổ chức hoạt động thông tin cơ sở ở cả 3 cấp tỉnh, huyện và xã; cung cấp thông tin nguồn của cấp tỉnh và cấp huyện cho hệ thống thông tin cơ sở; theo dõi, giám sát được trạng thái hoạt động của các cụm loa truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông, bảng tin điện tử công cộng, các phương tiện thông tin cơ sở khác được kết nối và đánh giá tình hình hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Hệ thống thông tin nguồn tỉnh, thành phố do địa phương thực hiện đầu tư, đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu về tình hình hoạt động thông tin cơ sở của tỉnh, thành phố với Hệ thống thông tin nguồn trung ương.

Các tỉnh, thành phố sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư hoặc thực hiện thuê dịch vụ của doanh nghiệp công nghệ, viễn thông để thiết lập Hệ thống thông tin nguồn tỉnh, thành phố theo quy định tại Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin.

g) Thiết lập Hệ thống thông tin nguồn trung ương để cung cấp thông tin nguồn và giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở trong toàn quốc

Hệ thống thông tin nguồn trung ương do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý, vận hành bao gồm thành phần phục vụ công tác quản lý tại Trung ương và thành phần phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin nguồn của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hệ thống thông tin nguồn trung ương có chức năng:

- Cung cấp thông tin nguồn của Trung ương để phát trên đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông, đăng tải trên bảng tin điện tử công cộng và các phương tiện thông tin cơ sở khác trên toàn quốc.

- Số hóa cơ sở dữ liệu thông tin cơ sở: lưu trữ, cung cấp thông tin nguồn phục vụ hoạt động thông tin, tuyên truyền ở cơ sở.

- Thu thập, tổng hợp, phân tích, quản lý dữ liệu, đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở trong cả nước phục vụ công tác quản lý nhà nước.

- Triển khai các hình thức cung cấp tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến về chuyên môn nghiệp vụ thông tin cơ sở; tổ chức diễn đàn trao đổi, học tập kinh nghiệm tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền ở cơ sở qua mạng.

- Tiếp nhận, tổng hợp, xử lý và trả lời thông tin phản ánh của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở cơ sở thông qua ứng dụng trên các thiết bị di động thông minh, từ Cổng thông tin điện tử thông tin cơ sở theo từng tỉnh, thành phố.

h) Thiết lập ứng dụng trên thiết bị di động thông minh và sử dụng mạng xã hội để tăng cường tương tác với người dân

Ứng dụng trên thiết bị di động thông minh (điện thoại thông minh, máy tính cá nhân, máy tính bảng...) được kết nối với Hệ thống thông tin nguồn trung ương. Ứng dụng được thiết kế đơn giản, thuận tiện giúp người dân có thể dễ dàng thao tác, cài đặt, truy cập, và đáp ứng các yêu cầu chức năng, tính năng kỹ thuật cơ bản như: hiển thị thông tin; hiển thị thông báo; thực hiện khảo sát ý kiến của người dân; phản ánh hiện trường; ý kiến phản ánh, kiến nghị của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở cơ sở gửi đến các cơ quan chức năng. Khi có nhu cầu ứng dụng có thể tích hợp các dịch vụ tiện ích như: thanh toán tiền điện, nước,… và nền tảng ví điện tử (tài khoản điện tử) để thanh toán các giao dịch trực tuyến.

Cơ quan chỉ đạo, quản lý ở các cấp thiết lập trang tin trên các mạng xã hội, nhất là các mạng xã hội Việt Nam (Zalo, Lotus, Mocha...) để phổ biến thông tin thiết yếu đến người dùng (các thông điệp, tin ngắn, hình ảnh, âm thanh, videoclip...), đấu tranh phản bác thông tin xấu độc lan truyền trên không gian mạng. Thông qua đó, cơ quan chỉ đạo, quản lý có thể tổng hợp, phân tích những ý kiến bình luận, đánh giá của người dùng, dự báo các xu hướng tư tưởng trong xã hội, giúp cơ quan chỉ đạo, quản lý có thêm kênh thông tin tham khảo phục vụ công tác quản lý, điều hành và xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật.

i) Thiết lập Cổng thông tin điện tử thông tin cơ sở ở Trung ương kết nối, liên thông với Cổng thông tin điện tử thông tin cơ sở của tỉnh, thành phố

Cổng thông tin điện tử thông tin cơ sở ở Trung ương do Bộ Thông tin và Truyền thông thiết lập (sử dụng sub-domain của Cổng thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông), được kết nối, liên thông với Cổng thông tin điện tử thông tin cơ sở của tỉnh, thành phố do Sở Thông tin và Truyền thông thiết lập (sử dụng sub-domain của Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố).

Cổng thông tin điện tử thông tin cơ sở có chức năng cơ bản sau:

- Đăng tải các bản tin, thông tin chuyên đề; phổ biến các văn bản pháp luật; văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thông tin cơ sở; các hoạt động thông tin cơ sở của Trung ương và các địa phương, để người dân có thể truy cập và theo dõi.

- Thông tin tương tác hai chiều giữa người dân và chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Người dân có thể gửi ý kiến phản ánh, đánh giá, nhận xét về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở cơ sở. Kết quả xử lý được công bố trên Cổng thông tin điện tử thông tin cơ sở của Trung ương và tỉnh, thành phố.

- Cổng thông tin điện tử thông tin cơ sở của Trung ương kết nối với Hệ thống thông tin nguồn trung ương; Cổng thông tin điện tử thông tin cơ sở của tỉnh, thành phố kết nối với Hệ thống thông tin nguồn tỉnh, thành phố, để giúp người dân có thể nghe lại các chương trình truyền thanh cơ sở ở từng địa phương, khu vực.

2. Hiện đại hóa sản xuất nội dung tuyên truyền

Sử dụng các thiết bị kỹ thuật số, các phần mềm phân tích dữ liệu lớn (Big Data) kết hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tổng hợp, phân tích, chọn lọc thông tin, phục vụ sản xuất nội dung, lưu trữ và quản lý nội dung; tối ưu hóa hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng nội dung, tiết kiệm thời gian, giải bài toán thiếu nhân lực làm công tác thông tin cơ sở.

Nghiên cứu, lựa chọn sử dụng các nền tảng công nghệ trong nước chuyển đổi nội dung văn bản thành giọng nói với các giọng đọc biểu cảm, ngữ điệu tự nhiên, phù hợp với văn hóa từng địa phương, vùng, miền, làm cho nội dung tuyên truyền, phổ biến đến người dân được gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng thực hiện.

Nghiên cứu, lựa chọn sử dụng các nền tảng công nghệ trong nước chuyển đổi nội dung phát thanh tiếng Việt sang tiếng các dân tộc thiểu số để cung cấp các bản tin phát thanh tiếng dân tộc thiểu số cho những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

3. Phát triển nhân lực làm công tác thông tin cơ sở

Tổ chức nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về thông tin cơ sở ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng tinh gọn và phương châm mỗi công chức quản lý đảm đương nhiều việc, sử dụng thành thạo công nghệ phục vụ hoạt động quản lý, thực thi pháp luật và có năng lực tổ chức các hoạt động truyền thông ở cơ sở. Đồng thời, sử dụng “trợ lý ảo” chuyên sâu về lĩnh vực thông tin cơ sở hỗ trợ xử lý công việc, soạn thảo văn bản, tìm kiếm dữ liệu.

Rà soát, sắp xếp nhân lực làm việc ở cơ sở truyền thông cấp huyện theo hướng nhân lực thực hiện nhiệm vụ truyền dẫn, phát sóng (nhân viên kỹ thuật) có thể tinh giảm dần, hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để quản lý, sử dụng các thiết bị kỹ thuật số; hỗ trợ quản lý kỹ thuật đài truyền thanh cơ sở; hoặc chuyển đổi sang thực hiện nhiệm vụ sản xuất nội dung. Nhân lực thực hiện nhiệm vụ sản xuất nội dung (phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên) tập trung sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện, cung cấp cho đài truyền thanh cơ sở; sản xuất nội dung cho Cổng thông tin điện tử, bảng tin điện tử công cộng và các phương tiện truyền thông khác của cấp huyện; cộng tác sản xuất, cung cấp nội dung cho đài phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố và Trung ương.

Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, bố trí công chức văn hóa - xã hội cấp xã kiêm nhiệm hoặc người hoạt động không chuyên trách cấp xã trực tiếp quản lý, vận hành hệ thống thông tin cơ sở của xã, phường, thị trấn: đài truyền thanh, trang thông tin điện tử, bảng tin điện tử công cộng và các phương tiện thông tin cơ sở khác.

Tổ chức kết nối mạng lưới nhân lực làm việc tại các cơ quan báo chí, truyền thông, các doanh nghiệp công nghệ, sản xuất, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động thông tin cơ sở, để hợp tác, tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao hỗ trợ hoạt động thông tin cơ sở.

VI. GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ

1. Giải pháp về xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật

Xây dựng quy hoạch lĩnh vực thông tin cơ sở trong Quy hoạch mạng lưới báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Nghiên cứu, đề xuất bổ sung lĩnh vực thông tin cơ sở trong Luật Báo chí sửa đổi thành Luật Báo chí, truyền thông hoặc Luật Thông tin.

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng Nghị định của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin cơ sở thay thế Quy chế hoạt động thông tin cơ sở ban hành theo Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Xây dựng quy định về phối hợp cung cấp thông tin thiết yếu thuộc lĩnh vực quản lý của các bộ, ngành Trung ương và các sở, ngành địa phương trên Hệ thống thông tin nguồn trung ương và Hệ thống thông tin nguồn tỉnh, thành phố.

2. Giải pháp về chuyển đổi số hoạt động thông tin cơ sở

Thúc đẩy chuyển đổi số các hoạt động thông tin cơ sở, tập trung vào các nội dung sau:

- Tổ chức, điều hành hoạt động quản lý nhà nước và đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Cục Thông tin cơ sở trên nền tảng quản lý công việc nội bộ trên môi trường số.

- Tổ chức hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn và cung cấp thông tin từ Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện đến cơ sở trên môi trường số.

- Tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở, phục vụ công tác quản lý nhà nước trên môi trường số.

- Tổ chức cung cấp tài liệu và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền; tạo diễn đàn trao đổi, học tập kinh nghiệm tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền ở cơ sở cho cán bộ thông tin cơ sở trên môi trường số.

- Tổ chức hoạt động thu thập, tổng hợp và xử lý dữ liệu về ý kiến phản ánh của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở cơ sở trên môi trường số.

3. Giải pháp về huy động các nguồn lực phát triển

Trung ương bố trí kinh phí hỗ trợ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí kinh phí đối ứng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; ngân sách của địa phương chi đầu tư phát triển và bảo đảm kinh phí hằng năm duy trì hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn.

Các địa phương huy động các nguồn xã hội hóa hợp pháp từ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đề đầu tư phát triển hệ thống thông tin cơ sở.

Vận động các doanh nghiệp công nghệ, truyền thông trong nước xây dựng các nền tảng, hạ tầng kỹ thuật hệ thống thông tin cơ sở, chính quyền địa phương thuê dịch vụ theo quy định.

4. Giải pháp về cung cấp thông tin

Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương tổ chức cung cấp thông tin thiết yếu thuộc lĩnh vực quản lý, phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở.

Cơ quan chỉ đạo, quản lý các cấp tổ chức sản xuất, cung cấp thông tin thiết yếu trên các loại hình thông tin mới, hiện đại, kết hợp với các loại hình thông tin truyền thống, phù hợp với nhu cầu, điều kiện tiếp nhận thông tin của từng nhóm dân cư, như: nhắn tin trên mạng thông tin di động, truyền thông trên các nền tảng công nghệ (mạng xã hội, tủ sách điện tử, các app chức năng...), bản tin, tài liệu không kinh doanh, điểm bưu điện - văn hóa xã, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên và các loại hình thông tin cơ sở khác.

5. Giải pháp về nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thông tin cơ sở

Tổ chức biên soạn sách hướng dẫn, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn hướng dẫn về nghiệp vụ, kiến thức kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng tuyên truyền và tổ chức các hoạt động thông tin cơ sở bằng bài giảng E-Learning, videoclip.

Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông tin cơ sở, cập nhật kiến thức về kỹ thuật, công nghệ chủ yếu bằng hình thức trực tuyến; có thể mở các khóa/lớp đào tạo, tập huấn từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn; đưa nội dung đào tạo, tập huấn bồi dưỡng lên nền tảng online, cán bộ thông tin cơ sở có thể tự học, tự thi.

Sử dụng công nghệ AI, “trợ lý ảo” chuyên sâu về thông tin cơ sở hỗ trợ công chức quản lý nhà nước thực thi các hoạt động quản lý và tổ chức hoạt động truyền thông ở cơ sở; hỗ trợ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở xã, phường, thị trấn khai thác, biên soạn nội dung tuyên truyền, quản lý, vận hành thiết bị kỹ thuật hiện đại.

Tổ chức giao lưu, trải nghiệm thực tế giữa các địa phương để cán bộ làm công tác thông tin cơ sở trao đổi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và chia sẻ các kinh nghiệm hay trong tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền ở cơ sở.

6. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm

Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác thông tin cơ sở để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, người đứng đầu các cấp, các cơ quan, đơn vị về vai trò, tầm quan trọng, hiệu quả của thông tin cơ sở.

Xây dựng các tài liệu tuyên truyền, các chuyên mục tuyên truyền về các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án và kết quả thực hiện việc hiện đại hóa lĩnh vực thông tin cơ sở trên các phương tiện truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, tầm quan trọng của thông tin cơ sở là kênh thông tin thiết yếu và tương tác hai chiều giữa chính quyền với người dân ở cơ sở.

Tuyên truyền, phổ biến tại các hội nghị, hội thảo, hội thi, tập huấn, tổ chức các sự kiện truyền thông về thông tin cơ sở.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Thông tin cơ sở chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành các kế hoạch, đề án triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Bộ trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược này.

2. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: ban hành các kế hoạch, đề án; bố trí kinh phí đối ứng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, ngân sách của địa phương đầu tư phát triển và bảo đảm duy trì hoạt động thường xuyên hệ thống thông tin cơ sở; bố trí nhân lực trực tiếp quản lý, vận hành hệ thống thông tin cơ sở, để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của địa phương trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược này.

VIII. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2021 - 2025 theo Phụ lục 3./.

 

PHỤ LỤC 1

THỐNG KÊ ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP XÃ TRONG TOÀN QUỐC
(Tính đến tháng 7/2021)

TT

Tên vùng

Tổng số xã, phường, thị trấn

Trong đó:

Tổng số đài  truyền thanh cấp xã

Trong đó:

Tổng số xã, phường, thị trấn chưa có đài truyền thanh

Phường

Thị trấn

Đài ứng dụng CNTT- VT

Số cụm loa ứng dụng CNTT-VT

I

Vùng Đông Bắc

1.187

1.034

76

77

965

151

1.599

222

1

Hà Giang

193

175

5

13

174

123

1200

19

2

Cao Bằng

161

139

8

14

81

3

22

80

3

Bắc Kạn

108

96

6

6

103

8

63

5

4

Tuyên Quang

138

122

10

6

138

7

174

 

5

Thái Nguyên

178

137

32

9

123

4

87

55

6

Lạng Sơn

200

181

5

14

137

6

53

63

7

Bắc Giang

209

184

10

15

209

 

 

 

II

Vùng Tây Bắc

1.140

1.002

77

61

975

73

571

165

8

Lào Cai

152

127

16

9

149

4

31

3

9

Yên Bái

173

150

13

10

173

 

 

 

10

Phú Thọ

225

197

17

11

225

19

246

 

11

Điện Biên

129

115

9

5

96

23

 

33

12

Lai Châu

106

94

5

7

97

20

207

9

13

Sơn La

204

188

7

9

104

6

72

100

14

Hòa Bình

151

131

10

10

134

1

15

17

III

Vùng ĐB Sông Hồng

2.369

1.764

489

116

2.348

88

1.552

21

15

Hà Nội

579

383

175

21

579

21

423

 

16

Vĩnh Phúc

136

105

15

16

136

2

 

 

17

Bắc Ninh

126

89

31

6

126

4

 

 

18

Quảng Ninh

177

98

72

7

156

45

892

21

19

Hải Dương

235

178

47

10

235

3

47

 

20

Hải Phòng

217

141

66

10

217

11

176

 

21

Hưng Yên

161

139

14

8

161

 

 

 

22

Thái Bình

260

241

10

9

260

 

 

 

23

Hà Nam

109

83

20

6

109

 

 

 

24

Nam Định

226

188

22

16

226

1

 

 

25

Ninh Bình

143

119

17

7

143

1

14

 

IV

Vùng Bắc Trung Bộ

1.511

1.318

115

78

1.434

37

402

77

26

Thanh Hóa

559

496

34

29

559

2

17

 

27

Nghệ An

460

411

32

17

444

3

30

16

28

Hà Tĩnh

216

182

21

13

216

1

12

 

29

Quảng Bình

151

128

15

8

128

16

206

23

30

Quảng Trị

125

101

13

11

87

12

137

38

V

Vùng Nam Trung Bộ-TN

1.596

1.233

274

89

1.528

33

362

68

31

Thừa Thiên Huế

141

95

39

7

141

1

 

 

32

Đà Nẵng

56

11

45

0

41

2

 

15

33

Quảng Nam

241

203

25

13

234

8

91

7

34

Quảng Ngãi

173

148

17

8

173

 

 

 

35

Bình Định

159

116

32

11

159

 

 

 

36

Phú Yên

110

83

21

6

108

5

44

2

37

Khánh Hòa

139

98

35

6

139

2

55

 

38

Kon Tum

102

85

10

7

97

3

53

5

39

Gia Lai

220

182

24

14

184

10

101

36

40

Đắk Lắk

184

152

20

12

184

 

 

 

41

Đắk Nông

71

60

6

5

71

2

18

 

VI

Vùng Đông Nam Bộ

1.191

680

447

64

942

43

346

249

42

Ninh Thuận

65

47

15

3

57

 

 

8

43

Bình Thuận

124

93

19

12

115

 

 

9

44

Lâm Đồng

142

111

18

13

131

 

 

11

45

Bình Phước

111

90

15

6

111

15

132

 

46

Tây Ninh

94

71

17

6

94

22

268

 

47

Bình Dương

91

42

45

4

91

6

8

 

48

Đồng Nai

170

121

40

9

170

 

 

 

49

Bà Rịa - Vũng Tàu

82

47

29

6

82

 

 

 

50

TP. Hồ Chí Minh

312

58

249

5

113

 

 

199

VII

Vùng ĐB Sông Cửu Long

1.605

1.263

217

125

1.487

95

646

118

51

Long An

188

161

12

15

188

 

12

 

52

Tiền Giang

172

143

22

7

172

1

 

 

53

Bến Tre

157

142

8

7

157

 

 

 

54

Trà Vinh

106

85

11

10

99

 

 

7

55

Vĩnh Long

107

87

14

6

107

11

 

 

56

Đồng Tháp

143

115

19

9

143

35

593

 

57

An Giang

156

116

21

19

156

42

 

 

58

Kiên Giang

144

116

18

10

33

2

 

111

59

Cần Thơ

83

36

42

5

83

 

 

 

60

Hậu Giang

75

51

13

11

75

 

24

 

61

Sóc Trăng

109

80

17

12

109

2

15

 

62

Bạc Liêu

64

49

10

5

64

 

 

 

63

Cà Mau

101

82

10

9

101

2

2

 

 

TỔNG CỘNG:

10.599

8.294

1.695

610

9.679

520

5.565

920

 

PHỤ LỤC 2

THỐNG KÊ CƠ SỞ TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN TRONG TOÀN QUỐC
(Tính đến tháng 7/2021)

TT

Tỉnh, thành phố

Tổng số đơn vị hành chính cấp huyện

Trong đó:

Tổng số Cơ sở TTTH cấp huyện

Trong đó:

Huyện

Quận, thị xã, thành phố,

Số đài hoạt động độc lập (chưa sáp nhập)

Số đài đã sáp nhập vào đơn vị sự nghiệp VH&TT

I

Vùng Đông Bắc

66

57

9

65

0

65

1

Hà Giang

11

10

1

11

 

11

2

Cao Bằng

10

9

1

10

 

10

3

Bắc Kạn

8

7

1

8

 

8

4

Tuyên Quang

7

6

1

7

 

7

5

Thái Nguyên

9

6

3

9

 

9

6

Lạng Sơn

11

10

1

10

 

10

7

Bắc Giang

10

9

1

10

 

10

II

Vùng Tây Bắc

71

60

11

71

13

50

8

Lào Cai

9

7

2

9

 

9

9

Yên Bái

9

7

2

9

 

9

10

Phú Thọ

13

11

2

13

13

 

11

Điện Biên

10

8

2

10

 

10

12

Lai Châu

8

7

1

8

 

8

13

Sơn La

12

11

1

12

 

12

14

Hoà Bình

10

9

1

10

 

10

III

Vùng đồng bằng Sông Hồng

129

89

40

114

41

73

15

Hà Nội

30

17

13

18

 

18

16

Vĩnh Phúc

9

7

2

9

 

9

17

Bắc Ninh

8

6

2

8

8

 

18

Quảng Ninh

13

7

6

13

 

13

19

Hải Dương

12

10

2

12

12

 

20

Hải Phòng

15

8

7

11

 

11

21

Hưng Yên

10

8

2

10

10

 

22

Thái Bình

8

7

1

8

8

 

23

Hà Nam

6

4

2

6

 

6

24

Nam Định

10

9

1

10

 

10

25

Ninh Bình

8

6

2

8

3

5

IV

Vùng Bắc Trung Bộ

79

65

14

79

9

70

26

Thanh Hóa

27

23

4

27

 

27

27

Nghệ An

21

17

4

21

 

21

28

Hà Tĩnh

13

10

3

13

 

13

29

Quảng Bình

8

6

2

8

8

 

30

Quảng Trị

10

8

2

10

1

9

V

Vùng Nam Trung Bộ-Tây Nguyên

127

101

26

123

14

109

31

Thừa Thiên Huế

9

6

3

9

 

9

32

Đà Nẵng

8

6

2

5

 

5

33

Quảng Nam

18

15

3

18

 

18

34

Quảng Ngãi

13

11

2

13

 

13

35

Bình Định

11

8

3

11

 

11

36

Phú Yên

9

6

3

9

 

9

37

Khánh Hòa

9

6

3

8

 

8

38

Kon Tum

10

9

1

10

 

10

39

Gia Lai

17

14

3

17

 

17

40

Đắk Lắk

15

13

2

15

14

1

41

Đắk Nông

8

7

1

8

 

8

VI

Vùng Đông Nam Bộ

99

61

38

81

14

67

42

Ninh Thuận

7

6

1

7

 

7

43

Bình Thuận

10

8

2

10

1

9

44

Lâm Đồng

12

10

2

12

 

12

45

Bình Phước

11

8

3

11

6

5

46

Tây Ninh

9

6

3

9

 

9

47

Bình Dương

9

4

5

9

3

6

48

Đồng Nai

11

9

2

11

 

11

49

Bà Rịa - Vũng Tàu

8

5

3

7

 

7

50

TP. Hồ Chí Minh

22

5

17

5

4

1

VII

Vùng đồng bằng Sông Cửu Long

134

101

33

134

34

107

51

Long An

15

13

2

15

 

15

52

Tiền Giang

11

8

3

11

1

10

53

Bến Tre

9

8

1

9

 

9

54

Trà Vinh

9

7

2

9

 

9

55

Vĩnh Long

8

6

2

8

 

8

56

Đồng Tháp

12

9

3

12

 

12

57

An Giang

11

8

3

11

7

4

58

Kiên Giang

15

12

3

15

 

15

59

Cần Thơ

9

4

5

9

 

9

60

Hậu Giang

8

5

3

8

8

 

61

Sóc Trăng

11

8

3

11

11

 

62

Bạc Liêu

7

5

2

7

7

 

63

Cà Mau

9

8

1

9

 

9

 

TỔNG CỘNG:

705

533

172

666

125

541

 

PHỤ LỤC 3

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC THÔNG TIN CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1381/QĐ-BTTTT ngày 07/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

TT

Tên nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Sản phẩm

Thời hạn hoàn thành

I

XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT

1

Xây dựng Quy hoạch lĩnh vực thông tin cơ sở trong Quy hoạch mạng lưới báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050

Viện Chiến lược TT&TT

Cục TTCS và các đơn vị liên quan

Quyết định của TTgCP

2022

2

Tổ chức tổng kết, đánh giá 5 năm thực hiện Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở

Cục TTCS

Sở TTTT và các đơn vị liên quan

Báo cáo trình TTgCP

2021

3

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng Nghị định của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin cơ sở thay thế Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở

Cục TTCS

Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan

Nghị định

2023

4

Nghiên cứu, đề xuất bổ sung quy định hoạt động thông tin cơ sở trong Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung

Cục TTCS

Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan

Báo cáo đề xuất

2022

5

Nghiên cứu, xây dựng quy định về phối hợp cung cấp thông tin thiết yếu thuộc lĩnh vực quản lý của các bộ, ngành Trung ương trên Hệ thống thông tin nguồn trung ương

Cục TTCS

Vụ Pháp chế, các các đơn vị liên quan

Quyết định của TTgCP

2023

6

Nghiên cứu, xây dựng quy định về phối hợp cung cấp thông tin thiết yếu thuộc lĩnh vực quản lý của các sở, ngành địa phương trên Hệ thống thông tin nguồn tỉnh, thành phố

Sở TTTT

Các sở, ngành liên quan

Quyết định của UBND tỉnh, thành phố

2023

7

Nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung liên quan đến thông tin cơ sở trong các Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025

Vụ KHTC

Cục TTCS và các đơn vị liên quan

Thông tư và các văn bản hướng dẫn

2022

8

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2020/TT-BTTTT quy định về quản lý đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông

Cục TTCS

Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan

Thông tư sửa đổi, bổ sung

2025

9

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Văn bản số 1273/BTTTT-TTCS hướng dẫn về chức năng, tính năng kỹ thuật của Hệ thống thông tin nguồn trung ương, Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh và kết nối các hệ thống thông tin (Phiên bản 1.0)

Cục TTCS

Cục Tin học hóa và các đơn vị liên quan

Văn bản hướng dẫn của Bộ TTTT

2023

10

Nghiên cứu, xây dựng Chiến lược phát triển Cục Thông tin cơ sở giai đoạn 2021 - 2025

Cục TTCS

Vụ Tổ chức cán bộ và đơn vị liên quan

Quyết định của Bộ trưởng

2021

II

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG MẠNG LƯỚI THÔNG TIN CƠ SỞ

11

Tổ chức thiết lập hệ thống truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông

UBND cấp huyện

Sở TTTT và các đơn vị liên quan

Đài truyền thanh ứng dụng CNTT-VT

2022 - 2025

12

Tổ chức thiết lập trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã

UBND cấp huyện

Sở TTTT và các đơn vị liên quan

Trang thông tin

2022 - 2025

13

Tổ chức thiết lập bảng tin điện tử công cộng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý

UBND cấp huyện

Sở TTTT và các đơn vị liên quan

Bảng tin điện tử công cộng

2022 - 2025

14

Tổ chức thiết lập bảng tin điện tử công cộng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý

UBND cấp huyện

Sở TTTT và các đơn vị liên quan

Bảng tin điện tử kết nối với HT thông tin nguồn

2022 - 2025

15

Tổ chức nâng cấp, hiện đại hóa các thiết bị kỹ thuật, số hóa sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện của cơ sở truyền thông cấp huyện

UBND cấp huyện

Sở TTTT và các đơn vị liên quan

Các thiết bị kỹ thuật số

2022 - 2025

16

Tổ chức thiết lập Hệ thống thông tin nguồn trung ương tại Bộ TTTT

Cục TTCS

Cục Tin học hóa và đơn vị liên quan

Hệ thống TT nguồn

2022 - 2023

17

Tổ chức thiết lập Hệ thống thông tin nguồn tỉnh, thành phố

Sở TTTT

Cục TTCS và các đơn vị liên quan

Hệ thống TT nguồn

2022 - 2023

18

Tổ chức xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động thông minh để tăng cường tương tác với người dân

Cục TTCS

Cục Tin học hóa và các đơn vị liên quan

Phần mềm ứng dụng

2022 - 2023

19

Thiết lập Cổng thông tin điện tử về thông tin cơ sở của Trung ương

Cục TTCS

Trung tâm Thông tin và các đơn vị liên quan

Cổng thông tin điện tử

2022 - 2023

20

Thiết lập Cổng thông tin điện tử về thông tin cơ sở của tỉnh, thành phố

Sở TTTT

Cục TTCS và các đơn vị liên quan

Cổng thông tin điện tử

2022 - 2023

III

THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CƠ SỞ

21

Nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số của Cục Thông tin cơ sở đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Cục TTCS

Cục Tin học hóa và các đơn vị liên quan

Quyết định của Bộ trưởng

2021

IV

HIỆN ĐẠI HÓA SẢN XUẤT NỘI DUNG VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN

22

Nghiên cứu, lựa chọn sử dụng các nền tảng công nghệ chuyển đổi nội dung văn bản thành giọng nói; chuyển đổi nội dung phát thanh tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số

Cục TTCS

Cục Tin học hóa và các đơn vị liên quan

Các phần mềm ứng dụng

2022 - 2023

23

Tổ chức sản xuất, cung cấp thông tin thiết yếu trên Hệ thống thông tin nguồn trung ương

Cục TTCS

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sản phẩm truyền thông

2023 - 2025

24

Tổ chức sản xuất, cung cấp thông tin thiết yếu trên Hệ thống thông tin nguồn tỉnh, thành phố

Sở TTTT

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Sản phẩm truyền thông

2023 - 2025

V

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC THÔNG TIN CƠ SỞ

25

Hướng dẫn tổ chức xây dựng nhân lực làm việc của cơ sở truyền thông thuộc Trung tâm Truyền thông và Văn hóa/Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao cấp huyện

Vụ Tổ chức cán bộ

Cục TTCS và các đơn vị liên quan

Văn bản hướng dẫn

2022 - 2023

26

Hướng dẫn tổ chức xây dựng nhân lực làm công tác thông tin cơ sở ở xã, phường, thị trấn

Vụ Tổ chức cán bộ

Cục TTCS và các đơn vị liên quan

Văn bản hướng dẫn

2022 - 2023

27

Tổ chức biên soạn các sách hướng dẫn, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông tin cơ sở

Cục TTCS

Sở TTTT và các đơn vị liên quan

Tài liệu

2022 - 2023

28

Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ thông tin cơ sở cho cán bộ thông tin cơ sở cấp tỉnh và cấp huyện

Cục TTCS

Sở TTTT và các đơn vị liên quan

Hội nghị trực tuyến

2022 - 2025

29

Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ thông tin cơ sở cho cán bộ thông tin cơ sở cấp xã và thôn, bản, tổ dân phố

Sở TTTT

Cục TTCS và các đơn vị liên quan

Hội nghị trực tuyến/tập trung

2022 - 2025

 



1 Hệ thống loa truyền thanh cảnh báo thảm họa ở Nhật Bản được chính quvền các địa phương thiết lập sau trận động đất nghiêm trọng xảy ra tại tỉnh Niigata năm 1964. Hệ thống này luôn được cải tiến, nâng cấp thiết bị lên hệ thống kỹ thuật số tân tiến. Ngoài chức năng phát thông tin cảnh báo thảm họa, chính quyền địa phương còn sử dụng hệ thống loa truyền thanh để thông báo đến người dân những thông tin về ngày bầu cử; đăng ký khám sức khỏe định kỳ; nhắc người dân vứt rác đúng quy định; nhắc trẻ em biết giờ chơi đã hết, trên đường về nhà phải đảm bảo an toàn giao thông...

2 Hệ thống phát thanh IP tại Cảng hàng không Hồng Kông (Trung Quốc) truyền tải thông báo, hình ảnh đến nhân viên, hành khách trong khu vực sân bay rộng 2km2. Hệ thống sử dụng công nghệ AV-over-IP. cho phép nén tín hiệu âm thanh và truyền tải qua hạ tầng mạng của Cảng hàng không mà không làm suy giảm chất lượng; cho phép tách biệt thông báo đến từng khu vực trong sân bay.

Hệ thống phát thanh IP đa phân vùng tại Trường âm nhạc Taipei (Đài Loan - Trung Quốc) là trung tâm đào tạo âm nhạc có khuôn viên rộng với 24 phòng học, 23 phòng hòa âm đặc biệt và 34 văn phòng khác nhau. Hệ thống phát thanh được quản lý tập trung, có thể phát được nhiều nguồn âm thanh khác nhau và phát riêng cho từng phòng học theo yêu cầu. Tương ứng với từng phòng khác nhau sẽ có các thông báo khác nhau, âm thanh nền khác nhau.

Trung tâm phát thanh IP Plaza Media (Đức) được thiết kế với 3 chức năng chính: (i) Trung tâm phát thanh tập trung dựa trên nền tảng IP; (ii) Xử lý âm thanh trên nền tảng IP; (iii) Truyền dẫn tín hiệu qua mạng WAN.

Hệ thống phát thanh IP tại Trường Đại học Liberty University (Hoa Kỳ) với giải pháp Dante audio đã tách biệt lớp mạng (VLAN) cho hệ thống âm thanh và lớp mạng cho việc trao đổi dữ liệu. Nhờ đó, đảm bảo được chất lượng âm thanh và hiệu năng hoạt động của hệ thống phát thanh. Ngoài ra, việc chuyển đổi sang hệ thống âm thanh số cho phép sinh viên của trường có thể tận dụng chức năng kiểm tra âm thanh ảo, truy cập các bản ghi âm thanh độc lập, trộn các bản hòa âm khác nhau để phối thành một bản phối hoàn chỉnh theo ý muốn. Kết quả sau chuyển đổi, gần như ngay lập tức mang lại lợi tức đầu tư do tiết kiệm được chi phí, linh hoạt trong vận hành và mang lại nhiều giá trị trong quá trình đào tạo của trường.

3 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội. 2021, tr.206.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1381/QĐ-BTTTT năm 2021 về Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

  • Số hiệu: 1381/QĐ-BTTTT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 07/09/2021
  • Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/09/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản