Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2007/QĐ-UBND | Rạch Giá, ngày 15 tháng 03 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn Luật nhà ở;
Căn cứ Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg ngày 06 tháng 05 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020;
Căn cứ Công văn số 976/BXD-QLN ngày 30 tháng 6 năm 2004 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xây dựng chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 07/2007/NQ-HĐND ngày 11 tháng 01 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét Tờ trình số 142/TTr-SXD ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Sở Xây dựng về việc xin phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với các nội dung sau:
1. Tên chương trình: Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
2. Phạm vi và quy mô: áp dụng tại các đô thị và điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
3. Mục tiêu:
- Dự báo nhu cầu nhà ở giai đoạn làm cơ sở lập kế hoạch phát triển phù hợp.
- Dự báo quỹ đất cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở.
- Xác định quy mô, vị trí và các mô hình dự án điểm phát triển nhà ở.
- Làm cơ sở để quản lý công tác phát triển nhà ở và triển khai thực hiện các dự án nhà ở.
- Làm cơ sở thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện.
4. Định hướng phát triển nhà ở đến năm 2010 và đến năm 2020:
a. Đối với đô thị:
Đẩy mạnh đầu tư phát triển nhà ở của nhân dân, trước hết tập trung cho các đô thị trọng điểm như: (Rạch Giá, Hà Tiên, Kiên Lương, Dương Đông, An Thới, U Minh...) nhằm giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở. Trên cơ sở quy hoạch các khu dân cư, có chính sách huy động nhiều nguồn vốn để xây dựng các công trình nhà ở và kết cấu hạ tầng đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân.
Mục tiêu: Đến năm 2020 mỗi hộ gia đình ở đô thị đều có căn hộ khép kín hoặc nhà ở độc lập bằng vật liệu lâu bền. Các hộ gia đình thuộc diện chính sách và cán bộ công nhân viên, những người có thu nhập thấp đều có nhà ở thích hợp.
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
- Diện tích sàn bình quân đầu người đến năm 2010 là: 13 - 15m2/người.
- Diện tích sàn bình quân đầu người đến năm 2020 là: 15 - 20m2/người.
- Diện tích bình quân mỗi căn hộ là: 50 - 70m2/căn hộ.
- Số phòng tối thiểu mỗi căn hộ là: 02 phòng/căn hộ đến năm 2010 và 03 phòng/căn hộ đến năm 2020.
Các hộ đều có nước sạch dùng cho sinh hoạt, có công trình phụ riêng.
b. Đối với điểm dân cư nông thôn:
Tập trung ưu tiên cải thiện và nâng cấp chất lượng nhà ở cho các hộ dân cư nông thôn (sửa chữa, cải tạo, nâng cấp chỗ ở hiện có). Phát triển nhà ở nông thôn gắn với việc phát triển và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất, đặc điểm tự nhiên và tập quán sinh hoạt của từng địa phương; sử dụng hiệu quả quỹ đất sẵn có để tiết kiệm đất đai.
Chú trọng triển khai công tác lập quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn để làm cơ sở cho việc thực hiện xây dựng nhà ở và hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy hoạch; khuyến khích phát triển nhà chung cư, phát triển nhà ở theo dự án đối với những khu vực đã có quy hoạch được duyệt.
Phát huy khả năng của từng hộ gia đình, cá nhân kết hợp với sự giúp đỡ hỗ trợ cộng đồng, các thành phần kinh tế để thực hiện mục đích cải thiện chỗ ở tại khu vực nông thôn.
Thực hiện chính sách tạo điều kiện cải thiện nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ gia đình nghèo tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực thường xuyên bị thiên tai, thông qua việc hỗ trợ kinh phí làm nhà, cho vay vốn ưu đãi, trợ giúp kỹ thuật và vật liệu xây dựng.
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
- Diện tích sàn bình quân đầu người đến năm 2010 là: 11-14m2/người.
- Diện tích sàn bình quân đầu người đến năm 2020 là: 14-18m2/người.
- Hoàn thiện việc xóa bỏ nhà ở tạm (tranh, tre, nứa, lá) vào năm 2020.
- Các hộ đều có nước sạch dùng cho sinh hoạt, có công trình phụ riêng.
5. Chương trình phát triển nhà ở đô thị và nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020:
a. Đối với đô thị:
Diện tích sàn nhà bình quân đầu người là 13m2 - 15m2/người vào năm 2010 và 15m2 - 20m2/người vào năm 2020.
- Cải tạo, nâng cấp quỹ nhà ở đã xuống cấp, hư hỏng nặng.
- Xóa bỏ dần các khu nhà ổ chuột tại các đô thị.
b. Đối với nông thôn:
Diện tích sàn nhà bình quân đầu người là 11m2 -14m2/người vào năm 2010 và 14m2 - 18m2/người vào năm 2020.
Từng bước thực hiện đầu tư xây dựng các cụm, tuyến dân cư nông thôn thành các trung tâm thị trấn, thị tứ. Xóa bỏ nhà tranh, tre, nứa, lá.
c. Nhu cầu nhà ở xây dựng mới, cải tạo nâng cấp giai đoạn 2006 - 2010.
- Nhu cầu nhà ở xây dựng mới:
Dự kiến đến năm 2010 toàn tỉnh cần đầu tư xây dựng khoảng 4.498.130 m2 sàn ước tính khoảng 64.259 căn nhà, trong đó cho dân số tăng ở đô thị và nông thôn: 2.513.770 m2 tương đương 35.911 căn và cho đối tượng xã hội khác 1.984.360 m2 tương đương 28.348 căn, cụ thể nhu cầu nhà ở cho từng đối tượng như sau:
+ Nhu cầu nhà ở xã hội: 1.436.680m2 sàn tương đương 20.524 căn.
+ Nhu cầu nhà ở, nhà công vụ: 21.000 m2 sàn tương đương 300 căn.
+ Nhu cầu nhà ở thương mại: 3.040.450m2 sàn tương đương 43.435 căn.
- Số lượng nhà ở cần nâng cấp sữa chữa cải tạo:
Theo số liệu điều tra thống kê năm 2004, toàn tỉnh có tỷ lệ nhà tạm là 63,2% tương đương 204.184 căn nhà, nhà bán kiên cố chiếm 26,74% tương đương 86.664 căn nhà. Như vậy tổng số cần sữa chữa nâng cấp là 290.848 căn. Giai đoạn 2006 - 2010 cần sữa chữa khoảng 100.000 căn tương đương 7.000.000 m2 sàn.
d. Nhu cầu nhà ở xây dựng mới, cải tạo nâng cấp giai đoạn 2010 - 2020.
- Nhu cầu nhà ở xây dựng mới:
Dự kiến từ năm 2010 đến năm 2020 toàn tỉnh cần đầu tư xây dựng khoảng 7.779.380 m2 sàn tương đương 111.134 căn, trong đó cho tăng dân số đô thị và nông thôn là 6.142.150 m2 sàn tương đương 87.745 căn, cho các đối tượng khác là 1.637.230m2 sàn tương đương 23.389 căn, cụ thể nhu cầu nhà ở cho từng đối tượng như sau:
+ Nhu cầu nhà ở xã hội: 1.047.830m2 sàn tương đương 14.969 căn.
+ Nhu cầu nhà ở thương mại: 6.731.550m2 sàn tương đương 96.165 căn.
- Số lượng nhà ở nâng cấp, sửa chữa cải tạo: 190.847 căn tương đương 13.359.290m2 sàn.
6. Những quy định về quản lý xây dựng:
Các dự án nhà ở được lập trên cơ sở quy hoạch chi tiết được cấp thẩm quyền phê duyệt. Đối với các khu vực xen kẽ hoặc dân tự xây cần phải quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở phù hợp với quy hoạch được duyệt.
1. Giao Ban chỉ đạo chính sách nhà ở của tỉnh có trách nhiệm giúp UBND tỉnh lập kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và hàng năm để thực hiện Chương trình phát triển nhà ở tại các đô thị và điểm dân cư nông thôn trong tỉnh và kiến nghị các giải pháp thực hiện cho từng dự án cụ thể trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Chủ tịch UBND thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và các huyện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và hàng năm.
3. Sở Xây dựng Kiên Giang có trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện Chương trình phối hợp với các sở, ban ngành và địa phương tham mưu cho UBND tỉnh về công tác quản lý quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng các dự án nhà ở đô thị, điểm dân cư nông thôn đảm bảo các chỉ tiêu đã quy định, công bố địa điểm quy hoạch phát triển nhà ở để thu hút vốn đầu tư, định kỳ báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện và những vấn đề cần điều chỉnh bổ sung.
4. Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch UBND thành phố Rạch Giá, Chủ tịch UBND thị xã Hà Tiên, Chủ tịch UBND các huyện có trách nhiệm phối hợp cùng các cơ quan có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trong việc quản lý đầu tư xây dựng, huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở đô thị và điểm dân cư nông thôn đảm bảo các chỉ tiêu đã quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải, Sở khoa học và Công nghệ, Chủ tịch UBND thành phố Rạch Giá, Chủ tịch UBND thị xã Hà Tiên, Chủ tịch UBND các huyện và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số: 1707/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2006 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt chương trình phát triển nhà ở tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020./.
| TM. UBND TỈNH KIÊN GIANG |
PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2010 - 2020
* ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Vai trò nhà ở đối với đời sống và phát triển kinh tế
Nhà ở là nơi mọi tầng lớp dân cư trong xã hội luôn quan tâm, quan điểm “An cư, lạc nghiệp” luôn được gắn liền với tâm tư tình cảm của người Việt Nam. Do vậy, việc xây dựng và phát triển nhà ở là một trong những yêu cầu cấp bách nhất của việc cải thiện đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ở nhiều mặt.
Các công trình nhà ở góp phần thể hiện bộ mặt của đô thị, các khu dân cư nông thôn đồng thời còn chứng tỏ được những thành tựu về kinh tế trong quá trình phát triển đất nước; thể hiện được sức sống của từng địa phương, của mỗi quốc gia mà trong đó thấy rõ nhất là điều kiện sống của từng hộ gia đình.
Chính vì các yếu tố trên, nên vấn đề quan tâm đến xây dựng và phát triển nhà ở luôn được thể hiện trong chương trình phát triển kinh tế ngắn hạn - dài hạn của Trung ương và của từng địa phương.
2. Sự cần thiết phải xây dựng chương trình phát triển nhà ở đồng bộ với chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác phát triển nhà phải luôn tuân thủ theo quy hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các văn bản quy phạm pháp luật. Phát triển nhà ở còn phải gắn chặt với các chương trình kinh tế - xã hội của của tỉnh như: phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thủy hải sản, chăn nuôi, các chương trình hỗ trợ người nghèo có nơi ở, nhà cho đồng bào dân tộc…..chỉ tiêu và kế hoạch phát triển kinh tế của từng địa phương.
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở tại đô thị và các vùng nông thôn có tiềm năng phát triển.
3. Cơ sở pháp lý để xây dựng chương trình phát triển nhà ở tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và 2020.
- Quyết định số 206/QĐ-BXD ngày 07/05/1997 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy mô kỹ thuật quy hoạch và xây dựng nhà ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long;
- Luật Đất đai ngày 10/12/2003 và Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 9/2/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Luật Đất đai;
- Quyết định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 197/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;
- Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/09/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Nhà ở;
- Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg ngày 06/05/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020;
- Công văn số 976/BXD-QLN ngày 30/6/2004 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xây dựng chương trình phát triển nhà ở đến năm 2010 và 2020.
Chương I
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý:
Kiên Giang nằm tận cùng phía Tây Nam của Tổ quốc, có phần đất liền từ 9022’51” đến 10032’12” vĩ Bắc và 1050 kinh Đông, địa giới Kiên Giang về phía Đông Bắc giáp 02 tỉnh An Giang và Cần Thơ, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp Vương Quốc Campuchia và phía Nam giáp tỉnh Cà Mau, có khoảng 56km đường biên giới với nước bạn Campuchia và hơn 200km bờ biển, có 01 thành phố và 01 thị xã: Thành phố Rạch Giá và thị xã Hà Tiên, 09 huyện đất liền: Hòn Đất, Kiên Lương, Châu Thành, An Biên, An Minh, Gò Quao, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận, Tân Hiệp và 02 huyện đảo: Phú Quốc và Kiên Hải. Toàn tỉnh có 139 xã, phường, thị trấn với hơn 1,6 triệu dân.
Là tỉnh đồng bằng giàu tài nguyên thiên nhiên khoáng sản, danh lam thắng cảnh và là tỉnh có trữ lượng lúa lớn ở Nam Bộ và cả nước.
2. Điều kiện tự nhiên:
a. Đặc điểm khí hậu:
- Nhiệt độ: do đặc thù Kiên Giang mang tính chất khí hậu đại dương nên thể hiện rõ nét khí hậu nhiệt đới gió mùa. Điển hình nhiệt độ trung bình năm từ 27-27,50C, biên độ của nhiệt vào khoảng 2 - 30C của biên độ năm. Nhiệt độ bình quân trong ngày lên đến 7-100C, nhiệt độ tối đa đạt 380C. Kiên Giang không hình thành mùa nhiệt, tuy có chịu ảnh hưởng ít nhiều của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình ³ 250C.
- Mưa: Kiên Giang là một tỉnh mưa nhiều ở Nam Bộ, lượng mưa trung bình ở các nơi từ 1.000mm - 2.000mm (trong đất liền) và 2.400mm - 2.900mm (huyện đảo). Nói chung, các vùng đảo mưa nhiều hơn đất liền trong khi không có sự phân chia về mùa nhiệt thì mùa mưa lại hình thành rõ rệt.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, tháng 11, lượng mưa đạt bình quân 1.500mm - 2.000mm.
Còn mùa khô là thời kỳ mà lượng mưa trung bình < 100mm, theo phân định thì mùa khô bắt đầu tháng 11 và tháng 12 kết thúc vào tháng 3 và tháng 4 trong thời gian này lượng mưa hoàn toàn suy yếu, khi gió Đông Bắc thịnh hành, thời tiết ổn định.
Mùa mưa không chỉ là thời kỳ gió Tây Nam mà còn kéo sang cả thời kỳ gió mùa Đông. Mùa mưa ở Kiên Giang cũng là mùa ngập úng, lũ lụt và mùa khô thì ngược lại.
So với các tỉnh Nam Bộ (An Giang, Cần Thơ, TP.HCM) thì giờ nắng ở Kiên Giang ít hơn, nhưng vượt xa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
- Bão: Kiên Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới nhưng lượng mưa do ảnh hưởng của chúng thì rất đáng kể, chiếm một tỷ trọng lớn (nhất là vào cuối mùa mưa).
Lượng mưa tiêu biểu hàng năm ở một số nơi:
+ Phú Quốc: 2.779,8mm; Hà Tiên: 2.118mm.
+ Cần Thơ: 1.636,0mm; Long Xuyên : 1.418mm.
b. Chế độ thủy văn:
Chế độ lũ của các sông, kênh rạch chịu sự chi phối trực tiếp của lũ sông Cửu Long, ngoài ra còn bị ảnh hưởng mưa tại chỗ do thủy triều tác động.
Mùa lũ ở Kiên Giang thường xảy ra vào tháng 7 đến tháng 11. Dòng chảy ở thượng nguồn giảm sút hẳn so với mùa lũ. Thủy triều ở Vịnh Thái Lan xâm nhập sâu vào nội địa nên hình thành những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
Chế độ thủy triều có tính chất bán nhật triều hỗn hợp biến động không lớn.
c. Đặc điểm địa hình địa chất:
- Địa hình:
Do đặc điểm của Kiên Giang nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ mặt đất tự nhiên bình quân từ +0,4 - 0,7m. Cục bộ có những nơi thấp, đất lung, trung bình cao trình mặt đất tự nhiên -(0,1 - 0,2)m địa hình thấp dần về phía Đông Bắc.
- Địa chất:
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp thì đất ở Kiên Giang có các nhóm chính sau:
+ Nhóm đất phù sa ngọt không phèn.
+ Nhóm đất phèn.
+ Nhóm đất mặn.
+ Nhóm đất mặn, phèn.
Do điều kiện lịch sử chất đất Kiên Giang phân thành các nhóm chính sau:
- Đất địa tầng: đây là loại đất hình thành tại chỗ do tác động của cơ học, hóa học trong tự nhiên, tác động của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và quá trình phong đá, hóa thạch khoáng vật,….có đặc tính chua (tỷ lệ SiO2 cao).
- Đất hình thành do phù sa lắng đọng.
+ Đất đồng bằng do sông Cửu Long bồi lắng tụ, có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét từ 45 - 58%, tầng dày trên 70 cm hàm lượng hữu cơ cao, có nhiều đạm trung bình từ 0,12 - 0,13%, hàm lượng SO4 từ 0,15 - 0,24%, lân nghèo (0,02 - 0,04%), Kali tương đối khá (1,5 - 2%).
Nhìn chung qua nhiều năm do sự biến động của thiên nhiên và sự tác động của con người, nên đặc điểm của địa chất ngày càng phát triển, có thay đổi về tính chất lý hóa tốt hơn cho việc thâm canh, tăng năng suất cây trồng.
d. Lũ và hệ thống thoát lũ:
Sông Mêkông là con sông lớn thứ 10 trên thế giới. Dòng chính bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) chảy qua địa phận Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Tổng lượng chảy bình quân nhiều năm khoảng 476 tỷ m3 nước, trong đó 5 tháng mùa lũ chiếm 80%, trong những trận lũ lớn dòng chảy đạt 390 - 420 tỷ m3, vùng ngập lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 30 tỷ m3 nước, chưa đến 10% lượng lũ.
Lũ đổ vào Kiên Giang theo các hướng: tràn qua biên giới và sông Hậu; lũ tràn qua biên giới chiếm 60% tổng lượng lũ vào tứ giác Long Xuyên, 1 phần chảy theo kênh Vĩnh Tế ra sông Giang Thành và đổ ra Vịnh Thái Lan.
Mùa lũ kéo dài 5 tháng, từ tháng 7 đến tháng 11 so với thượng lưu, tỉnh Kiên Giang thuộc vùng ngập nông (1m-2m), cả tỉnh có 41 xã và 4 thị trấn bị lũ lớn đe dọa là:
1. Thành phố Rạch Giá.
2. Huyện Hòn Đất.
3. Huyện Kiên Lương.
4. Huyện Tân Hiệp.
5. Huyện Châu Thành.
6. Huyện Giồng Riềng.
7. Huyện Gò Quao.
Hệ thống thoát lũ ra biển Tây qua địa phận Kiên Giang gồm các kênh T5, T6, 286, Tà Hem, Lung Lớn I, Lung Lớn II… đã hoàn thiện, các đập ngăn lũ: Tha La, Trà Sư; cũng đã phát huy tốt tác dụng.
e. Đặc điểm đất đai hiện trạng và kế hoạch điều chỉnh đến năm 2010 và 2020:
- Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh năm 2005 là: 634.613,27ha.
Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 436,873,32ha, chiếm 67,00%.
+ Đất lâm nghiệp: 106.085,46ha, chiếm 17,00%.
+ Đất chuyên dùng: 71.148,20ha, chiếm 11,00%.
+ Đất ở: 11.078,68ha, chiếm 1,50%.
+ Đất chưa sử dụng: 9.427,61ha, chiếm 3,50%.
- Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010: (xem phụ lục 7).
Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 437.883,00ha, chiếm 69,00%.
+ Đất lâm nghiệp: 120.577,00ha, chiếm 19,00%.
+ Đất chuyên dùng: 50.134,00ha, chiếm 7,90%.
+ Đất ở: 19.790,00ha, chiếm 3,14%.
+ Đất chưa sử dụng: 6.249,27ha, chiếm 0,96%.
- Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020: (xem phụ lục 8).
Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 431.537ha, chiếm 68%.
+ Đất lâm nghiệp: 120.577ha, chiếm 19%.
+ Đất chuyên dùng: 57.115ha, chiếm 9%.
+ Đất ở: 23.748ha, chiếm 3,74%.
+ Đất chưa sử dụng: 1.636ha, chiếm 0,26%.
3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn đối với việc xây dựng nhà ở.
a. Về thuận lợi:
- Kiên Giang có bờ biển dài, có nhiều đảo lớn gần các nước Asean, đây là cửa ngõ đường biển thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Là tỉnh đồng bằng nhưng có trữ lượng đá vôi lớn cho phép phát triển Công nghiệp xi măng phục vụ việc xây dựng nhà ở. Ngoài ra tỉnh cũng đã sản xuất được gạch xây dựng chất lượng cao (Tuynen) đáp ứng nhu cầu xây dựng tỉnh nhà.
- Là tỉnh có nguồn lợi biển phong phú và đa dạng với diện tích ngư trường rộng, trữ lượng hải sản lớn cho phép phát triển mạnh công nghiệp chế biển hải sản. Kiên Giang có nhiều cảnh đẹp, có danh lam thắng cảnh, các bãi biển phục vụ du lịch.
- Đất trồng lúa và các loại cây lâu năm có diện tích lớn đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho Nam Bộ và cả nước.
- Kiên Giang có cơ chế kinh tế đổi mới sáng tạo thu hút các nhà đầu tư ở nhiều lĩnh vực, trong đó có việc phát triển nhà ở thông qua các dự án như: Trung tâm thương mại, khu đô thị mới, dự án lấn biển, khu dân cư gắn liền khu du lịch…
- Kiên Giang có đội ngũ lao động và nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ chuyên môn đa dạng phù hợp nhiều ngành nghề.
b. Những khó khăn, hạn chế:
- Mối liên kết giữa Kiên Giang với các vùng trong cả nước còn hạn chế do khoảng cách địa lý khá xa các trung tâm kinh tế lớn: TP.HCM, Cần Thơ, điều kiện cơ sở hạ tầng chưa phát triển mạnh.
- Sự phát triển chưa đồng đều giữa các vùng, nhiều nơi đất chưa được khai thác, còn nhiều phèn mặn và thiếu nước ngọt.
- Công nghiệp cơ khí và chế biến hải sản phát triển còn chậm.
- Vấn đề xã hội còn nhiều việc phải làm: tỷ lệ gia tăng dân số còn cao, thiếu việc làm, môi trường vệ sinh còn ô nhiễm, thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp.
- Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của nền kinh tế.
- Một bộ phận nhân dân vùng lũ cần phải ổn định đời sống khi xảy ra lũ lớn.
II. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI - THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2010 - 2020:
1. Dân số - diện tích:
- Tỉnh Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, có đường biên giới đất liền chung với Campuchia dài 56km. Diện tích tự nhiên của tỉnh: 6.269 km2 (đất liền: 5.614 km2, hải đảo: 631 km2, riêng đảo Phú Quốc 573 km2). Đơn vị hành chính của tỉnh gồm: 01 Thành phố và 01 thị xã, 11 huyện (có 139 xã, phường, thị trấn).
- Theo số liệu điều tra đến 2005 dân số toàn tỉnh là 1.668.600 người. Mật độ dân số 266 người/km2, trong đó thành thị 414.324 người (24,83%), nông thôn 1.254.276 người (75,17%), tốc độ tăng dân số tự nhiên 13,30/00, tỉ lệ tăng tự nhiên tại vùng nông thôn là 14,20/00 , thành thị là 12,40/00 .
- Dự báo đến năm 2010, dân số toàn tỉnh sẽ là 1.840 nghìn người; trong đó có khoảng 37,2% dân số sống tại vùng đô thị hóa, ước khoảng 685 nghìn người. Đến năm 2020 dân số toàn tỉnh sẽ là 2.155 nghìn người, có hơn 1 triệu dân (1.175 nghìn dân) sống tại các vùng đô thị hóa, chiếm khoảng 54,76% dân số. Đối tượng này sống tại các thành phố (Rạch Giá), thị xã, thị trấn, số còn lại phân bố tại các thị tứ, điểm dân cư nông thôn có điều kiện hạ tầng ban đầu của một đô thị.
- Để đạt được tỉ lệ đô thị hóa 37,2% tương ứng với quy mô dân số khoảng 685 nghìn người và quy mô đất đô thị là: 6.300 ha cần đầu tư xây dựng cho 107 trung tâm các xã để hình thành các thị tứ nhằm từng bước đô thị hóa nông thôn, cân đối quỹ đất để đảm bảo phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ tốt sinh hoạt của nhân dân.
- Cơ cấu dân số hiện nay:
+ Tỷ lệ dân số ở độ tuổi lao động năm 2005: 1.066.883 người chiếm 65% dân số toàn tỉnh, trong đó:
● Có khả năng lao động: 997.690 người, chiếm 93,5%.
● Mất sức lao động: 15.193 người, chiếm 6,5%.
Dự kiến đến năm 2010 dân số trong độ tuổi lao động là 1.160 nghìn người.
+ Số người đang tham gia lao động trong các thành phần kinh tế quốc dân phân bổ như sau:
● Tổng số: 856.214 người, trong đó chia ra:
NĂM 2004 PHÂN THEO NGÀNH KTQD | Tổng số (người) |
A. Nông, lâm nghiệp | 546.842 |
B. Thủy sản | 64.216 |
C. Công nghiệp khai thác | 1.284 |
D. Công nghiệp chế biến | 49.660 |
E. Sản xuất phân phối điện nước | 1.055 |
F. Xây dựng | 17.280 |
G. Thương nghiệp | 69.480 |
H. Dịch vụ khách sạn, nhà hàng | 26.973 |
J. Tài chính, tín dụng | 2.244 |
K. Hoạt động KH-CN | 69 |
L. Kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn | 94 |
M. Quản lý nhà nước, An ninh quốc phòng | 10.623 |
N. Giáo dục đào tạo | 18.502 |
O. Y tế và cứu trợ XH | 3.807 |
P. Hoạt động văn hóa - thể thao | 682 |
Q. Hoạt động Đảng - Đoàn thể | 5.304 |
T. Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng | 8.340 |
U. Hoạt động làm thuê công việc gia đình | 2.456 |
V. Hoạt động của các tổ chức và đoàn thể quốc tế | 2.456 |
+ Số lượng học sinh các cấp: 328.977 em.
● Cấp I: 176.350 em.
● Cấp II: 116.018 em.
● Cấp III: 36.609 em.
+ Tổng số hộ nghèo toàn tỉnh: 23.964 người (7,26%)/330.108 người.
● Kinh: 17.964 người.
● Hoa: 109 người.
● Khơme: 6.353 người.
● Dân tộc khác: 9 người.
+ Hộ dân tộc: 239.095 người.
● Hoa: 34.564 chiếm 2,16%.
● Khơme: 204.531 chiếm 12,78%.
2. Đặc điểm phân bố dân cư:
Kiên Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long nên hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đa số dân cư nông thôn phân bố tự nhiên theo các tuyến sông kênh, tuyến đường giao thông thủy bộ khoảng 104.000 dân chiếm 8%; tại các tuyến kênh chính và kênh cấp I là 363.390 dân chiếm 30%, kênh cấp II là 481.826 dân chiếm 40%, dưới kênh cấp II là 35.490 dân chiếm 3%. Trên các tuyến dân cư đó, cứ cách khoảng 20-25 km hình thành các điểm, cụm dân cư nông thôn giống như thị tứ, đô thị thu nhỏ có khoảng 200.000 dân chiếm 18%.
Với mật độ dân số không cao, hình thái phân bố dân cư theo tuyến tạo nên nhiều tuyến dân cư phân tán. Sự phân tán dân cư này gây nhiều trở ngại cho việc cải thiện các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế.., các cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn như: giao thông, cấp nước, cấp điện…Sự phân tán dân cư trải dài còn làm ngành dịch vụ kém phát triển tại các vùng nông thôn.
Quốc lộ 80, 61, 63 là các tuyến đường giao thông huyết mạch của tỉnh Kiên Giang, nối liền các huyện trong tỉnh vào giao thương với bên ngoài. Dọc theo tuyến Quốc lộ hình thành các thị xã và các thị trấn huyện lỵ. Mạng lưới đô thị này phân bố khá đồng đều trên địa bàn lãnh thổ tỉnh.
Dân số tập trung ở 2 đô thị lớn là Rạch Giá và thị xã Hà Tiên, các đô thị huyện lỵ có quy mô dân số ít hơn; đặc biệt thị trấn Kiên Lương là đô thị công nghiệp duy nhất của tỉnh.
3. Đặc điểm kiến trúc nhà ở:
Tổng số hộ trong toàn tỉnh là: 324.102 hộ chia ra nông thôn 246.376 hộ, chiếm tỉ trọng 76,02%; thành thị 77.726 hộ chiếm tỉ trọng 23,98%. Tổng diện tích đất xây dựng nhà ở là 22.138.909 m2; trung bình mỗi hộ có 68,30 m2 đất ở. Trong đó khu vực nông thôn bình quân mỗi hộ chỉ là 54,37 m2 đất ở. Trên tổng diện tích đất ở 22.138.909m2, mỗi người dân sinh sống trên 13,30 m2 đất xây dựng nhà ở. Trong đó, người dân nông thôn là: 15,58 m2 đất xây dựng nhà ở.
a. Về nhà ở nông thôn:
Trong tổng số hộ ở nông thôn chỉ có 44.769 hộ có nhà xây, chiếm tỉ lệ rất nhỏ: 18,17%; 16.940 hộ cất nhà trên cọc, trên sông chiếm tỉ lệ 6,88%, số còn lại là nhà khung gỗ, nhà tạm, nhà tranh, tre, mái lá…. số này còn rất lớn.
Trong tổng số 246.376 căn nhà tại nông thôn thì số nhà nền đất chưa được lát gạch hay tráng xi măng còn khá cao: 143.262 căn chiếm tỉ lệ 58,15%, tường bao che bằng vật liệu dễ cháy, vật liệu tạm, cây lá cũng khá cao: 166.127 căn chiếm tỉ lệ 67,43%; Lợp tole và Fibrocement là 119.563 căn, chiếm tỉ lệ 48,94%. Nhà mái ngói và mái bằng có tỉ lệ rất nhỏ: 2,53%.
b. Về nhà ở thành thị:
Điều kiện sống của dân thành thị khá hơn nhiều so với nông thôn, nhà ở chủ yếu là cấp 3 và cấp 4. Tuy nhiên vẫn còn một số lớn nhà tạm, nhà khung gỗ với số hộ 14.843 hộ, chiếm 19,10% số hộ ở thành thị.
III. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2010 - 2020:
1. Cơ cấu kinh tế và xu hướng chuyển dịch nông công nghiệp, dịch vụ:
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 1996-2005 đã có sự chuyển biến rõ rệt, giảm dần khu vực I (nông lâm nghiệp, thủy sản) tăng tỷ trọng khu vực II (công nghiệp, xây dựng) và khu vực III (dịch vụ). Khu vực I chiếm tỷ trọng GDP năm 1996 là 58,4% đến năm 2005 giảm xuống còn 47,13%, khu vực II từ 21,15% năm 1996 và tăng lên 25,64% năm 2005, khu vực III tỷ trọng chiếm GDP có tăng nhưng không đáng kể, từ 20,45% năm 1996 đến năm 2005 là 27,23%.
Biểu cơ cấu kinh tế của khu vực giai đoạn 1996-2004 và dự báo đến 2010-2020
ĐVT: (%)
| Năm 1996 | Năm 1997 | Năm 1998 | Năm 1999 | Năm 2000 | Năm 2001 | Năm 2002 | Năm 2003 | Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2010 | Năm 2020 |
GDP toàn tỉnh | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
Nông lâm nghiệp, thủy sản | 58,40 | 55,12 | 55,13 | 54,85 | 55,86 | 54,60 | 56,33 | 51,78 | 50,31 | 47,13 | 35 | 35 |
Công nghiệp, xây dựng | 21,15 | 22,47 | 23,43 | 24,17 | 24,50 | 25,63 | 25,42 | 27,55 | 29,10 | 25,64 | 33 | 33 |
Dịch vụ | 20,45 | 22,41 | 21,44 | 20,98 | 19,64 | 19,77 | 18,25 | 20,67 | 20,59 | 27,23 | 32 | 32 |
2. Tăng trưởng kinh tế:
Phát triển kinh tế tỉnh Kiên Giang đã có những chuyển biến đáng kể sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường và có sự quản lý của Nhà nước đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
Tăng trưởng kinh tế năm 2001 đạt 7,48%, đến năm 2003 là 9,06% và đến năm 2004 đạt 12,05% vượt so với chỉ tiêu, tăng bình quân hàng năm 11%.
Năm 2001, GDP bình quân đầu người 5,026 triệu đồng/năm và lên 9,7 triệu đồng/người/năm vào năm 2005 dự kiến đến năm 2010 lên 16 triệu đồng/người và 32 triệu đồng vào năm 2020.
3. Thu nhập và tích lũy của hộ gia đình:
- Mức thu nhập: tính đến năm 2005, tổng sản phẩm GDP bình quân đầu người là 9,7 triệu đồng/người/năm (tương đương 570 USD/người/năm). Chi tiêu bình quân 6,10 triệu đồng/năm, vì vậy bình quân hàng năm mỗi người chỉ tích lũy được 3,6 triệu đồng.
- Xu hướng phát triển đến năm 2010 và 2020, dự kiến thu nhập bình quân đầu người trên toàn tỉnh là 16-32 triệu đồng/người/năm. Trong đó chi tiêu bình quân khoảng 11-22 triệu đồng/người/năm và còn tích lũy được khoảng 5-10 triệu đồng/người/năm.
4. Phân vùng kinh tế:
Tỉnh Kiên Giang phân thành 4 vùng đặc trưng về kinh tế tự nhiên.
- Vùng I (Tứ giác Long Xuyên): phát triển dịch vụ, công nghiệp với tổng diện tích: 2.366 km2 (chiếm 37,7% diện tích toàn tỉnh) chia 02 phần:
+ Đặc khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên: bao gồm các phường xã của thị xã Hà Tiên, phát triển kinh tế cao với dịch vụ là chủ yếu, ngoài ra còn phát triển công - nông - ngư nghiệp.
+ Phần còn lại: bao gồm các huyện Kiên Lương, Hòn Đất, thành phố Rạch Giá, một phần huyện Tân Hiệp và 01 phần của Châu Thành; phát triển công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu, kết hợp phát triển nông, lâm, thủy hải sản.
- Vùng II (Tây Sông Hậu): vùng phát triển lúa cao sản và công nghiệp chế biến với diện tích 1.334 km2 (chiếm 21% diện tích toàn tỉnh) bao gồm các huyện: Gò Quao, Giồng Riềng và một phần của huyện Tân Hiệp. Phát triển nông nghiệp trồng lúa và các ngành chế biến nông sản.
- Vùng III (Bán đảo Cà Mau): vùng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Diện tích 1.879 km2 (chiếm 30% diện tích toàn tỉnh) bao gồm các huyện: An Biên, An Minh và Vĩnh Thuận.
- Vùng IV (Hải đảo): vùng phát triển du lịch, ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ với diện tích tự nhiên 690 km2 (chiếm 11,3% diện tích toàn tỉnh) bao gồm 2 huyện: Kiên Hải và Phú Quốc. Là vùng rất giàu tiềm năng về hải sản, du lịch, có rừng cấm quốc gia và nhiều địa danh nổi tiếng, phát triển ngư nghiệp kết hợp với công nghiệp, dịch vụ du lịch.
5. Phát triển các ngành nghề - theo phân vùng kinh tế:
5.1. Nông lâm ngư:
a. Nông lâm nghiệp:
- Vùng Tây Sông Hậu: là vùng lúa cao sản, được đầu tư kiểm soát lũ quanh năm.
- Vùng tứ giác Long Xuyên: phía Đông bao gồm huyện Tân Hiệp, thành phố Rạch Giá, huyện Hòn Đất trồng lúa 2 vụ kết hợp nuôi trồng thủy sản; phía Nam Quốc lộ 80 trồng vườn và thủy sản; phía Tây thuộc huyện Kiên Lương trồng tràm, nuôi cá.
- Khu vực bán đảo Cà Mau phát triển trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản và trồng rừng ngập mặn. Vùng huyện Vĩnh Thuận thuận lợi cho trồng lúa 2 vụ. Rừng U Minh Thượng bảo vệ rừng ngập mặn kết hợp các dự án xây dựng vùng đệm.
b. Thủy sản:
Tỉnh Kiên Giang có bờ biển dài 200km từ Hà Tiên tới Cà Mau. Diện tích biển với ngư trường rộng lớn, khoảng 63.000 km2, có huyện đảo là Phú Quốc và Kiên Hải, 6 huyện có bờ biển.
Tài nguyên nuôi trồng đa dạng và giá trị sản lượng cao, hoạt động ngư nghiệp khá mạnh, nhiều cơ sở chế biến đông lạnh có quy mô vừa và nhỏ, thị trường thủy sản đông lạnh xuất khẩu vào được nhiều nước Châu Âu, Nhật, Bắc Mỹ.., dịch vụ hậu cần có nhiều cơ sở đóng và sửa chữa tàu thuyền.
Tỉnh đang đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cảng cá tại: Tắc Cậu (Châu Thành), An Thới (Phú Quốc) Thỗ Châu, Nam Du, Hòn Tre, Rạch Giá, Hà Tiên, Ba Hòn, Hòn Chông, Luỳnh Quỳnh, Xẻo Nhàu. Đặc biệt công nghiệp chuyên về chế biến, đông lạnh thủy, hải sản dự kiến tập hợp về Tắc Cậu (Châu Thành).
5.2. Phát triển công nghiệp:
Về công nghiệp tập trung tại các khu vực sau:
+ Cụm sản xuất vật liệu xây dựng Kiên Lương - Ba Hòn - Hòn Chông. Hiện nay tỉnh đã đầu tư thêm nhà máy sản xuất gạch Tuynen, đã đưa sản phẩm vào thị trường tiêu thụ.
+ Cụm công nghiệp chế biến thủy hải sản: Minh Lương - Tắc Cậu - Xẻo Nhàu (An Minh). Trong đó đầu tư Cảng Tắc Cậu có quy mô lớn của Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài ra còn các cụm công nghiệp nhỏ tại các nội dung như:
+ An Thới: Khu công nghiệp chế biến thủy hải sản, đóng tàu thuyền.
+ Các đảo Nam Du, Hòn Tre, Xẻo Nhàu, Hà Tiên chế biến thủy sản, sửa chữa tàu thuyền.
+ Tân Hiệp: chế biến nông sản.
5.3. Về dịch vụ thương mại và du lịch:
Hiện nay Kiên Giang có các Trung tâm Thương mại tại thành phố Rạch Giá, khu kinh tế mở thị trấn Dương Đông (Phú Quốc), khu kinh tế cửa khẩu thị xã Hà Tiên.
Về du lịch, Kiên Giang là một trong những nơi có nhiều cảnh đẹp; có 4 vùng trọng điểm xây dựng hệ thống du lịch là:
a. Vùng Phú Quốc: gồm các đảo chính và đảo nhỏ. Ở đây có các điểm du lịch phong phú từ rừng tới biển. Phát triển các loại hình giải trí hiện đại, cao cấp hấp dẫn khách. Xây dựng thêm những cơ sở phục vụ du khách quốc tế.
b. Vùng Hà Tiên: bao gồm thị xã Hà Tiên và vùng ven biển dọc Quốc lộ 80 tới Hòn Chông; Trong vùng này có nhiều thắng cảnh và các di tích nổi tiếng. Thêm những cơ sở phục vụ du khách tại Mũi Nai, Hòn Chông. Tổ chức các khu nghỉ khang trang hiện đại tại Hòn Chông.
c. Thành phố Rạch Giá và ngoại vi với cảnh quan và các di tích văn hóa lịch sử, các nhà hàng, khách sạn, Trung tâm Thương mại Rạch Giá là điểm dừng chân cho khách du lịch đi ngang qua.
d. Vùng U Minh Thượng phát triển du lịch sinh thái và di tích lịch sử với rừng ngập mặn, di chỉ Óc Eo, di tích Cách mạng.
6. Các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật:
Để áp ứng các chỉ tiêu kinh tế của địa phương, tỉnh Kiên Giang đã đầu tư và được Trung ương đầu tư nhiều dự án về xây dựng hạ tầng kỹ thuật bao gồm: giao thông thủy bộ, hệ thống thoát lũ ra biển Tây và thủy lợi nội đồng kết hợp với giao thông thủy lợi đối nội, cấp điện, cấp nước.
6.1. Về thủy lợi, phát triển nông thôn:
- Có các dự án thoát lũ vùng tứ giác Long Xuyên với các kênh và cống thoát lũ.
- Dự án cải tạo tháo chua, rửa mặn khu vực Kiên Lương.
- Dự án đê biển: Kiên Lương - Hòn Đất, An Biên - An Minh.
- Dự án vùng đệm U Minh Thượng.
6.2. Về giao thông:
Dự án phát triển tuyến đường Xuyên Á ven biển đi qua Kiên Giang, dựa trên tuyến Quốc lộ 80, 61, 63 trở thành trục phát triển khu vực Duyên Hải. Tuyến đi từ cửa khẩu Hà Tiên qua đô thị Rạch Giá theo tuyến vành đai phía Bắc nối liền Quốc lộ 63 qua các huyện An Biên, Vĩnh Thuận tới Cà Mau. Các đô thị nằm trên tuyến sẽ phát triển mạnh nhờ tác động của tuyến Xuyên Á bao gồm: Hà Tiên, Kiên Lương, Ba Hòn - Hòn Chông, Hòn Đất, Rạch Giá, Minh Lương, An Biên và Vĩnh Thuận.
Dự án phát triển đường Hồ Chí Minh từ Hà Nội tới Cà Mau đi qua Kiên Giang theo hướng dọc kênh Rạch Giá - Long Xuyên, đến thành phố Rạch Giá theo Quốc lộ 61, 63 qua Vĩnh Thuận đi Cà Mau.
Dự án QL N1 - tới Kiên Giang, dọc theo kênh Giang Thành nối vào thị xã Hà Tiên.
Dự án QL N1 - tới Kiên Giang, dọc theo kênh Tri Tôn và Long Xuyên nối vào QL 80 huyện Hòn Đất.
Dự án phát triển giao thông vận tải đường thủy với cảng Tắc Cậu là đầu mối giữa đường sông và biển của Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự án phát triển các sân bay và đường hàng không tại Rạch Giá, Phú Quốc, mở rộng các sân bay đáp ứng nhu cầu sử dụng đường hàng không ngày càng tăng.
Dự án phát triển cảng mới: cảng An Thới, cảng Bãi Vòng, cảng Vũng Đầm, cảng Bãi Nò, cảng Tắc Cậu.
6.3. Về cấp nước:
Cả tỉnh được đầu tư 03 dự án nước tập trung là: thành phố Rạch Giá, dự án mở rộng hồ chứa lên 53.000 m3, thị xã Hà Tiên lấy nước ngọt kênh Giang Thành, đào hồ và xây dựng nhà máy nước công suất 15.000 m3/ngày. Huyện Phú Quốc, làm hồ chứa Dương Đông 2.500 m3; An Thới hồ chứa 500.000 m3 và một số hồ nhỏ khác.
Cấp nước nông thôn: đầu tư các hồ và trạm cấp nước tại các thị trấn như: Giồng Riềng, Vĩnh Thuận, Gò Quao, Hòn Đất, Tắc Cậu.
IV. VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA TỈNH ĐỐI VỚI KHU VỰC VÀ CẢ NƯỚC:
1. Tác động ngoại vùng đến tăng trưởng kinh tế:
a. Với cả nước:
Kiên Giang có vị trí quan trọng đối với Quốc gia về giao thông và an ninh quốc phòng. Là nơi có khoảng cách tới các nước Asean ngắn nhất, có khả năng phát triển kinh tế cửa khẩu với Campuchia và Thái Lan.
Nằm trên tuyến giao thông ven biển Xuyên Á qua các đô thị, cảng quan trọng của các nước Asean. Có hệ thống đường Xuyên Á ven biển dự kiến xuyên qua các nước Châu Á, qua Việt Nam ở Hà Tiên theo Quốc lộ 80 tới Rạch Giá, rồi tới Cà Mau theo Quốc lộ 63; Các tuyến N1, N2, N3.
Vùng biển Kiên Giang là nơi có thể xây dựng được cảng nước sâu (ở Phú Quốc).
Có điều kiện thiên nhiên phong phú, có các khu phát triển du lịch như ở: Hà Tiên, Phú Quốc, Rạch Giá.
b. Với Đồng bằng sông Cửu Long:
Kiên Giang là cửa ngõ biển đối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có Cảng biển cho tàu lớn.
Có hơn 200km bờ biển với ngư trường rộng 63.000 km2, là tiềm năng lớn để phát triển ngành hải sản.
Là trung tâm sản xuất vật liệu chính của các tỉnh phía Nam: xi măng, gạch, đá xây dựng.
2. Nguồn tài nguyên:
2.1. Nguồn lợi biển:
Biển Kiên Giang là một trong những vùng biển giàu sinh vật và nguồn hải sản trù phú nhất Viêt Nam. Trữ lượng cá tôm ước tính 480.700 tấn, sản lượng khai thác hàng năm 290.244 tấn, ngoài vùng biển Tây Nam, ngành hải sản Kiên Giang còn đánh bắt xa bờ Đông Nam, ngoài một số loài tôm cá Kiên Giang còn cung cấp các loài sản vật quý, ngon trong đó có các loài: cua, ghẹ, điệp, cồi mai, đồi mồi, … và các loài rong biển làm thực phẩm phục vụ cho con nguời.
Sản vật của biển nơi đây đã làm cho ngành hải sản trở thành thế mạnh thứ hai của Kiên Giang.
2.2. Nguồn lợi rừng:
Do điều kiện thiên nhiên được phân chia thành 04 loại: rừng gỗ lớn, rừng tràm, rừng sác, rừng dừa nước, với tổng diện tích tự nhiên 628.000 ha, trữ lượng gỗ khoảng 27 triệu m3. Trong chiến tranh rừng bị tàn phá đến ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Kiên Giang chỉ còn 92.249 ha, trong đó rừng gỗ lớn chủ yếu tập trung ở các huyện đảo Phú Quốc, Kiên Hải khoảng 1.500ha và rừng ngập mặn 50.883 ha tại huyện Vĩnh Thuận, An Minh với độ che phủ 14,4% trên tổng diện tích rừng tự nhiên trữ lượng gỗ ước tính khoảng 16,9 triệu m3. Hiện nay tổng diện tích đất lâm nghiệp còn 106.085,46 ha.
2.3. Tài nguyên khoáng sản:
Thiên nhiên đã ưu đãi cho Kiên Giang một nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú, là thế mạnh thứ ba trong chỉ tiêu phát triển kinh tế là công nghiệp khai thác khoáng sản, trữ lượng rất có giá trị ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như: đá vôi, đất sét, đá xây dựng, đá ốp lát, cát thủy tinh và than bùn, … không những tạo ra giá trị vật liệu xây dựng về mặt sản xuất mà còn tạo ra các hang động có ý nghĩa về thu hút du lịch, đá ở Kiên Giang có hơn 20 ngọn núi đá dựng giáp với biên giới Việt Nam - Campuchia đến núi Hòn Chông và tập trung chủ yếu ở vùng Kiên Lương - Hòn Chông - Ba Hòn.
- Đá vôi: là một trong những thế mạnh của Kiên Giang, sử dụng cho lĩnh vực công nghiệp hóa chất, công nghiệp dược liệu, ốp lát, phân bón, …. và sản xuất xi măng.
- Đất sét: hình thành từ nguồn trầm tích được phân bổ trên diện rộng của vùng Kiên Lương có trữ lượng lớn phục vụ và làm nguyên liệu khoan giếng và dầu khí, sét hỗn hợp phức tạp và giàu khoáng men molilonit, sét nhẹ lửa chủ yếu tập trung ở Hòn Đất có ích cho việc sản xuất đồ gốm sứ.
- Đá xây dựng và đá ốp lát: chủ yếu phân bổ ở Hòn Đất và Hà Tiên.
- Cát thủy tinh: nguồn cát này có nhiều ở Kiên Giang chủ yếu ở vùng biển Phú Quốc.
- Than bùn: là loại khoáng sản phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long, song rất đa dạng và phong phú có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực làm chất đốt, phân bón, điều chế axit-humic.
2.4. Nguồn nhân lực và tài nguyên nhân văn:
- Nguồn nhân lực:
Theo số liệu của Cục Thống kê Kiên Giang đến năm 2004 dân số toàn tỉnh Kiên Giang là 1.646.202 người, đứng thứ 19 trong 64 tỉnh thành của cả nước và là thứ 6 so với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, dân số thành thị chiếm 77% và nông thôn chiếm 23%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,87%. Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đòi hỏi phải chăm lo tốt nguồn nhân lực đặt con người vào vị trí trung tâm và là mục đích của sự phát triển, giảm tỷ lệ tăng dân số từ 1,87% xuống dưới 1,3% vào năm 2010 và 1,1% đến 2020, phấn đấu giảm tỷ lệ sinh từ 0,04 - 0,05%, phân bổ hợp lý và có sự điều chỉnh chính sách xã hội giữa các khu vực.
- Lao động việc làm:
Về nguồn cung ứng lao động của Kiên Giang, tính đến năm 2004 là 1.066.883 người, trong đó lao động trong nền kinh tế quốc dân 1.012.883 người, tỷ lệ thất nghiệp chiếm 3,5%, số người chưa có việc làm khoảng 36.000 người. Dự báo đến năm 2010 nguồn lao động của Kiên Giang sẽ là 1.180.000 người, trong đó lao động trong nền kinh tế quốc dân là 1.097.000 người và giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 2,9%.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang, không chỉ đòi hỏi về số lượng việc làm ngày càng tăng mà còn chú trọng về chất lượng của nguồn lực lao động trong các lĩnh vực ngành nghề lao động khác nhau, số liệu của năm 2000 là 19.888 người có trình độ từ sơ cấp đến đại học đến năm 2010 là 29.400 người. Tiếp tục triển khai các chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo và các chương trình mục tiêu khác, đào tạo chú trọng chất lượng nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý phù hợp với nền kinh tế thị trường và có chính sách hợp lý sử dụng thu hút nhân tài.
- Tài nguyên nhân văn:
Kiên Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch so với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Kiên Giang có những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử quý báo là nguồn cảm hứng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, với vị trí thuận lợi nằm ven biển Tây Nam nhiều cảnh đẹp và di sản văn hoá: Hà Tiên, Lăng Mạc Cửu, Thạch Động, Chùa Hang, Mũi Nai, Hang Moso, đảo ngọc Phú Quốc, Kiên Hải, mộ Chị Sứ, Hang Hòn, Quần đảo Bình Trị, đình thần Nguyễn Trung Trực, chùa Tam Bảo, nền văn hóa Óc Eo và vùng U Minh lịch sử …
2.5. Tài nguyên nước:
- Nước ngọt: Kiên Giang là một tỉnh nằm cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu, nhưng đầu nguồn là nước mặn của Vịnh Rạch Giá do ảnh hưởng của nước biển, nguồn nước phụ thuộc vào lưu lượng nước của sông Mêkông mà trực tiếp là sông Hậu, lưu lượng đầu nguồn ở Châu Đốc vào mùa mưa 5.400m3/S, mùa khô 300m3/S, tại cuối nguồn ở Cần Thơ trung bình 835m3/S. Là nguồn tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt đời sống của nhân dân trong vùng.
- Nước ngầm: theo kết quả khoan tìm thăm dò của Vụ Nông nghiệp cho thấy cấu trúc địa tầng thuỷ văn Kiên Giang rất phức tạp cơ địa yếu, cho nên thành phần nước cũng đa dạng chứa nhiều hệ phức hỗn hợp, theo Liên đoàn địa chất thì chỉ có 1 hệ phức nước có chứa pleitoxen là đối tượng trực tiếp cung ứng cho sinh hoạt và sản xuất, chương trình nước nông thôn do Unicef khai thác ở độ sâu từ 80-130 m, chất lượng tốt. Nước mạch nông từ 40-60 m phụ thuộc vào nguồn nước mưa. Tầng nước này dễ bị ô nhiễm vào mùa khô khả năng khai thác phục vụ cho sản xuất là rất thấp.
2.6. Tài nguyên đất:
Kiên Giang là vùng đất do phù sa châu thổ sông Cửu Long bồi đắp rất thích hợp cho việc trồng lúa và phát triển nông nghiệp, rừng trồng và rừng tự nhiên, thành phần của đất có cấu trúc địa tầng yếu và phân thành các nhóm sau:
- Nhóm đất phèn: diện tích 152.434 ha, chiếm 27,4% trên tổng diện tích đất toàn tỉnh.
+ Đất phèn nặng: 49.269ha phân bổ chủ yếu ở vùng Hà Tiên (Tà Phô, Tà Teng), loại đất này phù hợp với trồng cây lâm nghiệp.
+ Đất phèn nhẹ trung bình: 103.165ha, phân bổ chủ yếu ở vùng Kiên Lương, Hòn Đất, Giồng Riềng, Gò Quao, loại đất này phù hợp với trồng lúa 2 vụ.
- Nhóm đất phèn mặt: diện tích 192.832ha, chiếm 31,24% trên tổng diện tích đất toàn tỉnh.
+ Nhóm đất mặn nhiều phèn tiềm tàng đến trung bình: 31.442ha phân bổ chủ yếu ở vùng xã Thỗ Sơn (Hòn Đất) vùng ven sông Cái Lớn (Gò Quao) xã Vĩnh Hòa Hiệp (Châu Thành), loại đất này phù hợp với trồng khóm và nuôi tôm.
+ Nhóm đất ít phèn hoạt động nhẹ trung bình: 169.390ha, phân bổ chủ yếu ở vùng Rạch Giá - Hà Tiên, vùng bán đảo Cà Mau, ven sông Cái Lớn, loại đất này phù hợp với trồng lúa, khóm và cây công nghiệp.
- Nhóm đất mặn: Diện tích 59.397ha, chiếm 9,62% trên tổng diện tích đất toàn tỉnh.
+ Đất mặn nhiều: 4.443ha phân bổ chủ yếu ở vùng bán đảo Cà Mau, ven sông Cái Lớn, loại đất này phù hợp với trồng lúa và nuôi tôm.
+ Đất mặn ít: 54.954ha, phân bổ chủ yếu ở vùng xã Mỹ Đức - Hà Tiên và kênh chống mỹ huyện An Minh, loại đất này phù hợp với trồng lúa 01 vụ.
- Nhóm đất hữu cơ: diện tích 13.443ha, chủ yếu phân bổ ở rừng U Minh và rải rác ở một số nơi trong tỉnh.
- Nhóm đất phù sa: diện tích 70.198ha, chủ yếu phân bổ ở Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành đất này phù hợp với trồng lúa 3 vụ/năm.
- Nhóm đất núi: diện tích 64.588ha, chủ yếu phân bổ ở Phú Quốc, Kiên Hải, Hòn Đất, đất này phù hợp với trồng rừng, tiêu, điều và cây ăn trái.
- Nhóm đất bị xáo trộn: diện tích 56.845ha, chủ yếu phân bổ vườn líp rải rác.
THỰC TRẠNG NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
1. Thực trạng về nhà ở đô thị và nông thôn:
Trong những năm gần đây quỹ nhà ở đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang gia tăng lên đáng kể, nhưng bình quân diện tích trên đầu người vẫn còn thấp. Một số bộ phận dân cư có thu nhập cao có điều kiện xây dựng nhà ở rộng lớn, khang trang, còn một bộ phận lớn dân cư có thu nhập trung bình và thấp hầu như nhà ở không được cải thiện là bao. Phần lớn đang ở trong các loại nhà bán kiên cố, nhà tạm và nhà cho thuê, ngoài ra còn một bộ dân cư cất nhà trên kênh rạch và ở trên đất của người khác.
Xu hướng người xây dựng nhà ở đắt tiền, tiện nghi sang trọng để kinh doanh được các nhà doanh nghiệp khai thác, còn việc chăm lo chỗ ở cho cán bộ công chức viên chức và những người có thu nhập thấp chưa được quan tâm đúng mức nên khoảng cách chênh lệch giữa người giàu và người nghèo về lĩnh vực nhà ở càng lớn.
Thực hiện các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế nhất là phát triển nông nghiệp nông thôn, chính sách chăm lo nhà ở cho các đối tượng chính sách và người có công với cách mạng, chính sách nhà ở cho người nghèo và người dân tộc, đã được Trung ương và tỉnh rất quan tâm. Ngoài ra các thành phần kinh tế đã tích cực tham gia đầu tư xây dựng khu dân cư và nhà ở. Nhiều hộ dân đã cố gắng tích lũy để sửa chữa và xây mới nhà ở nên số lượng nhà ở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tăng đáng kể.
Theo thống kê năm 2004 tổng số nhà ở nông thôn toàn tỉnh có 324.102 căn hộ. Chia ra nông thôn 246.376 căn hộ, thành thị 77.726 căn hộ. Tổng diện tích nhà ở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang khoảng 22.138.909 m2, trong đó nông thôn là 13.395.849 m2, đô thị là 8.742.961 m2. (xem phụ lục 3-6).
2. Thực trạng về chất lượng và kiến trúc nhà ở tại đô thị và nông thôn:
- Đô thị ( thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ):
Trong những năm gần đây hầu hết nhà ở xây dựng theo dạng nhà ống dạng kiên cố hoặc bán kiên cố và nhà tạm, xây dựng ở những khu vực chưa được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đầy đủ.
+ Nhà liên kế: chiếm tỷ lệ cao nhất, xây dựng cặp các trục lộ giao thông.
+ Nhà ở có sân vườn: chủ yếu ở vùng chưa phát triển, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu.
+ Nhà ở chung cư: tỷ lệ nhỏ (chỉ có ở thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương) phục vụ cho gia đình cán bộ công chức viên chức thuộc khu công nghệp Kiên Lương.
- Ở nông thôn:
Kinh tế nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, nhiều hộ nông dân đã biết làm ăn đã có thu nhập khá và giàu. Một số hộ đã có tích lũy xây dựng nhà ở khang trang, kết cấu khung sườn bê tông cốt thép mái lợp tole hoặc ngói, nhà ở được cất theo nhiều dạng: nhà ống, dạng nhà biệt thự sân vườn.
+ Nhà ở của các hộ dân có thu nhập trung bình phần lớn là nhà bán kiên cố như xây gạch, gỗ, tràm, nhà cột kê, …
+ Nhà ở của các hộ dân nghèo thường là nhà tạm: cột tràm, tre, vách lá, mái lá hoặc mái tole.
3. Tình hình phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh:
Tính đến năm 2004, toàn tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa khoảng 23% so với tổng dân số toàn tỉnh (tương đương 380.000 người) thường sống tập trung ở các đô thị lớn như Rạch Giá, Hà Tiên các thị trấn, huyện và các khu công nghiệp.
Đối với khu vực nông thôn, một số bộ phận dân cư không lớn sống tập trung ở khu vực trung tâm các khu vực chợ nông thôn, còn đại bộ phận dân cư trú theo các trục lộ giao thông và cặp theo các kênh rạch.
4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
4.1. Hiện trạng giao thông:
Mạng lưới giao thông tỉnh Kiên Giang bao gồm mạng lưới đường (bộ và thủy), hệ thống các sân bay, phương tiện, bến bãi, trạm phục vụ trong toàn tỉnh và trong các đô thị.
+ Mạng lưới đường thủy: như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long khác, tỉnh Kiên Giang có mạng lưới kênh sông dày đặc và rất thuận tiện trong lưu thông hàng hóa. Mạng lưới đường thủy của Kiên Giang còn có đường biển do nằm trong vùng biển phía Tây và Vịnh Thái Lan.
+ Giao thông đường biển: giao thông đường biển với tổng chiều dài 518 km, bao gồm các tuyến: Rạch Giá - Thỗ Châu: 220 km, Rạch Giá - Lại Sơn: 52 km, Rạch Giá - Nam Du: 88 km, Rạch Giá - Hòn Tre: 26 km, Hà Tiên - Phú Quốc: 75 km, Rạch Giá - Phú Quốc: 120 km. Hiện nay, các tuyến từ Rạch Giá đi Phú Quốc và các đảo gần đã có tàu cao tốc rất thuận lợi cho việc di chuyển.
+ Hệ thống Cảng: Kiên Giang có biển rộng và nhiều vùng nước sâu nên thuận lợi cho việc xây dựng cảng. Cảng hiện có của tỉnh gồm: cảng Hòn Chông, cảng An Thới, cảng Dương Đông, cảng Hòn Thơm, Nam Du, Thỗ Châu, Cảng Bình Trị của nhà máy ximăng Sao Mai. Ngoài ra còn có nhiều cầu, tàu phục vụ vận chuyển và đi lại của nhân dân.
+ Giao thông đường sông: gồm các mạng lưới đường sông do Trung ương quản lý (khoảng 368 km), các cảng sông và hệ thống đường thủy nội địa.
+ Giao thông đường hàng không: tỉnh Kiên Giang có 04 sân bay: Rạch Giá, Phú Quốc, Kiên Lương và Hà Tiên nhưng hiện nay chỉ khai thác 2 sân bay Rạch Giá và Phú Quốc.
+ Giao thông đường bộ:
● Gồm các tuyến Quốc lộ 80, QL 61, QL 63, QL N1, N2.
● Đường giao thông đối nội: đường Hòn Sóc, Hòn Đất, đường tỉnh 28, đường thứ 7 Cán Gáo, đường Giồng Riềng - Công Binh qua Vị Thanh, đường Dương Đông - An Thới (Phú Quốc); Tỉnh lộ 47.
● Giao thông nông thôn: đến năm 2000 đã có 100% số xã, phường, thị trấn có đường giao thông đến trung tâm xã (đường cấp phối và betong xi măng).
● Đường đô thị: đường nội ô thành phố Rạch Giá và thị xã Hà Tiên đã được tráng betong nhựa, các thị trấn đường nhựa.
● Hệ thống bến xe: Kiên Giang có hệ thống bến xe liên tỉnh, nội tỉnh và các tuyến xe buýt Rạch Giá - Tân Hiệp, Rạch Giá - Giồng Riềng, Rạch Giá - Kiên Lương.
4.2. Hiện trạng cấp thoát nước và vệ sinh môi trường:
- Hiện trạng cấp nước:
+ Nguồn nước: hiện nay, việc cấp nước cho sinh hoạt của các đô thị và nông thôn được lấy từ 2 nguồn: nước ngầm và nước các kênh rạch từ sông Hậu chảy qua.
+ Cấp nước đô thị: thành phố Rạch Giá, Hà Tiên, các thị trấn huyện lỵ đã có hệ thống cấp nước tập trung, cung cấp nước sạch cho 70% dân đô thị, hiện nay các nơi đã có nhà máy nước là: thành phố Rạch Giá, Hà Tiên, Hòn Chông, Kiên Lương (XMHT2), Tân Hiệp, An Biên, An Minh, Minh Lương, Giồng Riềng, Tắc Cậu.
+ Cấp nước nông thôn: chương trình cấp nước sạch nông thôn của tỉnh đã cấp cho hơn 60% các hộ gia đình có nước sạch thông qua các giếng bơm tay, các trạm tập trung cấp nước cụm xã, các giếng công nghiệp.
- Hiện trạng thoát nước và vệ sinh môi trường:
+ Hệ thống thoát nước: hiện nay trên toàn tỉnh, tại các thành phố Rạch Giá và thị xã Hà Tiên, thị trấn huyện lỵ có hệ thống thoát nước mưa chung với nước thải, tuy nhiên vẫn chưa hoàn chỉnh và đầy đủ. Đối với khu vực nông thôn, tại các cụm dân cư vượt lũ đã được đầu tư hệ thống thoát nước, còn lại hầu hết dân ở bám theo các trục giao thông thủy bộ thoát nước ra sông ngòi ao hồ.
+ Vệ sinh môi trường: chỉ có thành phố Rạch Giá và một số huyện lỵ là có tổ chức thu gom, vận chuyển rác đến bãi chôn lấp. Hiện nay thành phố Rạch Giá đang lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác. Các vùng nông thôn chủ yếu chôn lấp và đốt rác tại chỗ.
+ Về nghĩa trang, thành phố Rạch Giá và Hà Tiên đã có nghĩa trang tập trung, hầu hết còn lại đều chôn tại đất nhà.
4.3. Hiện trạng cấp điện và năng lượng:
Nguồn cung cấp điện của tỉnh lấy từ lưới điện quốc gia 220W Cần Thơ. Các đảo xa sử dụng nhiệt điện, nhà máy xi măng Hà Tiên, Sao Mai có những trạm phát riêng và đề phòng khi lưới điện quốc gia có sự cố. Tại Rạch Giá cũng có trạm phát riêng bằng diezel với công suất 1.200 KW. Nhìn chung, công tác phủ điện đến các thị xã, thị trấn huyện lỵ đã hoàn thành, các trung tâm xã và các cụm dân cư đã có điện hạ thế, một số tuyến dân ở thưa thớt phân tán nên gây trở ngại cho việc thực hiện nhiệm vụ 100% hộ được dùng điện.
5. Thực trạng về hạ tầng xã hội:
Hiện tại, trong các khu dân cư nhà ở tại đô thị và điểm dân cư nông thôn nói chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng của nhân dân về y tế và giáo dục, thông tin, khu vui chơi giải trí.
Tỉnh Kiên Giang đang phấn đấu hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường học; tăng cường xây dựng các trạm y tế cơ sở, bố trí bác sĩ và y sĩ cho các huyện, vùng sâu, vùng xa; tăng cường xây dựng các hệ thống thông tin hữu tuyến và vô tuyến, xây dựng các trạm thu phát sóng truyền hình ở các đảo xa phục vụ nhân dân.
6. Thực trạng nhà ở của các nhóm đối tượng xã hội:
- Nhà ở của gia đình có công Cách Mạng, thương binh liệt sĩ:
Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, tổng số hộ cần được hỗ trợ xây dựng và sữa chữa nhà ở là: 10.500 căn, trong đó xây dựng mới là 8000 căn, sửa chữa 3.500 căn. Từ năm 1990, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội của tỉnh đã thực hiện xây dựng 5.462 căn, sửa chữa được 2.492 căn, số căn cần tiếp tục được hỗ trợ là 2.546 căn.
- Nhà ở cho hộ có thu nhập thấp, hộ nghèo:
Sau 5 năm hưởng ứng cuộc vận động “ Ngày vì người nghèo” từ năm 2004-2005, tỉnh Kiên Giang đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ; toàn tỉnh đã vận động được 86.000 triệu đồng, cất mới 4.947 căn nhà, sửa chữa được 1.162 căn, hỗ trợ 800 hộ đồng bào dân tộc sửa chữa nhà ở với tổng kinh phí 240 triệu đồng.
Ngoài ra tỉnh còn được Trung ương hỗ trợ cất mới 149 căn nhà với tổng giá trị 560 triệu đồng.
- Nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Thực hiện Quyết định số 134/2004/TTg, tỉnh đã lập đề án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Trong đó hỗ trợ nhà ở là 5.690 trường hợp. Đến nay, đã thực hiện hoàn thành 1.511 căn.
- Nhà ở cho sinh viên:
Theo số liệu thống kê năm 2004, toàn tỉnh có 6050 sinh viên với 2 phân hiệu. Trong đó, số sinh viên được ở KTX khoảng 10% - 15%. Số thuê mướn nhà trọ, ở tạm là 55% - 60%.
- Nhà ở cán bộ công chức, viên chức Nhà nước toàn tỉnh:
Năm 2004, toàn tỉnh có 46.000 người công tác trong các Ngành thuộc lĩnh vực kinh tế quốc doanh với tổng số hộ cán bộ, CNVC toàn tỉnh khoảng 23.000 hộ.
7. Thực trạng nhà ở của vùng thường xuyên bị thiên tai lũ lụt: (xem phụ lục 41)
Theo số liệu điều tra năm 2000, tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ ngập sâu. Trong đó, hộ có điều kiện tự lo khoảng 5.000 hộ, còn lại khoảng 15.000 hộ chưa có khả năng lo. Chính phủ có Quyết định 173/2001/QĐ-CP ngày 06/11/2001 về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2005, tỉnh Kiên Giang được Trung ương đầu tư xây dựng 73 cụm dân cư vượt lũ và xây dựng bờ bao chống lũ 4 thị trấn.
Sau hơn 03 năm triển khai thực hiện, được sự quan tâm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương. Với sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, sự phối hợp giữa các sở, ban ngành của địa phương cùng với sự nỗ lực cố gắng lớn của các huyện, thành phố; sự tham gia tích cực của nhân dân vùng lũ và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nên đến nay chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng lũ tỉnh Kiên Giang đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể đến nay các địa phương đã thực hiện hoàn thành: 4/4 đê bao thị trấn, san lấp mặt bằng: 69/73 cụm, lắp dựng nhà: 5.503/7.993 (căn), bố trí dân vào ở: 4.534/7 (hộ).
Những kết quả đạt được của Chương trình đã bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần hạn chế những thiệt hại do lũ lụt gây ra, nhất là thiệt hại về người; đồng thời góp phần ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng thường xuyên bị ngập lũ.
Hiện nay tỉnh đang tập trung chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã có dự án hoàn thành chương trình trong năm 2006.
8. Thực trạng công tác qui hoạch xây dựng chi tiết các đô thị và điểm dân cư nông thôn và việc công bố công khai, quản lý xây dựng theo qui hoạch:
Tỉnh Kiên Giang có 01 thành phố, 01 thị xã, 12 thị trấn, 15 phường, 112 xã.
Trong đó:
- Thành phố Rạch Giá và thị xã Hà Tiên đã có quy hoạch chung.
- 12 thị trấn đã có quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết khu Trung tâm.
- 13/15 phường đang lập quy hoạch chi tiết.
- 81/135 xã đã lập quy hoạch chi tiết.
Nhìn chung các đô thị và các trung tâm xã đều được tiến hành lập quy hoạch chi tiết (trừ một số xã đảo và xã mới tách). Do điều kiện kinh tế - xã hội có thay đổi, cho nên các địa phương cần phải điều chỉnh quy hoạch chung là: thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, và một số thị trấn huyện lỵ khác.
Bên cạnh các điểm dân cư nông thôn được quy hoạch là các trung tâm xã, các tuyến dân cư cũng được quy hoạch kèm theo hệ thống thoát lũ ra biển Tây như: T5, T6, Lung Lớn, Tà Hem, 286 ….. các tuyến dân cư dọc Quốc lộ N1, dọc kênh Cái Sắn……
Nhìn chung, trên cơ sở quy hoạch chung đã được duyệt công tác quản lý đầu tư xây dựng và xây dựng theo quy hoạch đã dần ổn định. Tuy nhiên do một số khu vực chưa có quy hoạch chi tiết nên việc quản lý còn gặp khó khăn. Để khắc phục tình hình trên, tỉnh Kiên Giang cho phép các nhà đầu tư tham gia xây dựng các khu đô thị mới đã được quy hoạch (Rạch Giá, Hà Tiên, các Trung tâm Thương mại) nhằm huy động sức mạnh các thành phần kinh tế đồng thời tạo ra bộ mặt đô thị mới khang trang hiện đại và các khu dân cư nông thôn phát triển đồng bộ đúng quy hoạch từng bước thực hiện tốt nhiệm vụ đô thị hóa nông thôn.
- Đô thị:
Căn cứ vào mục tiêu phát triển của tỉnh Kiên Giang về phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh hiện nay và đến năm 2010 và định hướng phát triển đô thị của Kiên Giang nói riêng và của quốc gia cũng như toàn vùng. Nhằm đẩy nhanh công nghiệp hoá- hiện đại hóa mục tiêu chiến lược của tỉnh phù hợp với sự phân bổ lực lượng sản xuất phát huy mọi nguồn lực, phân bổ hợp lý các đô thị vừa và nhỏ và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo sự cân đối giữa các đô thị kết hợp hài hoà giữa cải tạo và xây dựng mới, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị truyền thống trên đà phát triển bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng và an toàn xã hội.
Chú trọng phát triển khu vực trọng điểm theo hướng đô thị hóa để các điểm đô thị thành Trung tâm phát triển công nghiệp, dịch vụ … tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, điều chỉnh phân bố lại dân cư, soạn thảo chính sách phát triển đô thị của vùng, định hình không gian phát triển đô thị và hành lang đô thị, cụm đô thị, đồng thời dự báo những thuận lợi khó khăn trong việc định hướng xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.
Hệ thống đô thị Kiên Giang gồm 01 thành phố, 01 thị xã, 13 thị trấn huyện lỵ. Kiên Giang có tỷ lệ đô thị là 22% tỷ lệ này cho thấy tương đối cao của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và của toàn quốc.
+ Các đô thị trung tâm:
● Đô thị thị xã Hà Tiên: là Khu kinh tế cửa khẩu nằm trên Quốc lộ 80 có 37,9 ngàn dân, dân cư nội thị là 26,5 ngàn dân.
● Thành phố Rạch Giá: là Trung tâm hành chính công nghiệp, dịch vụ, thương mại, … có 193 ngàn dân.
● Cụm đô thị Kiên Lương - Ba Hòn - Hòn Chông: là Trung tâm công nghiệp xây dựng của tỉnh và của Miền Nam có 26,5 ngàn dân.
● Cụm đô thị huyện lỵ: thị trấn Dương Đông - Phú Quốc, thị trấn Minh Lương, thị trấn Tân Hiệp, thị trấn Châu Thành, thị trấn Thứ Ba - An Biên, thị trấn Giồng Riềng, …
Trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống đô thị Kiên Giang cho thấy sự phân bố theo các vùng kinh tế khác nhau và dựa trên hành lang đô thị ven biển dọc theo quốc lộ 80 cũng là tuyến xuyên Á ven biển gồm 03 đô thị lớn: Rạch Giá - Phú Quốc - Hà Tiên tạo nên một hệ thống đô thị rộng khắp tạo thành một bộ khung, mỗi phân vùng kinh tế có một trọng điểm làm động lực hỗ trợ các đô thị huyện lỵ khác phát triển tiềm năng riêng của từng vùng.
Địa bàn | Dân số (ngàn người) | ||
2005 | 2010 | 2020 | |
Dân số toàn tỉnh | 1.669 | 1.840 | 2.155 |
- Thành thị | 380 | 721 | 1.175 |
- Nông thôn | 1.289 | 1.119 | 980 |
- Đô thị hóa (%) | 23 | 39,2 | 55,5 |
Phát triển mạng lưới đô thị tập trung có trọng điểm theo tiểu vùng kinh tế.
+ Vùng tứ giác Long Xuyên:
- Thị xã Hà Tiên.
- Thành phố Rạch Giá.
- Kiên Lương - Ba Hòn - Hòn Chông.
- Thị trấn Hòn Đất.
- Tân Khánh Hòa.
+ Vùng Tây sông Hậu:
- Thị trấn Minh Lương (khu CN Cảng cá Tắc Cậu).
- Thị trấn Tân Hiệp (cụm công nghiệp).
- Thị trấn Giồng Riềng.
- Thị trấn Gò Quao.
+ Vùng Bán đảo Cà Mau:
- Thị trấn Vĩnh Thuận.
- Thị trấn Thứ 3.
- Thị trấn Thứ 11.
- Khu đô thị mới U Minh.
- Thị tứ bến cá Xẽo Nhàu.
+ Vùng Hải đảo:
- Thị trấn Dương Đông, Dương Tơ.
- Mũi Đầm, Cửa Dương, Hàm Ninh, Bãi Thơm, Gành Dầu, Cửa Cạn.
- Thị trấn Kiên Hải, thị tứ bến cá Nam Du.
- Nông thôn:
Ngoài hệ thống đô thị còn tồn tại các thị tứ và hệ thống điểm dân cư nông thôn của tỉnh Kiên Giang. Cả tỉnh có 112 trung tâm xã, trong đó đã quy hoạch chi tiết 81 xã, quy mô diện tích quy hoạch từ 10 - 15ha, quy mô dân số từ 1000 - 4000 dân, các điểm dân cư này đều bám theo các trục quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến giao thông trục chính, cụ thể:
+ Hình thái phân bố dân cư theo tuyến, cụm: hình thái này phân bố ở vùng tứ giác Long Xuyên và ven biển.
+ Hình thái phân bố dân cư theo các giồng đá: phổ biến ở vùng Tây sông Hậu và bán đảo Cà Mau và ven sông Cái Lớn, Cái Bé có các giồng đất nổi được bởi phù sa bồi đắp.
Nhìn chung, quy hoạch chung đã phủ kín 100% các đô thị trên địa bàn tỉnh, việc triển khai các quy hoạch chi tiết đã từng bước tiến hành đồng bộ, công tác quy hoạch xây dựng khu dân cư đô thị và nông thôn trong thời gian qua đã được triển khai tích cực. Tuy nhiên chưa kết nối được với quy hoạch vùng.
9. Thực trạng các vấn đề xã hội nhà ở về lối sống, phong tục tập quán…….
Tỉnh Kiên Giang có 03 dân tộc cùng sinh sống trên cùng địa bàn là: Kinh, Hoa và Khơme. Trong đó: người Kinh chiếm 85,6%, Khơme: 12,19%, Hoa: 2,16%, còn lại 0,05% là dân tộc khác.
Thành phần dân tộc phân bố không đồng đều trên địa bàn toàn tỉnh, địa bàn có đồng bào dân tộc Khơme là: Kiên Lương (15,8%), Hòn Đất (12,69%), Châu Thành (30,39%), Gò Quao (29,82%), Giồng Riềng (15,30%). Cộng đồng người Hoa sống tập trung ở thành thị làm nghề thương mại.
Như các tỉnh khác của Đồng bằng sông Cửu Long, nông nghiệp là ngành sản xuất trọng điểm và là thế mạnh số một của tỉnh đã được phát triển toàn diện và tương đối toàn diện; Thủy sản là thế mạnh thứ hai của tỉnh và là ngành có khả năng tạo ra hàng hóa giá trị cao. Ngoài ra, các ngành như: công nghiệp, thương mại, du lịch……cũng được chú trọng phát triển và từng bước đi vào ổn định.
Chính vì đặc thù trên nên dân cư phát triển tập trung theo tuyến kênh, lộ hoặc các khu dân cư gắn liền với thương mại, dịch vụ……. Mặt khác, do điều kiện tự nhiên tương đối ưu đãi ít bị thiên tai, bão lụt nên nhà ở của nhân dân ít được kiên cố hóa (nhà lá, nhà gỗ…..). Từ đó, thu nhập làm ra của đa số dân cư ở nông thôn chi tiền cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày còn nhà ở họ chỉ đầu tư đơn sơ, chưa chú trọng và ý thức tiết kiệm cho việc đầu tư một căn nhà hoàn chỉnh.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở:
1. Tình hình phát triển nhà ở:
Trong các năm qua, nhu cầu phát triển nhà ở ngày càng tăng cao; qua đó cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập người dân ngày càng được cải thiện. Khả năng tích lũy để đầu tư vào căn nhà ở ngày càng được chú trọng. Các căn nhà cũ kỷ xuống cấp dần dần được nâng cấp hoặc tháo dở xây dựng mới thành những căn nhà khang trang kiên cố theo quy hoạch, góp phần cải tạo bộ mặt các khu dân cư đô thị, các tuyến điểm dân cư ngày càng đẹp và hiện đại.
Theo số liệu thống kê qua các năm cho thấy tình hình phát triển nhà ở tại Kiên Giang qua các năm như sau:
- Năm 1990:
Toàn tỉnh có khoảng 250.000 căn nhà (100%) trong đó:
+ Loại nhà kiên cố: 3,56%.
+ Loại bán kiên cố: 7,28%.
+ Loại nhà tạm: 89,16%.
- Năm 1995:
Toàn tỉnh có khoảng 280.000 căn nhà (100%) trong đó:
+ Loại nhà kiên cố: 6,11%.
+ Loại bán kiên cố: 14,12%.
+ Loại nhà tạm: 79,77%.
- Năm 1999:
Toàn tỉnh có khoảng 297.000 căn nhà (100%) trong đó:
+ Loại nhà kiên cố: 5,0%.
+ Loại bán kiên cố: 16,5%.
+ Loại nhà tạm: 78,5%.
- Năm 2004:
Toàn tỉnh có: 324.102 căn nhà (100%) trong đó:
+ Loại nhà kiên cố: 10,06%.
+ Loại bán kiên cố: 26,74%.
+ Loại nhà tạm: 63,20%.
Trong các năm qua, tỉnh Kiên Giang đã cho tiến hành lập nhiều đồ án quy hoạch và triển khai nhiều dự án các khu dân cư, các Trung tâm Thương mại gắn liền với phát triển dân cư và chỉnh trang đô thị, các khu đô thị mới, các chợ xã, các khu tái định cư, cụm tuyến dân cư vùng ngập lũ…qua đó góp phần huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư, thực hiện việc xã hội hóa nhà ở, từng bước tăng diện tích đất ở và sàn nhà ở cho nhiều loại đối tượng khác nhau.
Bên cạnh việc phát triển nhà ở theo hình thức kinh doanh hoặc đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, tỉnh còn quan tâm chú trọng đến việc phát triển và chăm lo về nhà ở cho các đối tượng chính sách như: nhà tình nghĩa, nhà tình thương, cải thiện nhà ở cho người có công với Cách Mạng theo Chỉ thị số 20/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhà ở cho đồng bào thiểu số nghèo theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng phát triển nhà:
Trên cơ sở các đồ án đã được thiết lập và phê duyệt, nhiều doanh nghiệp có chức năng trong và ngoài tỉnh đã chọn lựa các khu vực để xây dựng nhà ở với nhiều phương thức đầu tư khác nhau. Số lượng doanh nghiệp đã tham gia phát triển nhà có thể tóm tắt như sau:
Công ty Đầu tư xây dựng và Phát triển nhà Kiên Giang:
Với chức năng và nhiệm vụ có liên quan, thời gian qua Công ty Đầu tư xây dựng và Phát triển nhà Kiên Giang đã thực hiện đầu tư nhiều dự án có tính trọng điểm của tỉnh, góp phần giải quyết nạn khan hiếm nhà ở - đất ở đồng thời tránh được việc bùng phát các đợt “sốt ảo” về giá đất. Một số dự án trọng điểm Công ty đã thực hiện như:
- Dự án Lấn biển mở rộng thị xã với quy mô 420 ha, trong đó thực hiện giải pháp xây kè lấn biển, san lấp mặt bằng mở rộng thêm diện tích mới về phía biển: 320 ha, bố trí khoảng 12.000 hộ dân với quy mô 64.000 dân, trong đó tổng diện tích đất ở chiếm 173 ha (420ha).
- Dự án xây dựng đô thị mới Ba Hòn, huyện Kiên Lương với quy mô 220 ha, quy mô dân số 28.000 dân bố trí khoảng 5.600 hộ.
- Dự án khu dân cư và tái định cư xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc với quy mô 238 ha.
Ngoài ra Công ty Đầu tư xây dựng và Phát triển nhà Kiên Giang còn trực tiếp đầu tư một số dự án có tính chỉnh trang đô thị như các trục đường: Lê Hồng Phong, Phan Thị Ràng, Nguyễn Văn Cừ…. Thực hiện theo phương án lấy đất đổi cơ sở hạ tầng.
Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Kiên Giang:
Từ năm 1998 đến nay; Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Kiên Giang cũng đã quy hoạch và đầu tư một số dự án phát triển nhà ở điển hình như:
- Dự án khu 16 ha tại phường Vĩnh Thanh Vân, quy mô dân số khu vực này theo quy hoạch là: 2.200 người tương đương 450 hộ dân.
- Dự án khu dân cư đường Lạc Hồng thuộc khu vực lấn biển 145 căn biệt thự.
- Khu dân cư Bắc Vĩnh Quang do Công ty tự bồi hoàn và làm chủ đầu tư với quy mô 8 ha.
Bên cạnh các Công ty, các Doanh nghiệp của tỉnh tham gia đầu tư các khu nhà ở; Kiên Giang còn kêu gọi các doanh nghiệp ngoài tỉnh tham gia Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh như:
Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Kinh doanh vật tư: (C&T)
Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Kinh doanh vật tư (C&T) thuộc Tổng Công ty xây dựng số 1 - BXD, trực tiếp làm chủ đầu tư khu dân cư thương mại và du lịch thuộc dự án lấn biển thị xã Hà Tiên với diện tích 96 ha, quy mô dân số 12.000 người tương đương 2.400 hộ dân. Ngoài ra Công ty C&T còn tham gia thi công các trục giao thông tại dự án lấn biển Rạch Giá và được chủ đầu tư giao đất để kinh doanh.
Để thực hiện tốt việc phát triển nhà ở, tỉnh Kiên Giang chú trọng để thực hiện cơ chế đổi đất lấy hạ tầng để sử dụng cho việc triển khai xây dựng các dự án quy hoạch các Trung tâm Thương mại, trong các năm qua, việc triển khai theo hướng này đã đạt kết quả khả quan như:
- Trung tâm Thương mại TP. Rạch Giá, quy mô 13 ha.
- Trung tâm Thương mại Trần Hầu, thị xã Hà Tiên 6,8 ha.
- Trung tâm Thương mại Ba Hòn, huyện Kiên Lương (thuộc khu đô thị mới Ba Hòn).
- Trung tâm Thương mại Hòn Đất, quy mô 13,4 ha.
- Trung tâm Thương mại Giồng Riềng, quy mô 6,5 ha.
Ngoài ra các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, Gò Quao, An Minh, Phú Quốc cũng đang được xúc tiến bồi hoàn giải tỏa và triển khai dự án: các dự án Trung tâm Thương mại chủ yếu do UBND các huyện làm chủ đầu tư và các Ban quản lý chuyên ngành điều hành dự án.
3. Thực trạng vật liệu xây dựng và khả năng lưu thông, cung cấp và thói quen sử dụng vật liệu ở đô thị và nông thôn:
Tỉnh Kiên Giang có một số loại nguyên liệu sản xuất VLXD cho tỉnh và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đó là nguyên liệu làm ximăng, đá vôi và đá xây dựng. Một số khu vực qua thăm dò có thể sản xuất được gạch xây dựng chất lượng cao. Hiện nay Kiên Giang có nhiều nhà máy lớn và các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu xây dựng trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Tỉnh Kiên Giang có mạng lưới giao thông đường thủy bao gồm mạng lưới kênh rạch khá dày đặc, các cảng rộng, cảng biển ở vị trí thuận lợi cho việc xuất nhập VLXD, điều kiện vận chuyển đến nơi tiêu thụ bằng đường thủy thuận tiện với giá thành hạ.
Lực lượng sản xuất VLXD đông đảo, lành nghề, được đào tạo có tác động hỗ trợ tích cực cho phát triển ngành.
+ Tại đô thị: nhìn chung các công trình xây dựng tại đô thị gồm các công trình của nhà nước đầu tư hay của dân đều sử dụng các loại vật liệu xây dựng chủ yếu sau: cừ betong, cừ tràm, đá, cát, ximăng, sắt thép, gạch, ngói, tole, gỗ loại tốt….. khả năng vận chuyển tương đối thuận lợi, dễ chọn lựa các loại vật liệu vì nhiều điểm cung cấp, nhiều cửa hàng. Tuy nhiên khó khăn hiện nay là các loại phương tiện cung cấp VLXD dễ gây cản trở giao thông và một số phương tiện chở quá tải trọng cho phép làm hư hỏng mặt đường đô thị.
+ Tại nông thôn: do thu nhập thấp hơn nên hầu hết nhà ở của nhân dân tại nông thôn được làm chủ yếu bằng những vật liệu tương đối đơn giản: cọc tre, gỗ, lá, tole; các hộ khá hơn cũng xây dựng nhà gạch, lợp tole và những vật liệu rẻ tiền hơn. Do tập quán sống ven kênh rạch nên hầu hết các điểm bán vật liệu xây dựng ở nông thôn gặp khó khăn cho việc cung cấp; các điểm dân cư tập trung như: khu trung tâm thị xã, các chợ xã, đầu mối giao thông thủy bộ có gặp thuận lợi hơn trong việc cung cấp vật liệu xây dựng.
III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ Ở:
1. Vấn đề quản lý về xây dựng:
Trong năm 2004, Sở Xây dựng đã trình UBND tỉnh phê duyệt và thỏa thuận để UBND huyện, thị phê duyệt theo phân cấp 43 đồ án, nâng tổng số đồ án đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh là 223 đồ án. Thông qua các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, chính quyền các cấp có cơ sở pháp lý cần thiết quản lý xây dựng theo quy hoạch, đồng thời kêu gọi các nhà thầu tham gia thực hiện các dự án khác nhau theo quy hoạch đã được duyệt như: các khu chợ, trung tâm thương mại, dân cư kết hợp với du lịch…
- Thuận lợi:
Hầu hết các đô thị, các trung tâm xã, chợ xã …trên địa bàn tỉnh đã có quy hoạch xây dựng được duyệt làm cơ sở cho các ngành, các cấp có liên quan triển khai đầu tư xây dựng các công trình, phát triển hạ tầng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
- Tồn tại:
Tuy nhiều địa phương đã có quy hoạch được duyệt nhưng một số nơi còn xảy ra tình trạng dân xây cất trái phép, xây dựng lấn chiếm hành lang, lộ giới. Một số khu vực đã có quy hoạch nhưng thiếu kinh phí đầu tư hạ tầng cơ sở ban đầu nên ảnh hưởng đến việc xây cất của dân. Một số địa phương chưa tổ chức điều chỉnh kịp thời các đồ án đã quá thời gian quy định hoặc tính khả thi của quy hoạch không cao.
2. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về nhà ở từ tỉnh đến huyện, xã:
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nhà ở của tỉnh Kiên Giang bao gồm: ở cấp tỉnh có Sở Xây dựng là cơ quan tham mưu của UBND tỉnh về công tác quản lý, quy hoạch, cấp phép xây dựng công trình và nhà ở trong toàn tỉnh.
Ngoài ra tỉnh đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo về chính sách nhà ở, đất ở trong đó TT.UBND tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Xây dựng là Phó Ban thường trực, Ban chỉ đạo nhà ở, đất ở của tỉnh có trách nhiệm nghiên cứu các chủ trương, quy định của Trung ương về chính sách nhà ở, đất ở để kịp thời có kế hoạch và đề án thực hiện thích hợp. Thực hiện Quyết định 173/2001/QĐ-CP ngày 06/11/2001 của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2001-2005, Sở Xây dựng được UBND tỉnh giao nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tiến độ của chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ trên toàn tỉnh.
Về cấp huyện, có phòng hạ tầng kinh tế (trước đây là Phòng Giao thông thông Xây dựng) là cơ quan tham mưu của UBND cấp huyện về công tác quản lý, cấp phép xây dựng nhà ở theo phân cấp; trình UBND huyện phê duyệt các đồ án quy hoạch theo phân cấp. Đối với các thị xã, thành phố thì có Phòng Quản lý đô thị thực hiện chức năng nhiệm vụ này.
3. Các chính sách về quản lý và phát triển nhà ở:
Để đáp ứng nhu cầu phát triển về nhà ở của nhân dân trong toàn tỉnh. Trong các năm qua, tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo các ban ngành chức năng nghiên cứu đề xuất về các chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng và các dự án phát triển nhà ở để thông qua đó khuyến khích các thành phần kinh tế và cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực nhà ở.
Có thể nói, nhờ các cơ chế đúng đắn và kịp thời, thời gian qua tỉnh đã đầu tư phát triển nhà ở bằng nhiều phương thức khác nhau nên số lượng đất ở và nhà ở đều tăng lên đáng kể. Tỉnh không chỉ chú trọng việc phát triển nhà kinh doanh mà còn quan tâm đến các đối tượng chính sách xã hội khác nhau như: nhà cho người nghèo, đồng bào nghèo người dân tộc, nhà chính sách gia đình có công với cách mạng….
Việc bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cho người đang sử dụng, đang thuê cũng được tỉnh đẩy mạnh thực hiện nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng có quyền sở hữu hợp pháp để cải tạo, nâng cấp nhà ở.
IV. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NHÀ Ở:
Nhu cầu nhà ở hiện nay còn rất lớn nên lượng giao dịch bất động sản tại Kiên Giang có số lượng khá mạnh, mặt khác một số nhà đầu tư có điều kiện về tài chính đầu tư vào thị trường bất động sản nên thời gian nhiều dự án đã bán được đất ở và nhà ở khá nhiều. Có lúc thị trường bất động sản tại Kiên Giang có biểu hiện sốt giá do cùng một lúc có nhiều đối tác tham gia đầu tư vào thị trường bất động sản.
Do chủ động mở ra nhiều dự án về nhà ở nên thời gian qua thị trường bất động sản tại Kiên Giang đã tạm ổn định, không bị “sốt giá” hay “giá ảo”; thời gian gần đây cho thấy tình hình cung đã có khuynh hướng vượt cầu, thị trường bất động sản tại Kiên Giang đã trầm lắng hơn.
Vấn đề đặt ra tại Kiên Giang là cần quan tâm hơn tới thị trường nhà ở của đối tượng có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, đây là đối tượng thực sự khó khăn về nhà ở và cần sự quan tâm của nhà nước và cộng đồng.
V. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Những ưu điểm trong công tác quản lý và phát triển nhà ở:
Quản lý và phát triển nhà ở là một trong năm lĩnh vực của quản lý ngành xây dựng. Trong các năm qua, Trung ương và tỉnh đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và pháp lý cần thiết tạo điều kiện dễ dàng cho việc quản lý và phát triển nhà ở. Bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực này từng bước được tăng cường, cũng cố nhằm nâng cao vai trò quản lý và hiệu quả trong công việc. Để thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực nhà ở, tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 786/QĐ-CT ngày 05/5/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về việc kiện toàn Ban chỉ đạo về chính sách nhà ở, đất ở và Tổ Thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo tỉnh, qua đó rà soát thực hiện tốt vai trò quản lý và thực hiện tốt chính sách nhà ở, đất ở trên địa bàn tỉnh.
2. Những tồn tại trong công tác quản lý và phát triển nhà ở:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý và phát triển nhà ở từ năm 1990 đến nay cũng bộc lộ những tồn tại, yếu kém cần được khắc phục là:
- Tổng quỹ nhà trên toàn tỉnh tăng đáng kể (khoảng 74.102 căn nhà) nhưng loại nhà kiên cố và bán kiên cố tăng rất ít; nhà kiên cố tăng từ 3,56% lên 10,06%, nhà bán kiên cố tăng từ 7,28% lên 26,74% trong khi đó tỷ lệ nhà tạm, nhà mái lá còn rất lớn (63,2%) cho thấy lượng nhà ở có tăng nhiều nhưng chất lượng nhà ở còn rất thấp.
- Nhiều dự án phát triển nhà ở được triển khai nhưng giá nhà ở, đất ở còn khá cao, mục đích của dự án phần lớn là mang tính kinh doanh; các đối tượng là cán bộ, công nhân viên, lực lượng vũ trang…….và người có thu nhập thấp chưa có điều kiện xây dựng, mua hoặc thuê nhà ở còn khó khăn trong việc tìm một nơi ở ổn định.
- Tình trạng xây cất trái phép, lấn chiếm đất vẫn còn xảy ra ở các khu đô thị có mật độ dân cư đông đúc làm ảnh hưởng đến công tác phát triển đô thị, cảnh quan kiến trúc và bảo vệ môi trường. Đối với vùng nông thôn việc xây dựng nhà ở của nhân dân hầu như chưa được quản lý, việc xây dựng nhà ở khu vực nông thôn còn tự phát và sử dụng các loại vật liệu hỗn hợp: ximăng, gạch, gỗ, lá…để tạo lập nhà ở, nhiều căn hộ vùng nông thôn lấn chiếm hành lang lộ giới, thủy giới vừa gây mất cảnh quan vừa ảnh hưởng đến hành lang an toàn giao thông và tác động không tốt đến môi trường.
- Công tác quy hoạch chi tiết xây dựng đã được chú trọng, nhiều đồ án được thiết lập để làm cơ sở cho chính quyền địa phương các cấp có cơ sở pháp lý cần thiết để quản lý xây dựng. Tuy nhiên do trình độ phát triển kinh tế từng khu vực, từng địa phương còn thấp nên việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật để hình thành hệ thống khung cho việc phát triển các khu dân cư gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nhiều đồ án quy hoạch được phê duyệt nhưng chậm được thực hiện gây khó khăn cho việc đầu tư xây dựng của các tổ chức và cá nhân.
- Việc áp dụng công nghệ mới trong xây dựng cũng như những loại vật liệu xây dựng mới để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giảm chi phí đầu tư còn chưa chú trọng nên quy hoạch xây dựng nhà ở của các dự án còn khá cao, không phù hợp với khả năng kinh tế của người có thu nhâp thấp, người nghèo đang sinh sống ở đô thị lẫn nông thôn. Nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà ở nhưng phần lớn là nhằm mục đích kinh doanh, chưa có tổ chức nào tham gia đầu tư nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp.
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tuy đã được Trung ương ban hành nhưng quá trình triển khai còn nhiều bất cập; nhiều loại văn bản, giấy tờ hành chính còn rườm rà gây khó khăn cho người dân. Mặt khác người dân chưa ý thức việc có giấy tờ hợp lệ tạo thuận lợi cho họ có quyền thế chấp để vay vốn sừa chửa nhà ở.
3. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý và phát triển nhà ở:
Qua đánh giá tình hình quản lý và phát triển nhà ở từ năm 1991 đến nay, cho thấy nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những tồn tại, yếu kém chủ yếu như sau:
- Tỉnh chưa có chính sách định hướng về phát triển nhà ở nhằm chỉ đạo xuyên suốt và làm cơ sở cho chính quyền các cấp triển khai thực hiện.
- Công tác quản lý nhà ở thời gian qua chưa được chú trọng, nhiều dự án đã được triển khai quy mô, rầm rộ nhưng thiếu sự quản lý chung của cơ quan chức năng; do đó các số liệu cơ sở phục vụ cho công tác phát triển nhà còn rời rạc, thiếu tập trung.
- Chưa có hoặc thiếu các cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh nhà ở; chính sách tín dụng cho người thu nhập thấp vay vốn để xây dựng nhà ở, lãi suất còn cao nên đối tượng xin vay nợ mua nhà, xây cất nhà còn gặp khó khăn khi cần thiết.
- Do vị trí địa lý của tỉnh Kiên Giang cách xa các thành phố lớn nên quá trình kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực phát triển nhà ở, xây dựng hạ tầng các khu dân cư còn trở ngại, các doanh nghiệp còn ngán ngại khi tham gia đầu tư nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp nên chủ đầu tư tập trung cho các dự án mang tính kinh doanh.
- Tổng thu nhập bình quân của nhân dân tỉnh Kiên Giang nói riêng và cả nước nói chung là còn thấp nên khả năng tích lũy để xây dựng, cải tạo nhà ở là hạn chế. Qua số liệu điều tra cho thấy khả năng tích lũy để cải tạo nhà ở như sau: Không có khả năng (35,6%); thu nhập dưới 50 triệu/hộ (61,8%), thu nhập từ 50 triệu - 200 triệu/hộ (2,7%).
- Ý thức tiết kiệm và tinh thần tự lực tự cường của một bộ phận nhân dân chưa cao, do đó khả năng tích lũy để đầu tư cho nhà ở còn rất hạn chế.
NHU CẦU NHÀ Ở CỦA TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ 2020
Căn cứ định hướng phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế quy hoạch định hướng phát triển đô thị, nhu cầu phát triển nhà ở từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trên toàn tỉnh được dự báo với các thông số chủ yếu sau:
1. Số lượng và nhu cầu xây dựng mới giai đoạn 2006-2010 và 2020
(xem từ phụ lục 9 - 40)
a. Giai đoạn từ 2006-2010:
- Nhu cầu nhà ở xây dựng mới
- Dự kiến đến năm 2010 toàn tỉnh cần đầu tư xây dựng khoảng 4.498.130m2 sàn ước tính khoảng 64.259 căn nhà, trong đó cho dân số tăng đô thị và nông thôn: 2.513.770m2 tương đương 35.911 căn và cho đối tượng xã hội khác 1.984.360m2 tương đương 28.348 căn.
- Nhu cầu nhà ở cho từng đối tượng như sau:
Tổng nhu cầu: 4.498.130m2 tương đương 64.259 căn.
Trong đó:
+ Nhu cầu nhà ở xã hội (người có thu nhập thấp, sinh viên, CNVC, LLVT, đối tượng chính sách và người có công ): 1.436.680m2 sàn tương đương 20.524 căn.
+ Nhu cầu nhà ở công vụ, lưu trú: 21.000m2 sàn tương đương 300 căn.
+ Nhu cầu nhà ở thương mại (cho các đối tượng trung lưu, người có thu nhập cao và tái định cư): 3.040.450m2 sàn tương đương 43.435 căn.
- Số lượng nhà ở cần nâng cấp sửa chữa cải tạo:
Theo số liệu điều tra thống kê năm 2005; toàn tỉnh có tỷ lệ nhà tạm là 63,2% tương đương 204.184 căn nhà, nhà bán kiên cố chiếm 26,74% tương đương 86.664 căn nhà. Như vậy tổng số cần sửa chữa nâng cấp để cải tạo tốt hơn là 290.848 căn. Giai đoạn 2005 - 2010 cần sửa chữa khoảng 100.000 căn tương đương 7.000.000m2 sàn.
b. Giai đoạn từ năm 2010-2020:
- Nhu cầu nhà ở xây dựng mới: dự kiến từ năm 2010 đến năm 2020 toàn tỉnh cần đầu tư xây dựng khoảng 7.779.380m2 sàn tương đương 111.134 căn, trong đó cho tăng dân số đô thị và nông thôn là 6.142.150m2 sàn tương đương 87.745 căn, cho các đối tượng khác là 1.637.230m2 sàn tương đương 23.389 căn.
- Nhu cầu cho nhà ở cho từng đối tượng như sau:
Tổng nhu cầu: 7.779.380m2 sàn tương đương 111.134 căn.
Trong đó:
+ Nhu cầu nhà ở xã hội (người có thu nhập thấp, sinh viên, CNVC, LLVT, đối tượng chính sách và người có công ): 1.047.830m2 sàn tương đương 14.969 căn.
+ Nhu cầu nhà ở thương mại (cho các đối tượng trung lưu, người có thu nhập cao và tái định cư): 6.731.550m2 sàn tương đương 96.165 căn.
- Số lượng nhà ở nâng cấp, sữa chữa cải tạo: 190.847 căn tương đương 13.359.290m2 sàn.
2. Quỹ đất xây dựng nhà ở cần có:
Theo dự báo quy mô dân số toàn tỉnh đến năm 2010 là 1.840.000 dân và năm 2020 là 2.155.000 dân; như vậy căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt tại Quyết định số 319/QĐ-UB ngày 23 tháng 2 năm 2004 như sau:
- Nhu cầu đất xây dựng đô thị:
+ Đến năm 2010: 6.300ha, chỉ tiêu 92m2/người, trong đó đất ở »45m2/người
+ Đến năm 2020:10.000ha, chỉ tiêu 90m2/người, trong đó đất ở »35m2/người
- Nhu cầu đất xây dựng khu dân cư nông thôn:
+ Đến năm 2010: 7.920ha, chỉ tiêu 66m2/người, trong đó £300m2/người.
+ Đến năm 2020: 7.480 ha, chỉ tiêu 68m2/người trong đó £300m2/người.
- Tỉ lệ đô thị hóa đến năm 2010 là: 39%; 2020 là: 55%.
Nhìn chung để đạt được tỉ lệ đô thị hóa để có diện tích đất ở phù hợp tại các khu dân cư nông thôn cần thực hiện các mục tiêu sau:
+ Tạo được sự phát triển ổn định và bền vững trong vùng.
+ Cải tạo và xây dựng hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn kết hợp phát triển kinh tế đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
+ Các giải pháp xây dựng các đô thị và khu dân cư phù hợp với điều kiện tự nhiên và truyền thống sinh hoạt của nhân dân ở địa phương.
+ Vùng bị ảnh hưởng bảo lũ hạn chế bố trí dân cư sinh sống, bố trí dân ở tại các cụm, tuyến dân cư vượt lũ từng bước sống chung với lũ một cách an toàn.
+ Tập trung xây dựng các công trình tạo trọng điểm tại các xã: đường, điện, nước các trung tâm xã, trung tâm cụm xã, để phục vụ tốt cho dân cư.
(Xem biểu quỹ đất xây dựng nhà ở đô thị và nông thôn đến năm 2010 và 2020)
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CỦA TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ 2020
1. Quan điểm chung:
- Xóa bao cấp về nhà ở nhưng thực hiện chính sách tạo điều kiện để hỗ trợ người dân cải thiện nhà ở.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế một cách bền vững đi kèm là thực hiện tốt các chính sách xã hội.
- Đa dạng hóa sản phẩm nhà ở để phù hợp nhu cầu của mọi đối tượng trong xã hội.
- Thực hiện tốt cơ chế đầu tư nhà ở nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, của chủ đầu tư và người dân.
- Quản lý thị trường nhà ở tuân thủ các quy luật của nền kinh tế thị trường, hạn chế mệnh lệnh hành chính.
- Phát triển nhà ở phải gắn liền với việc chỉnh trang bộ mặt đô thị, các khu dân cư nông thôn làm cho đời sống người dân ngày càng tốt hơn, văn minh và hiện đại.
- Phát huy tổng hợp các nguồn lực Nhà nước, cộng đồng các đơn vị sử dụng lao động trong việc chăm lo nhà ở cho nhân dân.
- Huy động nguồn lực xã hội, đa dạng nguồn vốn đầu tư nhà ở kể cả vốn đầu tư nước ngoài.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho thuê, nhà bán trả dần.
- Đa dạng hóa các hình thức đầu tư nhà ở, nâng dần chất lượng quỹ nhà theo quy hoạch phù hợp cho từng giai đoạn.
- Thực hiện các chính sách tạo điều kiện để mọi người có nơi ở thích hợp, có đủ điều kiện giải quyết mọi sinh hoạt hàng ngày của người dân, phù hợp với khả năng kinh tế của từng gia đình.
- Giải quyết tốt việc di dời các hộ dân vào các cụm, tuyến dân cư vượt lũ, di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở, bão …
- Cải tạo các khu nhà ở lụp xụp trong đô thị, hoàn thành tốt chương trình xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà ở cho gia đình chính sách.
- Giải quyết chỗ ở cho cán bộ, công nhân viên chức và sĩ quan trong lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh thông qua sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Tăng cường công tác quản lý nhà ở thông qua hệ thống các quy định của pháp luật, đơn giản hóa thủ tục hành chính về nhà đất song song với việc tăng cường quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
- Tạo chỗ ở thích hợp gắn với sự phát triển bền vững của kiến trúc đô thị và mang tính kết nối giữa các đô thị trong tỉnh, biến sự ổn định và phát triển nhà ở làm động lực phát triển kinh tế, giữ vững trật tự an toàn xã hội.
2. Các nguyên tắc
- Xây dựng nhà ở tuân theo quy hoạch; hạn chế và tiến tới tình trạng xây dựng tự phát.
- Khuyến khích phát triển nhà ở theo dự án đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
- Kết hợp giữa xây dựng mới cải tạo, giữa hiện đại và tính dân tộc.
- Tiết kiệm tài nguyên đất đai.
- Đảm bảo môi trường sống an toàn, trong lành…
3. Mục tiêu phát triển nhà ở đô thị đến năm 2010 và 2020
- Đáp ứng nhu cầu cải thiện chỗ ở của nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân đô thị và nông thôn.
- Khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai để phát triển kinh tế.
- Huy động nguồn vốn đầu tư của nhiều thành phần kinh tế, thực hiện có hiệu quả chủ trương kích cầu góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Phát triển bền vững đô thị và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Thúc đẩy thị trường bất động sản nhà ở phát triển lành mạnh, chủ động bình ổn thị trường theo quy luật cung cầu góp phần hoàn thiện đồng bộ cơ cấu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Quan tâm giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân, cán bộ công chức, nhà ở cho sinh viên và các đối tượng chính sách xã hội khác.
- Kiện toàn bộ máy và nâng cao nâng lực, hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nhà ở phù hợp với quản lý trong điều kiện mới (kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa).
4. Các chỉ tiêu về nhà ở cần đạt đến 2010 và định hướng đến năm 2020:
Qua số liệu điều tra nhà ở tỉnh Kiên Giang cho thấy; diện tích nhà ở tại đô thị và nông thôn đạt mức như sau:
4.1. Nhà ở đô thị: 1.576.560m2/ 22.531 căn; gồm:
+ Nhà biệt thự: 10.364m2/ 101 căn.
+ Nhà liên kế: 483.125m2/ 6.371 căn.
+ Nhà vườn: 190.790m2/ 1.216 căn.
+ Nhà gỗ: 892.281m2/ 14.843 căn.
=> tương đương 13m2 sàn/người.
4.2. Nhà ở nông thôn: 3.961.725m2/ 61.709 căn; gồm:
+ Nhà trên cọc: 999.404m2/ 16.940 căn.
+ Nhà xây:2.962.317m2/ 44.769 căn.
=> tương đương 11m2 sàn/người.
- Như vậy về chỉ tiêu nhà ở hiện nay đã đạt được mức bình quân tiêu chuẩn là: 13 - 15m2/người đô thị và 11 - 13m2/người ở nông thôn; phấn đấu năm 2010 đạt 15 m2/người đô thị và 14m2/người ở nông thôn. Định hướng đến năm 2020 nhà ở đạt mức bình quân từ 15-20m2/người đô thị và 14 -18 m2/người ở nông thôn.
- Nhà ở hộ gia đình đầy đủ các diện tích chính phụ và các công trình phụ.
- Giảm tỷ lệ nhà tạm, nhà đơn sơ từ 63,2% (niên giám thống kê 2005) tương đương 204.184 căn nhà xuống còn 33,2% tương đương còn 104.184 căn vào năm 2010 và xóa nhà tạm, nhà đơn sơ vào năm 2020; đồng thời tăng tỷ lệ nhà kiên cố từ 10,06% năm 2004 lên 40,5% năm 2010, và 60% vào năm 2020.
- Phấn đấu đảm bảo các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, lực lượng vũ trang tại các đô thị và một bộ phận dân nghèo thành thị có chỗ ở ổn định.
- Giảm thiểu và tiến tới chấm dứt các hộ dân bị ngập lũ, thực hiện từng bước sống ổn định trong mùa lũ tiến tới sống chung với lũ hoàn toàn, hoàn thành chương trình cụm, tuyến dân cư vượt lũ tỉnh Kiên Giang theo nội dung Quyết định 173/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Hoàn thiện việc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước.
- Đến năm 2010 thực hiện đầu tư 51.257 căn nhà 3.587.990m2 sàn và năm 2020 đầu tư 90.242 căn 6.316.940m2.
- Để thực hiện tốt các chỉ tiêu nêu trên về nhà ở trong các năm sắp tới; cần thực hiện tốt việc quy hoạch chi tiết xây dựng lập và triển khai các dự án xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
5. Danh mục các dự án cần đầu tư xây dựng nhà ở:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đang triển khai nhiều dự án liên quan đến nhà ở tại nhiều địa phương khác nhau. Tùy theo đặc điểm, tính chất của dự án mà nhà ở được đầu tư xây dựng theo nhiều loại khác nhau: nhà ở thương mại, nhà tái định cư, nhà công vụ, khu dân cư tập trung, các trung tâm thương mại-dịch vụ gắn liền với dân cư, khu đô thị mới…
Từ nay đến năm 2010 và 2020, tỉnh cần tiếp tục triển khai và hoàn chỉnh các dự án sau:
Số TT | Danh mục quy hoạch | Ngày tháng năm phê duyệt | Quy mô quy hoạch (ha) | Quy mô quy hoạch (người) |
1 | Thị xã Rạch Giá |
|
|
|
1.1 | Dự án lấn biển mở rộng TXRG | 12/6/1999 | 439 | 64.000 |
1.2 | Dự án khu 16ha (Hoa Biển) | 29/8/1998 | 16 | 3.312 |
1.3 | Khu tái định cư Cầu Suối (1) | 28/5/1999 | 4,5 | 1.000 |
1.4 | Khu tái định cư Cầu Suối (2) | x | 3,0 | 1.160 |
1.5 | Khu tái định cư TP. Rạch Giá | x | 30+30 | 5000+5000 |
2 | Huyện Hòn Đất |
|
|
|
2.1 | Trung tâm TM thị trấn Hòn Đất | 29/5/2002 | 13,47 | 2.100 |
2.2 | Khu tái định cư |
| 20+40 | 2.000 |
3 | Huyện Kiên Lương |
|
|
|
3.1 | Khu tái định cư Ba Hòn giai đoạn 1+2+3 |
| 85 | 5000+5000 |
3.2 | Khu đô thị mới Ba Hòn | 19/03/1999 | 219 | 28.000 |
4 | Thị xã Hà Tiên |
|
|
|
4.1 | Dự án lấn biển TX Hà Tiên | 30/01/2004 | 96 | 12.000 |
4.2 | Trung tâm Thương mại Trần Hầu | 04/01/2000 | 07 | 1.100 |
4.3 | Cụm dân cư phường Tô Châu | 04/01/2000 | 7,7 | 1.300 |
4.4 | Khu tái định cư TX Hà Tiên | 12/6/2002 | 20,15 | 2.970 |
4.5 | Khu tái định cư |
| 30+30 | 5.000+5000 |
5 | Huyện Châu Thành |
|
|
|
5.1 | Khu tái định cư Cảng cá Tắc Cậu | 20/2/1998 | 55 | 10.000 |
5.2 | Khu dân cư TM Tắc Cậu |
| 24,8 | 3.600 |
5.3 | Khu đô thị mới Tắc Cậu |
| 76,8 | 15.200 |
5.4 | Khu tái định cư |
| 20+40 | 2000+8000 |
6 | Huyện Giồng Riềng |
|
|
|
6.1 | Trung tâm TM thị trấn Giồng Riềng | 26/10/2000 | 6,5 | 1.200 |
6.2 | Khu tái định cư |
| 20+40 | 2000+8000 |
7 | Huyện Gò Quao |
|
|
|
7.1 | Trung tâm TM thị trấn Gò Quao | 19/12/2002 | 10,12 | 2.300 |
7.2 | Khu tái định cư |
| 20+40 | 2000+8000 |
8 | Huyện An Minh |
|
|
|
8.1 | Trung tâm TM thị trấn Thứ 11 | 29/9/2000 | 6,08 | 1.155 |
8.2 | Thị tứ bến cá Xẻo Nhàu | 21/01/2003 | 69,75 | 5.000 |
8.3 | Khu tái định cư | 07/9/1999 | 20+40 | 2000+8000 |
9 | Huyện An Biên |
|
|
|
9.1 | Khu đô thị mới U Minh Thượng |
| 129,41 | 8.000 |
9.2 | Khu tái định cư |
| 20+40 | 2.000+8000 |
10 | Huyện Vĩnh Thuận |
|
|
|
10.1 | Khu đô thị mới TT Vĩnh Thuận |
| 96 | 19.200 |
10.2 | Khu tái định cư |
| 20+40 | 2000+8000 |
11 | Huyện Kiên Hải |
|
|
|
11.1 | Trung tâm TM thị trấn Hòn Tre |
| 10 | 1.600 |
11.2 | Khu tái định cư (cho các đảo) |
| 20+40 | 2000+8000 |
12 | Huyện Tân Hiệp |
|
|
|
12.1 | Trung tâm TM thị trấn Tân Hiệp |
| 13 | 1.750 |
12.2 | Khu dân cư TM và tái định cư thị trấn Tân Hiệp |
| 20+40 | 2000+8000 |
13 | Huyện Phú Quốc |
|
|
|
13.1 | Khu đô thị mới Suối Lớn | 09/11/2005 | 120+400 | 10000+25000 |
13.2 | Khu đô thị mới Đường Bào | 09/11/2005 | 60+150 | 4000+12000 |
6. Dự trù nguồn vốn đầu tư:
Tổng vốn đầu tư xây dựng nhà ở cần thiết đến năm 2010 khoảng 12.493,36 tỷ đồng và dự kiến đến năm 2020 trên toàn tỉnh 29.799,84 tỷ đồng. Trong đó:
6.1. Vốn xây dựng nhà ở:
- Giai đoạn 2006-2010:
Tổng số 164.259 căn, vốn đầu tư: 12.493,36 tỷ đồng.
Trong đó:
1. Nhà ở xã hội: 20524 căn, vốn đầu tư 809,36 tỷ đồng gồm:
+ Nhà ở cho người thu nhập thấp: 12.498 căn, vốn đầu tư 374,94 tỷ đồng (30 trđ/căn).
+ Nhà chung cư: 5.478 căn, vốn đầu tư 383,46 tỷ đồng (70 trđ/căn).
+ Nhà ở cho đối tượng chính sách: 2.548 căn, vốn đầu tư 50,96 tỷ đồng (20 trđ/căn).
2. Nhà công vụ: 300 căn, vốn đầu tư 13,50 tỷ đồng (45 trđ/căn).
3. Nhà ở thương mại cho các đối tượng trung lưu, người có thu nhập cao và tái định cư: 43.435 căn, vốn đầu tư 10.170,50 tỷ đồng gồm:
+ Nhà ở cho các đối tượng trung lưu, người có thu nhập cao: 30.435 căn, vốn đầu tư 9.130,50 tỷ đồng (300trđ/căn)
+ Nhà ở tái định cư: 13.000 căn, vốn đầu tư 1.040,00 tỷ đồng (80trđ/căn). 30.435 căn, vốn đầu tư 9.130,50 tỷ đồng (300trđ/căn).
4. Nhà nâng cấp, sửa chữa cải tạo: 100.000 căn, vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng (15trđ/căn).
● Giai đoạn 2010-2020:
Tổng số 301.980 căn, vốn đầu tư: 29.800,195 tỷ đồng.
Trong đó:
1. Nhà ở xã hội: 14.969 căn, vốn đầu tư 947,99 tỷ đồng gồm:
+ Nhà ở cho người thu nhập thấp: 2.496 căn, vốn đầu tư 74,88 tỷ đồng (30trđ/căn).
+ Nhà chung cư: 12.473 căn, vốn đầu tư 873,110 tỷ đồng(70 trđ/căn).
2. Nhà ở thương mại cho các đối tượng trung lưu, người có thu nhập cao và tái định cư: 96.165 căn, vốn đầu tư 25.989,50tỷ đồng gồm:
+ Nhà ở cho các đối tượng trung lưu, người có thu nhập cao 83.165 căn, vốn đầu tư 24.949,50 tỷ đồng (300trđ/căn).
+ Nhà ở tái định cư: 13.000 căn, vốn đầu tư 1.040,0tỷ đồng (80trđ/căn)
3. Nhà nâng cấp, sửa chữa cải tạo: 190.847 căn, vốn đầu tư 2.862,705 tỷ đồng (15trđ/căn).
6.2. Kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật:
(Tính bằng 32% chi phí xây dựng nhà ở cho các nhóm nhà ở gồm: nhà ở xã hội, chung cư, tái định cư và nhà công vụ).
+ Giai đoạn 2005-2010; tổng kinh phí: 579,808 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2010-2020; tổng kinh phí 636,157 tỷ đồng.
6.3. Kinh phí xây dựng hạ tầng xã hội:
Tính bằng 25% chi phí xây dựng nhà ở cho các nhóm nhà ở gồm: nhà ở xã hội, chung cư, tái định cư và nhà công vụ.
+ Giai đoạn 2005-2010; Tổng kinh phí: 452,975 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2010-2020; Tổng kinh phí: 497,0 tỷ đồng.
6.4. Tổng hợp vốn đầu tư và nguồn vốn:
a. Bảng tổng hợp vốn đầu tư và nguồn vốn:
TT | Loại nhà theo đối tượng | Tổng vốn đầu tư | Nguồn vốn | |||
Vốn NS | Vốn vay | Vốn dân | Vốn khác | |||
A | Giai đoạn 2006-2010 | 13.526,143 | 695,1238 | 1.982,0436 | 10.759,4796 | 89,496 |
I | Vốn xây dựng nhà ở: | 12.493,36 | 195,80 | 1.719,73 | 10.510,03 | 67,80 |
1 | Nhà ở xã hội | 809,36 | 182,30 | 299,73 | 10.510,03 | 67,80 |
1.1 | Nhà ở cho ĐT thu nhập thấp | 374,94 | 131,34 | 108,00 | 67,80 | 67,80 |
1.2 | Nhà ở chung cư | 383,46 |
| 191,73 | 191,73 |
|
1.3 | Đối tượng chính sách | 50,96 | 50,96 |
|
|
|
2 | Nhà công vụ | 13,50 | 13,50 |
|
|
|
3 | Nhà thương mại | 10.170,50 |
| 520,00 | 9.650,50 |
|
3.1 | Nhà ở ĐT thu nhập cao | 9.130,50 |
|
| 9.130,50 |
|
3.2 | Tái định cư | 1.040,00 |
| 520,00 | 520,00 |
|
4 | Nhà ở nâng cấp, cải tạo và sửa chữa | 1.500,00 |
| 900,00 | 600,00 |
|
II | Vốn XD HTKT | 579,808 | 46,3488 | 262,3136 | 249,4496 | 21,696 |
III | Vốn XD HTXH | 452,975 | 452,975 |
|
|
|
B | Giai đoạn 2010-2020 | 30.933,352 | 531,7126 | 3.008,7704 | 27.375,0494 | 17,82 |
I | Vốn xây dựng nhà ở: | 29.800,195 | 26,28 | 2.695,772 | 27.064,643 | 13,50 |
1 | Nhà ở xã hội | 947,99 | 26,28 | 458,155 | 450,055 | 13,50 |
1.1 | Nhà ở cho ĐT thu nhập thấp | 74,88 | 26,28 | 21,60 | 13,50 | 13,50 |
1.2 | Nhà ở chung cư | 873,11 |
| 436,555 | 436,555 |
|
2 | Nhà thương mại | 25.989,50 |
| 520,00 | 25.469,50 |
|
2.1 | Nhà ở ĐT thu nhập cao | 24.949,50 |
|
| 24.949,50 |
|
2.2 | Nhà ở tái định cư | 1.040,00 |
| 520,00 | 520,00 |
|
3 | Nhà ở nâng cấp, cải tạo và sửa chữa | 2.862,705 |
| 1.717,617 | 1.145,088 |
|
II | Vốn XD HTKT | 636,157 | 8,4326 | 312,9984 | 310,4064 | 4,32 |
III | Vốn XD HTXH | 497,000 | 497 |
|
|
|
Tổng (A + B) | 44.459,495 | 1.226,8364 | 4.990,814 | 38.134,529 | 107,316 |
b. Tổng hợp đầu tư của chương trình và cơ cấu nguồn vốn:
Tổng hợp vốn đầu tư: 44.459,495 tỷ đồng chiếm 100%.
Trong đó:
+ Vốn ngân sách: 1.226,8364 tỷ đồng, chiếm 2,76%.
+ Vốn vay: 4 .990,814 tỷ đồng, chiếm 11,22%.
+ Vốn dân: 38.134,529 tỷ đồng, chiếm 85,77%.
+ Vốn huy động khác: 107,316 tỷ đồng, chiếm 0,25%.
CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách:
Căn cứ vào các quy định của Trung ương về ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê, từng cấp, từng ngành có liên quan nghiên cứu áp dụng một cách hợp lý tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia xây dựng nhà ở, cụ thể như:
- Về thủ tục đầu tư xây dựng.
- Về đền bù giải phóng mặt bằng.
- Về giao, nhận thầu xây dựng.
- Về điều kiện huy động vốn đầu tư.
- Tạo điều kiện về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng.
- Ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện về đất đai …
Các ngành có liên quan phối hợp đồng bộ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện các dự án mà địa phương đã có quy hoạch được duyệt; từng bước xã hội hóa việc xây dựng nhà ở. Tạo điều kiện bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ để các thành phần kinh tế khác nhau tham gia đầu tư hạ tầng kỹ thuật và xây dựng nhà ở.
2. Giải pháp về đất ở:
- Từng cấp chính quyền cần xúc tiến thực hiện ngay quy hoạch sử dụng đất năm 2010-2020 cho địa phương mình, trong đó chú trọng quy hoạch sử dụng đất ở. Tổ chức quy hoạch xây dựng và đầu tư xây dựng theo quy hoạch qua đó thực hiện việc sử dụng đất ở một cách có hiệu quả và đúng mục đích; đảm bảo công bằng cho các đối tượng sử dụng đất theo quy hoạch đã được phê duyệt.
3. Giải pháp về kiến trúc quy hoạch:
- Các đô thị phải có quy hoạch chi tiết để xác định các khu ở cải tạo và các khu đô thị mới làm cơ sở đầu tư xây dựng; đảm bảo kiến trúc cảnh quan; xanh, sạch, đẹp và môi trường sống an toàn.
- Các khu dân cư nông thôn: hoàn thành các quy hoạch các tuyến, điểm dân cư nông thôn; các trung tâm xã, trung tâm cụm xã phù hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội của từng địa phương qua đó kết hợp bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, kêu gọi nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư từng bước xây dựng nông thôn mới theo hướng ngày càng văn minh - hiện đại.
- Các đồ án quy hoạch xây dựng khi được duyệt cần phải được công bố công khai rộng rãi trong nhân dân, ban hành Quy chế quản lý xây dựng theo quy hoạch, xét duyệt và giới thiệu địa điểm xây dựng cho các chủ đầu tư, cung cấp thông tin quy hoạch qua việc cấp chứng chỉ quy hoạch tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân xây dựng các công trình phù hợp với quy hoạch, đảm bảo chất lượng kiến trúc và cảnh quan môi trường.
- Ưu tiên xây dựng các chung cư cao tầng để tiết kiệm đất và giảm giá thành xây dựng trên cơ sở phải đảm bảo diện tích, không gian ở và giá thành hợp lý để có thể phục vụ cho người thu nhập thấp để có thể thuê hoặc mua trả chậm.
- Việc xây dựng các khu ở, khu dân cư hoặc các đô thị mới phải được đầu tư đồng bộ cho dự án về kết cấu hạ tầng: đường, cấp điện, cấp nước, thoát nước…
- Từng địa phương phải rà soát chuẩn bị quỹ đất để xây dựng nhà ở phục vụ cho các khu tái dịnh cư của nhiều dự án.
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện cho người dân có điều kiện đăng ký cấp giấy chứng nhận nhà ở, đất ở qua đó giúp người dân tiến hành xây dựng nhà ở đúng quy định của pháp luật.
4. Giải pháp về kiến trúc:
- Đối với các đô thị mới việc quản lý xây dựng phải tuân thủ triệt để theo quy hoạch được duyệt.
- Tổ chức tuyển chọn các mẫu nhà ở phù hợp cho nhiều loại đối tượng, phù hợp với kiến trúc cảnh quan đô thị và các khu dân cư tập thể.
- Sử dụng vật liệu và có giải pháp thi công phù hợp để giảm giá thành xây dựng nhà ở tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có khả năng mua để ở.
5. Giải pháp về hạ tầng:
- Tổ chức xây dựng hạ tầng đồng bộ, kết cấu hạ tầng phải phù hợp với từng khu dân cư qua đó tạo nên giá thành đất ở, nhà ở phù hợp với từng loại đối tượng.
- Áp dụng các quy định của Trung ương về chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê.
- Tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư hạ tầng tại các khu đô thị mới nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã được duyệt
6. Các giải pháp về vốn:
- Các ngân hàng, tổ chức tín dụng tham gia mạnh mẽ các dự án nhà ở do các tổ chức thực hiện hoặc cho từng hộ gia đình vay để xây dựng hoặc cải tạo nhà ở.
- Phát hành các tín phiếu, cổ phiếu tín dụng; liên doanh liên kết để đa dạng hóa nguồn vốn phát triển nhà ở.
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các chủ đầu tư xây dựng các dự án nhà ở, trong đó chú trọng người có thu nhập thấp.
- Rà soát quỹ đất thuộc Nhà nước quản lý, quy hoạch và tổ chức đấu giá tạo nguồn quỹ phát triển đô thị và nhà ở.
7. Giải pháp phát triển lành mạnh thị trường bất động sản nhà ở:
- Việc mua bán sang nhượng nhà ở, đất ở là nhu cầu hết sức cần thiết hiện nay của nhân dân. Quá trình chuyển dịch này hình thành nên thị trường bất động sản nhà ở và cả đất ở. Nhằm làm mạnh thị trường này trước hết cần phải xem đây là một loại hàng hóa đặc biệt và hết sức nhạy cảm. Chính quyền các cấp phải quản lý chặt chẽ việc sang nhượng đất đai, nhà ở đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân đăng ký hợp pháp việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở để khi cần thiết họ thực hiện sự chuyển dịch bất động sản theo đúng quy định của pháp luật.
- Một trong những giải pháp rất quan trọng trong việc lành mạnh thị trường bất động sản là các dự án được triển khai theo quy hoạch được duyệt là công khai hóa dự án trên các phương tiện đại chúng để người dân nắm được nội dung để có thể trực tiếp mua nhà ở với các chủ đầu tư, tránh trường hợp mua lại từ nhà đầu cơ.
- Các địa phương cần có trụ sở giao dịch bất động sản để tạo điều kiện cho người dân có sự giao dịch bất động sản hợp pháp tại sàn giao dịch này, hạn chế tình trạng mua bán lòng vòng và mua bán bất hợp pháp.
- Quá trình đầu tư nhà ở nhất là nhà cho người thu nhập thấp, khu tái định cư,… khi triển khai thực hiện cần phải nghiên cứu điều kiện kinh tế, tập quán của đối tượng này để có giải pháp phù hợp, tránh trường hợp giá nhà ở quá cao hoặc không phù hợp người mua xong không ở sẽ bán lại hưởng chênh lệch
8. Giải pháp nhà ở cho các đối tượng xã hội:
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, đầu tư xây dựng nhà ở có lồng ghép nhà ở cho đối tượng xã hội, nhà có thu nhập thấp, nhà cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang…
- Từng địa phương cần rà soát quỹ đất công chưa sử dụng trên địa bàn, tiến hành lập quy hoạch và dự án đầu tư nhà ở cho đối tượng xã hội để giảm bới giá thành nhà ở. Tổ chức bán đấu giá các vị trí sinh lợi để bù đắp các khoản chi phí như miễn giảm tiền đất với người có công với cách mạng hoặc nhà cho người nghèo.
- Các tổ chức tín dụng tham gia mạnh mẽ cho các dự án với lãi suất ưu đãi.
- Vấn đề cơ bản nhất về nhà ở cho các đối tượng xã hội là ổn định thu nhập, đảm bảo đủ tích luỹ để trả nợ vay mua nhà trả chậm.
- Quá trình phát triển kinh tế của địa phương phải ổn định và bền vững.
1. Đổi mới nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của lĩnh vực nhà ở đối với phát triển kinh tế xã hội.
Nhà ở là nơi các tầng lớp xã hội trở về an cư sau những ngày lao động, nó góp phần tái tạo sức lao động của mọi người để tạo ra một năng lực làm việc mới tốt hơn.
Nhà ở còn thể hiện bộ mặt của các đô thị, các khu dân cư nông thôn, chứng tỏ được sự phát triển của đất nước về mặt kinh tế và sức sống của từng địa phương.
Vì vậy vấn đề quan tâm đến xây dựng và phát triển nhà ở luôn phải được quan tâm đến trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
Công tác phát triển nhà ở phải luôn tuân thủ theo quy hoạch được duyệt, mở rộng thị trường bất động sản, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở tại các khu đô thị các vùng nông thôn có tiềm năng phát triển.
Có giải pháp phát triển kinh tế ổn định, có mức tăng trưởng hợp lý.
Thực hiện tốt chính sách nhà ở nhưng không bao cấp nhà ở.
2. Kiện toàn bộ máy, phân công trách nhiệm của các ban ngành:
Tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo nhà ở, đất ở của tỉnh để có chương trình, kế hoạch cụ thể về phát triển nhà ở của tỉnh.
Có sự phối hợp hoạt động hợp lý giữa Ban chỉ đạo nhà ở, đất ở của tỉnh với các Ban chỉ đạo khác liên quan đến chính sách nhà ở như: nhà chính sách xã hội, nhà công vụ, nhà cho đồng bào dân tộc nghèo (QĐ134), nhà thương binh liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, Ban Chỉ đạo xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ …
Giao nhiệm vụ cho các công ty nhà nước có chức năng tham gia các dự án phát triển nhà kinh doanh và nhà cho đối tượng có thu nhập thấp.
Từng huyện, thị, thành phố phải thành lập Ban chỉ đạo nhà ở, đất ở và có chương trình, kế hoạch hoạt động như BCĐ cấp tỉnh, trưởng ban chỉ đạo nhà ở, đất ở cấp huyện, thị, thành phố là thành viên BCĐ cấp tỉnh.
Sở Xây dựng là Phó Ban thường trực nhà ở đất ở của tỉnh giúp UBND tỉnh điều hành xuyên suốt và toàn diện trong việc thực hiện chương trình phát triển nhà ở của tỉnh.
Các ngành có liên quan như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên - Môi trường, Ngân hàng Phát triển nhà, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Quỹ hỗ trợ phát triển, các Công ty Cấp thoát nước Đô thị và Nông thôn; các Doanh nghiệp nhà nước sản xuất vật liệu xây dựng và một số ngành có liên quan là thành viên ban chỉ đạo nhà ở, tham gia chương trình phát triển nhà ở tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
3. Tổ chức thực hiện:
Ban chỉ đạo nhà ở, đất ở của tỉnh thực hiện sơ kết tổng kết hàng năm, 5 năm, 10 năm về kết quả đạt được của chương trình theo dõi việc thực hiện chương trình để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.
4. Kết luận và kiến nghị:
Việc giải quyết tốt chính sách và nhà ở cho mọi đối tượng xã hội của tỉnh là hết sức cần thiết; từng bước tiến tới mục tiêu là đảm bảo mọi người dân đều có nhà ở ổn định, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thể hiện tính hiệu quả của chương trình về kinh tế xã hội là:
- Giải quyết nhu cầu chỗ ở song song với chỉnh trang đô thị.
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động.
- Kích cầu sản xuất và phát triển kinh tế.
- Huy động nguồn lực, nhất là đất đai.
- Góp phần hoàn thiện cơ cấu thị trường.
- Góp phần hoàn thiện bộ máy cơ cấu nhà nước.
- Kiến nghị:
Để thực hiện tốt chương trình phát triển nhà ở của tỉnh, cần có các giải pháp đi kèm như sau:
- Rà soát quỹ đất công chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả chuyển đổi thành đất ở phục vụ cho các đối tượng chính sách xã hội. Chủ động các nguồn tài chính để tạo quỹ đất công phục vụ phát triển đô thị.
- Có giải pháp hành chính quyết liệt ngăn chặn tình trạng đầu cơ nhà ở, đất ở tại các khu xây dựng cho các đối tượng chính sách xã hội.
- Thành lập quỹ nhà ở trên cơ sở các nguồn thu từ việc đấu giá tài sản, bất động sản thuộc sở hữu nhà nước, từ bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, các khoản thuế trong quá trình chuyển dịch quyền sở hữu bất động sản…
- 1Quyết định 01/2015/QĐ-UBND Quy định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2Quyết định 322/QĐ-UBND năm 2015 Phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 716/QĐ-UBND năm 2015 về Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 4Quyết định 1707/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt chương trình phát triển nhà ở tỉnh Kiên Giang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
- 5Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2022 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Kiên Giang hết hiệu lực năm 2021
- 6Quyết định 436/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Kiên Giang kỳ 2019 - 2023
- 1Quyết định 1707/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt chương trình phát triển nhà ở tỉnh Kiên Giang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
- 2Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2022 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Kiên Giang hết hiệu lực năm 2021
- 3Quyết định 436/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Kiên Giang kỳ 2019 - 2023
- 1Nghị định 90/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Nhà ở
- 2Quyết định 20/2000/QĐ-TTg hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước cách mạng tháng 8 năm 1945 cải thiện nhà ở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 173/2001/QĐ-TTg về việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Đất đai 2003
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Chỉ thị 05/2004/CT-TTg thi hành Luật Đất đai năm 2003 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 76/2004/QĐ-TTg phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 10Nghị định 198/2004/NĐ-CP về việc thu tiền sử dụng đất
- 11Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 12Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 13Quyết định 01/2015/QĐ-UBND Quy định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 14Quyết định 322/QĐ-UBND năm 2015 Phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 15Quyết định 716/QĐ-UBND năm 2015 về Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
Quyết định 13/2007/QĐ-UBND về Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Số hiệu: 13/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/03/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Bùi Ngọc Sương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra