- 1Thông tư 35/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao do Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Quyết định 35/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông lâm thủy sản đã qua chế biến không bao gói sẵn và sản phẩm rau, trái cây, thủy sản nhập vào tiêu thụ tại thành phố Đà Nẵng
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2017/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 30 tháng 3 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ÂU THUYỀN VÀ CẢNG CÁ THỌ QUANG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 03/2013/QĐ-UBND NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2013 CỦA UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 351 /TTr-SNN ngày 02 tháng 03 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
1. Khoản 1 Điều 4 được sửa đổi như sau:
“1. Chậm nhất 60 phút đối với tàu thuyền Việt Nam và 24 giờ đối với tàu nước ngoài trước khi tàu đến Âu thuyền và Cảng cá, chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người đại diện (gọi tắt là thuyền trưởng) phải thông báo cho Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý) về số đăng ký tàu, mục đích đến theo số điện thoại 0236.6292924.
Trường hợp tàu thuyền Việt Nam vào tránh trú bão không phải thực hiện Thông báo tàu thuyền đến.”
2. Khoản 1 Điều 5 được sửa đổi như sau:
“1. Chậm nhất 30 phút đối với tàu thuyền Việt Nam và 24 giờ đối với tàu nước ngoài trước khi tàu rời, thuyền trưởng phải thông báo cho Ban Quản lý về số đăng ký tàu và thời gian dự kiến rời Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang.”
3. Điều 9a được bổ sung như sau:
“Điều 9a. Đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm tại khoản 1 Điều 5 của Quy định Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông lâm thủy sản đã qua chế biến không bao gói sẵn và sản phẩm rau, trái cây, thủy sản nhập vào tiêu thụ tại thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2016 của UBND thành phố Đà Nẵng.”
4. Điều 12a được bổ sung như sau:
“Điều 12a. Đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm tại khoản 1 Điều 4 của Quy định Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông lâm thủy sản đã qua chế biến không bao gói sẵn và sản phẩm rau, trái cây, thủy sản nhập vào tiêu thụ tại thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2016 của UBND thành phố Đà Nẵng.”
5. Điểm a của các khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 14 được sửa đổi như sau:
“a) Có kế hoạch bảo vệ môi trường và phải thực hiện đúng, đầy đủ nội dung trong kế hoạch bảo vệ môi trường.”
6. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 17. Công tác vệ sinh môi trường
1. Xây dựng quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý toàn bộ hoạt động dọn vệ sinh, thu gom rác thải, nước thải tại khu vực Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang và tự cân đối kinh phí từ nguồn thu việc thu gom rác thải, nước thải tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang để thực hiện.
2. Bố trí khu vực, phương tiện, thiết bị thu gom chất thải rắn, nước thải, chất thải để khi tàu, thuyền cập cảng, hộ tiểu thương, chủ phương tiện vận chuyển đường bộ…dễ dàng tiếp cận.
3. Định kỳ tổ chức nạo vét khơi thông cống thoát nước, duy trì thường xuyên phong trào “Ngày Chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp”.
4. Cử người hướng dẫn thuyền trưởng bơm nước thải lên hệ thống thu gom trên bờ và tổ chức thu gom rác hằng ngày tại các tàu đang neo đậu trong Âu thuyền.
5. Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa hệ thống thu gom nước thải của Cảng cá, Chợ đầu mối thủy sản, đảm bảo thu gom toàn bộ nước thải về Trạm xử lý nước thải Chợ Đầu mối thủy sản và phải thực hiện tách lọc rác trước khi chuyển tải về xử lý tại Trạm xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản.
6. Vận hành Trạm bơm thông thủy (ít nhất 300 lần/năm) và thực hiện nạo vét bùn lắng trong Âu thuyền định kỳ hằng năm.
7. Hướng dẫn và kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân, thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 10, Điều 12, Điều 14 của Quy định quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2013 của UBND thành phố Đà Nẵng và các quy định khác có liên quan.”
7. Khoản 2 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Chỉ đạo Ban Quản lý xây dựng nội quy quản lý Âu thuyền và Cảng cá và các phương án:
a) Phương án phòng chống lụt bão, sắp xếp tàu thuyền neo đậu; phòng, chống cháy, nổ; đảm bảo an ninh trật tự; bảo vệ môi trường; an toàn thực phẩm để tổ chức triển khai thực hiện;
b) Phương án tổ chức bán đấu giá sản phẩm khai thác hải sản của ngư dân tại khu vực chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang để thực hiện thí điểm, góp phần ổn định giá cả sản phẩm khai thác hải sản trên địa bàn, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và văn minh thương mại;
c) Phương án vận hành Trạm bơm thông thủy và thực hiện nạo vét bùn lắng trong Âu thuyền định kỳ hàng năm bảo đảm an toàn, hiệu quả.”
8. Khoản 1 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Phối hợp, hỗ trợ để Ban Quản lý và các đơn vị tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm tại khu vực Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang; tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người dân chấp hành các quy định trong lĩnh vực giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan khác tại Âu thuyền và Cảng cá.”
9. Khoản 3 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc:
a) Kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường đối với các đơn vị được quận phê duyệt hồ sơ môi trường; xử lý theo quy định đối với các trường hợp vi phạm;
b) Yêu cầu các đơn vị đóng sửa tàu thuyền, sản xuất nước đá hoạt động tại khu vực bờ Tây Âu thuyền có trách nhiệm dọn vệ sinh tại khu vực sản xuất (kể cả vớt rác khu vực vùng nước được giao sử dụng) và ký hợp đồng thu gom rác thải với đơn vị có chức năng để xử lý rác thải phát sinh trong quá trình hoạt động.”
10. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 22. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng nước thải sau xử lý đổ vào Âu thuyền; quy định trách nhiệm phối hợp giữa các đơn vị trong việc vận hành Trạm xử lý nước thải.
2. Cử cán bộ có chức năng và thẩm quyền phối hợp với Bộ đội biên phòng, Công an thành phố (Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường), UBND quận Sơn Trà tham gia Tổ công tác liên ngành, thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường tại Âu thuyền và Cảng cá.
3. Yêu cầu đơn vị vận hành Trạm xử lý nước thải Sơn Trà lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục để giám sát nước thải sau xử lý thải vào Âu thuyền theo chỉ đạo của UBND thành phố.
4. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và phối hợp các đơn vị liên quan để kiểm tra, giám sát hoạt động tại khu vực Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang, đảm bảo không tái ô nhiễm tại khu vực này. Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm tra, giám sát, báo cáo, đề xuất UBND thành phố chỉ đạo thực hiện.”
“Điều 22a. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan tham mưu UBND thành phố đóng 08 cửa xả tại Âu thuyền và cải tạo hệ thống thu gom nước thải tại khu vực tập trung về 01 cửa trước khi xả vào Âu thuyền, tại cửa xả này có lắp đặt thiết bị quan trắc tự động kiểm soát.”
12. Khoản 3 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Phối hợp, hỗ trợ để Ban Quản lý và các đơn vị tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý vệ sinh môi trường tại khu vực Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang.”
13. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 26. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất
1. Yêu cầu tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp có trách nhiệm xử lý cục bộ nước thải của đơn vị, đảm bảo xử lý đạt yêu cầu theo cam kết trong hồ sơ môi trường đã được phê duyệt hoặc đạt yêu cầu về thiết kế đầu vào của Trạm Xử lý nước thải tập trung trước khi đưa nước thải về Trạm Xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp.
2. Theo dõi, đôn đốc Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng Khu Công nghiệp Đà Nẵng thực hiện công tác quản lý vệ sinh môi trường, kiểm soát ô nhiễm trong phạm vi quản lý; đồng thời tổng hợp kết quả thực hiện và định kỳ gửi báo cáo kết quả, đề xuất về UBND thành phố.
3. Thường xuyên kiểm tra, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm về việc chấp hành các quy định về hệ thống đấu nối, thu gom nước mưa, nước thải, hố ga, xử lý nước thải, thay đổi công suất, công nghệ, thiết kế so với hồ sơ phê duyệt ban đầu đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (kể cả Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải). Trường hợp phát hiện hành vi xả nước mưa vào nước thải, tự ý tạo đường thoát riêng để thải nước chưa qua xử lý ra môi trường và các hành vi khác vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì kịp thời lập biên bản, lấy mẫu phân tích và tổng hợp hồ sơ báo cáo cơ quan có chức năng xử lý theo quy định.
4. Cử cán bộ có chức năng và thẩm quyền tham gia Tổ công tác liên ngành thường xuyên theo dõi, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm tại Âu thuyền và Cảng cá.”
“Điều 26a. Trách nhiệm của Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng Khu công nghiệp Đà Nẵng
1. Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hệ thống đấu nối, thu gom nước mưa, nước thải của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng và yêu cầu các đơn vị làm đúng theo thỏa thuận đấu nối, thiết kế ban đầu đã phê duyệt, nghiêm cấm việc tự ý chỉnh sửa, xây dựng không đúng thiết kế. Trường hợp có nhu cầu chỉnh sửa, đơn vị phải có văn bản báo cáo và được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
2. Rà soát và điều chỉnh hố ga, điểm đấu nối của hệ thống thoát nước mưa, nước thải của từng doanh nghiệp vào hệ thống thu gom chung của Khu công nghiệp theo đúng yêu cầu kỹ thuật được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao để cơ quan chức năng theo dõi, giám sát, tiến hành lấy mẫu, kiểm tra khi cần. Trong quá trình rà soát nếu phát hiện có vị trí đấu nối không có trong thỏa thuận đấu nối thì tiến hành bịt kín và xử lý vi phạm theo quy định.
3. Định kỳ quan trắc, lấy mẫu phân tích lượng nước thải sau xử lý cục bộ của từng doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, nếu chất lượng nước thải vượt mức tiếp nhận của hệ thống xử lý tập trung và mức cam kết trong hồ sơ môi trường thì báo cáo Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất, Sở Tài nguyên và Môi trường dừng tiếp nhận nước thải.
4. Định kỳ có kế hoạch duy tu, cải tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thoát nước trong khu vực, đảm bảo cho việc thu gom, thoát nước và không để các doanh nghiệp đổ rác, tập kết vật tư, hàng hóa trên vỉa hè, lòng đường cản trở giao thông, gây ô nhiễm môi trường.”
“Điều 26b. Trách nhiệm của Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng
1. Tiếp nhận, vận hành hệ thống thu gom nước thải xung quanh Âu thuyền để thu gom nước thải xung quanh khu vực đưa về Trạm xử lý nước thải Sơn Trà xử lý.
2. Tiếp nhận nước thải đã qua xử lý từ Trạm Xử lý nước thải Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang do Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang chuyển sang.
3. Bảo đảm nước thải sau xử lý từ các Trạm xử lý nước thải do Công ty vận hành phải đạt quy chuẩn xả thải theo quy định trước khi thải vào Âu thuyền.
4. Phối hợp với Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng Khu công nghiệp định kỳ 06 tháng 01 lần kiểm tra, rà soát hoạt động đấu nối nước thải từ doanh nghiệp vào hệ thống thu gom nước thải của Khu Công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng.”
Điều 2. Ban hành kèm theo Quyết định này Phụ lục - Giấy xác nhận thay thế cho Mẫu số 01/QC - Thông tin về tàu thuyền và Mẫu số 02/QC - Giấy xác nhận kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2013 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành quy định quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang thuộc thành phố Đà Nẵng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm 2017.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng; Giám đốc Công an thành phố, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Biên phòng thành phố, Chủ tịch UBND quận Sơn Trà,Trưởng ban Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất, Trưởng ban Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang, Giám đốc Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng Khu công nghiệp Đà Nẵng, Giám đốc Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 55/2016/QĐ-UBND Quy chế Quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2016
- 2Quyết định 3225/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án thành lập Ban Quản lý Cảng cá - Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Tam Quan do tỉnh Bình Định ban hành
- 3Quyết định 11/2017/QĐ-UBND về khung giá, quản lý và sử dụng giá dịch vụ sử dụng cảng cá trên địa bàn tỉnh Phú Yên (được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước)
- 4Quyết định 53/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 5Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành hết hiệu lực
- 1Quyết định 03/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang thuộc thành phố Đà Nẵng
- 2Quyết định 53/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 3Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành hết hiệu lực
- 1Luật Thủy sản 2003
- 2Nghị định 80/2012/NĐ-CP về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
- 3Luật bảo vệ môi trường 2014
- 4Thông tư 35/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao do Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 55/2016/QĐ-UBND Quy chế Quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2016
- 7Quyết định 3225/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án thành lập Ban Quản lý Cảng cá - Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Tam Quan do tỉnh Bình Định ban hành
- 8Quyết định 35/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông lâm thủy sản đã qua chế biến không bao gói sẵn và sản phẩm rau, trái cây, thủy sản nhập vào tiêu thụ tại thành phố Đà Nẵng
- 9Quyết định 11/2017/QĐ-UBND về khung giá, quản lý và sử dụng giá dịch vụ sử dụng cảng cá trên địa bàn tỉnh Phú Yên (được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước)
Quyết định 13/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang kèm theo Quyết định 03/2013/QĐ-UBND do thành phố Đà Nẵng ban hành
- Số hiệu: 13/2017/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/03/2017
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Hồ Kỳ Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/04/2017
- Ngày hết hiệu lực: 16/12/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực