Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 129/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2019 |
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2040
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Báo cáo thẩm định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung Đô thị Thanh Hóa (thành phố Thanh Hóa mở rộng), tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 với những nội dung sau:
1. Phạm vi, ranh giới, quy mô diện tích và thời hạn lập quy hoạch:
a) Phạm vi, ranh giới, quy mô diện tích:
Phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và toàn bộ địa giới hành chính huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ranh giới lập quy hoạch:
- Phía Bắc: giáp huyện Hoằng Hóa, huyện Thiệu Hóa;
- Phía Nam: giáp huyện Quảng Xương, huyện Nông Cống;
- Phía Đông: giáp huyện Hoằng Hóa, Thành phố Sầm Sơn;
- Phía Tây: giáp huyện Triệu Sơn, huyện Thiệu Hóa;
Quy mô diện tích khu vực lập quy hoạch khoảng 232,64 km2; quy mô lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 phục vụ đồ án khoảng 255,0 km2.
b) Thời hạn lập quy hoạch: đến năm 2040.
- Nâng cao vai trò, vị thế của Đô thị Thanh Hóa thành trung tâm kết nối vùng kinh tế Bắc Trung Bộ với các vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc Việt Nam và Đông Bắc nước Lào, với tầm nhìn là một đô thị văn minh, hiện đại, thông minh và có bản sắc; phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh và thích ứng biến đổi khí hậu; phát huy truyền thống và lịch sử văn hóa đồng bằng sông Mã và văn hóa Đông Sơn;
- Xây dựng Đô thị Thanh Hóa là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm tổng hợp của tỉnh Thanh Hóa. Đáp ứng vai trò đầu tàu kết nối, trung tâm động lực phát triển mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật và an ninh quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa;
- Quy hoạch mở rộng đô thị để thu hút đầu tư, phát triển đa dạng các ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại, du lịch văn hóa - lịch sử - sinh thái với định hướng phát triển đô thị mạnh về dịch vụ, phát triển các quỹ đất để phát triển nhà ở và thị trường bất động sản; hoàn thiện và nâng cao chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối, hệ thống hạ tầng xã hội vì chất lượng sống người dân thành phố.
Đô thị Thanh Hóa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa, đô thị tỉnh lỵ với vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa; là một trong những trung tâm kinh tế, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao của vùng phía Nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; là đầu mối giao lưu của tỉnh Thanh Hóa với cả nước và quốc tế; có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh.
Đô thị phát triển dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực, chú trọng các ngành dịch vụ kỹ thuật cao; phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn; phát triển nông nghiệp áp dụng công nghệ sinh học với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao; phát triển du lịch văn hóa - lịch sử, sinh thái, phát huy bản sắc văn hóa xứ Thanh.
4. Các chỉ tiêu phát triển đô thị:
a) Quy mô dân số:
- Hiện trạng (năm 2018): Tổng dân số khu vực nghiên cứu (gồm cả dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi): khoảng 512.500 người (dân số thành phố Thanh Hóa khoảng 435.300 người, dân số vùng mở rộng khoảng 77.200 người);
- Dự báo đến năm 2030 tổng dân số khoảng 635.000 người; đến năm 2040 tổng dân số khoảng 720.000 người.
b) Quy mô đất đai:
- Hiện trạng (năm 2018) đất xây dựng đô thị trong thành phố hiện hữu khoảng 5.235 ha, chỉ tiêu khoảng 120 m2/người, trong đó đất xây dựng dân dụng khu vực nội thành khoảng 2.890 ha, đạt chỉ tiêu 85 m2/người;
- Đến năm 2030: Quy mô đất xây dựng đô thị khoảng 7.300÷7.900 ha, chỉ tiêu khoảng 120 m2/người, trong đó đất dân dụng khoảng 4.750÷5.400 ha, chỉ tiêu khoảng 85 m2/người;
- Đến năm 2040: Quy mô đất xây dựng khoảng 8.300 ha, chỉ tiêu trung bình khoảng 115 m2/người, trong đó đất dân dụng khoảng 5.750 ha, chỉ tiêu trung bình khoảng 80 m2/người.
5. Các yêu cầu về nội dung lập quy hoạch:
a) Nội dung lập quy hoạch: Thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
b) Các yêu cầu nghiên cứu:
- Những vấn đề trọng tâm:
+ Rà soát tổng thể về nội dung quy hoạch chung đã được phê duyệt năm 2009 và tình hình thực tiễn phát triển tại thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn;
+ Rà soát định hướng phát triển các khu vực đô thị, quỹ đất phát triển đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy mô các khu vực chức năng, đánh giá tính phù hợp với xu thế phát triển của thành phố Thanh Hóa. Đánh giá mối quan hệ và sức hút của thành phố Thanh Hóa với huyện Đông Sơn; các quy hoạch liên quan đến huyện Đông Sơn;
+ Bổ sung các nội dung mới về thiết kế đô thị, đánh giá môi trường chiến lược, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hệ thống giao thông công cộng, hệ thống không gian ngầm đô thị, chiếu sáng trang trí đô thị; hệ thống tiêu chí phát triển đô thị xanh;
+ Nghiên cứu đề xuất các chỉ tiêu kiểm soát phát triển đô thị dựa trên phương pháp khoa học và các yếu tố về bảo tồn cảnh quan đô thị, khả năng cung ứng về hạ tầng kỹ thuật;
+ Xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển đô thị; cải tạo, chỉnh trang các khu vực hiện hữu, điều chỉnh các quy hoạch phân khu, chi tiết trên địa bàn thành phố trên cơ sở phù hợp với lộ trình nâng loại và cấp hành chính các đơn vị hành của thuộc đô thị.
- Yêu cầu về nội dung cụ thể:
+ Phân tích vị trí và mối quan hệ vùng:
. Vị trí: Phân tích các lợi thế và hạn chế do vị trí tạo ra. Phân tích mức độ khai thác lợi thế vị trí mà Đô thị Thanh Hóa đã và chưa đạt được;
. Quan hệ vùng: Phân tích bối cảnh quốc tế, khu vực, trong nước, vùng tỉnh và những cơ hội và thách thức phát triển Đô thị Thanh Hóa;
. Đánh giá tác động, tiềm năng liên kết của khu vực lập quy hoạch với các khu vực xung quanh như: Thị xã Bỉm Sơn, thành phố Sầm Sơn, khu kinh tế Nghi Sơn, đô thị Lam Sơn - Sao Vàng, vv...
. Phân tích các phương án và lộ trình điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn.
+ Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng đối với khu vực đô thị hiện hữu theo phạm vi Quy hoạch chung xây dựng đã được phê duyệt tại Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và đối với khu vực mở rộng;
+ Xác định mục tiêu, tính chất và động lực phát triển của Đô thị Thanh Hóa theo các giai đoạn, hướng đến một đô thị hiện đại, văn minh, mang bản sắc, đặc trưng của tỉnh Thanh Hóa;
+ Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đối với đô thị và từng khu vực chức năng. Dự báo tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, tỷ lệ đô thị hóa; quy mô dân số, đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho đô thị và các khu chức năng đảm bảo khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, huy động tối đa các nguồn lực đối với phần diện tích đô thị hiện hữu để phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội;
+ Định hướng phát triển không gian đô thị gồm: cấu trúc và hướng phát triển đô thị; xác định các hệ thống trung tâm, công viên, hành lang cây xanh và không gian mở, quảng trường trung tâm cấp đô thị; định hướng phát triển các khu vực dân cư nông thôn; đề xuất tổ chức không gian, kiến trúc cho các vùng kiến trúc, cảnh quan, các trục không gian chính, quảng trường, cửa ngõ đô thị, điểm nhấn đô thị; xác định mối liên hệ giữa không gian đô thị cũ và mới, trong đó: nghiên cứu quy hoạch các trục phát triển mới gồm: Trục Đông - Tây (từ Sầm Sơn - Trung tâm thành phố Thanh Hóa - Đông Sơn - Cảng Hàng không Thọ Xuân); trục từ Khu du lịch Hải Tiến - Trung tâm thành phố Thanh Hóa - Khu di tích Am Tiên. Đồng thời nghiên cứu thêm các trục phát triển Bắc - Nam và các trục khác để khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy phát triển Đô thị Thanh Hóa;
+ Định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thương mại, văn hóa thể thao, giáo dục, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ; hệ thống cây xanh, quảng trường đô thị. Việc quy hoạch hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố phải gắn với bảo vệ môi trường và các yếu tố về văn hóa, truyền thống lịch sử;
+ Thiết kế đô thị theo quy định. Yêu cầu phải thiết kế không gian đô thị chung cho thành phố hướng tới từng khu chức năng, từng khu vực, khu phố; các trục đường lớn phải thiết kế không gian kiến trúc đô thị. Tận dụng tối đa các ưu thế cảnh quan tự nhiên, văn hóa - lịch sử làm điểm nhấn để phát triển đô thị.
Chú trọng hệ thống cây xanh, mặt nước và môi trường sinh thái, bảo vệ và tăng cường các diện tích mặt nước, vùng sinh thái tự nhiên để hạn chế xảy ra hiện tượng ngập lụt cục bộ nặng khi mưa lớn và quá tải về môi trường.
+ Định hướng quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các giai đoạn quy hoạch. Xác định các quỹ đất mới dành cho phát triển đô thị và thu hút đầu tư;
+ Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm giao thông; cao độ nền và thoát nước mưa, nước thải; cung cấp năng lượng; viễn thông; cấp nước; quản lý chất thải rắn và nghĩa trang, đảm bảo phù hợp tính chất, chức năng của Đô thị Thanh Hóa
Hệ thống giao thông phải kết nối đồng bộ trong thành phố, kết nối thành phố với các huyện lân cận, các tỉnh lân cận, các nước trong khu vực. Phát triển giao thông theo hướng hiện đại, giải quyết tình trạng ách tắc giao thông; tăng cường những khoảng trống cần thiết cho cây xanh, bãi đỗ xe;
+ Đánh giá môi trường chiến lược theo quy định (lưu ý đánh giá tác động của việc di chuyển của các khu công nghiệp hiện hữu và định hướng trong tương lai);
+ Luận cứ xác định danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư theo các giai đoạn quy hoạch; đề xuất nguồn lực thực hiện, chiến lược phát triển đô thị;
+ Dự thảo Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh quy hoạch.
- Thành phần hồ sơ: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Xây dựng Website về Quy hoạch chung Đô thị Thanh Hóa; GIS hóa các nội dung quy hoạch để thuận lợi cho cộng đồng dân cư tới tham gia xây dựng quy hoạch, tiếp cận với tài liệu quy hoạch và cùng nhà nước thực hiện quy hoạch.
Tiến độ: Dự kiến hoàn thành trong 09 tháng kể từ khi Nhiệm vụ quy hoạch chung được phê duyệt.
Trách nhiệm:
- Cơ quan tổ chức và trình duyệt: Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa;
- Cơ quan thẩm định: Bộ Xây dựng;
- Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ;
- Đơn vị tư vấn: Tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn theo quy định hiện hành của pháp luật. Thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài theo hình thức liên danh với nhà thầu tư vấn trong nước thực hiện đồ án quy hoạch.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa bố trí nguồn vốn, phê duyệt tổng dự toán chi phí lập quy hoạch; phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức lập, trình duyệt đồ án quy hoạch chung Đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 theo quy định pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Công văn 1110/TTg-CN năm 2018 về chủ trương điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1077/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Hà Giang, tỉnh Hà Giang đến năm 2035 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 602/VPCP-CN năm 2019 về chủ trương lập Quy hoạch chung đô thị Văn Giang, tỉnh Hưng Yên do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2430/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045
- 6Quyết định 1052/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 2Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 3Quyết định 84/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 5Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 6Công văn 1110/TTg-CN năm 2018 về chủ trương điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 1077/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Hà Giang, tỉnh Hà Giang đến năm 2035 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 602/VPCP-CN năm 2019 về chủ trương lập Quy hoạch chung đô thị Văn Giang, tỉnh Hưng Yên do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 2430/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045
- 11Quyết định 1052/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 129/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung Đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 129/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/01/2019
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Trịnh Đình Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra