Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1355/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 11 tháng 09 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC Y HỌC CỔ TRUYỀN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH CÀ MAU

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

n cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 969/TTr-SYT ngày 23/6/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 02 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Y học cổ truyền thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Cà Mau (có danh mục chi tiết kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế thủ tục hành chính lĩnh vực Y học cổ truyền tại Quyết định số 1688/QĐ-UBND ngày 27/11/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-
Cục Kiểm soát TTHC, Bộ Tư pháp;
-
TT.TU, HĐND tỉnh;
-
CT, các PCT UBND tnh;
-
Cổng TTĐT Cà Mau;
-
Trung tâm Công báo - Tin học;
-
NC (N);
-
Lưu: VT. Tr 50/9.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hồng Quân

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC Y HỌC CỔ TRUYỀN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1355/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau

Phần I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Thủ tục hành chính bị sửa đổi, bổ sung

STT

Số hồ sơ

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung

1

T-CMU-226752-TT

Thủ tục cấp mới Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền

Thông tư 03/2013/TT-BTC ngày 08/01/2013 của Bộ Tài chính quy định phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện; thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề y, dược; lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế, dược phẩm; cấp chứng chỉ hành nghề y; cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh.

2

T-CMU-226754-TT

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền

Thông tư 03/2013/TT-BTC ngày 08/01/2013 của Bộ Tài chính quy định phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện; thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề y, dược; lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế, dược phẩm; cấp chứng chỉ hành nghề y; cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh.

Phần II.

NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC Y HỌC CỔ TRUYỀN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH CÀ MAU

01. Thủ tục: Cấp mới Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền.

01.1. Trình tự thực hiện: Gồm 03 bước.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người có nhu cầu cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền vào Website: soyte.camau.gov.vn đtìm hiểu hoặc liên hệ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế (số 155A, Bùi Thị Trường, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ) để được hướng dẫn và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, thời gian cụ thể như sau:

+ Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.

+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Trục tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế vào thời gian nêu trên. Công chức thụ lý kiểm tra hồ sơ:

- Đối với hồ sơ chưa đủ điều kiện thì làm phiếu hướng dẫn một lần để bổ sung cho hoàn chỉnh.

- Nếu đủ điều kiện thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn.

- Trường hợp hồ sơ đã tiếp nhận nhưng qua kiểm tra thấy chưa hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ), Sở Y tế có văn bản gửi trả lại và hướng dẫn hoàn chỉnh bổ sung theo đúng quy định.

Bước 3: Trả kết quả

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế thu phí, lệ phí và trả kết quả theo phiếu hẹn. Trường hợp người khác nhận thay thì phải có giấy ủy quyền.

Trường hợp không cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền, Sở Y tế có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

01.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước

01.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

01.3.1. Thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp mới chứng nhận bài thuốc gia truyền ghi rõ quá trình hoạt động YHCT của dòng tộc, gia đình và bản thân;

- Sơ yếu lí lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đề nghị cấp chứng nhận bài thuốc gia truyền cư trú;

- Bản giải trình về bài thuốc gia truyền

- 02 ảnh chân dung màu 4x6cm;

01.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

01.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

01.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

01.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Y tế.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Y tế.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không

01.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp chứng nhận.

01.8. Phí, lệ phí: 2.500.000 VNĐ/lần

01.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

01.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người được cấp Chứng nhận bài thuốc gia truyền phải có các điều kiện sau:

- Có đủ năng lực hành vi dân sự.

- Có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.

- Biết cụ thể các vị thuốc và thành phần bài thuốc, cách bào chế, cách sử dụng, liều dùng, đường dùng, chỉ định, chống chỉ định và chẩn đoán bệnh.

Được chính quyền địa phương (xã/phường/thị trấn) Chứng nhận là người được dòng tộc, gia đình có bài thuốc gia truyền lâu năm, có hiệu quả điều trị một bệnh nhất định, được nhân dân trong vùng tín nhiệm và không có sự tranh chấp dân sự về bài thuốc đó đồng ý truyền cho.

01.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội

- Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược

- Thông tư số 02/2007/TT-BYT ngày 24/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược và Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược

- Quyết định 39/2007/QĐ-BYT ngày 12/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế xét duyệt cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền

- Thông tư 03/2013/TT-BTC ngày 08/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện; thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề y, dược; lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế, dược phẩm; cấp chứng chỉ hành nghề y; cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh.

* Phần in nghiêng là nội dung được sửa đổi, bổ sung của TTHC.

02. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền.

02.1. Trình tự thực hiện: Gồm 03 bước.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người có nhu cầu cấp lại giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền vào Website: soyte.camau.gov.vn để tìm hiểu hoặc liên hệ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế (Số 155A, Bùi Thị Trường, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ) để được hướng dẫn và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, thời gian cụ thể như sau:

+ Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.

+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế vào thời gian nêu trên. Công chức thụ lý kiểm tra hồ sơ:

- Đối với hồ sơ chưa đủ điều kiện thì làm phiếu hướng dẫn một lần để bổ sung cho hoàn chỉnh.

- Nếu đủ điều kiện thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn.

- Trường hợp hồ sơ đã tiếp nhận nhưng qua kiểm tra thấy chưa hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ), Sở Y tế có văn bản gửi trả lại và hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh theo đúng quy định.

Bước 3: Trả kết quả

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế thu phí, lệ phí và trả kết quả theo phiếu hẹn. Trường hợp người khác nhận thay thì phải có giấy ủy quyền.

Trường hợp không cấp chứng nhận lại bài thuốc gia truyền, Sở Y tế có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

02.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước

02.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

02.3.1. Thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Chứng nhận bài thuốc gia truyền;

- Giấy báo mất hoặc hỏng Chứng nhận bài thuốc gia truyền có xác nhận của công an cấp xã, phường nơi xảy ra việc mất giấy.

- 02 ảnh chân dung màu 4x6cm;

02.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

02.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

02.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

02.6. quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Y tế.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Y tế.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không

02.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp chứng nhận.

02.8. Phí, lệ phí: 2.500.000 VNĐ/lần

02.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

02.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người được cấp Chứng nhận bài thuốc gia truyền phải có các điều kiện sau:

- Có đủ năng lực hành vi dân sự.

- Có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.

- Biết cụ thể các vị thuốc và thành phần bài thuốc, cách bào chế, cách sử dụng, liều dùng, đường dùng, chỉ định, chống chỉ định và chẩn đoán bệnh.

Được chính quyền địa phương (xã/phường/thị trấn) Chứng nhận là người được dòng tộc, gia đình có bài thuốc gia truyền lâu năm, có hiệu quả điều trị một bệnh nhất định, được nhân dân trong vùng tín nhiệm và không có sự tranh chấp dân sự về bài thuốc đó đồng ý truyền cho.

02.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Dược số 34/2005/QH11, ngày 14/6/2005 của Quốc Hội

- Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược

- Thông tư số 02/2007/TT-BYT ngày 24/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược và Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược

- Quyết định 39/2007/QĐ-BYT ngày 12/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế xét duyệt cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền

- Thông tư 03/2013/TT-BTC ngày 08/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện; thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề y, dược; lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế, dược phẩm; cấp chứng chỉ hành nghề y; cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh.

* Phần in nghiêng là nội dung được sửa đổi, bổ sung của TTHC.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1355/QĐ-UBND năm 2015 về công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Y học cổ truyền thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Cà Mau

  • Số hiệu: 1355/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/09/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
  • Người ký: Trần Hồng Quân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản