Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1356/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 23 tháng 5 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2025 BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1809/QĐ-UBND NGÀY 11/6/2019 CỦA UBND TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

Căn cứ Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;

Căn cứ Thông tư số 29/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;

Căn cứ Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 18/TTr-SCT ngày 22 tháng 3 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1809/QĐ-UBND ngày 11/6/2019 của UBND tỉnh như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 mục II Nội dung Chương trình như sau:

“4. Nội dung Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 như sau:

a) Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Các hoạt động chính:

- Khảo sát, đánh giá nhu cầu, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm soát chất lượng cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

- Tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ;

- Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ;

- Lựa chọn và công nhận các doanh nghiệp có trình độ và quy mô đáp ứng yêu cầu quốc tế;

- Tổ chức các diễn đàn giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với các doanh nghiệp trong và ngoài nước;

- Xây dựng và tổ chức chương trình xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ;

- Tổ chức chương trình xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ;

- Tổ chức hội thảo xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ;

- Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động công nghiệp hỗ trợ;

- Tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

- Hỗ trợ quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

- Hỗ trợ tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước;

- Xúc tiến thị trường nước ngoài, tham gia chuỗi sản xuất;

- Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

b) Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuồi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.

Các hoạt động chính:

- Đánh giá khả năng và nhu cầu áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý trong sản xuất tại các doanh nghiệp;

- Xây dựng kế hoạch, biên dịch, biên soạn tài liệu về quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất để đào tạo cho các doanh nghiệp;

- Tổ chức đào tạo cho các doanh nghiệp;

- Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất;

- Tổ chức đánh giá công nhận hệ thống quản trị doanh nghiệp và quản trị sản xuất.

c) Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Các hoạt động chính:

- Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ;

- Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước;

- Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

- Tổ chức các khóa đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về chính sách, quản lý, công nghệ, thương mại;

- Tổ chức các khóa đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ về chính sách, quản lý, công nghệ, thương mại.

d) Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu.

Các hoạt động chính:

- Giới thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

- Xây dựng và công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế;

- Kết nối chuyên gia trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước;

- Hỗ trợ về nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ;

- Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hoàn thiện, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm;

- Hỗ trợ doanh nghiệp: (i) tiếp nhận chuyển giao công nghệ; (ii) mua bản quyền, sáng chế, phần mềm; (iii) thuê chuyên gia nước ngoài; (iv) đào tạo nguồn nhân lực;

- Hỗ trợ các dự án nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu cho các tổ chức, cá nhân đã tự đầu tư nghiên cứu, phát triển và triển khai ứng dụng vào sản xuất có kết quả ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế;

- Hỗ trợ mua trang thiết bị chính cho các phòng thử nghiệm để nâng cao năng lực các Trung tâm phát triển công nghệ hỗ trợ theo Đề án do Bộ Công Thương phê duyệt;

- Hỗ trợ kinh phí một số cơ sở nghiên cứu, ứng dụng hiện có của các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Nghị định 111/2015/NĐ-CP;

- Hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.

đ) Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ.

Các hoạt động chính:

- Khảo sát, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong các lĩnh vực dệt may, da giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp và đóng tàu;

- Mua thông tin dữ liệu cần thiết trong và ngoài nước;

- Cung cấp thông tin cung cầu về thị trường sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và chính sách về công nghiệp hỗ trợ;

- Tổ chức hội thảo hàng năm công bố thông tin về năng lực sản xuất công nghiệp hỗ trợ quốc gia;

- Duy trì, nâng cấp trang thiết bị, hoạt động của trang thông tin điện tử công nghiệp hỗ trợ;

- Xuất bản các ấn phẩm và quảng bá về công nghiệp hỗ trợ trên các phương tiện thông tin đại chúng”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 5.1 mục II Chương trình như sau:

“5.1. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện: 05 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn kinh phí ngân sách địa phương: 04 tỷ đồng, trong đó:

+ Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ: 500 triệu đồng

+ Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ: 500 triệu đồng

+ Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu: 2,7 tỷ đồng

+ Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ: 300 triệu đồng.

- Nguồn kinh phí đề xuất hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của Trung ương: 01 tỷ đồng.

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất: 01 tỷ đồng.”

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Bãi bỏ Phụ lục “Dự kiến kinh phí nội dung thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Khánh Hoà đến năm 2025” theo Quyết định số 1809/QĐ-UBND ngày 11/6/2019 của UBND tỉnh.

3. Các nội dung khác của Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1809/QĐ-UBND ngày 11/6/2019 của UBND tỉnh giữ nguyên hiệu lực thi hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở, doanh nghiệp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Vụ Pháp chế - Bộ Công Thương;
- Cục Công Thương địa phương - Bộ Công
- Báo Khánh Hòa;
- Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, TLe, HT, DN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hữu Hoàng

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1356/QĐ-UBND năm 2024 sửa đổi nội dung thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 kèm theo Quyết định 1809/QĐ-UBND

  • Số hiệu: 1356/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/05/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
  • Người ký: Lê Hữu Hoàng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/05/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản