Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 134/2004/QĐ-TCHQ-KTSTQ | Hà Nội, ngày 18 tháng 2 năm 2004 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001-QH10 ngày 29 tháng 06 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Nghị định số 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 96/2003/TT-BTC ngày 10/10/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
| Nguyễn Ngọc Túc (Đã ký) |
THU THẬP, XỬ LÝ VÀ QUẢN LÝ THÔNG TIN PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 134/TCHQ/QĐ-KTSTQ ngày 18 tháng 02 năm 2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
1.2. Hệ thống thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan bao gồm:
- Số liệu trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu;
- Thông tin về doanh nghiệp;
- Thông tin vi phạm pháp luật về Hải quan;
- Thông tin về cưỡng chế đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu;
- Thông tin phúc tập tờ khai;
- Các nguồn thông tin khác...
2.2. Thông tin phải được xử lý kịp thời, nhằm phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan có hiệu quả nhất, dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro.
2.3. Hệ thống thông tin phải được quản lý chặt chẽ. Trong quá trình thu thập, xử lý và trao đổi thông tin phải được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành về an toàn dữ liệu và bảo mật.
3.2. Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp với Cục kiểm tra sau thông quan khi có yêu cầu.
3.3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tạo điều kiện, cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan Hải quan.
II. NỘI DUNG THU THẬP, XỬ LÝ VÀ QUẢN LÝ THÔNG TIN PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
4.1. Nguồn thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan được thu thập trong ngành Hải quan:
- Thông tin trong quá trình làm thủ tục hải quan từ: bộ phận giám sát, bộ phận đăng ký tiếp nhận tờ khai, bộ phận kiểm hoá, tính thuế, giá;
- Thông tin từ công tác phúc tập hồ sơ tại các Chi cục Hải quan qua các báo cáo định kỳ, đột xuất và chuyên đề;
- Thông tin từ các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố;
- Thông tin từ các đơn vị nghiệp vụ thuộc cơ quan Tổng cục;
4.2. Nguồn thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan được thu thập từ các đơn vị khác trong ngành Tài chính;
- Các đơn vị trong ngành Thuế;
- Các đơn vị thuộc hệ thống thanh tra Tài chính các cấp;
- Cục Tài chính doanh nghiệp;
- Cục Quản lý giá, các Trung tâm thẩm định giá;
- Các đơn vị thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước;
- Các đơn vị khác thuộc và trực thuộc ngành Tài chính.
4.3. Nguồn thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan được thu thập từ các đơn vị ngoài ngành Tài chính;
- Thông tin từ các cơ quan chức năng: các cơ quan Trung ương, các Bộ, ngành, cơ quan Quản lý thị trường, cơ quan Công an, Kiểm Lâm, Ngân hàng, Bộ đội Biên phòng, Kiểm dịch, cơ quan Bảo hiểm, Giám định, cơ quan Cảng vụ, Đại lý Hàng hải, Tổng cục Thống kê...
- Thông tin từ các cá nhân, tổ chức liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá: tên, địa chỉ, mã số, ngành hàng kinh doanh, vốn đăng ký kinh doanh, tài khoản, nơi đăng ký tài khoản của doanh nghiệp, các mặt hàng thường xuyên xuất, nhập khẩu, mối quan hệ với người mua người bán nước ngoài, người vận tải...
- Thông tin từ cộng đồng doanh nghiệp, từ các tổ chức đại diện quyền lợi của doanh nghiệp như các Hiệp hội kinh doanh...
- Thông tin từ Phòng thương mại, các cơ quan Thương vụ tại các nước...
- Thông tin thu thập qua các phương tiện truyền thông như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, Internet;
- Thông tin từ cộng tác viên của các cơ quan Hải quan và đơn thư tố giác của quần chúng;
4.4. Nguồn thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan được thu thập qua hợp tác quốc tế: thông qua Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Hải quan các nước ASEAN; Tổ chức tình báo Hải quan (RILO), Tổ chức Hải quan ASEAN và các tổ chức kinh tế quốc tế khác.
4.5. Thông tin từ các nguồn khác...
5.2. Việc trao đổi thông tin với các lực lượng có liên quan phải đúng quy định của pháp luật và quy định của ngành.
5.3. Nội dung trao đổi gồm:
- Những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, tình hình kinh tế chính trị, xã hội trong nước và quốc tế; chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi lực lượng liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
- Tình hình, phương thức, thủ đoạn buôn lậu và gian lận thương mại trên phạm vi cả nước, các tuyến, địa bàn trọng điểm; những khó khắn, vướng mắc và kinh nghiệm trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, buôn lậu và gian lận thương mại.
- Những thông tin của các tổ chức quốc tế có liên quan đến phòng chống tội phạm, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
- Các tài liệu, hồ sơ nghiệp vụ; các thông tin phục vụ tuyên truyền pháp luật về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, chống buôn lậu và gian lận thương mại; gương người tốt việc tốt của mỗi lực lượng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
6.1. Thông tin sau khi thu thập phải được xử lý theo các tiêu chí sau:
6.1.1. Thông tin về tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu: Những thông tin chung về người xuất khẩu, nhập khẩu (tên, mã số, địa chỉ, tài khoản, số hiệu tài khoản, ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, các chi nhánh...), tình hình tài chính, tình hình nộp các khoản thuế xuất, nhập khẩu hàng năm, các thông tin về quá trình chấp hành pháp luật Hải quan (số lần vi phạm, mức độ xử lý, các doanh nghiệp có tiềm ẩn nguy cơ không còn khả năng trả thuế xuất, nhập khẩu đã nợ cơ quan Hải quan...) để làm cơ sở cho công tác kiểm tra dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro.
6.1.2. Thông tin về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: mặt hàng, lượng hàng, trị giá, mã số, thuế xuất, xuất xứ, nhãn hiệu, số lần xuất khẩu, nhập khẩu, chế độ chính sách của loại mặt hàng đó, các ưu đãi nếu có, và các thông tin khác đánh giá về mức độ gian lận thương mại của hàng hoá.
6.1.3. Một số thông tin khác: tuyến đường vận chuyển, phương tiện vận chuyển, giá cả trên thị trường thế giới, quan hệ giữa người mua và người bán...
6.2. Xử lý thông tin:
6.2.1. Đối với các thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, gian lận thương mại của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc tổ chức, cá nhân có trụ sở đóng trên phạm vị, địa bàn quản lý của đơn vị thì tiến hàng nghiên cứu hồ sơ, xác minh các vấn đề có liên quan, lập kế hoạch kiểm tra sau thông quan để có kết luận chính xác về hành vi vi phạm.
6.2.2. Đối với các thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, gian lận thương mại của các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc tổ chức, cá nhân có trụ sở đóng ngoài phạm vi địa bàn quản lý của đơn vị thì lập báo cáo nêu rõ dấu hiệu vi phạm, cung cấp các thông tin về lô hàng, về tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý địa bàn của tổ chức, cá nhân đó xử lý.
6.2.3. Đối với các thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, gia lận thương mại của các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc tổ chức, cá nhân liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố khác nhau và có nhiều tình tiết, nội dung phức tạp thì chuyển Cục Kiểm tra sau thông quan xử lý.
7.1. Quy trình thu thập, xử lý thông tin tại Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
- Trên địa bàn quản lý hành chính của mình, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thu thập thông tin, phân tích, xử lý và trao đổi thông tin với các đơn vị có liên quan, thông báo đến các Chi cục các dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, các phương thức, thủ đoạn gian lận thương mại; Và báo cáo các quyết định, kết quả kiểm tra sau thông quan và kết quả phân tích thông tin về Tổng cục Hải quan theo chế độ tháng một lần, (trừ các trường hợp báo cáo đột xuất hoặc chuyên đề).
- Các Chi cục Hải quan cửa khẩu, đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thu thập, cung cấp thông tin cho Phòng Kiểm tra sau thông quan; phối hợp với Phòng kiểm tra sau thông quan phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật, gian lận thương mại để phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.
7.2. Quy trình thu thập, xử lý thông tin tại cơ quan Tổng cục Hải quan
- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, tổ chức thu thập, xử lý thông tin, để xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan trong toàn ngành.
- Cục Kiểm tra sau thông quan là đầu mối tiếp nhận, thu thập, xử lý, quản lý thông tin thống nhất và cung cấp thông tin được cập nhật trên phạm vi toàn quốc, cho các cục Hải quan tỉnh, thành phố.
- Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Tổng cục Hải quan như: Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Vụ Giám sát quản lý về Hải quan, Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Thanh tra Tổng cục, các Trung tâm phân tích phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu có trách nhiệm cung cấp các thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật, gian lận thương mại của các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu cho Cục Kiểm tra sau thông quan; phối hợp với Cục Kiểm tra sau thông quan khi có yêu cầu.
8.2. Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các Vụ, Cục chức năng thuộc cơ quan Tổng cục quy định phạm vi, thẩm quyền cho các đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trong việc khai thác, sử dụng thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc gì các đơn vị báo cáo về Tổng cục để được hướng dẫn bổ sung kịp thời.
- 1Quyết định 1383/QĐ-TCHQ năm 2009 về Quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Quyết định 2638/QĐ-TCHQ năm 2011 công bố Danh mục Quyết định về quy trình, quy chế theo thẩm quyền đã hết hiệu lực do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Quyết định 3864/QĐ-TCHQ năm 2015 Quy chế thu thập, cập nhật, sử dụng cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; cơ sở dữ liệu về Biểu thuế; cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hoá và áp dụng mức thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Quyết định 1383/QĐ-TCHQ năm 2009 về Quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, kiểm tra thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Quyết định 2638/QĐ-TCHQ năm 2011 công bố Danh mục Quyết định về quy trình, quy chế theo thẩm quyền đã hết hiệu lực do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Luật Hải quan 2001
- 2Nghị định 102/2001/NĐ-CP Hướng dẫn kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- 3Nghị định 96/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan
- 4Thông tư 96/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 102/2001/NĐ-CP quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 3864/QĐ-TCHQ năm 2015 Quy chế thu thập, cập nhật, sử dụng cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; cơ sở dữ liệu về Biểu thuế; cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hoá và áp dụng mức thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Quyết định 134/2004/QĐ-TCHQ-KTSTQ về Quy chế thu thập, xử lý và quản lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 134/2004/QĐ-TCHQ-KTSTQ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/02/2004
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Nguyễn Ngọc Túc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/03/2004
- Ngày hết hiệu lực: 14/07/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra