- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Chỉ thị 45/2007/CT-BGDĐT về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 Ủy ban Bí thư trung ương đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 32-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ban Bí thư ban hành
- 5Kế hoạch số 160/KH-BGDĐT về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2009 của ngành giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1363/QĐ-UBND | TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 03 năm 2010 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 và Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 290/GDĐT-PC ngày 10 tháng 02 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1363/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
Thực hiện Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012; Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với những nội dung cụ thể sau:
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật của nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và người học, góp phần ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong toàn ngành một cách thường xuyên, kịp thời, đúng quy định.
- Thực hiện đúng chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục và đào tạo; vừa phổ biến, cung cấp kiến thức pháp luật, vừa giáo dục. Vận động chấp hành pháp luật, tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật nhằm không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức và học sinh của ngành. Kế thừa kết quả và kinh nghiệm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thời gian qua, bảo đảm sự liên tục và tính hệ thống của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm của ngành; từng bước hoàn thiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật một cách đầy đủ, đầu tư hợp lý các điều kiện phục vụ cho công tác này. Lựa chọn nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với lứa tuổi, ngành, nghề, vùng miền theo hướng kết hợp lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành.
- Không ngừng đổi mới, sáng tạo để phong phú hình thức, biện pháp tuyên truyền, kết hợp hài hòa các hình thức, biện pháp với nhau nhằm áp dụng phù hợp và hiệu quả trong thực tiễn của ngành. Kết hợp giáo dục chính khóa với giáo dục ngoại khóa; tích hợp, lồng ghép nội dung pháp luật một cách hợp lý trong môn học Đạo đức, môn học Giáo dục công dân và một số môn học khác; đảm bảo sự liên thông về kiến thức giữa các cấp học và trình độ đào tạo. Kết hợp giáo dục thông qua các môn học với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức và việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong ngành; phối hợp các lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong và ngoài ngành giáo dục và đào tạo.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực và tăng quy mô đào tạo cho giáo viên dạy Giáo dục công dân, Đạo đức ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố, trong đó ưu tiên đào tạo giáo viên dạy môn Giáo dục công dân cho các trường trung học cơ sở;
- Bổ sung đủ số lượng giáo viên dạy môn Pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo viên dạy môn Giáo dục công dân trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng kết hợp tuyển dụng người dạy đúng chuyên ngành với việc bồi dưỡng cơ bản về pháp luật cho giáo viên các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn đảm nhiệm giảng dạy môn Pháp luật, môn Giáo dục công dân;
- Bồi dưỡng chuẩn hóa về kiến thức, phương pháp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Pháp luật, môn Giáo dục công dân chưa qua đào tạo luật. Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật, phương pháp giảng dạy định kỳ cho giáo viên;
- Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi môn Giáo dục công dân ở cơ sở giáo dục, cấp huyện, cấp thành phố;
- Nghiên cứu bổ sung chế độ chính sách hỗ trợ đối với giáo viên môn học Pháp luật, môn Giáo dục công dân và đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật.
5. Xây dựng, bổ sung tài liệu, thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
- Tài liệu: xây dựng danh mục tài liệu cơ bản phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; tăng cường biên soạn, phát hành tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật phổ thông; tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy, học tập các kiến thức pháp luật; tài liệu hướng dẫn kỹ năng áp dụng pháp luật cụ thể, thiết thực, hấp dẫn theo hướng đa dạng hóa nội dung và hình thức. Bổ sung các tài liệu tham khảo; tài liệu pháp luật theo chuyên đề, các đề cương tuyên truyền pháp luật, sách hỏi đáp pháp luật, sách pháp luật phổ thông, báo tạp chí chuyên ngành về luật, sách hệ thống hóa về pháp luật và các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật khác. Ưu tiên cấp phát tài liệu pháp luật thiết yếu đối với các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn của thành phố; thực hiện 100% cơ sở giáo dục có tủ sách pháp luật, bản tin phổ biến, giáo dục pháp luật niêm yết công khai đảm bảo tất cả giáo viên, học sinh, công nhân viên của cơ sở giáo dục được tiếp cận thông tin;
- Thiết bị: xây dựng danh mục và tổ chức sản xuất bộ mẫu thiết bị cơ bản phục vụ giảng dạy môn học Pháp luật, Giáo dục công dân, phù hợp từng cấp học để sử dụng có hiệu quả, thống nhất trong toàn ngành. Chú trọng việc sử dụng các phương tiện điện tử, tin học, các mô hình trực quan.
11. Tổ chức dạy và học kiến thức pháp luật phù hợp ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo:
- Đối với bậc Mầm non: Đưa một số nội dung pháp luật đơn giản về giao thông, về gia đình, về môi trường, vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh an toàn thực phẩm… vào các trò chơi ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm hình thành một số yếu tố tâm lý ban đầu mang tính luật, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em vào học lớp 1;
- Đối với bậc phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp: Nâng cao chất lượng dạy và học môn học Đạo đức, môn học Giáo dục công dân theo hướng cung cấp các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và nghĩa vụ trong các lĩnh vực pháp luật gắn với cuộc sống và học tập của học sinh. Chú trọng các nội dung về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tệ nạn xã hội… đặc biệt chú trọng giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen xử sự theo pháp luật của học sinh.
+ Lựa chọn nội dung cơ bản cần thiết phù hợp với các chương trình và đối tượng giáo dục thường xuyên trong đó nội dung Pháp luật, Giáo dục công dân là bắt buộc đối với các chương trình cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân;
+ Tổ chức dạy và học các kiến thức pháp luật cơ bản cho sinh viên. Bảo đảm cho học sinh, sinh viên ra trường nắm được lý luận cơ bản về pháp luật để có thể tự tìm hiểu các ngành luật cần thiết;
- Tổ chức bồi dưỡng các kiến thức pháp luật liên quan đến chương trình giáo dục cho giáo viên trong ngành giáo dục và đào tạo. Xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh; bố trí cán bộ có trình độ pháp lý, có nhiệt tình và trách nhiệm phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục.
III. NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM CÔNG TÁC PHỐI HỢP
1. Nội dung công tác phối hợp:
- Hướng dẫn, tuyên truyền các nội dung cơ bản của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện tốt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Trách nhiệm các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Chủ trì, chỉ đạo, tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo giảng dạy môn Pháp luật, môn Giáo dục công dân, cán bộ, báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục;
- Tổ chức biên soạn tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng bộ mẫu thiết bị phục vụ giảng dạy các kiến thức pháp luật trong nhà trường;
- Xây dựng trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, trên Website của Sở và hướng dẫn sử dụng trong toàn ngành;
- Phối hợp với các sở - ngành liên quan, tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường;
b) Sở Tư pháp:
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc hoàn thiện chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu bồi dưỡng giáo viên, báo cáo viên pháp luật phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường;
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Tư pháp trong việc phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường;
- Chỉ đạo thực hiện việc lồng ghép hợp lý nội dung của Đề án này với việc triển khai Đề án “Củng cố kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước”.
c) Sở Tài chính:
- Bố trí ngân sách hàng năm cho các sở - ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ nghiên cứu ban hành quy định chế độ hỗ trợ đội ngũ giáo viên giảng dạy Pháp luật, Giáo dục công dân;
d) Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và sở - ngành liên quan ban hành văn bản quy định chế độ hỗ trợ giáo viên giảng dạy Pháp luật, Giáo dục công dân.
đ) Ủy ban nhân dân quận - huyện:
- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn, gắn với kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 ban hành theo Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện nội dung chương trình, bổ sung, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ và thực hiện chính sách đối với giáo viên giáo dục pháp luật trong nhà trường theo quy định;
- Chỉ đạo các trường học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trực thuộc mở rộng quy mô đào tạo bồi dưỡng giáo viên Pháp luật, Giáo dục công dân đáp ứng nhu cầu thực tế ở địa phương.
- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức ở địa phương phối hợp thực hiện các Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường;
- Bảo đảm kinh phí triển khai thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn của Sở Tài chính.
e) Nhiệm vụ của các trường sư phạm, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm:
- Bổ sung mã ngành đào tạo giáo viên Giáo dục công dân đối với các cơ sở còn thiếu;
- Nâng cao năng lực, mở rộng quy mô đào tạo của Khoa, bộ môn đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Pháp luật, Giáo dục công dân đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập môn học này;
- Phối hợp tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy của giáo viên Pháp luật, Giáo dục công dân.
g) Kinh phí thực hiện:
Nguồn kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp hiện hành và các nguồn kinh phí huy động, tài trợ khác. Việc lập dự toán chi tiết hàng năm được thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước trên cơ sở nội dung Đề án đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
- 1Chỉ thị 17/2012/CT-UBND về quán triệt và thực hiện Thông tri 07-TT/TU do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 41/2011/QĐ-UBND về Quy định phong trào thi đua "Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015
- 3Quyết định 1204/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án ''''Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường'''' trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2013 đến năm 2016
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Chỉ thị 45/2007/CT-BGDĐT về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 Ủy ban Bí thư trung ương đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 5Chỉ thị 32-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ban Bí thư ban hành
- 6Kế hoạch số 160/KH-BGDĐT về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2009 của ngành giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Quyết định 1928/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 17/2012/CT-UBND về quán triệt và thực hiện Thông tri 07-TT/TU do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Quyết định 41/2011/QĐ-UBND về Quy định phong trào thi đua "Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015
- 10Quyết định 1204/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án ''''Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường'''' trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2013 đến năm 2016
Quyết định 1363/QĐ-UBND năm 2010 ban hành Kế hoạch triển khai Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2012 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 1363/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/03/2010
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Thành Tài
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/03/2010
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết