Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HOÀ BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2007/QĐ-UBND

Hoà Bình, ngày 31 tháng 8 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH HOÀ BÌNH GIAI ĐOẠN 2008-2010

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2007-2010;

Căn cứ Nghị quyết số 75/2007/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hoà Bình về việc Quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách Nhà nước tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2008-2010;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1461/TTr-SKHĐT ngày 20 tháng 8 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách Nhà nước tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2008-2010.

Điều 2. Các tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách Nhà nước quy định tại Điều 1 của Quyết định này là cơ sở để xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước của các Sở, Ban, Ngành, các huyện và thành phố.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và được áp dụng từ năm ngân sách 2008 đến năm 2010./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính Phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh uỷ;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các cơ quan Đoàn thể tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh uỷ;
- Văn phòng HĐND tỉnh;
- Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chánh, Phó VP/UBND tỉnh;
- Các phòng Kinh tế I, II, III, TH-NV, NC, VX;
- Công báo Website tỉnh;
- Lưu: VT, TH (ĐT120).

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Bùi Văn Tỉnh

 

QUY ĐỊNH

CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH HOÀ BÌNH GIAI ĐOẠN 2008 - 2010.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)

I. Phân bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách của địa phương.

1. Nguyên tắc chung.

Việc xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước nhằm phục vụ cho các mục tiêu, nhiệm vụ, các định hướng phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh, mục tiêu phát triển của các ngành, lĩnh vực và các huyện, thành phố đến năm 2010.

Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước được cân đối trên cơ sở tổng thể giữa nhu cầu đầu tư phục vụ mục tiêu tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khả năng cân đối của ngân sách. Tập trung đầu tư những địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, hoàn thiện từng bước về kết cấu hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi để huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo mục tiêu đề ra.

Việc xây dựng các tiêu chí, định mức phân bổ bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng về phân bổ vốn đầu tư phát triển, bảo đảm mối tương quan hợp lý giữa đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, quốc phòng an ninh; giữa yêu cầu phát triển các lĩnh vực trọng điểm, vùng có lợi thế phát triển và vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn, hướng tới sự phát triển đồng đều giữa các vùng và góp phần nâng cao mức sống dân cư.

Việc phân bổ vốn đầu tư hướng tới việc phân cấp cho các huyện, thành phố. Ngoài các công trình do tỉnh quản lý, các công trình đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố quyết định các dự án đầu tư trên địa bàn trong cân đối phân bổ vốn đầu tư phát triển.

2. Nguyên tắc phân bổ chi đầu tư phát triển cho các công trình, dự án do tỉnh quản lý.

Việc phân bổ vốn dựa trên cơ sở nhu cầu và khả năng cân đối vốn cho từng lĩnh vực theo mục tiêu và định hướng đầu tư trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010. Căn cứ chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển do Trung ương giao hàng năm; Ủy ban nhân dân tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định kế hoạch vốn theo từng lĩnh vực chi đầu tư phát triển.

Căn cứ vào Nghị quyết HĐND tỉnh thông qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ vốn cho các công trình dự án cụ thể. Việc phân bổ vốn cho các công trình, dự án phải được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:

- Thực hiện đúng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương. Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước chỉ bố trí cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp;

- Các công trình dự án phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của ngành đề ra. Các công trình, dự án được bố trí vốn phải nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt; có đủ các thủ tục đầu tư theo các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng;

- Bố trí vốn tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tư: Ưu tiên bố trí cho các dự án quan trọng và các dự án lớn có tác động tích cực đến tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội đối với địa phương; các công trình, dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng; đảm bảo thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành không quá 4 năm đối với các dự án nhóm B và không quá 2 năm với các dự án nhóm C; không ghi vốn cho các dự án khi chưa xác định rõ khả năng nguồn vốn;

- Từng bước bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển.

Nguồn vốn đầu tư phát triển do tỉnh quản lý để thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Thanh toán các khoản nợ như: Kiên cố hoá kênh mương, chương trình giao thông nông thôn, chương trình kiên cố hoá trường lớp học và các khoản ứng trước năm kế hoạch.

+ Các dự án quy hoạch và chuẩn bị đầu tư các dự án do tỉnh quản lý.

+ Thanh toán nợ khối lượng hoàn thành thuộc các công trình do các ngành của tỉnh làm chủ đầu tư.

+ Các công trình chuyển tiếp.

+ Bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA;

+ Hỗ trợ đầu tư theo chính sách của tỉnh.

+ Bố trí cho các công trình mới đã có thủ tục đầu tư theo quy định.

Vốn đầu tư phát triển được tỉnh giao cho các ngành quản lý là những công trình có tính chuyên ngành cao, các công trình liên quan đến nhiều huyện, thành phố, công trình tỉnh lộ, công trình thuỷ lợi lớn, các công trình thủy lợi cấp tỉnh quản lý, trung tâm huấn luyện thể thao, nhà hát, quảng trường, bệnh viện tỉnh - huyện, các trung tâm y tế dự phòng, trung tâm hành chính tỉnh, trụ sở làm việc của các sở, ngành, hạ tầng các khu công nghiệp, khu đô thị, các trường THPT, các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, vốn đối ứng các dự án ODA, đối ứng các công trình do các bộ, ngành đầu tư trên địa bàn trong đó có phần đối ứng của tỉnh giao cho các ngành quản lý, các công trình phục vụ cho quốc phòng an ninh và các công trình, dự án do sở, ban, ngành, các cơ quan đoàn thể, ban quản lý các ngành cấp tỉnh làm chủ đầu tư.

3. Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách của các huyện, thành phố thuộc tỉnh.

Nguyên tắc xác định các tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách của các huyện, thành phố.

- Thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, cân đối ngân sách nhà nước các tiêu chí và định mức chi đầu tư phát triển được xây dựng cho năm 2008, là cơ sở để xác định tỷ lệ điều tiết và số bổ sung cân đối của ngân sách điạ phương cho ngân sách huyện, thành phố Hoà Bình được ổn định trong 3 năm của giai đoạn 2008 - 2010;

- Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giữa trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh với việc ưu tiên hỗ trợ các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng nhiều khó khăn khác để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng trên địa bàn tỉnh.

- Bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác, bảo đảm mục tiêu huy động cao nhất các nguồn vốn cho đầu tư phát triển;

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn đầu tư phát triển.

- Số liệu để xác định tiêu chí bảo đảm tính pháp lý, chính xác, cập nhật.

Nguồn vốn đầu tư phát triển do các huyện, thành phố quản lý để thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Trả nợ các khoản vay và ứng trước năm kế hoạch ( nếu có).

+ Các dự án quy hoạch và chuẩn bị đầu tư các dự án do huyện, thành phố quản lý.

+ Thanh toán nợ khối lượng hoàn thành thuộc các công trình do huyện, thành phố làm chủ đầu tư.

+ Bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA (nếu có dự án)

+ Bố trí cho các công trình mới đã có thủ tục đầu tư theo quy định.

Vốn đầu tư phát triển tỉnh giao cho các huyện, thành phố quản lý để đầu tư cho những công trình hạ tầng kỹ thuật cấp huyện quản lý như: Công trình huyện lộ, đường giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, các hồ, đập thuỷ lợi, xây dựng các trạm bơm tưới, các công trình nước sạch nông thôn, hạ tầng kỹ thuật các thị trấn, trụ sở làm việc các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đảng và các tổ chức đoàn thể cấp huyện, xã, các trạm y tế, các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, nhà ở giáo viên, trung tâm văn hoá thể thao cấp huyện, trung tâm chính trị huyện, nhà bia, đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sỹ, đối ứng các dự án ODA do huyện là chủ đầu tư (nếu có dự án) và các công trình khác do các cơ quan cấp huyện làm chủ đầu tư (bao gồm cả các công trình chuyển tiếp và công trình giao mới).

4. Cơ cấu phân bổ nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương.

4.1. Sau khi trích lập dự phòng vốn đầu tư theo quy định, trả nợ vốn vay giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương và các khoản vay khác, vốn đối ứng cho các dự án ODA, đối ứng cho các công trình do các bộ, ngành đầu tư trên địa bàn và để bố trí cho các dự án đã có quyết định đầu tư có tổng mức đầu tư từ 5 tỷ đồng trở lên (thời điểm từ 31/7/2007 trở về trước). Phần còn lại giao 50% cho Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố phân khai, 50% giao cho các sở, ngành làm chủ đầu tư, tuỳ theo điều kiện từng năm Uỷ ban nhân dân tỉnh điều chỉnh tăng, giảm không quá 5% phần cân đối theo quy định trên.

4.2. Cơ cấu phân bổ vốn cho các ngành giáo dục, khoa học công nghệ đảm bảo đúng yêu cầu cơ cấu vốn do Trung ương giao. Cấp huyện khi phân bổ vốn cho ngành giáo dục và khoa học công nghệ phải đảm bảo cơ cấu vốn tỉnh giao hàng năm.

II. Tiêu chí phân bổ vốn đầu tư trong cân đối ngân sách cho các huyện, thành phố giai đoạn 2008-2010, được xác định theo 5 tiêu chí, cụ thể:

- Tiêu chí thứ nhất: Tiêu chí về dân số của các huyện, thành phố;

- Tiêu chí thứ hai: Tiêu chí về diện tích tự nhiên của các huyện, thành phố;

- Tiêu chí thứ ba: Tiêu chí về số đơn vị hành chính bao gồm số xã, phường, thị trấn của các huyện, thành phố;

- Tiêu chí thứ tư: Tiêu chí về trình độ phát triển gồm 3 nội dung:

+ Tỷ lệ hộ nghèo (căn cứ theo Quyết định số 170/2005//QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010);

+ Thu nội địa (không bao gồm khoản thu về đất);

+ Đơn vị hành chính (xã) thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.

- Tiêu chí thứ năm: Tiêu chí đặc thù: Thành phố trung tâm tỉnh lỵ.

1. Xác định số điểm của từng tiêu chí cụ thể.

a) Tiêu chí dân số:

Bao gồm tổng số dân số trên địa bàn của các huyện, thành phố, cách tính cụ thể như sau:

- Huyện, thành phố có dân số dưới 50.000 người, được tính 5 điểm.

- Huyện, thành phố có từ 50.000 người trở lên, cứ tăng thêm 10.000 người được cộng thêm 0,5 điểm

Số dân

Điểm

- Dưới 50.000 người.

5

- Từ 50.000 người trở lên, cứ thêm 10.000 người được cộng thêm

0,5

Dân số của các huyện, thành phố để tính toán điểm được xác định căn cứ vào số liệu của Niên giám thống kê tỉnh năm 2006.

b) Tiêu chí diện tích tự nhiên:

- Huyện, thành phố có diện tích dưới 150 km2 được tính 3 điểm.

- Huyện, thành phố có diện tích từ 150 km2 đến 550 km2, cứ tăng thêm 100 km2 được cộng thêm 0,2 điểm.

- Huyện, thành phố có diện tích trên 550 km2, cứ thêm 100 km2 được cộng thêm 0,1 điểm.

Diện tích tự nhiên

Điểm

- Dưới 150 km2

3

- Từ 150 km2 đến 550 km2, cứ tăng thêm 100 km2 được cộng thêm

0,2

- Trên 550 km2, cứ tăng thêm 100 km2 được cộng thêm

0,1

Diện tích để tính toán điểm được xác định căn cứ vào số liệu của Niên giám thống kê tỉnh năm 2006.

c) Tiêu chí đơn vị hành chính:

- Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (dưới đây gọi chung là cấp xã).

+ Huyện, thành phố có 10 đơn vị hành chính cấp xã, được tính 3 điểm.

+ Huyện, thành phố có trên 10 đơn vị hành chính cấp xã, cứ tăng thêm 01 đơn vị hành chính cấp xã được cộng thêm 0,1 điểm.

Đơn vị hành chính cấp xã.

Điểm

- 10 đơn vị hành chính cấp xã

3

- Trên 10 đơn vị hành chính cấp xã trở lên, cứ tăng thêm 01 đơn vị hành chính cấp xã được cộng thêm

0,1

d) Tiêu chí về trình độ phát triển:

Bao gồm 3 nội dung: tỷ lệ hộ nghèo, thu nội địa (không bao gồm khoản thu sử dụng đất), đơn vị hành chính (số xã) thuộc vùng khó khăn.

- Điểm của nội dung tỷ lệ hộ nghèo:

+ Huyện, thành phố có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5 % được tính 1 điểm.

+ Huyện, thành phố có tỷ lệ hộ nghèo từ 5 % trở lên, cứ tăng thêm 5% số hộ nghèo được cộng thêm 0,2 điểm.

Tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn mới)

Điểm

- Dưới 5%

1

- Từ 5% trở lên, cứ tăng thêm 5% được cộng thêm

0,2

Tỷ lệ hộ nghèo được xác định để tính toán điểm căn cứ vào số liệu công bố của Sở Lao động -Thương binh và xã hội.

- Điểm của nội dung thu ngân sách nhà nước (dưới đây gọi tắt là thu ngân sách) .

+ Huyện, thành phố có số thu ngân sách dưới 4 tỷ đồng, được tính 1 điểm.

+ Huyện, thành phố có số thu ngân sách từ 4 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng, cứ tăng thêm 1 tỷ đồng được cộng thêm 0,1 điểm.

+ Huyện, thành phố có số thu ngân sách trên 10 tỷ đồng, cứ tăng thêm 2 tỷ đồng được cộng thêm 0,1 điểm.

Thu ngân sách. nội địa

(không bao gồm số thu sử dụng đất)

Điểm

- Dưới 4 tỷ đồng

1

- Từ 4 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng, cứ tăng thêm 1 tỷ đồng được cộng thêm

0,1

- Trên 10 tỷ đồng, cứ tăng 2 tỷ đồng được cộng thêm

0,1

Số thu ngân sách (không bao gồm các khoản thu từ sử dụng đất) được xác định căn cứ số thu kế hoạch Hội đồng nhân dân tỉnh giao hàng năm.

- Điểm của nội dung đơn vị hành chính (số xã) thuộc vùng khó khăn, theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ (không bao gồm các xã thuộc Chương trình 135).

+ Huyện, thành phố có 4 xã khó khăn được tính 1 điểm.

+ Huyện, thành phố có trên 04 xã khó khăn cứ tăng thêm 01 xã được cộng thêm 0,1 điểm.

Nội dung đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn

Điểm

- Địa phương có 4 xã khó khăn .

1

- Trên 4 xã khó khăn, cứ tăng thêm 01 xã được cộng thêm

0,1

 

Tổng số điểm tiêu chí trình độ phát triển

=

Điểm về tỷ lệ hộ nghèo

+

Điểm về thu nội địa

+

Điểm về số đơn vị HCKK

e) Tiêu chí đặc thù:

- Điểm cho thành phố trung tâm tỉnh lỵ : 15 điểm.

Huyện, thành phố

Điểm

- Thành phố Hoà Bình

15

2. Xác định tổng số điểm phân bổ vốn đầu tư của các huyện, thành phố.

Căn cứ vào các tiêu chí trên để tính ra số điểm của từng huyện, thành phố và tổng số điểm của 11 huyện, thành phố làm căn cứ để phân bổ vốn đầu tư trong cân đối, cách tính như sau:

- Tổng số điểm của từng huyện, thành phố là tổng cộng điểm được xác định theo 5 tiêu chí diện tích tự nhiên, dân số, trình độ phát triển, đơn vị hành chính và tiêu chí đặc thù đối với từng địa bàn huyện, thành phố theo cách tính ở phần 3 nêu trên.

Tổng số điểm vốn ĐTPT từng huyện, TP

=

Điểm tiêu chí dân số

+

Điểm tiêu chí diện tích TN

+

Điểm Tiêu chí Đ/v hành chính

+

Điểm Tiêu chí TĐPT

+

Điểm tiêu chí đặc thù

3. Xác định mức vốn đầu tư trong vốn cân đối cho ngân sách huyện, thành phố.

Cơ sở để xác định mức vốn đầu tư phân bổ cho từng huyện, thành phố dựa trên các yếu tố nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương cho đầu tư phát triển và số điểm phân bổ vốn đầu tư theo 5 tiêu chí nêu trên.

a) Số vốn định mức tính cho 1 điểm phân bổ vốn đầu tư.

Được xác định như sau :

Số vốn định mức tính cho 1 điểm phân bổ vốn ĐTPT

=

Tổng số vốn cân đối cho các huyện, thành phố

Tổng số điểm ĐTPT của 11 huyện, thành phố

b) Tổng số vốn trong cân đối cho từng huyện, thành phố.

Được xác định như sau :

Tổng số vốn cân đối cho mỗi huyện, thành phố

=

Số vốn định mức tính cho 1 điểm phân bổ vốn đầu tư phát triển

x

Số điểm vốn đầu tư phát triển của từng huyện, thành phố

III. Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư đối với các nguồn vốn đầu tư do ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư.

Bao gồm nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án lớn như: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; Chương trình 134….và các nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ theo các mục tiêu, các nguồn vốn này đã được Chính phủ giao để đầu tư một số mục tiêu cụ thể, mặt khác do tính chất không ổn định trong cân đối ngân sách về mức vốn đầu tư và thời gian thực hiện. Hàng năm trên cơ sở vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ, sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tổng mức vốn đầu tư, Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án, mục tiêu cụ thể ./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 13/2007/QĐ-UBND về Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách Nhà nước tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2008-2010

  • Số hiệu: 13/2007/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/08/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
  • Người ký: Bùi Văn Tỉnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/09/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản