- 1Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001
- 2Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí
- 3Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 5Thông tư 71/2003/TT-BTC hướng dẫn về phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài chính ban hành
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Nghị quyết 3h/2006/NQBT-HĐND điều chỉnh phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Quyết định 51/2014/QĐ-UBND về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 1102/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2014 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Quyết định 279/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế kỳ 2014-2018
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1293/2006/QĐ-UBND | Huế, ngày 22 tháng 5 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 28/8/2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 71/2003/TT-BTC ngày 30/7/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 3h/2006/NQBT-HĐND ngày 10/04/2006 của Hội đồng Nhân dân Tỉnh khóa V, kỳ họp bất thường thứ 3;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt như sau:
1) Đối tượng thu phí:
Các hộ gia đình, tổ chức sử dụng nước sạch (kể cả các tổ chức và các hộ tự khai thác nước để sử dụng) phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt, trừ các đối tượng sau đây:
- Các hộ gia đình ở địa bàn đang được nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội;
- Các hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;
- Các hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn, bao gồm: các xã thuộc biên giới, miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa (theo quy định của Chính phủ về xã biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa); các xã không thuộc đô thị loại I, II, III, IV và V theo quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5/10/2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.
2) Mức thu phí môi trường đối với nước thải sinh hoạt:
a) Các hộ gia đình, mức thu phí là 200 đồng/1m3 nước sạch.
Trường hợp hộ gia đình ở những nơi có hệ thống cấp nước sạch tập trung nhưng không sử dụng nước sạch từ các hệ cấp nước tập trung này mà tự khai thác để sử dụng, mức thu phí vệ sinh nước thải sinh hoạt là 6.000 đồng/hộ/tháng.
b) Cơ quan hành chính sự nghiệp, các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động kinh doanh dịch vụ …, mức thu phí là: 300 đồng/ 1m3 nước sạch.
3) Cơ quan thu: Các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh nước sạch có trách nhiệm tổ chức thu phí vệ sinh môi trường đối với nước thải theo mức quy định tại quyết định tại điểm 2 nói trên.
Đối với các tổ chức và hộ gia đình tự khai thác nước sạch để sử dụng, giao trách nhiệm cho UBND các xã phường, thị trấn tổ chức thu.
4) Quản lý và sử dụng: Toàn bộ phí vệ sinh môi trường đối với nước thải sinh hoạt đều phải nộp vào ngân sách sau khi trừ đi phần để lại cho các cơ quan thu một phần để chi phí cho công tác tổ chức thu.
a) Tỉ lệ để lại cho các cơ quan thu phí để chi phí cho công tác thu:
Trường hợp do các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch tổ chức thu, tỉ lệ để lại là 4% (Bốn phần trăm) trên số phí thu được.
Trường hợp do UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức thu, tỷ lệ được để lại là 15% (Mười lăm phần trăm) trên số phí thu được.
b) Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt sau khi nộp vào ngân sách nhà nước và phân chia cho ngân sách trung ương theo quy định; phần còn lại được phân chia cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương như sau:
- Cơ quan thu là Công ty cấp thoát nước tỉnh hoặc tổ chức cấp thoát nước do UBND tỉnh thành lập, khi nộp phí vào ngân sách phân chia 100% ngân sách tỉnh;
- Cơ quan thu là tổ chức cấp thoát nước do UBND huyện, thành phố Huế thành lập, khi nộp phí vào ngân sách phân chia 100% ngân sách huyện, thành phố;
- UBND các xã, phường, thị trấn thu phân chia 100% ngân sách xã, phường, thị trấn.
Khoản thu phí nộp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương được sử dụng để chi cho công tác sau: phòng ngừa, khắc phục và xử lý ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường; đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước theo phân cấp quản lý.
5) Các đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí có trách nhiệm mở sổ sách kế toán theo dõi số thu, nộp phí theo chế độ kế toán thống kê hiện hành; đồng thời tiến hành thực hiện các thủ tục đăng ký, kê khai, nhận và thanh toán biên lai thu phí …với cơ quan thuế theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 2. Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Cục trưởng Cục Thuế tỉnh trong phạm vi chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình hướng dẫn các đơn vị tổ chức thu phí vệ sinh môi trường nước thải sinh hoạt theo đúng quy định.
Giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Huế kiểm tra, chỉ đạo việc thu phí vệ sinh môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này được bãi bỏ.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Công ty TNHH NN một thành viên Cấp nước và Xây dựng tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 85/QĐ-UBND năm 2007 về mức thu, nộp, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2Quyết định 68/2013/QĐ-UBND Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Quyết định 03/2014/QĐ-UBND quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí vệ sinh (rác thải) trên địa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
- 4Quyết định 51/2014/QĐ-UBND về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 1102/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2014 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Quyết định 279/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 1401/2006/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 1293/2006/QĐ-UBND quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 51/2014/QĐ-UBND về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 1102/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2014 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Quyết định 279/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế kỳ 2014-2018
- 1Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001
- 2Nghị định 72/2001/NĐ-CP về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị
- 3Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí
- 4Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 6Thông tư 71/2003/TT-BTC hướng dẫn về phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài chính ban hành
- 7Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8Nghị quyết 3h/2006/NQBT-HĐND điều chỉnh phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9Quyết định 85/QĐ-UBND năm 2007 về mức thu, nộp, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 10Quyết định 68/2013/QĐ-UBND Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 11Quyết định 03/2014/QĐ-UBND quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí vệ sinh (rác thải) trên địa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Quyết định 1293/2006/QĐ-UBND quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 1293/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/05/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Xuân Lý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/06/2006
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực