Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1282/QĐ-UBND

Đắk Lắk, ngày 16 tháng 06 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA CHƯ YANG SIN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

Căn cứ Luật tổ chức HĐND&UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

Căn cứ Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

Căn cứ Quyết định số 1167/QĐ-UBND ngày 28/5/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc Phê duyệt Đề cương - Dự toán dự án Quy hoạch bảo tồn và phát triển các khu rừng đặc dụng thuộc tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng của tỉnh đến năm 2020 và chỉ định thầu đơn vị tư vấn thực hiện dự án;

Căn cứ Công văn số 1251/TCLN-BTTN ngày 14/8/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc góp ý Báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng tỉnh Đắk Lắk;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình số 88/TTr-SNNNT ngày 07/5/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Chư Yang Sin đến năm 2020, với các nội dung chính sau:

1. Tên bản quy hoạch, chủ đầu tư, chủ quản đầu tư.

Tên bản quy hoạch: Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Chư Yang Sin đến năm 2020.

- Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk.

- Cơ quan đầu tư: Vườn quốc gia Chư Yang Sin.

2. Địa điểm thực hiện quy hoạch: tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin nằm trên địa giới hành chính các xã Cư Drăm, Cư Pui, Hòa Lễ, Hòa Phong, Hòa Sơn, Khuê Ngọc Điền, Yang Mao thuộc huyện Krông Bông và các xã Bông Krang, Krông Nô, Yang Tao thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.

3. Mục tiêu của Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững:

- Bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng vùng núi Tây Nguyên bao gồm: Bảo tồn các kiểu thảm thực vật rừng phân bố theo đai cao, các xã hợp thực vật đặc hữu gắn với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và đai cao của Tây Nguyên và 05 khu rừng có giá trị bảo tồn cao.

- Bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nhóm loài và nguồn gen động thực vật đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm cấp quốc tế, quốc gia bao gồm các nhóm loài cây hạt trần quý, hiếm như Pơ Mu, Du Sam, Thông Lá Dẹt, Bách Xanh, Thông 5 Lá; các loài chim, các nhóm thú Linh trưởng, thú Guốc chẵn nguy cấp, quý, hiếm.

- Bảo tồn gắn với quản lý bền vững lưu vực đầu nguồn sông Sêrêpôk, Mê Kông để duy trì thủy văn cho sản xuất và đời sống của tỉnh Đăk Lăk và góp phần ổn định, điều hòa nguồn nước hệ thống sông Mê Kông.

- Bảo tồn và gắn với phát triển các tri thức, văn hóa bản địa và sinh kế, kinh tế xã hội, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích trong bảo tồn với cộng đồng vùng đệm.

- Bảo tồn gắn với phát triển du lịch sinh thái - văn hóa bản địa - lịch sử tạo ra thu nhập phục vụ bảo tồn và đóng góp vào đời sống của cộng đồng vùng đệm.

- Phát huy các giá trị dịch vụ môi trường rừng để giảm nhẹ biến đổi khí hậu như hấp thụ CO2 của rừng, tiến đến bán tín chỉ carbon rừng để tạo ra tài chính cho bảo tồn và sinh kế của người dân.

- Tạo ra môi trường nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế để thu hút nguồn lực phục vụ bảo tồn và nâng cao năng lực.

4. Nội dung và quy mô của Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững.

a) Nội dung quy hoạch bao gồm:

- Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới, quy mô diện tích khu rừng đặc dụng;

- Quy hoạch không gian các phân khu chức năng;

- Quy hoạch bộ máy quản lý, phát triển nguồn nhân lực cho quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn, phát triển cộng đồng;

- Quy hoạch, lập bản đồ, xây dựng các chương trình và cơ sở hạ tầng về quản lý bảo vệ rừng (trạm, đường tuần tra, văn phòng, mốc ranh giới, thông tin, thiết bị), phòng cháy rừng, giám sát đa dạng sinh học, nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi sinh thái, lịch sử văn hóa, dịch vụ môi trường rừng, vườn thực vật, trạm cứu hộ động vật;

- Quy hoạch cơ sở hạ tầng, lập bản đồ và xây dựng các chương trình phát triển du lịch sinh thái;

- Quy hoạch phát triển vùng đệm.

b) Các chương trình, giải pháp để thực hiện các nội dung quy hoạch bao gồm:

- Chương trình phát triển nguồn nhân lực;

- Chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng và quản lý bảo vệ rừng;

- Chương trình nghiên cứu bảo tồn, giám sát đa dạng sinh học, phục hồi sinh thái;

- Chương trình xây dựng vườn thực vật và trạm cứu hộ động vật hoang dã;

- Chương trình phát triển du lịch sinh thái, văn hóa - lịch sử;

- Chương trình phát triển vùng đệm gắn với dịch vụ môi trường rừng.

c) Quy mô quy hoạch.

- Tổng diện tích tự nhiên là 59.269,5 ha, được chia thành 03 phân khu chức năng:

+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: diện tích 53.094,8 ha, có chức năng bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái, sinh cảnh, thảm thực vật, xã hợp thực vật, các khu rừng có giá trị bảo tồn cao, đất đai và thành phần hệ sinh thái, đa dạng sinh vật trong phân khu;

+ Phân khu phục hồi sinh thái: diện tích 5.361,8 ha, có chức năng phục hồi lại các hệ sinh thái rừng, thảm thực vật, sinh cảnh đã bị tác động do canh tác nông nghiệp, trồng rừng trước đây bằng các biện pháp tự nhiên;

+ Phân khu hành chính - dịch vụ: diện tích 839,9 ha, có chức năng phục vụ các hoạt động quản lý hành chính, dịch vụ nghiên cứu khoa học, dịch vụ tham quan, du lịch và tuyên truyền giáo dục.

- Vùng đệm nằm trên địa giới hành chính 02 tỉnh:

+ Tỉnh Đắk Lắk bao gồm: các xã Hòa Sơn, Khuê Ngọc Điền, Hòa Lễ, Hòa Phong, Cư Pui, Cư Drăm, Yang Mao thuộc huyện Krông Bông; các xã Yang Tao, Bông Krang, Krông Nô thuộc huyện Lắk.

+ Tỉnh Lâm Đồng bao gồm: xã Đưng Knớ, Đạ Chais, Đạ Nhim thuộc huyện Lạc Dương; xã Đạ Long thuộc huyện Đạm Rông.

5. Tổng mức đầu tư giai đoạn năm 2014 đến 2020: 255.723 triệu đồng, trong đó:

- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: 78.270 triệu đồng;

- Kinh phí quản lý bảo vệ rừng: 36.714 triệu đồng;

- Đầu tư cơ sở hạ tầng cho quản lý bảo vệ rừng: 51.468 triệu đồng;

- Đầu tư nghiên cứu bảo tồn, giám sát đa dạng sinh học, phục hồi sinh thái: 40.865 triệu đồng;

- Đầu tư xây dựng vườn thực vật, trạm cứu hộ động vật hoang dã: 12.705 triệu đồng;

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho du lịch sinh thái, văn hóa - lịch sử: 15.770 triệu đồng;

- Đầu tư phát triển vùng đệm gắn với dịch vụ môi trường rừng: 19.930 triệu đồng.

6. Nhu cầu vốn và tiến độ giải ngân.

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Nguồn vốn thực hiện quy hoạch

Tổng số

Năm

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

01

Vốn Nhà nước

200.000

16.123

27.553

42.408

39.118

32.993

21.401

19.402

02

Vốn khác

55.723

4.723

6.000

8.000

8.000

10.000

10.000

10.000

Tổng nhu cầu

255.723

20.846

33.553

50.408

47.118

42.993

31.401

29.402

7. Thời gian thực hiện quy hoạch: năm 2014 đến 2020

8. Tiến độ thực hiện quy hoạch: (Chi tiết tại Phụ biểu tiến độ thực hiện Hạng mục - Dự toán vốn đầu tư cho quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Chư Yang Sin, kèm theo).

Điều 2. Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Vườn quốc gia Chư Yang Sin triển khai thực hiện các chương trình, giải pháp cụ thể của quy hoạch và kêu gọi đầu tư để quy hoạch được triển khai thực hiện đúng nội dung và tiến độ đề ra.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND huyện Krông Bông, Chủ tịch UBND huyện Lắk, Giám đốc Vườn quốc gia Chư Yang Sin và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TT.Tỉnh ủy, TTHĐND tỉnh;
- UBND tỉnh: CT, các PCT;
- Lãnh đạo VP.UBND tỉnh;
- Phòng: Tổng hợp, TC-TM
- Lưu: VT, NN-MT (25 b - Vũ)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Văn Khiết

 

PHỤ BIỂU TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

HẠNG MỤC - DỰ TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CHO QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA CHƯ YANG SIN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1282/QĐ-UBND ngày 16/6/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk)

TT

Chương trình/ Hạng mục

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Phân theo năm

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

I

Phát triển nguồn nhân lực, kinh phí sự nghiệp

 

 

 

78.270

10.960

11.160

11.260

11.260

11.310

11.160

11.160

1

Kinh phí sự nghiệp, quỹ lương cho 153 cán bộ nhân viên

Người/năm

153

70

74.970

10.710

10.710

10.710

10.710

10.710

10.710

10.710

2

Đào tạo ngắn hạn

Khóa

40

50

2.000

150

250

350

350

400

250

250

3

Đào tạo chính quy đại học và sau đại học

Người

26

50

1.300

100

200

200

200

200

200

200

II

Kinh phí quản lý bảo vệ rừng

 

 

 

36.714

6.411

4.778

4.778

4.778

4.778

6.411

4.778

1

Khoán quản lý bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cộng đồng địa phương,...

Ha

32.655

0,135

30.859

4.408

4.408

4.408

4.408

4.408

4.408

4.408

2

Kinh phí lập hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng

Ha

32.655

0,05

3.266

1.633

 

 

 

 

1.633

 

3

Thực hiện phương án Phòng cháy chữa cháy rừng

Năm

7

120

1.050

150

150

150

150

150

150

150

4

Kinh phí tổ chức truy quét bảo vệ rừng

Năm

7

200

1.400

200

200

200

200

200

200

200

5

Tuyên truyền bảo vệ rừng, PCCCR

Năm

7

20

140

20

20

20

20

20

20

20

III

Cơ sở hạ tầng cho quản lý bảo vệ rừng

 

 

 

51.468

410

7.195

15.914

6.690

11.235

3.700

6324

III.1

Cơ sở hạ tầng văn phòng, trang thiết bị

 

 

 

19.575

20

3.780

6.920

3.520

2.295

3.020

20

1

Bảo dưỡng nhà văn phòng hiện có

Khu

1

2.000

2.000

 

 

 

 

2.000

 

 

2

Nhà ăn ở CBCNV

m2

200

7

1.400

 

 

1.400

 

 

 

 

3

Hệ thống tường rào mới (3 mặt)

m

800

1

800

 

 

800

 

 

 

 

4

Hệ thống nước sạch

Km

5

100

500

 

 

500

 

 

 

 

5

Nhà bảo tàng

m2

200

10

2.000

 

 

 

2.000

 

 

 

6

Hội trường

m2

200

8

1.600

 

1.600

 

 

 

 

 

7

Nhà luyện tập đa chức năng

m2

300

10

3.000

 

 

 

 

 

3.000

 

8

Bổ sung nhà ở cho nhân viên: 12m2/người

m2

500

7

3.500

 

 

3.500

 

 

 

 

9

Kho chứa tang vật

m2

200

6

1.200

 

1.200

 

 

 

 

 

10

Hoàn chỉnh lại Website KBT, nhấn mạnh du lịch sinh thái

Website / năm

7

20

140

20

20

20

20

20

20

20

11

Máy vi tính

Cái

15

15

225

 

150

 

 

75

 

 

12

Laptop

Cái

6

25

150

 

100

 

 

50

 

 

13

Máy in

Cái

15

8

130

 

80

 

 

50

 

 

14

Hệ thống truyền thông (máy chiếu, màn hình, laptop, loa, amply)

Bộ

3

100

300

 

200

 

 

100

 

 

15

Hệ thống bàn ghế tủ

Bộ

8

15

120

 

120

 

 

 

 

 

16

Máy Fax

Cái

2

10

20

 

20

 

 

 

 

 

17

Máy photocopy

Cái

2

35

70

 

70

 

 

 

 

 

18

Máy ảnh + máy quay phim

Cái

2

50

100

 

100

 

 

 

 

 

19

Ô tô 5 chỗ

Cái

1

1.500

1.500

 

 

 

1.500

 

 

 

20

Ô tô chở tang vật (xe chuyên dụng - xe cẩu)

Cái

1

700

700

 

 

700

 

 

 

 

21

Xe gắn máy

Cái

4

30

120

 

120

 

 

 

 

 

III.2

Cơ sở hạ tầng trạm bảo vệ rừng, trang thiết bị, đường tuần tra, mốc ranh giới, phòng chữa cháy rừng

 

 

 

31.893

390

3.415

8.994

3.170

8.940

680

6.304

1

Xây mới nhà trạm mới (2 trạm) mỗi trạm 200 m2

m2

1.000

7

2.800

 

1.400

 

1.400

 

 

 

2

Nâng cấp 5 trạm

Trạm

5

100

500

 

 

200

200

100

 

 

3

Giếng khoan & máy bơm, hệ thống nước đầu nguồn và bồn chứa 2m3 cho 9 trạm

Bộ

9

100

900

 

100

300

300

200

 

 

4

Hệ thống điện (Pin mặt trời hoặc tua bin) cho 2 trạm chưa có

Bộ

5

100

200

 

100

 

100

 

 

 

5

Xe máy

Cái

32

25

800

 

200

 

300

 

300

 

6

Địa bàn

Cái

32

2

64

40

 

24

 

 

 

 

7

GPS

Cái

32

10

320

100

 

100

 

120

 

 

8

Súng hơi cay

Cái

32

5

160

50

 

 

110

 

 

 

9

Còng số 8

Cái

132

1

132

40

 

 

60

 

32

 

10

Bình xịt hơi cay

Bình

256

0,5

128

40

 

 

60

 

28

 

11

Tủ hồ sơ

Cái

16

10

160

 

100

 

 

60

 

 

12

Bàn ghế

Bộ

16

10

160

 

100

 

 

60

 

 

13

Giường

Cái

96

4

384

 

80

 

 

120

 

184

14

Ti vi & đầu kỹ thuật số

Bộ

16

25

400

 

 

250

 

150

 

 

15

Ống nhòm

Cái

16

10

160

 

100

 

60

 

 

 

16

Máy ảnh

Cái

16

20

320

 

100

 

100

 

120

 

17

Cột mốc ranh giới

Môc

35

15

525

 

525

 

 

 

 

 

18

Bảng tuyên truyền bằng bê tông

Bảng

17

20

340

 

200

 

140

 

 

 

19

Bảng phân khu mới

Bảng

6

50

300

 

150

 

150

 

 

 

20

Hệ thống đường tuần tra

Km

22

1.000

22.000

 

 

8.000

 

8.000

 

6.000

21

Chòi canh lửa

Cái

4

70

280

 

140

 

70

 

70

 

22

Bảng biểu PCCR (bảng sắt)

Cái

800

0,2

160

20

20

20

20

30

30

20

23

Dụng cụ, phương tiện PCCCR

Năm

7

100

700

100

100

100

100

100

100

100

IV

Nghiên cứu bảo tồn, giám sát đa dạng sinh học và phục hồi sinh thái

 

 

 

40.865

225

3.820

8.930

8.980

7.610

7.000

4.300

1

Trang thiết bị:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

GPS

Cái

5

10

50

 

50

 

 

 

 

 

1.2

Địa bàn cầm tay

Cái

5

2

10

 

10

 

 

 

 

 

1.3

Bẫy ảnh

Cái

20

30

600

 

150

 

150

 

300

 

1.4

Máy quay phim

Cái

2

30

60

 

30

 

30

 

 

 

1.5

Máy chụp hình

Cái

2

20

40

 

40

 

 

 

 

 

1.6

Ống nhòm chuyên dụng

Cái

2

10

20

 

20

 

 

 

 

 

1.7

Dụng cụ điều tra rừng:

 

 

 

0

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thước dài 50m

Cái

10

0,5

5

5

 

 

 

 

 

 

 

- Thước đo đường kính

cái

20

2

40

10

 

10

 

20

 

 

 

- Sunnto (đo cao, độ dốc)

Cái

20

15

300

75

 

75

 

150

 

 

 

- Dụng cụ đo độ ẩm, pH đất

Cái

20

15

300

75

 

75

 

150

 

 

 

- Máy lazer đo cây

Cái

5

50

250

50

 

100

 

100

 

 

 

- Đo tiết diện ngang - Bitherlich

Cái

10

5

50

10

 

20

 

20

 

 

 

-Tủ ẩm nhiệt (bảo quản mẫu)

Cái

2

50

100

 

50

 

 

50

 

 

 

-Tủ sấy mẫu

Cái

2

50

100

 

50

 

 

50

 

 

1.8

Máy quay phim hồng ngoại ban đêm

Cái

2

70

140

 

70

 

 

70

 

 

2

Lập bản đồ thảm thực vật, habitat, HCV bằng viễn thám, GIS

Đề tài

1

2.000

2.000

 

 

1500

500

 

 

 

3

Nghiên cứu tập tính, sinh thái loài động thực vật quý hiếm

Đề tài

1

2.500

2.500

 

 

 

1500

1000

 

 

4

Thiết kế và thực hiện hệ thống giám sát đa dạng sinh học

Đề tài

1

1.000

1.000

 

650

350

 

 

 

 

5

Nghiên cứu thành phần hệ sinh thái rừng: Nấm, rêu, địa y,..

Đề tài

1

1.000

1.000

 

 

 

 

 

700

300

6

Điều tra dược liệu

Đề tài

1

800

800

 

 

500

300

 

 

 

7

Điều tra LSNG

Đề tài

1

500

500

 

 

 

500

 

 

 

8

Theo dõi diễn thế rừng sau nương rẫy

Đề tài

1

1.000

1.000

 

700

300

 

 

 

 

9

Phục hồi rừng bỏ hóa bằng cây bản địa (giai đoạn 1)

Ha

1.500

20

30.000

 

2.000

6.000

6.000

6.000

6.000

4.000

V

Xây dựng vườn thực vật, cứu hộ động vật hoang dã

 

 

 

12.705

 

 

805,2

8700

3200

 

 

1

Vườn thực vật

Ha

151,3

4

605

 

 

605,2

 

 

 

 

2

Đóng bảng tên cây

Cái

4.000

0,2

800

 

 

200

400

200

 

 

3

Hệ thống đường bê tông 1 m trong vườn thực vật

Km

4

1.200

4.800

 

 

 

4.800

 

 

 

4

Trạm cứu hộ động vật bán hoang dã, chuồng trại

Ha

5

100

500

 

 

 

500

 

 

 

5

Chuồng trại

m2

1.000

5

5.000

 

 

 

3.000

2000

 

 

6

Trang thiết bị chăm sóc, nuôi dưỡng

Bộ

2

500

1.000

 

 

 

 

1000

 

 

VI

Cơ sở hạ tầng cho du lịch sinh thái - lịch sử văn hóa

 

 

 

15.770

 

3.730

5.880

3.850

2.020

290

 

1

Nhà sàn gỗ theo kiến trúc bản địa cho đào tạo, nghiên cứu và du lịch ở 2 tuyến diện tích 200m2

Nhà

2

2.000

4.000

 

 

2.000

2.000

 

 

 

2

Nhà hội trường để giáo dục môi trường (nhà sàn) 200m2/nhà

Nhà

2

2.000

4.000

 

2.000

2.000

 

 

 

 

3

Nhà chòi nghỉ chân cho các tuyến lợp tranh

Chòi

10

70

700

 

 

 

210

350

140

 

4

Nhà dịch vụ 200m2

Cái

2

1.500

3.000

 

 

1.500

1500

 

 

 

5

Bảng chỉ dẫn kèm theo thông tin liên quan của các tour du lịch

Bảng

10

20

200

 

100

100

 

 

 

 

6

Cổng gỗ hoặc giả gỗ giới thiệu vào từng tuyến du lịch

Cái

4

5

20

 

10

10

 

 

 

 

7

Bảng tuyên truyền về môi trường, nâng cao nhận thức,...

Cái

60

1

60

 

20

20

20

 

 

 

8

Bảng tên cây

Bảng

1.000

0,2

200

 

100

100

 

 

 

 

9

Hệ thống thùng rác làm bằng vật liệu thiên nhiên + nắp đậy

Bộ

50

1

50

 

 

10

20

20

 

 

10

Ô tô vận chuyển khách du lịch 24 chỗ

Chiếc

2

1.500

3.000

 

1500

 

 

1.500

 

 

11

Máy phát điện & diamo

Bộ

2

20

40

 

 

40

 

 

 

 

12

Lều bạt di động

Cái

100

2

200

 

 

40

40

60

60

 

13

Xe đạp địa hình

Cái

100

3

300

 

 

60

60

90

90

 

VII

Phát triển vùng đệm, giáo dục môi trường

 

 

 

19.930

2.840

2.870

2.840

2.860

2.840

2.840

2.840

1

Trang thiết bị:

 

 

 

0

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Bộ bảng ghim (gồm cả chân)

Bộ

5

5

25

 

15

 

10

 

 

 

1.2

Bảng lật

Cái

5

5

25

 

15

 

10

 

 

 

2

Họp dân tuyên truyền

Năm

7

40

280

40

40

40

40

40

40

40

3

Chương trình phát triển vùng đệm theo định mức: 40 triệu/thôn buôn/năm x 70 thôn buôn x 7 năm.

Thôn, buôn

490

40

19.600

2.800

2.800

2.800

2.800

2.800

2.800

2.800

TỔNG CỘNG

 

 

255.723

20.846

33.553

50.408

47.118

42.993

31.401

29.402

 

Tổng cộng: Hai trăm năm mươi lăm tỷ, bảy trăm hai mươi ba triệu đồng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Chư Yang Sin đến năm 2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành

  • Số hiệu: 1282/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/06/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
  • Người ký: Đinh Văn Khiết
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/06/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản