- 1Luật Bảo vệ môi trường 1993
- 2Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Thông tư liên tịch 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 133/2004/QĐ-UB | Bình Phước, ngày 31 tháng 12 năm 2004 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003.
- Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 27/12/1993;
- Căn cứ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Căn cứ Nghị quyết của số 14/2004/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa VII - kỳ họp thứ hai về việc ban hành mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 465/TNMT-TT ngày 22/12/2004;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành theo Quyết định này “Qui định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Phước”.
Điều 2: Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, và các tổ chức, hộ gia đình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 133/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004 của UBND tỉnh)
1/ Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:
- Hộ gia đình;
- Cơ quan nhà nước;
- Đơn vị vũ trang nhân dân;
- Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân;
- Các Cơ sở rửa ô tô, xe máy;
- Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác;
Tất cả các đối tượng nêu trên có sử dụng nước sạch của đơn vị cung cấp nước sạch hoặc không sử dụng nước sạch của đơn vị cung cấp nước mà tự đào, khoan giếng để sinh hoạt trong khu vực có hệ thống cung cấp nước sạch đi qua.
2/ Đối tượng không chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:
Những đối tượng thuộc khu vực chưa có hệ thống cung cấp nước sạch đi qua thì tạm thời chưa thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt; Các hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội.
II/ MỨC THU PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH SỐ PHÍ:
1/ Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính là 5% trên giá bán của 01(một) m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Đối với các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng thì mức thu phí được xác định theo từng người sử dụng nước, căn cứ vào số lượng nước sử dụng bình quân của một người trong xã, phường, thị trấn nơi khai thác nước và giá bán 1 m3 nước sạch trung bình tại xã, phường, thị trấn đó.
2/ Xác định số phí:
a) Trường hợp mức thu phí được quy định theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán nước sạch được áp dụng cho những đối tượng có sử dụng nước của đơn vị cấp nước sạch :
trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp (đồng) | = | sạch sử dụng của đối tượng nộp phí (m3 ) | x | sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (đồng/m3 ) |
b) Trường hợp đối với các hộ gia đình, tổ chức, cơ sở kinh doanh tự khai thác nước để sử dụng tại khu vực có hệ thống nước sạch đi qua thì được tính như sau:
- Đối với hộ gia đình và tổ chức không sản xuất, kinh doanh: Được xác định vào số người theo sổ hộ khẩu gia đình (đối với hộ gia đình) hoặc bảng chấm công, bảng lương , hợp đồng lao động (đối với tổ chức không sản xuất, kinh doanh như bệnh viện, trường học, trụ sở, văn phòng của các đơn vị hành chính…) và lượng nước sạch sử dụng bình quân đầu người trong xã, phường, thị trấn.
Cách tính: Hộ gia đình Ông Nguyễn Văn A có 5 nhân khẩu.
Lượng nước sử dụng bình quân tháng của hộ Ông A = 5 người x 30 ngày x (lượng nước sử dụng của 01 người/ngày).
- Đối với các Cơ sở kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước để sử dụng thì số lượng nước sạch được xác định căn cứ vào quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự kê khai của Cơ sở và xác định của UBND xã, phường, thị trấn.
Cách tính số phí phải nộp của Cơ sở kinh doanh, dịch vụ được tính như sau:
1/ Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt đồng thời với việc thu tiền sử dụng nước sạch. Tổ chức, hộ gia đình là đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt có nghĩa vụ nộp đầy đủ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải cho đơn vị cung cấp nước sạch đồng thời với việc thanh toán tiền sử dụng nước sạch theo hoá đơn hàng tháng.
2/ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác định và thu phí đối với tổ chức, Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng thuộc đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
3/ Đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn mở tài khoản “ tạm giữ tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải” tại Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh. Định kỳ hàng tuần, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải gửi số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt đã thu được vào tài khoản tạm giữ. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải mở sổ sách kế toán theo dõi riêng, cập nhật số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phát sinh để thanh toán với ngân sách nhà nước.
4/ Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn căn cứ vào số phí thu được thực hiện tính, lập tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt theo mẫu biểu quy định gửi Cục thuế và Kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản tạm giữ tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Đồng thời, làm thủ tục nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt đầy đủ vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước (sau khi trừ đi số tiền phí trích để lại theo quy định) chậm nhất không quá ngày 20 của tháng tiếp theo. 5/ Hàng năm trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch, đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải thực hiện quyết toán với Cục Thuế tỉnh việc thu, nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được trên địa bàn theo đúng chế độ quy định.
IV/ QUẢN LÝ SỬ DỤNG TIỀN PHÍ THU ĐƯỢC:
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng như sau:
1/ Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:
Để lại 10% trong tổng số phí thu được cho đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để trang trải chi phí cho việc thu phí.
Toàn bộ số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được trích theo quy định trên đây, đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo chế độ quy định, cuối năm chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để chi theo chế độ quy định.
Phần chi còn lại (sau khi trích để lại cho đơn vị thu phí) được nộp vào ngân sách nhà nước và phân chia cho các cấp ngân sách trung ương 50% và địa phương 50%.
2/ Quản lý, sử dụng phần phí bảo vệ môi trường nộp vào ngân sách nhà nước:
a) Ngân sách trung ương hưởng 50% để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.
b) Ngân sách địa phương hưởng 50% để sử dụng cho việc bảo vệ môi trường trên địa bàn (phòng ngừa, khắc phục và xử lý ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường), đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa phương.
Việc chi trả, thanh toán các khoản chi từ phần phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nộp vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3/ Chứng từ thu và đồng tiền nộp phí:
- Đối với phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt : sử dụng hóa đơn bán hàng của đơn vị cung cấp nước sạch. Ngoài các chỉ tiêu phải đảm bảo có đủ về nội dung hoá đơn theo quy định, hoá đơn bán hàng của đơn vị cung cấp nước sạch còn phải thể hiện mức thu và số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thành một dòng riêng trên hóa đơn. Cụ thể như sau: ở các dòng tổng cộng của hóa đơn phải ghi rõ: giá bán nước sạch chưa có thuế giá trị gia tăng (không bao gồm phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt ), thuế giá trị gia tăng, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt, giá thanh toán. Đối với trường hợp tự khai thác nước để sử dụng, Ủy ban nhân dân xã, phường sử dụng biên lai thu phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.
- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nộp bằng đồng Việt Nam. Trường hợp nộp bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu phí.
1/ Tổ chức, cá nhân vi phạm tiêu chuẩn môi trường Việt Nam bị xử phạt theo quy định của pháp luật, xả nước thải có chất gây ô nhiễm ra môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường.
2/ Thời gian thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Phước kể từ 01/01/2005.
3/ Kho bạc nhà nước tỉnh có trách nhiệm: tổ chức thực hiện hoạch toán kế toán thu, chi ngân sách nhà nước đối với ngân sách thu được theo hướng dẫn.
4/ Cục thuế tỉnh có trách nhiệm: kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và thực hiện quyết toán việc thu, nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
5/ Sở Tài chính có trách nhiệm quyết toán phần phí để lại theo quy định.
6/ Khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thu , nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về phí và lệ phí.
- 1Quyết định 45/2014/QĐ-UBND về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 64/2014/QĐ-UBND về thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 47/2014/QĐ-UBND về mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 4Quyết định 17/2016/QĐ-UBND về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 1Luật Bảo vệ môi trường 1993
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Thông tư liên tịch 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Quyết định 45/2014/QĐ-UBND về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 7Quyết định 64/2014/QĐ-UBND về thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 8Quyết định 47/2014/QĐ-UBND về mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 9Quyết định 17/2016/QĐ-UBND về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Quyết định 133/2004/QĐ-UB về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- Số hiệu: 133/2004/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Nguyễn Huy Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2005
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực