Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 129/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 18 tháng 01 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Công nghệ cao năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Khu công nghệ cao;
Căn cứ Nghị định số 04/2018/NĐ-CP ngày 04/1/2018 của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Khu công nghệ cao Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu công nghệ cao Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 08/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 4621/QĐ-UBND ngày 14/10/2019 của UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt Đề án “Tổng thể phát triển Khu công nghệ cao Đà Nẵng đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 4972/QĐ-UBND ngày 18/12/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Danh mục Đề án, dự án, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Theo Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 07/01/2022 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí xây dựng “Chương trình liên kết Khu công nghệ cao Đà Nẵng với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Xét đề nghị của Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng tại Tờ trình số 3373/TTr-BQL ngày 29/12/2022; theo kết quả biểu quyết ý kiến Ủy viên UBND thành phố qua phần mềm và Công văn số 93/VP-KT ngày 10/01/2023,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Mục tiêu tổng quát
a) Tăng cường liên kết Khu công nghệ cao (KCNC) với các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) tại vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, trong đó KCNC đóng vai trò hạt nhân có sức lan toả về hoạt động sản xuất công nghệ cao (CNC), hoạt động nghiên cứu phát triển; Thúc đẩy trao đổi hợp tác giữa các doanh nghiệp trong đôi mới công nghệ sản xuất, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ tại các KCN, KKT.
b) Tăng cường thu hút các dự án có quy mô lớn, có sức lan tỏa theo định hướng thu hút đầu tư của KCNC Đà Nẵng, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế trong bối cảnh mới.
c) Phát triển mạng lưới các ngành công nghiệp CNC, các ngành công nghiệp mới dựa vào công nghệ để hình thành một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo với trung tâm là KCNC Đà Nẵng, qua đó trở thành động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong các KCN, KKT phát triển nhanh, hiệu quả.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021-2025
- Triển khai chương trình liên kết đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư có hàm lượng CNC và bước đầu thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn vào KCNC Đà Nẵng với các dự án lớn, dự án có sức lan tỏa;
- Triển khai chương trình liên kết mở rộng thị trường và hợp tác quốc tế, trong đó hình thành liên kết các dự án KCNC Đà Nẵng với các doanh nghiệp trong các KCN, KKT ở thị trường nguyên liệu đầu vào và phân phối sản phẩm đầu ra;
- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu quản lý doanh nghiệp của KCNC và các doanh nghiệp trong các KCN tại thành phố Đà Nẵng;
- Triển khai chương trình liên kết đào tạo phát triển nguồn nhân lực vừa đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển dài hạn của KCNC Đà Nẵng vừa đảm bảo triển khai thành công đổi mới công nghệ sản xuất, hoạt động chuyển giao công nghệ trong quá trình triển khai liên kết;
- Xây dựng khung trao đổi, hợp tác liên kết trung hạn, dài hạn giữa Ban Quản lý KCNC và các KCN Đà Nẵng với Ban Quản lý các KCN, KKT tại các địa phương trong vùng.
b) Giai đoạn 2026-2030
- Triển khai chương trình liên kết nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong KCNC, KCN đáp ứng được yêu cầu bộ tiêu chuẩn thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư vào KCNC Đà Nẵng và các KCN, KKT;
- Triển khai chương trình liên kết đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong các KCN Đà Nẵng và tại các KCN, KKT trong vùng;
- Hình thành ít nhất 03 chuỗi liên kết (trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, hoạt động ươm tạo và logistics) giữa các doanh nghiệp trong KCNC Đà Nẵng với các doanh nghiệp trong các KCN, KKT;
- Liên kết hình thành trung tâm hỗ trợ/cung cấp dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp trong KCN Đà Nẵng và các doanh nghiệp trong các KCN, KKT;
- Hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo theo hướng kết nối và tăng cường sự kết nối giữa các doanh nghiệp trong KCNC Đà Nẵng với các doanh nghiệp trong các KCN, KKT.
1. Quan điểm liên kết Khu công nghệ cao Đà Nẵng
a) Liên kết trên cơ sở khai thác tối đa các nguồn lực trong các KCN, KKT theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.
b) Liên kết hướng đến nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp.
c) Liên kết phải lấy nhu cầu của doanh nghiệp làm trọng tâm, nòng cốt để xây dựng và triển khai các chương trình liên kết phát triển.
d) Liên kết theo hướng tối đa hóa hiệu quả sử dụng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để hình thành các chuỗi liên kết.
đ) Liên kết đảm bảo thúc đẩy mở rộng thị trường và tăng cường hợp tác quốc tế trong đầu tư phát triển.
e) Chương trình liên kết chú trọng vào chức năng nghiên cứu và ươm tạo và bám sát với tầm nhìn và sứ mệnh của KCNC Đà Nẵng.
2. Định hướng liên kết Khu công nghệ cao Đà Nẵng
a) Tăng cường liên kết, thúc đẩy trao đổi, hợp tác giữa các doanh nghiệp dựa trên sự huy động các nguồn lực của xã hội, bao gồm cả nguồn lực từ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bảo đảm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ sản xuất kinh doanh và chuyển giao công nghệ tại các KCN, KKT.
b) Chương trình liên kết KCNC Đà Nẵng với các doanh nghiệp trong KCN, KKT cần xác định rõ trọng tâm liên kết, vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ của các ngành có liên quan nhằm phát triển thị trường công nghệ tại KCNC và thúc đẩy hoạt động đổi mới, chuyển giao công nghệ.
c) Tăng cường mức độ chặt chẽ trong thực hiện các nội dung liên kết giữa KCNC Đà Nẵng với các các doanh nghiệp trong KCN, KKT bao gồm liên kết dọc, liên kết ngang và liên kết hỗ trợ. Trong đó, liên kết phát triển phải hướng tới sự gắn kết chặt chẽ giữ các chủ thể thông qua các hình thức liên kết.
d) Xây dựng khung trao đổi, hợp tác liên kết trung hạn, dài hạn giữa Ban Quản lý các KCN, KKT để triển khai các chương trình liên kết với các doanh nghiệp mang tính vùng và liên vùng. Cơ chế phối hợp cần dựa trên tiềm năng, thế mạnh của từng KKT, KCN trên cơ sở khai thác tối đa các nguồn lực cũng như hạ tầng cơ sở của các KCN, KKT theo nguyên tắc cùng có lợi.
đ) Tăng cường liên kết các doanh nghiệp tại KCNC Đà Nẵng với các doanh nghiệp trong các KCN, KKT tập trung vào các lĩnh vực chính theo hướng:
- Liên kết trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ theo hướng đẩy mạnh triển khai theo mô hình liên kết cụm ngành, tăng cường liên kết các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các KCN, KKT.
- Liên kết trong lĩnh vực logistics theo hướng đảm bảo tính liên kết, tương hỗ cùng phát triển với các ngành, lĩnh vực có liên quan.
- Liên kết trong các hoạt động ươm tạo theo hướng hình thành mạng lưới liên kết kinh doanh trong và ngoài cơ sở ươm tạo, trong đó cần xác định chức năng, hoạt động cụ thể của từng vườn ươm để hỗ trợ hiệu quả nhất. Liên kết tạo môi trường để thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN và hoạt động hỗ trợ, tuyên truyền về đổi mới sáng tạo. Liên kết xây dựng và phát triển thành công hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo có đầy đủ những hoạt động cơ bản như tuyển chọn, ươm tạo, kết nối thị trường, tăng tốc, hỗ trợ sau ươm tạo. Liên kết xây dựng các chính sách cũng như hỗ trợ các vườn ươm khởi nghiệp theo chuẩn quốc tế, giúp nâng cao chất lượng ươm tạo, tạo nên các doanh nghiệp có giá trị cao.
1. Liên kết đẩy mạnh thu hút các dự án công nghệ cao
a) Mục tiêu: Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư có hàm lượng CNC từ các đối tác tiềm năng trong và ngoài nước vào các lĩnh vực ưu tiên đầu tư phát triển.
b) Nội dung chính
- Tổ chức các hoạt động liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút đầu tư có chọn lọc các dự án có hiệu quả, chất lượng, công nghệ hiện đại và đảm bảo về môi trường;
- Khảo sát nhu cầu phát triển các công nghệ tiềm năng cho việc thu hút đầu tư phục vụ cho hoạt động đổi mới công nghệ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp;
- Triển khai các hoạt động liên kết các doanh nghiệp hiện có với các nhà đầu tư tiềm năng nhằm xác định những mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, qua đó xây dựng chiến lược và kế hoạch thu hút đầu tư phát triển các dự án lớn thuộc lĩnh vực CNC, công nghệ ươm tạo, dịch vụ logistics và các dịch vụ hiện đại khác;
- Xây dựng khung trao đổi, hợp tác liên kết thu hút đầu tư giữa Ban Quản lý KCNC và các KCN Đà Nẵng với Ban Quản lý các KCN, KKT các địa phương trong vùng.
c) Cơ quan chủ trì: Ban Quản lý KCNC và các khu công nghiệp Đà Nẵng
d) Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Ban Hỗ trợ và Xúc tiến đầu tư
đ) Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2023-2025
e) Kinh phí thực hiện: Ngân sách thành phố và huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
g) Kết quả dự kiến: Thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư vào KCNC Đà Nẵng với các dự án lớn, dự án có sức lan tỏa và liên kết, hợp tác được với các doanh nghiệp tại KCNC Đà Nẵng và các doanh nghiệp trong các KCN, KKT; Hình thành khung trao đổi, hợp tác liên kết thu hút đầu tư giữa các Ban Quản lý KCNC, KCN, KKT.
2. Liên kết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
a) Mục tiêu: Tăng cường liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy các doanh nghiệp cải thiện khả năng liên kết tạo thành chuỗi để cùng nhau phát triển, đáp ứng được yêu cầu bộ tiêu chuẩn của nhà cung cấp cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đầu tư vào KCNC và các KKT, KCN.
b) Nội dung chính:
- Khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhằm xác định những hạn chế, yếu kém, đặc biệt là năng lực đổi mới công nghệ sản xuất kinh doanh và chuyển giao công nghệ;
- Khảo sát, đánh giá về các sản phẩm CNC có khả năng xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia của các doanh nghiệp tại KCNC, KCN, KKT;
- Triển khai các hoạt động liên kết xây dựng và phát triển thương hiệu một số sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ cao, công nghệ mới, tạo đột phá về năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp;
- Nghiên cứu và hình thành các mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp tại KCNC, KCN, KKT để tận dụng những lợi thế về quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh và phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, môi trường khu vực và quốc tế;
- Khảo sát và xây dựng một số chuỗi sản phẩm đáp ứng được yêu cầu bộ tiêu chuẩn của nhà cung cấp cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước sẽ đầu tư vào KCNC và các KKT, KCN;
- Tổ chức các hoạt động, các chương trình sự kiện kết nối nhằm tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài để vừa tạo lợi ích chung trong chuỗi sản xuất, cung cấp hàng hóa và dịch vụ vừa tạo tiền đề cho việc triển khai các hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ.
c) Cơ quan chủ trì: Ban Quản lý KCNC và các khu công nghiệp Đà Nẵng
d) Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
đ) Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2025-2030
e) Kinh phí thực hiện: Ngân sách thành phố và huy động từ các nguồn hợp pháp khác
g) Kết quả dự kiến: Liên kết xây dựng và phát triển thương hiệu một số sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ cao và hình thành một số chuỗi sản phẩm đáp ứng được yêu cầu bộ tiêu chuẩn của nhà cung cấp cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn sẽ đầu tư vào KCNC Đà Nẵng.
3. Liên kết mở rộng thị trường
a) Mục tiêu: Hình thành mạng lưới kết nối thị trường khu vực kinh tế trọng điểm Miền Trung (KTTĐMT) và trong nước trên cơ sở vận dụng có hiệu quả mối quan hệ với các đối tác của các doanh nghiệp trong KCNC Đà Nẵng và các doanh nghiệp trong các KCN, KKT tại vùng KTTĐMT. Qua đó, xây dựng mạng lưới thông tin thị trường đầu vào, đầu ra, kết nối hình thành mạng lưới chuỗi giá trị, góp phần tiết kiệm chi phí và nâng cao giá trị gia tăng.
b) Nội dung chính:
- Điều tra, khảo sát thị trường đầu vào đối với các doanh nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp CNC, công nghiệp hỗ trợ, qua đó xác định nhu cầu sản phẩm đầu vào chủ yếu;
- Điều tra, khảo sát thị trường đầu ra của doanh nghiệp để vừa xác định sản phẩm nào có thể là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp khác, sản phẩm nào có thể hợp tác, liên kết hình thành mạng lưới thị trường tiêu thụ trong nước và xuất nhập khẩu;
- Triển khai xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu thị trường trong nước và quốc tế, tập trung vào những sản phẩm ưu tiên đầu tư phát triển trên cơ sở thông tin thị trường từ các doanh nghiệp hiện hữu và doanh nghiệp tiềm năng. Qua đó giúp cho các doanh nghiệp vận dụng có hiệu quả môi quan hệ với các đối tác;
- Hỗ trợ kết nối thị trường cho một số doanh nghiệp có sản phẩm công nghệ vượt trội và có tính ứng dụng lớn trong đổi mới công nghệ sản xuất kinh doanh;
- Xây dựng và điều hành trang tin điện tử cho phép các các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố quảng bá và bán hàng trực tuyến, kết nối với nhau thuận tiện trên môi trường công nghệ số;
- Hợp tác, liên kết các KCN, KKT tổ chức các chương trình hợp tác thương mại, hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ, hội thảo kèm triển lãm các gian hàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia kết nối thị trường.
c) Cơ quan chủ trì: Ban Quản lý KCNC và các khu công nghiệp Đà Nẵng
đ) Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Công Thương, Ban Hỗ trợ và Xúc tiến đầu tư
đ) Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2023-2030
e) Kinh phí thực hiện: Ngân sách thành phố và huy động từ các nguồn hợp pháp khác
g) Kết quả dự kiến: Xây dựng thành công mạng lưới thông tin thị trường cho các doanh nghiệp và kết nối thị trường những doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, logistics.
4. Liên kết đào tạo phát triển nguồn nhân lực
a) Mục tiêu: KCNC và các KCN Đà Nắng cùng với các KCN, KKT tại vùng KTTĐMT xác định nhu cầu nguồn nhân lực trung và dài hạn dựa trên hiện trạng và định hướng phát triển của các KCN, KKT. Liên kết các cơ sở đào tạo trong Vùng, các hiệp hội ngành nghề triển khai các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ sản xuất, chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp.
b) Nội dung chính:
- Điều tra, khảo sát nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp tại KCNC và các KCN, KKT nhằm xác định những khó khăn và nguyên nhân;
- Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực để xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của KCNC và các KCN, KKT, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư tại KCNC Đà Nẵng. Đây là cơ sở thông tin, dữ liệu quan trọng cho triển khai các hoạt động liên kết đào tạo phát triển nguồn nhân lực;
- Triển khai các hoạt động tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho các doanh nghiệp, tập trung vào các chương trình đào tạo nhân lực trực tiếp thực hiện đổi mới công nghệ hay ứng dụng, tiếp nhận công nghệ mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Xây dựng các chương trình đào tạo có sự liên kết giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp KCNC và KCN, KKT, tập trung vào những lĩnh vực thế mạnh của KCNC, KCN, KKT;
- Kết nối hình thành mạng lưới doanh nhân, trí thức, chuyên gia tham gia vào các hoạt động hỗ trợ liên kết đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, mạng lưới này hỗ trợ cho doanh nghiệp chủ động liên kết để triển khai kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.
c) Cơ quan chủ trì: Ban Quản lý KCNC và các khu công nghiệp Đà Nẵng
d) Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Lao động Thương binh xã hội
đ) Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2023-2025
e) Kinh phí thực hiện: Ngân sách thành phố và huy động từ các nguồn hợp pháp khác
g) Kết quả dự kiến: Các doanh nghiệp chủ động phối hợp, liên kết trong việc triển khai các hoạt động liên kết đào tạo nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp được nâng cao trình độ trong việc đổi mới, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Hình thành mạng lưới kết nối, hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo.
5. Liên kết đẩy mạnh ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ
a) Mục tiêu: Khai thác có hiệu quả các nguồn lực tài chính và công nghệ từ các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, hợp tác triển khai các chương trình ươm tạo chuyên đề, phát triển giải pháp/sản phẩm công nghệ, và đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp.
b) Nội dung chính:
- Liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu, phát triển giải pháp/sản phẩm công nghệ, ươm tạo công nghệ cao và thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp tại KCNC và các KCN, KKT tại Đà Nẵng và các địa phương trong vùng KTTĐMT;
- Hỗ trợ triển khai các chương trình liên kết trong ươm tạo chuyên đề, chương trình liên kết trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ với các đối tác, ưu tiên các đối tác là doanh nghiệp trong KCNC và các KCN, KKT trong vùng;
- Phát triển mạng lưới kết nối thông tin về thị trường công nghệ giúp cho các doanh nghiệp chủ động trong việc tiếp nhận công nghệ, phần mềm mới phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Hỗ trợ, liên kết những doanh nghiệp có năng lực đổi mới, sáng tạo công nghệ trong việc trao đổi, hợp tác, chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng những thành tựu công nghệ mới cho các doanh nghiệp;
- Điều tra, khảo sát xác định nhu cầu hỗ trợ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, kết nối huy động nguồn lực để triển khai các hoạt động liên kết hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng và chuyển giao công nghệ;
- Tổ chức các diễn đàn gặp mặt trực tiếp để các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và cả nước có cơ hội chia sẻ về những thành tựu/khó khăn trong phát triển và ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo;
- Hợp tác phát triển hạ tầng công nghiệp với công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm thu hút ngành nghề mỏi ứng dụng công nghệ nền tảng công nghiệp 4.0.
c) Cơ quan chủ trì; Ban Quản lý KCNC và các khu công nghiệp Đà Nẵng
d) Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương
đ) Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2023-2030
e) Kinh phí thực hiện: Ngân sách thành phố và huy động từ các nguồn hợp pháp khác
g) Kết quả dự kiến: Các công nghệ mới được ứng dụng và chuyển giao đến các doanh nghiệp thông qua mạng lưới kết nối thông tin về thị trường công nghệ.
6. Xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp tại KCNC Đà Nẵng và các KCN, KKT
a) Mục tiêu: Hình thành bộ cơ sở dữ liệu doanh nghiệp của KCNC Đà Nẵng và các doanh nghiệp trong KCN, KKT thông qua hệ thống phần mềm thu thập và quản lý cơ sở dữ liệu.
b) Nội dung chính:
- Nghiên cứu và xác định các trường dữ liệu và thông tin cần thiết của doanh nghiệp để phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch và nội dung các chương trình liên kết phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và đáp ứng được yêu cầu thực tế và xu hướng của quá trình phát triển KCNC và các KCN, KKT;
- Xây dựng phần mềm thông tin dữ liệu theo các trường dữ liệu đã được xác định để doanh nghiệp cập nhật theo tháng, quý, năm theo các trường dữ liệu và thông tin được xác định;
- Khảo sát thiết kế các kế hoạch và nội dung các chương trình liên kết phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và đáp ứng được yêu cầu thực tế và xu hướng của quá trình phát triển KCNC và các KCN, KKT;
- Thử nghiệm và kiểm tra phần mềm thu thập thông tin các doanh nghiệp tại KCNC và các KCN tại Đà Nẵng;
- Triển khai rộng rãi phần mềm đối với các doanh nghiệp tại các KKT, KCN tại vùng KTTĐMT trên cơ sở ký kết biên bản hợp tác, liên kết giữ các KKT, KCN tại các địa phương trong vùng KTTĐMT;
- Điều chỉnh và nâng cấp phần mềm quản lý chuyên ngành của Ban Quản lý KCNC và các KCN theo hướng đồng bộ, kết nối được với các cơ sở dữ liệu hiên có để vừa phục vụ cho công tác quản lý.
c) Cơ quan chủ trì: Ban Quản lý KCNC và các khu công nghiệp Đà Nẵng
d) Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin truyền thông
đ) Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2023-2025
e) Kinh phí thực hiện: Ngân sách thành phố
g) Kết quả dự kiến: Xây dựng phần mềm quản lý thông tin dữ liệu doanh nghiệp và hình thành bộ cơ sở dữ liệu doanh nghiệp trong KCNC và các KCN, KKT vừa phục vụ cho công tác quản lý, triển khai chính sách vừa phục vụ cho việc thiết kế các kế hoạch và nội dung cụ thể của các chương trình liên kết phù hợp với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.
IV. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý
a) Hoàn thiện cơ chế chính sách về liên kết phát triển nhằm tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển và mở rộng liên kết với các doanh nghiệp khác;
b) Xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp, liên kết giữa Ban Quản lý KCNC và các KCN với các doanh nghiệp trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu liên kết từ phía doanh nghiệp và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý. Đồng thời, việc triển khai cơ chế nên quy định rõ các chế tài hay khen thưởng cho các doanh nghiệp;
c) Xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp, liên kết giữa Ban Quản lý các KCN, KKT tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, trước mắt tập trung triển khai đối với 5 tỉnh/thành phố thuộc vùng KTTĐMT;
d) Ban hành và triển khai các chính sách quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp một cách nhất quán và minh bạch, tập trung các chính sách hỗ trợ liên kết doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới công nghệ và tăng cường ứng dụng, chuyển giao công nghệ.
2. Tăng cường phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức
a) Triển khai hoạt động tuyên truyền về các chương trình liên kết phát triển nhằm nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh liên kết phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp;
b) Tăng cường các hoạt động phổ biến, tuyên truyền các chương trình, chính sách hỗ trợ liên kết cho các doanh nghiệp giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận các chính sách, chương trình hỗ trợ một cách hiệu quả nhất;
c) Đối với mỗi chương trình liên kết cần thiết kế và phát hành các tờ rơi để tuyên truyền các nội dung và lợi ích của việc liên kết đến doanh nghiệp, đặc biệt là trong hoạt động đổi mới công nghệ sản xuất, tăng cường ứng dụng và chuyển giao công nghệ;
d) Thường xuyên tuyên truyền và hướng dẫn doanh nghiệp trong việc cung cấp chia sẻ thông tin phục vụ cho công tác quản lý và triển khai các chương trình liên kết phát triển;
đ) Tạo ra các cơ chế, diễn đàn để các doanh nghiệp cùng ngành nghề có cơ hội tương tác, hỗ trợ nhau và liên kết trong tìm kiếm thông tin mở rộng thị trường.
3. Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các chủ thể
Hình thành cơ chế tăng cường sự liên kết giữa nhà nước, nhà trường/viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, trong đó xác định vai trò của các chủ thể:
- Nhà nước giữ vai trò tạo cơ chế và môi trường liên kết cho các chủ thể trong các hoạt động liên kết, hợp tác, phối hợp giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với nhà trường/viện nghiên cứu;
- Nhà trường/viện nghiên cứu hình thành các ý tưởng về đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cung cấp theo nhu cầu của doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp liên kết với các nhà trường/viện nghiên cứu hỗ trợ, tài trợ cho việc triển khai các ý tưởng đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ cũng như liên kết thúc đẩy đổi mới công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ứng dụng, chuyển giao công nghệ.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ triển khai chương trình
a) Đầu tư nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý thông tin dữ liệu doanh nghiệp trong KCNC và các KCN, KKT;
b) Xây dựng cơ chế phối hợp, liên kết, chia sẻ thông tin dữ liệu giữa Ban Quản lý với các doanh nghiệp và giữa các Ban quản lý KCNC, KCN, KKT;
c) Nghiên cứu hình thành các trang tin điện tử liên tục cập nhật các cơ sở dữ liệu các sản phẩm công nghệ mới, công nghệ cao, hoạt động ươm tạo v.v... để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, kết nối, liên kết trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư, ứng dụng và chuyển giao công nghệ;
d) Đầu tư kinh phí nâng cấp phần mềm quản lý chuyên ngành của Ban Quản lý KCNC và các KCN theo hướng đồng bộ, kết nối được với các cơ sở dữ liệu hiện có để vừa phục vụ cho công tác quản lý.
5. Huy động các nguồn lực xã hội
a) Nghiên cứu xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực xã hội từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia thực hiện các nhiệm vụ thuộc chương trình đảm bảo theo đúng quy định;
b) Tập trung huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp trong KCNC, các KCN, KKT và các nhà đầu tư tiềm năng trong việc hỗ trợ kinh phí cho việc triển khai các chương trình liên kết;
c) Tổ chức các tọa đàm, hội nghị để thu hút sự quan tâm của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, qua đó nắm bắt, nhận diện những ích lợi khi tham gia tài trợ cho việc triển khai các chương trình liên kết.
V. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Ngân sách sự nghiệp KH&CN thành phố
Chi thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của Chương trình;
Chi các hoạt động chung và nhiệm vụ thường xuyên;
Tổng kinh phí dự kiến sẽ được đề xuất cụ thể trên cơ sở các nhiệm vụ thực hiện trong quá trình triển khai các nội dung của chương trình đảm bảo theo đúng quy định.
2. Nguồn kinh phí khác
Kinh phí đầu tư và phát triển của thành phố (phân bổ theo các dự án riêng);
Kinh phí của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình;
Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
Kinh phí lồng ghép của các cơ quan, đơn vị, nguồn khác.
1. Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai Đề án sau khi được phê duyệt; Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án;
b) Chủ trì, xây dựng nội dung, kinh phí thực hiện các chương trình liên kết KCNC với các doanh nghiệp KCN, KKT, trình các cơ quan liên quan thẩm định, trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt theo quy định;
c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND thành phố kiến nghị Chính phủ, bộ, ban ngành các giải pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết phát triển KCNC Đà Nẵng với các KCN, KKT;
d) Định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND thành phố về tiến độ triển khai Đề án; Đánh giá, đề xuất việc giải quyết những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Phối hợp lồng ghép các nội dung triển khai Đề án vào chiến lược phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
b) Phối hợp lồng ghép các nội dung của Chương trình liên kết vào xây dựng định hướng và chiến lược thu hút đầu tư phát triển KCNC và các KCN, KKT;
c) Phối hợp tham mưu UBND thành phố về tăng cường bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hàng năm để triển khai các Chương trình liên kết KCNC Đà Nẵng với các doanh nghiệp trong các KCN, KKT.
3. Sở Tài chính
Hằng năm, tại thời điểm xây dựng dự toán ngân sách, căn cứ chủ trương phê duyệt của cấp có thẩm quyền, trên cơ sở đề nghị của Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng và khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính (đối với nhiệm vụ chi thường xuyên) tổng hợp, báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Sở Công Thương
Phối hợp với Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng và các sở ngành có liên quan triển khai thực hiện Chương trình liên kết.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Phối hợp kết nối, tư vấn xây dựng và triển khai Chương trình liên kết đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực ươm tạo - khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong KCNC và các KCN thành phố Đà Nẵng.
b) Phối hợp triển khai Chương trình liên kết, hợp tác về khoa học công nghệ với các đối tác trong nước và quốc tế.
6. Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư
a) Phối hợp với Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng và các sở ngành có liên quan triển khai thực hiện Chương trình liên kết;
b) Phối hợp thu hút các dự án đầu tư đảm bảo tiêu chí vào KCNC, hỗ trợ liên kết mở rộng thị trường theo các thị trường tiềm năng, các đối tượng, lĩnh vực ưu tiên thu hút.
7. Sở Nội vụ
Phối hợp tham mưu và triển khai Chương trình liên kết đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cũng như thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất cao về làm việc lâu dài tại KCNC Đà Nẵng.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng trong công tác đào tạo nghề cung cấp nguồn lao động về các lĩnh vực CNC.
9. UBND huyện Hòa Vang
Phối hợp triển khai tổ chức thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ; Đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn trong quá trình triển khai các nội dung chương trình của Đề án.
10. Các sở, ban, ngành
Phối hợp với Ban Quản lý các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 07/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý tạm trú tại các doanh nghiệp đối với lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 2Quyết định 1454/QĐ-UBND năm 2016 Quy định hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình
- 3Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch Covid-19 tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 1Nghị định 99/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế Khu công nghệ cao
- 2Luật Công nghệ cao 2008
- 3Quyết định 1979/QĐ-TTg năm 2010 thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu công nghệ cao Đà Nẵng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 792/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 07/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý tạm trú tại các doanh nghiệp đối với lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 8Quyết định 1454/QĐ-UBND năm 2016 Quy định hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình
- 9Nghị định 04/2018/NĐ-CP về quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Khu công nghệ cao Đà Nẵng
- 10Quyết định 1296/QĐ-TTg năm 2018 thành lập Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch Covid-19 tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án "Chương trình liên kết khu công nghệ cao Đà Nẵng với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế khu vực Miền Trung giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030"
- Số hiệu: 129/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/01/2023
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Lê Trung Chinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra