Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 134/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 7 năm 1981 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ THỨC ĂN HỖN HỢP CHO GIA SÚC (HEO, GÀ)
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chánh các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962; .
- Căn cứ Nghị định số 123/CP ngày 24-8-1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về việc nghiên cứu, xây dựng, xét duyệt, ban hành và quản lý các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp…;
- Căn cứ thông tư số 488/KHKT-TT ngày 5-6-1966 của Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước về việc xây dựng, xét duyệt, ban hành, quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật địa phương của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp;
- Xét yêu cầu cần thiết của công tác quản lý kỹ thuật ờ thành phố Hồ Chí Minh;
- Theo đề nghị của đồng chí Trưởng Ban Khoa học và kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. – Nay ban hành kèm theo quyết định này tiêu chuẩn địa phương: 53 TCV 37-80 “Thức ăn hỗn hợp cho gia súc (heo, gà) ”.
- Yêu cầu kỹ thuật.
Điều 2. – Tiêu chuẩn này là căn cứ để đánh giá chất lượng sản phẩm trong phạm vi sản xuất (thuộc các cơ sở quốc doanh, công tư hợp doanh, tập thể, cá thể) cũng như trong lưu thông phân phối.
- Các cơ sở sản xuất phải dựa vào các tiêu chuẩn này để tổ chức sản xuất và quản lý kỹ thuật tốt nhằm đạt tiêu chuẩn quy định.
- Các cơ sở kinh doanh phải tổ chức thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn này trong khâu lưu thông phân phối.
Điều 3. – Các cơ quan quản lý phải đôn đốc theo dõi, kiểm tra để đề nghị khen thưởng những cơ sở thực hiện tốt tiêu chuẩn đã ban hành và xử lý nghiêm minh những cơ sở làm ăn gian dối, cố ý không thực hiện tiêu chuẩn.
Điều 4. – Tiêu chuẩn trên có hiệu lực kể từ ngày 01-8-1981 và phải được nghiêm chỉnh chấp hành trong toàn thành phố.
Điều 5. – Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Khoa học và kỹ thuật, Giám đốc Sở Nông nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, các cơ sở có liên quan đến sản xuất và kinh doanh thức ăn gia súc trong thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI --------- ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỨC ĂN HỖN HỢP CHO GIA SÚC (HEO, GÀ) Yêu cầu kỹ thuật | 53 TCV 37 - 81 |
Có hiệu lực từ 01-8-1981 |
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại thức ăn hỗn hợp ở dạng bột dùng cho heo, gà, được sản xuất và tiêu dùng trong phạm vi thành phố Hồ Chí minh.
Trong tiêu chuẩn, thức ăn hỗn hợp cho gia súc được gọi tắt là thức ăn.
1. YÊU CẦU KỸ THUẬT
1.1. Yêu cầu về nguyên liệu và bán thành phẩm.
1.1.1. Các nguyên liệu và bán thành phẩm dùng để xay và pha trộn thức ăn, được lấy từ các nông, súc, hải sản… phải đạt yêu cầu quy định trong điều kiện hợp vệ sinh.
1.1.2. Qui trình chế biến, công thức pha trộn phải theo sự hướng dẫn kỹ thuật của Sở Nông nghiệp.
1.2. Yêu cầu về phân loại:
1.2.1.Thức ăn cho gà được chia làm 5 loại và ghi số như sau:
Số 1: cho gà con giống từ bắt đầu ăn đến 6 tuần lễ
Số 2: cho gà giò giống từ 6 tuần đến 22 tuần lễ
Số 3: cho gà giống trên 22 tuần lễ, gà đẻ trứng
Số 4: cho gà con nuôi thịt từ 0 tuần đến 6 tuần lễ
Số 5: cho gà thịt giống từ 6 tuần đến khi xuất thịt
1.2.2.Thức ăn cho heo được chia làm 5 loại và ghi số như sau:
Số 6: cho heo con từ khi cai sữa đến 20kg thể trọng
Số 7: cho heo tơ từ 20kg đến 35kg thể trọng
Số 8: cho heo lứa từ 35kg đến 60kg thể trọng
Số 9: cho heo từ 60kg đến khi xuất thịt
Số 10: cho heo nái, heo nọc.
1.3. Yêu cầu về chất lượng
1.3.1.Đặc tính và thành phần chất lượng thức ăn cho gà theo quy định trong bảng dưới đây.
1.3.2.Đặc tính và thành phần chất lượng thức ăn cho heo theo quy định trong bảng dưới đây.
TÊN CHỈ TIÊU CHẦT LƯỢNG | Thức ăn hỗn hợp gà | Thức ăn hỗn hợp heo | ||||||||
Số 1 | Số 2 | Số 3 | Số 4 | Số 5 | Số 6 | Số 7 | Số 8 | Số 9 | Số 10 | |
1. Hàm lượng Protit thô tính theo % không được kém | 18 | 16 | 15 | 19 | 17 | 18 | 16 | 15 | 13 | 14 |
2. Hàm lượng chất béo thô tính theo % không được quá | 3 | 4 | 4 | 4 | 4 | 5 | 5 | 5 | 8 | 6 |
3. Hàm lượng xơ thô tính theo % không được quá | 8 | 10 | 10 | 8 | 8 | 6 | 6 | 10 | 10 | 10 |
4. Hàm lượng can-xi (Ca) tính theo % vào khoảng | 1,2 | 1 | 3 | 1,2 | 1 | 1 | 0,7 | 0,6 | 0,6 | 0,7 |
5. Hàm lượng phốt pho (P) tính theo % vào khoảng | 0,8 | 0,7 | 0,6 | 0,6 | 0,6 | 0,7 | 0,6 | 0,6 | 0,6 | 0,6 |
6. Hàm lượng muối ăn (NaCl) tính theo % không được quá | 0,3 | 0,8 | ||||||||
7. Ẩm độ tính theo % không được quá | 13 | 13 | ||||||||
8. Các ngoại vật như cát tính theo % không được quá | 0,3 | 0,3 | 0,7 | |||||||
9. Năng lượng biếm dưỡng tính theo Kcal/kg không được kém | 2600 | 2400 | 2500 | 2600 | 2500 | 2600 | 2500 | 2500 | 2500 | 2500 |
CHÚ THÍCH:
1) Thức ăn cũng cần có đủ vitnmin cần thiết, cac1 khoáng vi lượng, các axit amin quantrọng.
2) Thức ăn tập ăn cho heo con do cơ sở chăn nuôi tự pha trộn.
1.4.1.Hình thái bên ngoài của các loại thức ăn cho heo và gà tuỳ thuộc thành phần nguyên liệu và bán thành phẩm pha trộn, nhưng chủ yếu thức ăn có màu sáng, có mùi thơm, không đóng cục, không có mùi ẩm mốc, hôi thúi, v.v…
1.4.2.Độ mịn: khi sàng thức ăn qua sàng có lỗ đường kính 3mm, phần còn lại trên sàng không quá 5% cho thức ăn số 1, số 4, số 6 và không quá 12% cho thức ăn của các số còn lại.
1.4.3.Số lượng sâu mọt tổng cộng trong 1kg thức ăn không quá 10 con.
1.4.4.Không được phép có các nấm mốc độc hại, các bào tử, vi khuẩn gây bệnh.
2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM
2.1. Phương pháp lấy mẫu: áp dụng tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho gia súc – phương pháp lấy mẫu: TCVN 1531-74.
2.2. Phương pháp thử: tiến hành thử theo TCVN 1532-74 đến 1516-7.
3. BAO BÌ, GHI NHÃN VÀ BẢO QUẢN
3.1. Bao bì
3.1.1.Thức ăn đựng trong bao bố hoặc bao sợi polyethylen (P.E) dệt; có thể đựng trong túi polyethylen và lớp ngoài là bao bố hoặc bao giấy, mỗi bao có trọng lượng tính là 20kg.
3.1.2.Sau khi vô bao phải ép hoặc may miệng bao vãi cho thật kín, chắc.
3.2. Ghi nhãn ngoài bao, in nhãn hiệu bằng sơn hoặc dính nhãn hiệu in sẳn. Nội dung ghi nhãn bao gồm:
- Tên cơ sở quản lý đơn vị sản xuất
- Tên cơ sở sản xuất
- Loại thức ăn, thí dụ: thức ăn hỗn hợp gà số 1
- Trọng lượng tính 20kg
- Lô hàng số… sản xuất ngày
- Ký hiệu tiêu chuẩn của sản phẩm
3.3. Bảo quản
Các bao thành phẩm được sắp xếp thứ tự theo từng lô hàng, trên kệ gỗ, không dựa vào tường. Trong kho phải sạch sẽ, thoáng khí, không mưa dột, nắng dọi v.v…
- 1Thông tư 488-KHKT/TT-1966 về việc xây dựng, xét duyệt, ban hành, quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật địa phương của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp do Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Nghị định 123-CP năm 1963 ban hành điều lệ tạm thời về việc nghiên cứu, xây dựng, xét duyệt, ban hành và quản lý các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp do của Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp 1962
Quyết định 134/QĐ-UB năm 1981 ban hành tiêu chuẩn địa phương về thức ăn hỗn hợp cho gia súc (heo, gà) do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 134/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/07/1981
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Võ Thành Công
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/08/1981
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra