THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1280/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2024 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Kết luận số 86-KL/TW ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
| KT. THỦ TƯỚNG |
THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 86-KL/TW NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2024 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ PHÁT TRIỂN NỀN Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM VÀ HỘI ĐÔNG Y VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
(Kèm theo Quyết định số 1280/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
Thực hiện Kết luận số 86-KL/TW ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
1. Mục đích
- Quán triệt, tuyên truyền, tổ chức thực hiện đầy đủ, chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ Ban Bí thư giao tại Kết luận số 86-KL/TW ngày 10 tháng 7 năm 2024 (Kết luận số 86-KL/TW) nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy hơn nữa vai trò của nền y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới.
- Xác định nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương, Hội Đông y Việt Nam và cơ quan liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Yêu cầu
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị và xã hội về phát triển Nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị để phát triển Nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
- Các nhiệm vụ triển khai thực hiện phải bám sát nội dung Kết luận số 86-KL/TW, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, khả thi.
- Phân công trách nhiệm của các cơ quan thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch bảo đảm thời gian tiến độ và sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong quá trình thực hiện.
- Bảo đảm đầy đủ nguồn lực để thực hiện Kế hoạch.
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phát triển Nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác phát triển Nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới. Xác định y học cổ truyền Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong hệ thống y tế, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Phát triển Nền Y học cổ truyền là góp phần bảo tồn bản sắc, phát triển kho tàng y dược dân tộc, truyền thống và bản sắc văn hóa Việt Nam, thể hiện tinh thần độc lập, tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam.
- Tuyên truyền các giá trị của Nền Y học cổ truyền Việt Nam, tư tưởng, các tác phẩm giá trị của các đại danh y; tham gia thực hiện tốt phong trào người Việt dùng thuốc Việt; tuyên truyền, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt trong công tác phát triển y học cổ truyền Việt Nam; đồng thời, quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển y học cổ truyền phải gắn liền với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
2. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để phát triển Nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam
- Tiếp tục thể chế hóa, thực hiện hiệu quả Kết luận số 86-KL/TW; Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới” (Chỉ thị số 24-CT/TW) gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII và các chủ trương của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
- Tiếp tục, nghiên cứu, rà soát, đề xuất hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực y học cổ truyền nhằm tạo hành lang pháp lý và điều kiện để phát triển Nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam.
- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách liên quan đến xúc tiến thương mại để xuất khẩu các sản phẩm y học cổ truyền, bao gồm cả nhân lực chất lượng cao, các phương pháp chữa bệnh, dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền ra thị trường quốc tế phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe và du lịch.
- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách đặc thù trong phát triển dược liệu, nhất là các dược liệu đặc hữu, dược liệu có giá trị kinh tế cao, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách cụ thể trong đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tôn vinh và bảo đảm quyền lợi của các danh y; bảo vệ bí mật nhà nước trong bào chế, chế biến thuốc y học cổ truyền.
3. Tổ chức, quản lý
- Hoàn thiện hệ thống quản lý từ trung ương đến địa phương, nâng cao năng lực, hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực y học cổ truyền.
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển hệ thống khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở và khoa y học cổ truyền trong bệnh viện hiện đại; thành lập bệnh viện tuyến tỉnh đối với các tỉnh chưa có bệnh viện y học cổ truyền.
4. Phát triển dược liệu và thuốc cổ truyền
- Phát triển vùng nuôi trồng dược liệu theo quy mô công nghiệp; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc và đảm bảo an ninh, an toàn dược liệu.
- Phát triển ngành công nghiệp dược liệu gắn với nghiên cứu khoa học, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến; đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng dược liệu, sản xuất và tiêu dùng thuốc cổ truyền.
- Khuyến khích phát triển nuôi trồng cây thuốc, vườn thuốc tại nhà; tăng cường sử dụng các dược liệu sẵn có tại địa phương; tổ chức bảo tồn nguồn gen, dược liệu quý tại các địa phương trong toàn quốc.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực y học cổ truyền, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành; tiếp tục tổ chức rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực y học cổ truyền.
- Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về dược liệu, thuốc cổ truyền liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành và tra cứu dữ liệu, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về du lịch.
6. Phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu cả về y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; đào tạo lương y, lương dược; nghiên cứu xây dựng mã ngành, chương trình đào tạo lương y, lương dược; phấn đấu đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao từ trung ương đến địa phương.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách và hiện đại hóa chương trình giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, kiểm nghiệm, chứng minh hiệu quả của các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, các bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền,
7. Hợp tác quốc tế
- Chủ động tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đẩy mạnh việc xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu của y học cổ truyền Việt Nam ra trường quốc tế.
- Mở rộng, đa dạng hóa các kênh và hình thức hợp tác bao gồm cả ngoại giao song phương và ngoại giao đa phương; chủ động, tích cực phối hợp giữa các cơ quan, các cấp, các ngành trong triển khai hội nhập, hợp tác quốc tế lĩnh vực y học cổ truyền.
- Chủ động triển khai các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế lĩnh vực y học cổ truyền đã ký kết.
- Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, khu vực và các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có Nền Y học cổ truyền phát triển nhằm thu hút đầu tư, tranh thủ sự hỗ trợ, chuyển giao công nghệ kỹ thuật, chú trọng hợp tác về hoạt động khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học.
8. Công tác thanh tra, kiểm tra
- Tiếp tục tổ chức có hiệu quả công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong quản lý dược liệu, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền và các dịch vụ y học cổ truyền.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thông tin, quảng cáo về y học cổ truyền; xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý các vi phạm, kiên quyết đấu tranh phòng, chống các sản phẩm y học cổ truyền, dược liệu giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
9. Tập trung phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền; nâng cao chất lượng dịch vụ của y học cổ truyền gắn với chăm sóc sức khỏe và phục vụ du lịch.
10. Tăng cường công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực, thành phần tham gia vào công tác phát triển y học cổ truyền.
11. Phát huy vai trò của Hội Đông y Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội nghề nghiệp
- Hội Đông y Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò trong việc tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin về y học cổ truyền Việt Nam.
- Củng cố, kiện toàn tổ chức Hội Đông y Việt Nam và Hội Đông y ở địa phương; đổi mới mạnh mẽ nội dung hoạt động, phương thức hoạt động với tinh thần chủ động, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, khẳng định, phát huy vai trò của Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới.
- Tích cực tham gia các hội nghề nghiệp có lĩnh vực hoạt động liên quan đến y học cổ truyền trong khu vực và trên thế giới nhằm giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn trong công tác phát triển hội.
- Bộ Y tế phối hợp với Hội Đông y Việt Nam và các Hội nghề nghiệp tích cực làm tốt công tác sưu tầm, thừa kế, bảo tồn các bài thuốc hay, cây thuốc quý, các phương pháp chữa bệnh hiệu quả, tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến hội viên và nhân dân trong nước và quốc tế biết, sử dụng an toàn, hiệu quả.
1. Trách nhiệm thực hiện
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan
- Căn cứ Kế hoạch này, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được giao tại phụ lục phân công nhiệm vụ ban hành kèm theo.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp chặt chẽ với Hội Đông y các cấp để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
- Hàng năm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao về Bộ Y tế (trước ngày 01 tháng 11) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Bộ Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội Đông y Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan tiếp tục rà soát, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về y học cổ truyền, trong đó kịp thời hướng dẫn và đẩy mạnh công tác tổ chức thực hiện, định kỳ đánh giá kết quả các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển y học cổ truyền Việt Nam theo Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, thường xuyên tổ chức hoạt động kiểm tra việc thực hiện Kết luận số 86-KL/TW và Kế hoạch này tại các bộ, ngành, địa phương, chủ động giải quyết các vướng mắc theo thẩm quyền và báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
c) Bộ Nội vụ
Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Hội Đông y Việt Nam và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để phát triển Hội Đông y trên toàn quốc theo đúng chỉ đạo tại Chỉ thị số 24-CT/TW và Kết luận số 86-KL/TW.
d) Hội Đông y Việt Nam
- Căn cứ Kế hoạch này chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao tại phụ lục Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ.
- Phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện Kết luận số 86-KL/TW và Kế hoạch này.
- Hàng năm phối hợp với Bộ Y tế báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Bí thư theo quy định.
đ) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Căn cứ chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04 tháng 7 năm 2008 và Kết luận số 86-KL/TW ngày 10 tháng 7 năm 2024, chủ động xây dựng hoặc lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp phát triển Nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới trên địa bàn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Thường xuyên đôn đốc thực hiện Kế hoạch, các giải pháp nhiệm vụ, giải pháp phát triển Nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới trên địa bàn; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Bí thư theo quy định.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
DANH MỤC ĐỀ ÁN, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 86-KL/TW NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2024 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ PHÁT TRIỂN NỀN Y HỌC VIỆT NAM VÀ HỘI ĐÔNG Y VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
(Kèm theo theo Quyết định số 1280/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Tên nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | Cấp phê duyệt | Sản phẩm chủ yếu |
1 | Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới; các giá trị của nền Y học cổ truyền Việt Nam, các tác phẩm kinh điển của các đại danh y; các mô hình hay, cách làm tốt trong công tác phát triển y học cổ truyền Việt Nam | Bộ Y tế | - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Hội Đông y Việt Nam. | Hàng năm |
|
|
2 | Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách liên quan đến xúc tiến thương mại để xuất khẩu các sản phẩm y học cổ truyền, bao gồm cả nhân lực chất lượng cao, các phương pháp chữa bệnh, dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền | Bộ Y tế | - Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng nhiệm vụ. - Hội Đông y Việt Nam và các Hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực y học cổ truyền. | Hàng năm | Bộ Y tế | Các chính sách được Bộ Y tế đề xuất |
3 | Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách đặc thù trong phát triển dược liệu, nhất là các dược liệu quý hiếm, dược liệu có giá trị kinh tế cao, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa | Bộ Y tế | - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ. - Hội Đông y Việt Nam và các Hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực y học cổ truyền. | Hàng năm | Bộ Y tế | Chính sách được ban hành |
4 | Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc và đảm bảo an ninh, an toàn dược liệu | Bộ Y tế | - Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ. - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Hội Đông y Việt Nam và các Hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực y học cổ truyền. | 2025-2030 | Bộ Y tế | Hệ thống truy xuất nguồn gốc được xây dựng và liên thông với các bộ, ngành có liên quan và quốc gia |
5 | Xây dựng Kế hoạch thanh tra, xử lý các vi phạm liên quan đến dược liệu và thuốc cổ truyền; hoạt động thông tin, quảng cáo và các dịch vụ thuộc lĩnh vực y học cổ truyền | Bộ Y tế | - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ. - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. | Hàng năm | Bộ Y tế | Kế hoạch thanh tra được ban hành |
6 | Xây dựng Đề án củng cố, kiện toàn, đổi mới tổ chức, hoạt động Hội Đông y Việt Nam và Hội Đông y ở địa phương | Hội Đông y Việt Nam | - Bộ Nội vụ, Bộ Y tế và các bộ, ban, ngành liên quan. - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. | 2027 | Bộ Nội vụ | Đề án được phê duyệt |
7 | Điều chỉnh thời gian Đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống bệnh viện (khám, chữa bệnh) y học cổ truyền toàn quốc giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn 2045 | Bộ Y tế | - Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ. - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. | 2027 | Thủ tướng Chính phủ | Đề án được phê duyệt |
8 | Nghiên cứu xây dựng mã ngành đào tạo lương y, lương dược | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | - Bộ Y tế. - Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Hội Đông y Việt Nam. | 2025-2030 | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Mã ngành đào tạo lương y, lương dược được phê duyệt |
9 | Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về dược liệu, thuốc cổ truyền liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành 2025 - 2030, tầm nhìn đến 2045 | Bộ Y tế | - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ. - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. | 2025-2030 | Bộ Y tế | Cơ sở dữ liệu về dược liệu, thuốc cổ truyền được xây dựng và liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành |
10 | Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành và tra cứu dữ liệu, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về du lịch | Bộ Y tế | - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương | 2025-2030 | Bộ Y tế | Cơ sở dữ liệu thông tin về dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch được xây dựng và liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về du lịch |
11 | Xây dựng bộ tiêu chuẩn để tổ chức công nhận sản phẩm, dịch vụ y học cổ truyền đạt tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) mang tính bản sắc, thương hiệu Việt Nam phục vụ khách du lịch | Bộ Y tế | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số đơn vị có liên quan | 2025-2030 tầm nhìn 2045 | Bộ Khoa học và Công nghệ | Các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) được xây dựng và ban hành |
12 | Nghiên cứu, phối hợp với Bộ Y tế xây dựng, đề xuất các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, phát triển thương hiệu, tuyên truyền quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ y học cổ truyền có tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam ra thị trường quốc tế | Bộ Công Thương | - Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính. - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. | Hàng năm | Bộ Công Thương | Các hoạt động xúc tiến được triển khai |
13 | Tổ chức sưu tầm, hiệu đính và tái bản các tác phẩm y học cổ truyền của đại danh y | Bộ Y tế | - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ. - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. | Hàng năm | Bộ Y tế | Các tác phẩm được sưu tầm, hiệu đính và tái bản |
- 1Công văn 3153/BYT-YDCT năm 2015 thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong việc phát triển Bệnh viện y học cổ truyền do Bộ Y tế ban hành
- 2Công văn 1555/YDCT-QLHN năm 2023 trả lời cử tri về bổ sung phạm vi chuyên môn cho bác sĩ y học cổ truyền do Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền ban hành
- 3Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định về cấp giấy chứng nhận lương y, giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Quyết định 1280/QĐ-TTg năm 2024 Kế hoạch thực hiện Kết luận 86-KL/TW về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1280/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/10/2024
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Lê Thành Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/10/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết