Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1377/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 26 tháng 6 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĐIỀU BỀN VỮNG TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2015-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 3993/QĐ-BNN-TT ngày 18/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án phát triển bền vững ngành điều Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-BNN-TT ngày 13/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành điều Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt quy hoạch nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

Xét văn bản số 1133/SNN-KH ngày 22/6/2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển cây điều bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015-2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án tái canh, cải tạo giống điều phát triển cây điều bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015-2020.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông; thủ trưởng các đơn vị, tổ chức có liên quan căn cứ Quyết định thi hành từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Các PVP;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT, NN, TH2, TC, KH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CANH, CẢI TẠO GIỐNG ĐIỀU PHÁT TRIỂN CÂY ĐIỀU BỀN VỮNG TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 1377/QĐ-UBND ngày 26/6/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

I. Mục đích, yêu cầu, phạm vi thực hiện:

1. Mục đích:

- Thực hiện việc chuyển đổi, tái canh, cải tạo giống, thâm canh đối với diện tích điều già cỗi, năng suất thấp trên địa bàn, nâng cao năng suất, chất lượng hạt điều thương phẩm trên thị trường.

- Phấn đấu đến năm 2020 năng suất điều bình quân toàn tỉnh đạt 12 tạ/ha, góp phần ổn định sản xuất tăng thu nhập cho người trồng điều và hình thành vùng sản xuất điều bền vững và cải thiện mức sống của nông dân trồng điều trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu:

- Ưu tiên tập trung chuyển đổi diện tích điều già cỗi, năng suất thấp bằng biện pháp tái canh, ghép cải tạo, thâm canh theo hình thức cuốn chiếu, ưu tiên thực hiện đối với những vườn điều có năng suất từ thấp đến cao.

- Chỉ hỗ trợ thực hiện tái canh, ghép cải tạo và thâm canh điều trong vùng quy hoạch phát triển cây điều của tỉnh.

- Lồng ghép cùng với các chương trình, dự án, đề án khác để thực hiện có hiệu quả việc tái canh, ghép cải tạo và thâm canh vườn điều già cỗi, năng suất thấp trên địa bàn tỉnh.

3. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông. Các địa phương trồng cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

II. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

Tập trung cải tạo, tái canh vườn điều già cỗi, năng suất thấp bằng các giống điều cao sản có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng địa phương, Phấn đấu đến năm 2020 có 8.880 ha điều được cải tạo, bao gồm:

- Diện tích ghép cải tạo: 4.830 ha;

- Diện tích tái canh: 4.050 ha.

- Nâng năng suất điều đạt bình quân toàn tỉnh 12 tạ/hạ, (diện tích cải tạo giống đạt 15 tạ/ha).

III. Nội dung thực hiện:

1. Chuẩn bị giống phục vụ cho việc ghép cải tạo và tái canh điều.

a) Bình tuyển các cây đầu dòng:

- Tổ chức bình tuyển, công nhận các cây điều đầu dòng có năng suất, chất lượng tốt trên địa bàn để làm cơ sở hình thành các vườn điều đầu dòng, từ đó tạo nguồn giống đảm bảo chất lượng để thực hiện kế hoạch tái canh, cải tạo điều thời gian tới. Tại các xã có diện tích điều lớn cần điều tra, bình tuyển chọn ít nhất 2-3 cây đầu dòng ngay tại địa phương để cung cấp chồi cho ghép cải tạo và nhân giống.

- Tổng số lượng cây đầu dòng được bình tuyển: 50 cây.

b) Xây dựng các vườn cây đầu dòng:

Từ các cây đầu dòng đã được bình tuyển hỗ trợ hình thành các vườn cây đầu dòng cung cấp giống có chất lượng thích nghi với điều kiện đặc thù từng địa phương để phục vụ kế hoạch cải tạo giống điều theo đúng lộ trình, cụ thể như sau:

- Mỗi huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên xây dựng 01 vườn cây đầu dòng cấp huyện quy mô 0,5 ha/vườn (1.100 cây/vườn). Vườn đầu dòng bao gồm các cây được tuyển chọn tại địa phương và các giống du nhập từ các địa phương khác, thời gian thực hiện trong năm 2015.

- Tại các xã có diện tích điều lớn, thực hiện các vườn cây đầu dòng tại xã, quy mô 0,1 ha/ vườn (220 cây/vườn). Trong đó, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên mỗi huyện xây dựng 03 vườn, Đam Rông xây dựng 01 vườn.

c) Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất giống điều ghép:

Mỗi huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên xây dựng 01 mô hình trình diễn sản xuất giống điều ghép qui mô 0,2 ha/vườn, sản lượng 200.000 cây ghép trên năm. Giống thực hiện gồm các chồi được lấy từ các cây đầu dòng được tuyển chọn tại chỗ và các giống du nhập từ các địa phương khác.

2. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật.

- Hoàn thiện 05 quy trình: quy trình thâm canh điều; qui trình ghép cải tạo điều; quy trình tái canh điều; quy trình sản xuất giống điều, qui trình xử lý kích thích điều ra hoa đậu quả phù hợp với đặc thù của địa phương; phát hành thành tài liệu trực quan để chuyển giao cho lực lượng tiểu giáo viên, khuyến nông viên cơ sở, người dân.

- Thực hiện 05 DVD về quy trình thâm canh điều; qui trình ghép cải tạo điều; quy trình tái canh điều; quy trình sản xuất giống, quy trình kích thích ra hoa đậu quả điều để phổ biến trên Đài PTTH các huyện.

3. Thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về sản xuất điều:

a) Thực hiện tập huấn tiểu giáo viên, tổ chức tham quan học tập cho các cán bộ khuyến nông cấp xã, nông dân điển hình, từ đó tiến hành tập huấn lại cho các hộ nông dân canh tác điều về quy trình kỹ thuật sản xuất điều. Số lượng dự kiến 120 người.

b) Tập huấn rộng rãi cho nông dân về quy trình tái canh, ghép cải tạo, thâm canh điều. Mỗi thôn có trồng điều thực hiện 01 lớp, tổng số lớp 117 lớp/31 xã có trồng điều trong tỉnh, qui mô 50 người/lớp với 7.200 người tham dự. Trong đó Đạ Huoai: 35 lớp, Đạ Tẻh: 43 lớp, Cát Tiên: 33 lớp, Đam Rông: 6 lớp.

c) Thực hiện các mô hình thâm canh, tái canh, ghép cải tạo và kích thích ra hoa đậu quả.

- Mô hình thâm canh điều: Xây dựng mỗi xã 01 - 02 điểm trình diễn về thâm canh điều (tỉa thưa, tỉa cành, tạo tán; sử dụng phân bón; phòng trừ sâu bệnh) để nông dân tham quan học tập, ứng dụng vào sản xuất. Số điểm trình diễn 40 điểm, qui mô 05 ha/điểm tại 31 xã trong tỉnh (mỗi xã 1 điểm).

- Mô hình trình diễn tái canh điều: Thực hiện 25 điểm, qui mô 01 ha/ điểm tại 25 xã 03 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.

- Mô hình trình diễn ghép cải tạo điều: thực hiện 31 điểm trình diễn, qui mô 05 ha/điểm tại 31 xã trong tỉnh (mỗi xã 1 điểm).

- Mô hình trình diễn kích thích ra hoa đậu quả: thực hiện 04 điểm tại 04 huyện. Quy mô 01 ha/ điểm.

4. Thực hiện hỗ trợ tái canh, ghép cải tạo khôi phục vườn điều

- Thực hiện tái canh trên diện tích 4.050 ha (tại huyện Đạ Huoai 2.000 ha, huyện Đạ Tẻh 1.550 ha, huyện Cát Tiên 500 ha). Trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 80% kinh phí mua giống thực hiện tái canh 2.800 ha; kinh phí hỗ trợ: 6.720 triệu đồng, phần diện tích còn lại do nhân dân tự thực hiện.

- Thực hiện ghép cải tạo trên diện tích 4.830 ha (tại Đạ Huoai 1.500 ha, huyện Đạ Tẻh 1.960 ha, huyện Cát Tiên 1.000 ha và huyện Đam Rông 370 ha). Trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua chồi, dây ghép và công ghép cải tạo 2.775 ha; kinh phí hỗ trợ 17.205 triệu đồng.

5. Xây dựng các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Xây dựng tại mỗi huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên mỗi huyện có ít nhất 03 mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đến năm 2017 có 10 mô hình trên 10 xã có các hình thức liên kết để sản xuất tạo cánh đồng lớn về nguyên liệu điều.

Chi tiết tại Phụ lục I, II, III đính kèm

IV. Kinh phí thực hiện Kế hoạch:

1. Tổng kinh phí: 172.196 triệu đồng.

2. Nguồn vốn:

a) Vốn ngân sách nhà nước:

- Ngân sách Trung ương: 30.000 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 17,5%);

- Ngân sách cấp huyện: 8.349 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 4,8%);

b) Vốn tự có của người dân: 133,847 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 77,7%).

Chi tiết tại Phụ lục IV đính kèm

V. Giải pháp thực hiện:

1. Giải pháp huy động nguồn lực: Phổ biến quán triệt định hướng phát triển cây điều và các mục tiêu của Kế hoạch tới các địa phương, đơn vị có liên quan để phối hợp bố trí nguồn vốn lồng ghép để thực hiện các nội dung Kế hoạch. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động người dân để thấy rõ hiệu quả, lợi ích của việc tái canh, cải tạo, phát triển vườn điều, từ đó tự nguyện bỏ vốn để thực hiện tái canh, cải tạo. Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các nguồn vốn vay trung hạn, ngắn hạn để đầu tư sản xuất.

2. Gii pháp về khoa học kỹ thuật:

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng giống điều; hướng dẫn các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh giống điều theo đúng quy định pháp luật.

- Tiến hành tiếp nhận, bình tuyển, chọn các cây điều có các đặc tính trội (năng suất cao ổn định, chống chịu sâu bệnh, hạt to, tỷ lệ nhân/hạt ³28%,...) để nhân giống phục vụ cho việc trồng mới, ghép cải tạo khôi phục vườn điều già cỗi.

- Tiếp tục hoàn thiện quy trình thâm canh, tái canh, ghép cải tạo điều phù hợp với từng điều kiện cụ thể Lâm Đồng trên cơ sở quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Thực hiện đào tạo, huấn luyện cho các tiểu giáo viên, tổ chức tham quan học tập, xây dựng mô hình trình diễn về thâm canh, tái canh, ghép cải tạo kết hợp tập huấn tại hiện trường và hội thảo chuyển giao cho người sản xuất.

3. Giải pháp tổ chức lại sản xuất, tiêu thụ.

- Liên kết giữa các nông hộ trồng điều với nhau để hình thành nhóm nông hộ, tổ hợp tác, HTX trồng điều, câu lạc bộ trồng điều năng suất cao, liên minh nông dân trồng điều,... nhằm tạo ra sự đồng thuận của các hộ trồng điều giúp tăng cường khả năng tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật; thông tin thị trường, giá cả.

- Liên kết giữa nhóm nông hộ, tổ hợp tác, HTX trồng điều với doanh nghiệp thu mua chế biến xuất khẩu. Hội Nông dân các cấp phối hợp Chi cục Phát triển nông thôn để triển khai hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết tổ hợp tác hoặc hợp tác xã theo Quyết định 2335/QĐ-UBND ngày 09/11/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng về Đề án đổi mới và phát triển kinh tế tập thể tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2012 -2015.

4. Về cơ chế chính sách:

- Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí thực hiện công tác quy hoạch đào tạo, tập huấn, bình tuyển cây đầu dòng, xây dựng các quy trình kỹ thuật.

- Hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng vườn cây đầu dòng và 100 % kinh phí xây dựng mô hình trình diễn sản xuất giống điều ghép vận dụng Khoản 1.1.2, Điều 7, Thông tư 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 01/3/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.

- Hỗ trợ các mô hình: thâm canh, tái canh, ghép cải tạo và kích thích ra hoa đậu quả theo quy định của Thông tư 183/2010/TT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông.

- Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện tái canh, cải tạo cho người dân, cụ thể:

+ Hỗ trợ 80 % giá trị cây giống để thực hiện tái canh điều.

+ Hỗ trợ 100 % chồi giống, dây ghép, công cắt cành và ghép để thực hiện cải tạo diện tích điều thực sinh, năng suất thấp.

- Bố trí kinh phí quản lý, tổ chức thực hiện tại các cấp phù hợp để nâng cao hiệu quả của Kế hoạch.

- Sử dụng lồng ghép nguồn kinh phí của các chương trình, dự án khác để phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ hình thành các liên kết sản xuất, tiêu thụ.

VI. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực điều phối thực hiện Kế hoạch theo đúng mục tiêu và nội dung đề ra. Theo dõi tình hình thực hiện Kế hoạch tại các địa phương. Hướng dẫn, đề xuất giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai Kế hoạch; tham mưu điều chỉnh kịp thời các nội dung không phù hợp tạo điều kiện cho các địa phương triển khai thuận lợi, đạt hiệu quả.

- Quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng giống điều, đảm bảo cây giống điều chất lượng; thực hiện bình tuyển, công nhận các cây điều đầu dòng, vườn điều đầu dòng. Xây dựng các quy trình kỹ thuật chuyển giao cho người dân.

2. Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu đề xuất UBND tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư của Trung ương phân bố hàng năm cho các địa phương để thực hiện các nội dung của Kế hoạch. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn về trình tự thủ tục giải ngân, thanh quyết toán kinh phí theo quy định.

3. Sở Khoa học Công nghệ: Xây dựng các đề tài nghiên cứu về công nghệ giống, chế biến hạt điều, các sản phẩm phụ từ điều. Đẩy mạnh các đề tài nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao thành tựu KH&CN liên quan đến cây điều.

4. Hội Nông dân tỉnh: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong hội viên nông dân về chủ trương, chính sách tái canh, cải tạo giống điều; tích cực vận động và giúp nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; phát động thi đua, phong trào nông dân sản xuất giỏi, giúp nhau làm giàu, xây dựng và nhân rộng những điển hình tiên tiến.

5. UBND các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông:

- Tiến hành rà soát, điều chỉnh qui hoạch diện tích trồng điều đến năm 2020 phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được Chính phủ ban hành và các quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất của các cấp chính quyền, tiến hành phân loại chất lượng vườn điều và xây dựng kế hoạch trồng tái canh, ghép cải tạo bằng giống điều mới có chất lượng cao.

- Chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước, tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp hệ thống chính trị địa phương triển khai các nội dung của Kế hoạch tại địa phương, (các nội dung gồm tập huấn cho nông dân, thực hiện các vườn cây đầu dòng, mô hình trình diễn sản xuất giống điều ghép, hỗ trợ ghép cải tạo, tái canh điều)

- Bố trí kinh phí lồng ghép với các chương trình, dự án (Nông thôn mới, giảm nghèo nhanh và bền vững, đào tạo nghề cho nông dân) trên địa bàn để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thực hiện thâm canh cải tạo vườn điều. Hỗ trợ thành lập các câu lạc bộ, tổ hợp tác, HTX và các liên minh sản xuất điều tại địa phương. Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền trên đài PTTH các huyện về định hướng, giải pháp, kỹ thuật phát triển điều bền vững.

- Chỉ đạo UBND các xã tiến hành rà soát, tổng hợp nhu cầu ghép cải tạo, trồng tái canh của từng hộ trên địa bàn gửi Phòng Nông nghiệp tổng hợp thực hiện.

- Thực hiện chế độ báo cáo tiến độ thực hiện đề án hàng năm cho UBND tỉnh thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời phản ánh các kiến nghị, đề xuất nếu có để có chỉ đạo kịp thời./.

 

PHỤ LỤC I

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NĂM 2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1377/QĐ-UBND ngày 26/6/2015 của UBND tỉnh)

TT

Hạng mục

Cát Tiên

Đạ Huoai

Đạ Tẻh

Đam rông

1

Tổng diện tích

5.548,7

8.148,2

5.631,0

376,6

2

Thời kỳ KTCB

97,7

550,0

143,0

 

3

Diện tích kinh doanh

5.451,7

7.598,2

5.488,0

376,6

4

Diện tích ghép

2.335,2

6.702,0

4.025,0

 

5

Diện tích điều thực sinh

3.213,5

1.446,2

1.606,0

376,6

6

Diện tích già cỗi

500,0

2.000,0

1.550,0

0,0

7

Diện tích lẫn giống, tỷ lệ đậu trái thấp

1.000,0

1.500,0

1.960,0

370,0

8

Diện tích không được thâm canh

1.260,0

2.500,0

3.310,0

 

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH TÁI CANH, CẢI TẠO GIỐNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1377/QĐ-UBND ngày 26/6/2015 của UBND tỉnh)

TT

Hạng mục

2016

2017

2018

2019

2020

1

Diện tích trồng tái canh

1.050

1.050

750

650

550

a

Đạ Huoai

450

450

400

350

350

b

Đạ Tẻh

450

450

250

200

200

c

Cát Tiên

150

150

100

100

0

2

Diện tích cần ghép cải tạo

1.050

1.250

1.070

800

660

a

Đạ Huoai

350

350

300

250

250

b

Đạ Tẻh

450

500

450

350

210

c

Cát Tiên

150

250

200

200

200

d

Đam Rông

100

150

120

 

 

 

PHỤ LỤC 3

KẾ HOẠCH HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐỂ TÁI CANH, CẢI TẠO GIỐNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1377/QĐ-UBND ngày 26/6/2015 của UBND tỉnh)

TT

Hạng mục

2016

2017

2018

2019

2020

1

Diện tích trồng tái canh

1.050

1.050

250

250

200

a

Đạ Huoai

450

450

100

100

100

b

Đạ Tẻh

450

450

100

100

100

c

Cát Tiên

150

150

50

50

 

2

Diện tích cần ghép cải tạo

1.050

1.250

175

150

150

a

Đạ Huoai

350

350

50

50

50

b

Đạ Tẻh

450

500

50

50

50

c

Cát Tiên

150

250

50

50

50

d

Đam Rông

100

150

25

 

 

 


PHỤ LỤC IV

CHI TIẾT, PHÂN KỲ NGUỒN VỐN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1377/QĐ-UBND ngày 26/6/2015 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

ĐVT

Quy mô

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng cộng

Nguồn kinh phí (triệu đồng)

Nguồn kinh phí (triệu đồng)

Nguồn kinh phí (triệu đồng)

Nguồn kinh phí (triệu đồng)

Nguồn kinh phí (triệu đồng)

Cộng

Nguồn kinh phí (triệu đồng)

Cộng

Nguồn kinh phí (triệu đồng)

Ngân sách TW

Ngân sách Huyện

Dân và các tổ chức

Ngân sách TW

Ngân sách Huyện

Dân và các tổ chức

Ngân sách TW

Ngân sách Huyện

Dân và các tổ chức

Ngân sách TW

Ngân sách Huyện

Dân và các tổ chức

Ngân sách TW

Ngân sách Huyện

Dân và các tổ chức

Ngân sách TW

Ngân sách Huyện

Dân và các tổ chức

Ngân sách TW

Ngân sách Huyện

Dân và các tổ chức

1

Công tác nhân giống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

1.1

Bình tuyển cây đầu dòng

cây

 

269

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

269

269

 

 

1.2

Xây dựng vườn cây đầu dòng

ha

1.5

369

 

339

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

708

369

 

339

1.3

Trình diễn vườn sn xuất giống

 

3

415

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

415

415

 

 

2

Công tác tập huấn, tham quan học tập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

2.1

Tập huấn cho tiu giáo viên (TOT)

người

120

856

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

856

856

 

 

2.2

Tham quan học tập ngoài tỉnh

người

120

155

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

155

155

 

 

2.3

Tập huấn cho nông dân

lớp

117

 

175

 

 

150

 

 

243

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

567

0

567

 

2.4

Hoàn thiện quy trình, in ấn tài liệu

Quy trình

5

300

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

300

300

 

 

2.5

Thực hiện băng hình

DVD

5

125

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

125

125

 

 

3

Thực hiện các mô hình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

3.1

Thực hiện các mô hình thâm canh điều

hình

40

3.114

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.114

3.114

 

 

3.2

Mô hình trình diễn ghép cải tạo điều

hình

31

2.855

 

 

1.500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.355

4.355

 

 

3.3

Mô hình trình diễn tái canh điều

hình

25

586

 

 

468

 

 

616

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.669

1.669

 

 

3.4

Mô hình kích thích ra hoa đậu quả

hình

4

167

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

167

167

 

 

4

Hỗ trợ trồng tái canh

ha

4050

 

 

 

1.368

1,152

15.005

1.572

948

15.005

 

600

11.918

 

600

10.249

9.180

 

480

8.700

67.595

2.940

3.780

60.875

5

Hỗ trợ ghép cải tạo

ha

4830

 

 

 

6.448

62

13.020

7.595

155

15.500

 

1.085

18.817

 

930

13.950

12.276

 

930

11.346

89.833

14.043

3.162

72.633

6

Hỗ trợ liên kết sản xuất

Tổ hợp tác

10

570

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

570

570

 

 

7

Sơ kết, tổng kết đề án

cuộc

15

40

 

 

37

 

 

37

 

 

 

40

 

 

40

 

40

 

40

 

234

114

120

 

8

Chi phi quản lý, triển khai đề án

 

 

180

120

 

180

120

 

180

120

 

 

120

 

 

120

 

120

 

120

 

1.260

540

720

 

 

Tổng cộng

 

 

10.000

295

339

10.000

1.484

28.025

10.000

1.466

30.505

 

1.845

30.735

 

1.690

24.199

21.616

 

1.570

20.046

172.196

30.000

8.349

133.847

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1377/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển cây điều bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015-2020

  • Số hiệu: 1377/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/06/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Phạm S
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản