Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1353/QĐ-UBND | Bạc Liêu, ngày 16 tháng 7 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 1393/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 880/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí dự án Xây dựng mô hình tổ chức quản lý chất thải rắn với nhiều thành phần kinh tế tham gia của tỉnh Bạc Liêu;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 111/TTr-SXD ngày 25 tháng 6 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án Xây dựng mô hình tổ chức quản lý chất thải rắn với nhiều thành phần kinh tế tham gia của tỉnh Bạc Liêu, với các nội dung chủ yếu như sau:
1.1. Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn với sự tham gia của các thành phần kinh tế hiệu quả, phù hợp với đặc trưng của địa phương trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, huy động và phát huy vai trò của các thành phần tham gia vào mô hình, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được hiện trạng phát sinh và công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
- Dự báo được khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.
- Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn hiệu quả, phù hợp với đặc trưng của địa phương và có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
Mô hình quản lý được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tất cả các đối tượng phát sinh chất thải rắn trên địa bàn tỉnh (ngoại trừ lĩnh vực y tế vì đã có kế hoạch riêng).
3. Các nội dung chính của dự án:
3.1. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn:
a) Hiện trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý:
- Trong năm 2018, lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt là 203.603 tấn/năm, công nghiệp là 67.395 tấn/năm, du lịch là 2.309 tấn/năm, xây dựng là 8.784 tấn/năm, nông nghiệp là 876.258 tấn/năm và từ hoạt động giao thông vận tải là 114 tấn/năm.
- Chất thải rắn từ các nguồn sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, giao thông vận tải được các Trung tâm Dịch vụ đô thị và một số hợp tác xã, tổ đội thu gom, vận chuyển trên những tuyến cố định; các bao gói thuốc bảo vệ thực vật và chất thải rắn nguy hại được các doanh nghiệp tư nhân hợp đồng thu gom vận chuyển, chất thải rắn từ hoạt động xây dựng do chủ xây dựng thu gom vận chuyển.
- Hình thức xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh chủ yếu là đổ thải tập trung, xử lý vi sinh và chôn lấp; ngoài ra, có 01 nhà máy xử lý phân compost và 1 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt đang hoạt động.
b) Công tác tổ chức quản lý chất thải rắn:
- Công tác phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý đã đạt được nhiều tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế chưa giải quyết được.
- Nhân lực, trang thiết bị, vốn đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chủ yếu từ ngân sách nhà nước, phí thu của các đơn vị thu gom không đủ bù chi.
- Hiệu quả xử lý chất thải rắn tại các bãi chôn lấp hiện tại chưa cao.
- Công tác thu hút vốn đầu tư cho dự án xử lý chất thải rắn còn hạn chế.
3.2. Dự báo phát sinh chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu:
- Chất thải rắn sinh hoạt dự báo đến năm 2025 là 228.089 tấn/năm, năm 2030 là 234.221 tấn/năm.
- Chất thải rắn công nghiệp đến năm 2025 là 77.040 tấn/năm, năm 2030 là 101.763 tấn/năm.
- Chất thải rắn du lịch đến năm 2025 là 4.283 tấn/năm, năm 2030 là 6.923 tấn/năm.
- Chất thải rắn xây dựng đến năm 2025 là 10.957 tấn/năm, năm 2030 là 11.381 tấn/năm.
- Chất thải rắn nông nghiệp đến năm 2025 là 887.417 tấn/năm, năm 2030 là 935.572 tấn/năm.
- Chất thải rắn giao thông vận tải đến năm 2025 là 254 tấn/năm, năm 2030 là 448 tấn/năm.
3.3. Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn với nhiều thành phần kinh tế tham gia:
Mô hình đề xuất được mô tả chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo.
3.4. Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên thực hiện:
Các nhiệm vụ ưu tiên theo từng giai đoạn nhằm đạt được mục tiêu xã hội hóa quản lý chất thải rắn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 được mô tả chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo.
3.5. Tổ chức thực hiện:
a) Cơ quan chủ trì:
Sở Xây dựng chủ trì, lập kế hoạch xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn với nhiều thành phần tham gia; chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai mô hình trong thực tế, tham mưu, đề xuất các biện pháp, cơ chế chính sách để mô hình triển khai thuận lợi và hiệu quả.
b) Cơ quan phối hợp:
Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; Công an tỉnh (Cảnh sát môi trường) phối hợp với Sở Xây dựng tiến hành triển khai xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân các phường, xã tổ chức trao đổi, phối hợp, thông báo công khai cho các đơn vị thu gom, xử lý chất thải rắn, các chủ nguồn thải, cộng đồng dân cư biết về mô hình quản lý, vận động nhân dân cùng tham gia quản lý chất thải rắn và phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai mô hình xã hội hóa công tác quản lý quản lý chất thải rắn tại địa phương.
d) Các đơn vị thu gom:
- Khuyến khích cổ phần hóa các Trung tâm Dịch vụ đô thị.
- Thành lập thêm các hợp tác xã, tổ, đội thu gom rác dân lập tự chủ về chi phí.
- Các đơn vị thu gom chất thải nguy hại phải đảm bảo trang thiết bị thu gom, vận chuyển; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố về công tác quản lý chất thải rắn để tổng hợp báo cáo Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Các chủ nguồn thải phân loại rác tại nguồn theo đúng quy định, chuyển giao rác thải cho các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và tiến hành đóng phí thu gom theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 2. Giao Sở Xây dựng chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, đơn vị chức năng có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn triển khai thực hiện xây dựng mô hình quản lý theo mô hình được phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Thủ trưởng các Sở, Ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VỚI NHIỀU THÀNH PHẦN KINH TẾ THAM GIA CỦA TỈNH BẠC LIÊU
(Kèm theo Quyết định số: 1353/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Hiện trạng mô hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu:
- Các bên liên quan: Cơ quan nhà nước; các thành phần kinh tế (các Trung tâm Dịch vụ đô thị; các hợp tác xã; tổ, đội dân lập; các đối tượng phát sinh chất thải rắn; các đơn vị hành nghề thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại, đối tượng thu gom phế liệu).
- Các thành phần kinh tế nhà nước chủ yếu tham gia quản lý chất thải rắn thông thường; các thành phần kinh tế ngoài nhà nước chủ yếu tham gia quản lý chất thải nguy hại.
- Các bên liên quan phối hợp tương đối nhịp nhàng, tuy nhiên hiệu quả chưa cao.
2. Đề xuất xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn nhiều thành phần kinh tế tham gia:
2.1. Tiêu chí đề xuất mô hình:
- Khả thi, phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của địa phương cũng như cơ chế chính sách của nhà nước.
- Khuyến khích được sự tham gia của các các thành phần kinh tế vào mô hình quản lý chất thải rắn.
- Hội nhập với xu hướng phát triển chung, đẩy nhanh tốc độ phát triển, đảm bảo sự bền vững.
2.2. Cấu trúc mô hình:
Hợp phần quản lý:
- Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Các Sở, Ban, Ngành tham mưu, hỗ trợ thực hiện và đảm nhiệm một số vai trò nhất định trong bộ máy quản lý.
Hợp phần thực hiện:
- Hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn: Thu hút được sự tham gia của mọi đối tượng phát sinh chất thải rắn (hộ gia đình, văn phòng, trường học, chợ, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ,...) vào công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn.
- Hoạt động thu gom:
+ Các Trung tâm Dịch vụ đô thị chịu trách nhiệm thu gom chính.
+ Hỗ trợ địa phương thành lập thêm các hợp tác xã, các tổ đội thu gom rác.
+ Thu hút các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào hoạt động thu gom.
+ Cổ phần hóa các Trung tâm dịch vụ đô thị, chuyển từ hình thức đơn vị có cổ phần 100% vốn nhà nước sang hình thức Nhà nước chi nắm cổ phần chi phối.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân nội tỉnh tham gia thu gom chất thải nguy hại.
- Hoạt động vận chuyển:
+ Trung tâm dịch vụ đô thị chịu trách nhiệm chính vận chuyển chất thải rắn.
+ Cổ phần hóa dần một số đơn vị vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
+ Các hợp tác xã và tổ đội thu gom chất thải rắn có thể tham gia vào khâu vận chuyển ở quy mô nhỏ nếu được đầu tư, trang bị thiết bị.
+ Khuyến khích cho các doanh nghiệp tư nhân nội tỉnh đủ năng lực tham gia vận chuyển chất thải nguy hại.
- Hoạt động xử lý/tái chế: Kêu gọi các nhà đầu tư (bao gồm các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước) tham gia vào khâu xử lý chất thải rắn.
3. Đánh giá, so sánh mô hình đề xuất với mô hình đang áp dụng trên địa bàn tỉnh:
- Nhà nước vẫn là cơ quan quản lý chính.
- Chuyển giao khâu thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải của Trung tâm dịch vụ đô thị sang khu vực tư nhân.
- Khuyến khích thêm các thành phần kinh tế tư nhân tham gia thu gom chất thải rắn.
- Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp nội tỉnh thu gom chất thải nguy hại.
- Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân sẽ tăng lên theo thời gian và sẽ là lực lượng chính thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn.
4. Giải pháp hoàn thiện mô hình:
4.1. Giải pháp về chính sách:
Hoàn thiện cơ chế, chính sách về hỗ trợ, ưu đãi nhằm thu hút các thành phần kinh tế ngoài nhà nước; điều chỉnh chính sách phí và lệ phí vệ sinh môi trường; tăng cường thu hút đầu tư cho công tác xử lý chất thải rắn, khuyến khích phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải; tăng cường thanh tra, giám sát và cưỡng chế.
4.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện:
- Xây dựng kế hoạch, lộ trình, phương thức thực hiện mô hình.
- Cải thiện nguồn lực cho công tác quản lý chất thải rắn.
- Truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng.
- Công tác cập nhật, thống kê và lưu trữ dữ liệu về quản lý chất thải rắn.
- Khuyến khích sự sự tham gia của các thành phần kinh tế vào mô hình.
- Hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu, phát triển công nghệ.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật với các tổ chức quốc tế.
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN THỰC HIỆN MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VỚI NHIỀU THÀNH PHẦN KINH TẾ THAM GIA
(Kèm theo Quyết định số: 1353/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT | Tên nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Kinh phí thực hiện (Triệu đồng) | Giai đoạn thực hiện | |
Đến 2025 | Tầm nhìn đến 2030 | |||||
I | Nhóm nhiệm vụ: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và xã hội hóa quản lý chất thải rắn | |||||
1 | Xây dựng chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu | Sở Tài nguyên và Môi hường | - Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ - Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch - Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố | 4.400 (NN: 1.600 | 2.400 (NN: 800 | 2.000 (NN: 800 |
II | Nhóm nhiệm vụ: Kiện toàn hệ thống văn bản pháp luật, khung chính sách cho hoạt động xã hội hóa trong quản lý chất thải rắn | |||||
1 | Xây dựng và ban hành cơ chế ưu đãi dành cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào hoạt động quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh | Sở Tài nguyên và Môi trường | - Sở Tài chính - Sở Kế hoạch và Đầu tư | 500 (NN: 500) | 500 (NN: 500) | - |
III | Nhóm nhiệm vụ: Nâng cao năng lực quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn phục vụ công tác xã hội hóa quản lý chất thải rắn | |||||
1 | Xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu | Sở Xây dựng | - Sở Tài nguyên và Môi trường - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Ủy ban nhân dân thành phố Bạc Liêu và thị xã Giá Rai | 800 (NN: 800) | 800 (NN: 800) | - |
2 | Xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu | Sở Xây dựng | - Sở Tài nguyên và Môi trường - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Ủy ban nhân dân các huyện | 800 (NN: 800) | - | 800 (NN: 800) |
IV | Nhóm nhiệm vụ: Xử lý chất thải rắn | |||||
1 | Đề án Hỗ trợ thực hiện thí điểm phân loại và xử lý rác thải hữu cơ hộ gia đình cho khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu | Sở Xây dựng | - Sở Tài nguyên và Môi trường - Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ - Ủy ban nhân dân các huyện | 25.000 (NN: 10.000 | 5.000 (NN: 2.000 | 20.000 (NN: 8.000 |
2 | Đánh giá nhu cầu tư xây dựng, lắp đặt lò đốt rác thải sinh hoạt quy mô liên xã, huyện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu | Sở Xây dựng | Sở Tài nguyên và Môi trường | 30.000 (NN: 17.000 | 9.000 (NN: 5.000 | 21.000 (NN: 12.000 |
Tổng | 61.500 | 17.700 | 43.800 |
Ghi chú:
- Danh mục các nhiệm vụ nêu trên là dự kiến để định, hướng thực hiện trong thời gian tới.
- Phần kinh phí thực hiện chi là tạm tính; tùy theo khả năng cân đối ngân sách hàng năm, cơ quan chủ trì thực hiện xây dựng đề cương và dự toán chi tiết, thông qua cơ quan tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định (lưu ý các nội dung thuộc nhiệm vụ thường xuyên được giao trong công tác quản lý nhà nước thì không bố trí kinh phí).
- 1Chỉ thị 18/2008/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 2Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2011 về tiếp tục tăng cường quản lý chất thải rắn thông thường, nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 3Quyết định 1414/QĐ-UBND năm 2016 Quy định quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
- 4Chỉ thị 29/2005/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 5Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2019 về giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 6Quyết định 15/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7Quyết định 25/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 8Quyết định 26/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 1Thông tư 13/2007/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Chỉ thị 18/2008/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 3Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2011 về tiếp tục tăng cường quản lý chất thải rắn thông thường, nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4Luật bảo vệ môi trường 2014
- 5Quyết định 1393/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 1414/QĐ-UBND năm 2016 Quy định quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
- 8Chỉ thị 29/2005/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 9Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2019 về giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 10Quyết định 15/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 11Quyết định 25/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 12Quyết định 26/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Quyết định 1353/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt dự án Xây dựng mô hình tổ chức quản lý chất thải rắn với nhiều thành phần kinh tế tham gia của tỉnh Bạc Liêu
- Số hiệu: 1353/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/07/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
- Người ký: Lê Minh Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra