- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 1019/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 3888/QĐ-BTP năm 2012 về Kế hoạch năm 2013 thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho nguời khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1333/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 24 tháng 04 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA NĂM 2013
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp pháp lý người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 3888/QĐ-BTP ngày 18/12/2012 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch năm 2013 triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 357/TTr-STP ngày 04/4/2013 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2013.
Điều 2. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan giúp UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đúng mục đích, yêu cầu và nội dung Kế hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA NĂM 2013
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1333/QĐ-UBND ngày 24/4/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
Thực hiện Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp pháp lý người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020; Quyết định số 3888/QĐ-BTP ngày 18/12/2012 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch năm 2013 triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh năm 2013 với các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật trên địa bàn tỉnh được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ pháp lý miễn phí thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý; nâng cao nhận thức của người khuyết tật và cộng đồng về các quyền của người khuyết tật; bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý.
- Tăng cường năng lực của người thực hiện trợ giúp pháp lý; nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật; bảo đảm cho người khuyết tật đều được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu, góp phần bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.
- Ngăn ngừa tội phạm xâm hại người khuyết tật, tăng cường hiệu quả giáo dục, phục hồi đối với người khuyết tật.
2. Yêu cầu
- Việc triển khai thực hiện Kế hoạch trợ giúp pháp lý phải kịp thời đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh. Nội dung các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật phải mang tính thực tiễn, khả thi, hiệu quả và tránh trùng lắp với các hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình, kế hoạch khác của Trung ương và của UBND tỉnh.
- Trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, cơ quan thực hiện phải phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các cơ quan tổ chức có liên quan để tổ chức thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả các hoạt động, kết hợp lồng ghép với các chương trình, đề án hỗ trợ cho người khuyết tật khác.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Thực hiện truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật
1.1. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật:
Xây dựng nội dung trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong các chuyên trang, chuyên mục chung về trợ giúp pháp lý:
- 01 Phóng sự trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
- 01 chuyên trang, chuyên mục Báo Thanh Hóa.
+ Đơn vị thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh.
+ Đơn vị phối hợp: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa.
- Thời gian thực hiện: Quý II - Quý IV.
1.2. Lắp đặt bảng thông tin về trợ giúp pháp lý 01 bảng/01 đơn vị được chọn trong tổng số 20% địa điểm là: Trụ sở Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thời gian thực hiện: Quý II - Quý IV.
1.3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật theo các chương trình, kế hoạch về trợ giúp người khuyết tật của UBND tỉnh
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thời gian thực hiện: Quý II - Quý IV.
2. Tăng cường năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật
2.1. Biên soạn chương trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đối với đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý (trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp, luật sư là cộng tác viên) và thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Quý II - Quý IV.
2.2. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đối với đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý và thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý 01 lần/năm.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Quý III.
3. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật
3.1. Khảo sát, đánh giá nhu cầu trợ giúp pháp lý của người khuyết tật theo lĩnh vực pháp luật và loại đối tượng khuyết tật (khiếm thị, khiếm thính, dị tật, dị dạng...).
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thời gian thực hiện: Quý II - Quý III.
3.2. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật tại Trung tâm, Chi nhánh của Trung tâm
Tiến hành thụ lý kịp thời, hiệu quả đối với các vụ việc trợ giúp pháp lý có đối tượng là người khuyết tật thông qua các hình thức trợ giúp pháp lý như: Tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tư vấn, kiến nghị và các hình thức trợ giúp pháp lý.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
3.3. Thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động
- Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động tại các Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật 01 đợt/1 đơn vị/năm.
- Tại các xã nơi có nhiều người khuyết tật tổ chức việc trợ giúp pháp lý lưu động lồng ghép với các Chương trình giảm nghèo khác hoặc theo yêu cầu.
+ Đơn vị thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh.
+ Thời gian thực hiện: Cả năm.
3.4. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề pháp luật, sinh hoạt Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý.
Hướng dẫn các Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề pháp luật có nội dung liên quan đến người khuyết tật tại các xã trên địa bàn tỉnh, những địa bàn có nhiều người khuyết tật hoặc tổ chức sinh hoạt tại các Hội người khuyết tật, cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh.
- Đơn vị phối hợp thực hiện: Các Hội người khuyết tật, cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
3.5. Thuê người phiên dịch
Những đối tượng người khuyết tật về nghe, nói có nhu cầu được trợ giúp pháp lý thì Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh có trách nhiệm hợp đồng thuê người phiên dịch nhằm bảo đảm cho người khuyết tật về nghe, nói có thể trình bày nội dung cần được trợ giúp pháp lý và hiểu được nội dung tư vấn.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Cả năm.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí:
a) Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh được bảo đảm từ nguồn ngân sách chi thường xuyên hàng năm của tỉnh phân bổ cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý.
b) Ngân sách Trung ương hỗ trợ (qua Cục Trợ giúp pháp lý) cho các hoạt động phát sinh (nếu có).
2. Lập, sử dụng và quyết toán kinh phí
a) Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh lập dự toán kinh phí ngân sách thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.
b) Việc lập, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật; chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước thực hiện hiệu quả các nội dung sau:
a) Xây dựng kế hoạch năm, lập dự toán kinh phí để Giám đốc Sở Tư pháp gửi Sở Tài chính thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định và triển khai thực hiện Kế hoạch.
b) Trực tiếp tiếp nhận, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được cấp cho việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.
c) Định kỳ hàng quý, 06 tháng, 01 năm, Trung tâm Trợ giúp pháp lý có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch trình Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp (qua Cục Trợ giúp pháp lý) và UBND tỉnh.
Giao Sở Tư pháp làm đầu mối phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh triển khai thực hiện đảm bảo đúng thời gian, tiến độ của Kế hoạch.
2. Sở Tài chính: Hướng dẫn Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh lập dự toán kinh phí thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Sở Tư pháp tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu trợ giúp pháp lý của người khuyết tật; thường xuyên tổ chức lồng ghép hoạt động trợ giúp pháp lý với các hoạt động trợ giúp người khuyết tật khác theo nội dung kế hoạch trợ giúp người khuyết tật của tỉnh.
4. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Thanh Hóa: Phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng nội dung các phóng sự, các chương trình, tin, bài, ảnh về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.
5. Các Hội người khuyết tật, cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh:
Phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý cho đối tượng là người khuyết tật là thành viên của đơn vị mình đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch này và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Trung tâm và các Chi nhánh của Trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đang sinh sống tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2013; trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố kịp thời báo cáo với UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 3430/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 726/QĐ-UBND Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2013
- 3Quyết định 2474/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 1019/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 3888/QĐ-BTP năm 2012 về Kế hoạch năm 2013 thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho nguời khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Quyết định 3430/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 6Quyết định 726/QĐ-UBND Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2013
- 7Quyết định 2474/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Quyết định 1333/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2013
- Số hiệu: 1333/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/04/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Nguyễn Đình Xứng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/04/2013
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định