- 1Nghị định 25-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Nghị định 95/1998/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 4Nghị định 96/1998/NĐ-CP về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức
- 5Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỐ;128/2001/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
"VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, BIÊN CHẾ VÀ QUỸ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG CÁC ĐƠN VỊ THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI "
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, thông qua ngày 26/2/1998.
Căn cứ Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang.
Căn cứ Nghị định số 95/1998/NĐ-CP, số 96/1998/NĐ-CP và số 97/1998/NĐ-CP, ngày 17/11/1998 của Chính phủ hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện Pháp lệnh cán bộ, công chức;
Căn cứ Quyết định số 634/QĐ-TU; Quyết định số 635/QĐ-TU ngày 05/11/2001 của Ban Thường vụ thành uỷ về phân công, phân cấp quản lý cán bộ và quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, nghỉ hưu đối với cán bộ.
Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền Thành phố và giám đốc Sở Tài chính Vật giá Hà Nội.
| T/M.UỶ BAN NHÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, BIÊN CHẾ VÀ QUỸ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 128/2001/QĐ-UB ngày 17/12/2001 của UBND Thành phố Hà Nội)
Nhằm từng bước đưa công tác quản lý cán bộ, công chức, biên chế và quỹ tiền lương, tiền công trong khu vực HCSN di vào nề nếp, thực hiện quản lý thống nhất; tuyển dụng cán bộ, công chức đúng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, bảo đảm việc sử dụng ngân sách Nhà nước đúng mục đích, có hiệu quả.\
UBND Thành phố quy định công tác quản lý cán bộ, công chức, biên chế và quỹ tiền lương, tiền công các đơn vị thuộc Thành phố Hà Nội như sau:
Quy chế này được áp dụng cho các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp hoạt động bằng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, một số đối tượng cán bộ quản lý ở doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm:
1. Cán bộ, công chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố.
2. Cán bộ, công chức được điều động, biệt phái làm việc ở các hội quần chúng.
3. Những người làm việc theo chế độ hợp đồng.
4. Cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước (Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng).
1. Các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc đối tượng tại điều 1 chịu sự quản lý thống nhất của Thành phố về cán bộ, công chức và quỹ tiền lương, tiền công theo quy định hiện hành.
2. Ban Tổ chức chính quyền Thành phố cùng Sở Tài chính Vật giá Hà Nội là 2 cơ quan chuyên môn thường trực giúp UBND Thành phố, thực hiện quản lý thống nhất các đối tượng và nội dung trong quy chế này.
QUẢN LÝ BIÊN CHẾ, QUỸ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG
Điều 3: Xây dựng và kiểm tra kế hoạch biên chế, tiền lương
1. Hàng năm Phòng Tổ chức – cán bộ phối hợp với Phòng Kế toán tài vụ (ở các Sở, Ban, Ngành); Phòng Tổ chức chính quyền phối hợp với Phòng Tài chính (ở Quận, Huyện) phải xây dựng kế hoạch chỉ tiêu biên chế, quỹ tiền lương, tiền công của đơn vị và báo cáo về Ban TCCQ Thành phố, Sở Tài chính Vật giá (theo mẫu 1a, 1b và mẫu số 2) trước ngày 20 tháng 10.
2. Ban Tổ chức chính quyền Thành phố phối hợp với Sở Tài chính Vật giá giúp Thành phố thực hiện kiểm tra, xem xét và tổng hợp thành kế hoạch chung toàn Thành phố trình UBND Thành phố trước ngày 05/11. Kế hoạch số lượng cán bộ, công chức và hợp đồng lao động trong chỉ tiêu được giao bao gồm các tiêu thức theo quy định.
Điều 4: Giao biên chế và quỹ lương
Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch số lượng cán bộ, công chức và quỹ tiền lương, tiền công do Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính thông báo, Ban Tổ chức chính quyền thành phố phối hợp với Sở Tài chính Vật giá rà soát chỉ tiêu biên chế và quỹ tiền lương, tiền công báo cáo UBND Thành phố ra quyết định giao chỉ tiêu biến chế, quỹ tiền lương, tiền công năm kế hoạch cho các Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện trước ngày 31/12 hàng năm.
Điều 5: Thực hiện quản lý biên chế và quỹ lương
1. Số liệu chỉ tiêu biên chế, hợp đồng lao động, quỹ tiền lương, tiền công giao cho các Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện trong tháng 12 năm trước là cơ sở để cấp phát quỹ tiền lương, tiền công quý I năm sau:
Việc xác nhận chỉ tiêu biên chế, hợp đồng lao động, quỹ tiền lương, tiền công cho các quý sau thực hiện vào tuần cuối của quý trước.
2. Trên cơ sở số liệu đã được duyệt tại quý I, căn cứ vào tình hình biến động về chất lượng, số lượng cán bộ công chức, hợp đồng lao động trong chỉ tiêu được giao các Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện có trách nhiệm tổng hợp, lập biểu theo mẫu số 1aa, 1bb và mẫu số 2 gửi về Ban Tổ chức chính quyền Thành phố (với Sở, Ban, Ngành không có các đơn vị trực thuộc thì sử dụng 1a và 1b thay thế mẫu tổng hợp số 2).
Các biểu mẫu trên được lập thành 4 bộ gửi về Ban Tổ chức chính quyền Thành phố để kiểm tra, xác nhận; trong thời hạn 5 ngày, Ban TCCQ TP ph¶i xác nhận xong biên chế, quỹ tiền lương, tiền công cho các đơn vị.
Điều 6: Cấp phát, chi trả và quyết toán quỹ lương
1. Căn cứ vào chỉ tiêu số lượng cán bộ, công chức, hợp đồng lao động được duyệt vào quỹ tiền lương, tiền công trong dự toán chi ngân sách được thông báo, đơn vị lập kế hoạch quỹ tiền lương, tiền công hàng quý để đề nghị cơ quan Tài chính cấp phát. Cơ quan tài chính tiến hành kiểm tra, đối chiếu và cấp phát quỹ tiền lương, tiền công cho đơn vị. Các trường hợp tăng quỹ tiền lương, tiền công không hợp lệ như: Tiếp nhận của cán bộ, công chức không đúng thẩm quyền quy định và không theo chỉ tiêu được duyệt, n©ng lương không đúng chế độ ... đều không được cấp phát.
2. Đối với các đơn vị do Thành phố quản lý: Sở Tài chính Vật giá thực hiện cấp phát quỹ tiền lương, tiền công định kỳ từ ngân sách Thành phố bằng hình thức hạn mức kinh phí (bao gồm cả phần kế hoạch quü tiền lương, tiền công do nâng bậc, nâng ngạch hoặc tuyển dụng mới theo chỉ tiêu được duyệt nếu phát sinh trong kỳ).
3. Đối với các đơn vị do quận, huyện quản lý: Phòng Tài chính thực hiện cấp phát quỹ tiền lương, tiền công định kỳ từ ngân sách quận, huyện bằng hình thức hạn mức kinh phí (bao gồm phần kế hoạch quỹ tiền lương, tiền công do nâng bậc, nâng ngạch hoặc tuyển dụng mới theo chỉ tiêu được duyệt nếu phát sinh trong kỳ).
Hạn mức kinh phí cấp phát cho các đơn vị nhất thiết phải ghi rõ và đúng mục chi lương, phụ cấp lương và tiền công.
4. Các Phòng Tài vụ của Sở, Ban, Ngành Thành phố, Phòng Tài chính quận, huyện căn cứ kế hoạch được duyệt và hạn mức kinh phí chi lương, phụ cấp và tiền công nhận được để tiến hành kiểm tra, đối chiếu rồi cấp phát cho các đơn vị trực thuộc, đồng thời gửi cơ quan Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị trực thuộc mở tài khoản để theo dõi việc chi trả quỹ tiền lương, tiền công ở các đơn vị.
5. Việc cấp phát quỹ tiền lương, tiền công nhất thiết phải theo đúng sự phân cấp quản lý và ghi đúng, đầy đủ theo quy định về Chương, Loại, Khoản, Mục, Tiểu mục của Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành. Mọi trường hợp không sử dụng đúng và hết quỹ tiền lương, tiền công phải được xử lý, thu hồi về ngân sách Nhà nước.
6. Kho bạc Nhà nước Thành phố, quận, huyện chØ được chi trả quỹ tiền lương, tiền công cho các đơn vị Sở, Ban, Ngành, quận, huyện khi có xác nhận của Ban Tổ chức chính quyền Thành phố và Sở Tài chính Vật giá.
7. Việc quyết toán quỹ tiền lương, tiền công ở đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức và hợp đồng lao động được thực hiện hàng quý trên cơ sở có đối chiếu hàng tháng với Kho bạc Nhà nước. Báo cáo quyết toán của cơ quan đơn vị phải được cơ quan chủ quản, cơ quan Tài chính kiểm tra chấp thuận đồng thời xử lý ngay các trường hợp chênh lệch quỹ tiền lương, tiền công trong quý. Báo cáo quyết toán quỹ tiền lương, tiền công hàng năm phải có xác nhận của cơ quan Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản.
8. Hàng năm cơ quan tài chính (theo phân cấp) phối hợp với Kho bạc Nhà nước, các Sở, Ban, Ngành tiền hành thẩm tra quyết toán chi tiêu quỹ tiền lương, tiền công của các đơn vị cơ sở, các trường hợp chi tiêu tiền lương, tiền công sai mục đích phải được xuất toán, các trường hợp cấp thừa quỹ tiền lương, tiền công phải được thu hồi về ngân sách Nhà nước.
9. Trên cơ sở báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc. Các Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện tổng hợp quyết toán với Sở Tài chính Vật giá. Sở Tài chính Vật giá tổng hợp quyết toán quỹ tiền lương, tiÒn công khu vực hành chính sự nghiệp trong tổng quyết toán ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội.
Điều 7: Thẩm quyền tiếp nhận, tuyển dụng, điều động, thuyên chuyển cán bộ, công chức.
1. UBND Thành phố ký quyết định tiếp nhận các đối tượng không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội chuyển công tác từ tỉnh ngoài, cơ quan Trung ương về các cơ quan của Hà Nội theo đề nghị của các cơ quan sử dụng cán bộ, công chức và Trưởng Ban Tổ chức chính quyền Thành phố, quyết định điều động, thuyên chuyển cán bộ, công chức thuộc diện UBND thành phố quản lý.
2. UBND Thành phố uỷ quyền cho Ban Tổ chức chính quyền Thành phố ký quyết định tiếp nhận, thuyên chuyển các đối tượng có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, bao gồm:
- Các trường hợp là cán bộ, công chức chuyển công tác từ tỉnh ngoài, cơ quan TW về các cơ quan của Hà Nội.
- Các trường hợp là cán bộ, viên chức được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng vào doanh nghiệp Nhà nước từ trước ngày 23/5/1993 (trước ngày ban hành Nghị định số 26/CP của Chính phủ về chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp nhà nước). Các trường hợp công tác ở lực lượng vũ trang từ trước khi có Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.
- Nếu cán bộ do doanh nghiệp Nhà nước tuyển dụng sau ngày 23/5/993 khi muốn chuyển vào khu vực hành chính sự nghiệp thì đều phải thi tuyển.
- Các trường hợp đã thi đỗ tại kỳ thi tuyển công chức Nhà nước của Thành phố.
- Thuyên chuyển cán bộ, công chức từ các cơ quan của Thành phố Hà Nội đi các tỉnh và cơ quan Trung ương.
3. UBND Thành phố uỷ quyền cho Giám đốc Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện ký quyết định tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển cán bộ công chức trong nội bộ giữa các cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể của Thành phố (ngoài các chức danh do Thành phố quản lý). Sau khi ra quyết ®Þnh, các quận, huyện, Sở, Ban, Ngành phải gửi 1 bản quyết định về Ban Tổ chức chính quyền thành phố để kiểm tra và tổng hợp. Nếu Sở, Ban, Ngành, quận, huyện tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển không đúng thẩm quyền, thừa chỉ tiêu biến chế được duyệt, UBND Thành phố sẽ ra quyết định huỷ bỏ quyết định sai trái đó.
Điều 8: Quy trình tiếp nhận cán bộ, công chức:
a. Yêu cầu về hồ sơ đối với cán bộ, công chức, viên chức đamg công tác ở cơ quan TW và các tỉnh chuyển về Hà Nội:
1. Một bản lý lịch có xác nhận của cơ quan đang quản lý
2. Một bản sao bằng tốt nghiệp, các văn bằng chứng chỉ
3. Một bản sao quyết định xếp ngạch, bậc công chức của cấp có thẩm quyền
4. Một bản nhận xét quá trình công tác
5. Một bản xác nhận sức khoẻ của cơ quan y tế cấp quận, huyện và tương đương trở lên.
6. Một giấy giới thiệu hoặc đơn xin chuyển công tác có ý kiến đồng ý chuyển của cơ quan có thẩm quyền
7. Một giấy chứng nhận hộ khẩu thường trú do công an phường xác nhận hoặc hộ khẩu gốc Hà Nội do công an quận, huyện xác nhận.
8. Phải có nhà ở và nơi nhập hé khẩu được chủ hộ đồng ý và có xác nhận của UBND phường, xã nơi chủ hộ đồng ý.
9. Những trường hợp chuyển công tác về Hà Nội để hợp lý hoá gia đình nhưng không có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội phải có giấy đăng ký kết hôn và xác nhận hộ khẩu thường trú tại Hà Nội của chồng hoặc vợ.
10. Cơ quan sử dụng cán bộ, công chức, viên chức sau khi kiểm tra, xem xĐt thủ tục giấy tờ phải có công văn đề nghị và có ý kiến nhất trí của cơ quan quản lý cấp trên.
b. Quy trình thực hiện
1. Các đối tượng xin tiếp nhận tiến hành làm hồ sơ như quy định tại mục a Điều 8 và nộp hồ sơ cho bộ phận tổ chức của đơn vị có nhu cầu tiếp nhận công chức.
2. Bộ phận tổ chức của đơn vị căn cứ biên chế, quỹ tiền lương, tiền công của đơn vị được giao tiến hành thành lập Hội đồng xét tuyển đề kiểm tra trình độ năng lực, khả năng chuyên môn. Nếu đủ điều kiện thì làm thủ tục tiếp nhận.
3. Lập tờ trình xin tiếp nhận (nếu đồng ý) hoặc có ý kiến trả lời đương sự (nếu không đồng ý) trong thời hạn 20 ngày kể từ khi đương sự nộp hồ sơ.
4. Phòng Tổ chức của các Sở, Ban, Ngành, quận, huyện giúp Giám đốc Sở, Ban, Ngành và Chủ tịch UBND quận, huyện tiến hành làm thủ tục tiếp nhận, điều động theo quy định thẩm quyền tại Điều 7 hoặc có ý kiến trả lời đơn vị cơ sở, đương sự (nếu không đồng ý) trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ.
5. Đối với các trường hợp cán bộ, viên chức làm việc ở doanh nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang từ trước khi ban hành Nghị định số 25/CP ngày 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ thì cơ quan sử dụng cán bộ, công chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra sát hạch theo quy định tại điều 27 Nghị định số 95/1998/NĐ-Cp, sau đó mới tiến hành làm các thủ tục tiếp nhận theo quy định.
6. Ban Tổ chức chính quyền Thành phố sau khi nhận hồ sơ và công văn đề nghị của các Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện, tiến hành làm thủ tục theo quy định về thẩm quyền ký quyết định tiếp nhận hoặc có ý kiến trả lời các đơn vị trên (nếu không giải quyết) trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được hå sơ.
7. Các trường hîp khi tiếp nhận, điều động mà công việc mới đảm nhận có thay đổi về tính chất nội dung và ngạch, bậc lương thì trong quyết định tiếp nhận cần xếp lại ngạch, bậc lương theo quy định của Nhà nước; trên cơ sở đề nghị của đơn vị sử dụng cán bộ, công chức (trừ trường hợp trước khi chuyển về cơ quan mới đang xếp lương theo bảng lương dân cử, được bảo lưu 6 tháng).
Điều 9: Tuyển dụng công chức Nhà nước
Việc tuyển dụng mới công chức nhất thiết phải qua thi tuyển theo Pháp lệnh công chức, Quyết định số 466/1998/QĐ-TCCP-BCTL ngày 5/9/1998 của Bộ trưởng, trưởng Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ về việc banh hành quy chế thi tuyển công chức, hướng dẫn của các Bộ chuyên ngành. UBND Thành phố Hµ Néi uỷ quyền cho Ban Tổ chức chính quyÒn Thành phố ra quyết định tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ, công chức theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 10: Cán bộ, công chức nghỉ hưu, thôi việc
- Cán bộ, công chức thuộc cấp nào quản lý, cấp đó ra quyết định nghỉ hưu, thôi việc.
- Định kỳ 6 tháng 1 lần, Tổ chức các đơn vị (Sở, Ngành, Quận, Huyện) lập danh sách cán bộ, công chức sắp đến tuổi nghỉ hưu thuộc cấp mình quản lý, báo cáo lãnh đạo đơn vị xem xét và ra thông báo bằng văn bản cho cán bộ và cơ quan nơi cán bộ công tác biết trước 3 tháng để chuẩn bị người thay thế. Ban Tổ chức chính quyền Thành phố thực hiện thông báo đối với cán bộ lãnh đạo thuộc diện UBND Thành phố quản lý (theo Quyết định số 70/2001/QĐ-UB ngày 11/9/2001 của UBND Thành phố).
- Khi cán bộ, công chức đủ tuổi (nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi) cấp có thẩm quyền ra quyết định chính thức để cán bộ, côn chức nghỉ theo chế độ 3 tháng.
- Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền, phòng Tổ chức làm các thủ tục chuyển cơ quan chức năng giải quyết chế độ chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 11: Nâng bậc lương cán bộ, công chức
1. Việc nâng bậc lương cán bộ, công chức được tiến hành thực hiện thường xuyên theo quy định của Chính phủ và Thông tư số 04/1999/TT-TTCP ngày 20/3/1999 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ nhưng tập trung vào 2 đợt : tháng 6 và tháng 12.
2. Ở mỗi đơn vị cơ sở và mỗi Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện thành lập 1 Hội đồng lương. Phòng Tổ chức các Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện có trách nhiệm tổng hợp đề nghị của các đơn vị cơ sở và báo cáo Hội đồng lương cấp Quận, Huyện và Sở, Ban, Ngành xét duyệt trước khi trình các cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Thẩm quyền ký quyết định lương cán bộ, công chức
a. UBND Thành phố ký quyết định:
+ Công chức Nhà nước ở ngạch chuyên viên chính và tương đương, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng các doanh nghiệp Nhà nước.
+ Thủ trưởng các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố bổ nhiệm.
Các đối tượng thuộc diện Thành uỷ quản lý, Ban Tổ chức chính quyền thành phố thống nhất với Ban Tổ chức Thành uỷ để báo cáo Thành uỷ duyệt. Sau khi có thông báo của Thành uỷ, Ban Tổ chức chính quyền Thành phố dự thảo quyết định trình UBND Thành phố ký. Các trường hợp là chuyên viên cao cấp và tương đương Ban Tổ chức chính quyền dự thảo công văn trình UBND Thành phố ký gửi Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ra quyết định.
b. Đối với các trường hợp công chức Nhà nước ở ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống: UBND Thành phố uỷ quyền cho Ban Tổ chức chính quyền Thành phố thẩm định và làm công văn thoả thuận để Chủ tịch UBND các quận, huyện, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành ký quyết định, Ban Tổ chức chính quyền thành phố có trách nhiệm hướng dẫn mẫu quyết định thống nhất và kiểm tra việc thực hiện nâng bậc lương của các Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện. Các trường hợp thực hiện sai chính sách nâng bậc lương, Ban Tổ chức chính quyền Thành phố báo cáo UBND Thành phố ra quyết định thu hồi và truy hoàn tiền về ngân sách Nhà nước.
Điều 12: Chuyển ngạch công chức
1. Việc chuyển ngạch công chức thực hiện theo quy định của Chính phủ, quy chế thi nâng ngạch và các văn bản hướng dẫn của Liên bộ và Thành phố bao gồm các việc:
- Thi nâng ngạch
- Bổ nhiệm chính thức vào ngạch mới
- Xếp lại ngạch tương đương
- Đưa xuống ngạch dưới.
2. Việc chuyển ngạch, xếp ngạch công chức do Ban Tổ chức chính quyền Thành phố giúp UBND Thành phố thống nhất quản lý và thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ.
3. UBND Thành phố đề nghị Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ quyết định xếp ngạch, chuyển ngạch chuyên viên cao cấp và tương đưong.
4. UBND Thành phố quyết định xếp ngạch, chuyển ngạch chuyên viên chính và tương đương, cán bộ thuộc diện UBND Thành phố quản lý.
5. Các trường hợp còn lại do Ban Tổ chức chính quyền Thành phố quyết định.
Điều 13: Đề bạt, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo
Thực hiện theo Quy định về phân công, phân cấp quản lý cán bộ tại Quyết định số 634-QĐ/TU và quyết định số 635-QĐ/TU ngày 05/11/2001 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội.
1. Thẩm quyền quyết định:
a) UBND Thành phố quyết định đề bạt, bổ nhiệm:
- Giám đốc, Phó Giám đốc các Sở, Ban, Ngành trực thuộc UBND Thành phố.
- Trưởng, phó các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp trực thuộc UBND Thành phố.
- Giám đốc, kế toán trưởng các doanh nghiệp Nhà nước.
(Việc đề bạt, bổ nhiệm các chức danh trong Tổng Công ty của Thành phố sẽ có quy định riêng).
- Trưởng các đơn vị hành chính, sự nghiệp, kể cả sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp tự trang trải có tư cách pháp nhân trực thuộc Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện do UBND Thành phố ra quyết định thành lập.
b) UBND Thành phố uỷ quyền cho Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Thủ trưởng các tổ chức hành chính sự nghiệp khác trực thuộc UBND Thành phố bổ nhiệm.
- Cấp phó các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ trực thuộc Sở, Ban, Ngành và tương đương do UBND Thành phố ra quyết định thành lập.
- Trưởng, Phó phòng ban thuộc Sở, Ban, Ngành.
c) UBND Thành phố uỷ quyền cho Chủ tịch UBND quận, huyện bổ nhiệm:
- Trưởng, phó phòng, ban chuyên môn trực thuộc UBND quận, huyện
- Hiệu trưởng, hiệu phó các trường PTTH cơ sở, tiểu học, trường mẫu giáo, nhà trẻ do UBND quận, huyện ra quyết định thành lập.
- Cấp phó các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp khác có tư cách pháp nhân ®Çy đủ thuộc quận, huyện do UBND Thành phố ra quyết định thành lập.
d) Uỷ quyền cho Giám đốc DNNN, Thủ trưởng các đơn vị cơ sở thuộc các Quận, Huyện, Sở, Ban, Ngành bổ nhiệm:
- Cấp trưởng và cấp phó các phòng, ban, bộ phận ... trực thuộc đơn vị.
2. Quy trình ra quyết định đề bạt, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo
a) Các đối tượng do UBND Thành phố ký quyết định bổ nhiệm:
- Các trường hợp thuộc diện Thành uỷ quản lý, Ban Tổ chức chính quyền Thành phố phối hợp với Ban Tổ chức Thành uỷ thực hiện công tác chuẩn bị hồ sơ nhân sự báo cáo Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố xem xét, trình Thành uỷ.
Sau khi có thông báo của Thành uỷ, Ban Tổ chức chính quyền Thành phố làm quyết định trình UBND Thành phố ký.
- Các trường hợp khác, Ban Tổ chức chính quyền Thành phố hướng dẫn và phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện để chuẩn bị hồ s¬ nhân sự theo đúng quy định. Sau khi có đề nghị của Sở, Ban, Ngành, UBND quận, huyện, Ban Tổ chức chính quyền Thành phố thẩm định và trình UBND Thành phố quyết định.
b) Các đối tượng thuộc diện Giám đốc các Sở, Ban, Ngành ký quyết định bổ nhiệm:
- Phòng Tổ chức thuộc Sở, Ban, Ngành có trách nhiệm giúp Ban Cán sự Đảng và Giám đốc Sở làm thủ tục theo quy định hiện hành.
c) Các đối tượng thuộc diện UBND quận, huyện ký quyết định.
- Phòng TCCQ quận, huyện có trách nhiệm phối hợp với Ban Tổ chức quận uỷ, huyện uỷ chuẩn bị hồ sơ nhân sự và giúp quận uỷ, huyện uỷ, UBND quận, huyện thực hiện việc bổ nhiệm theo đúng quy định hiện hành.
- Việc bổ nhiệm trưởng phòng chuyên môn thuộc quận, huyện phải có sự thoả thuận bằng văn bản của Giám đốc Sở chuyên ngành Thành phố về lĩnh vực mà phòng đó quản lý, trường hợp có ý kiến khác nhau UBND quận, huyện được quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
Điều 14: Việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
1. Nguyên tắc.
- Việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức được thực hiện theo nguyên tắc cán bộ thuộc thẩm quyền cấp nào quản lý thì tập thể cấp uỷ Đảng, Đoàn, Ban Cán sự Đảng cấp đó xem xét quyết định theo đa số.
- Các trường hợp cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật thì Hội đồng kỷ luật đơn vị xem xét đề nghị hình thức kỷ luật trình cấp có thẩm quyền ra quyết định. Trường hợp ý kiến của Hội đồng kỷ luật khác với ý kiến của người ra quyết định (hoặc cơ quan thoả thuận) mà sau khi thảo luận vẫn không thống nhất được thì người ra quyết định (hoặc cơ quan thoả thuận) quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Thẩm quyền Quyết định.
a) UBND Thành phố quyết định kỷ luật.
+ Cán bộ, công chức thuộc các chức danh lãnh đạo do Thành phố ký quyết định bổ nhiệm. Những trường hợp thuộc diện Thành uỷ quản lý thì UBND Thành phố ký quyết định khi có thông báo của Thành uỷ.
+ Cán bộ, công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương (sau khi có quyết định hình thức kỷ luật, gửi văn bản báo cáo về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để theo dõi).
+ Cán bộ, công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương bị kỷ luật với hình thức hạ ngạch, hạ bậc lương, buộc thôi việc.
+ Đối với công chức giữ ngạch thanh tra viên cao cấp (cấp 3) nếu hình thức kỷ luật từ hạ ngạch trở lên thì UBND Thành phố báo cáo về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
b) Giám đốc các Sở, Ban, Ngành và Chủ tịch UBND Quận, Huyện quyết định kỷ luật.
+ Khiển trách, cảnh cáo cán bộ, công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống.
+ Hạ bậc lương, buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống (sau khi có sự thoả thuận của Ban tổ chức chính quyền Thành phố).
c) Ban Tổ chức chính quyền Thành phố quyết định kỷ luật.
+ Cán bộ, công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống bị xử lý kỷ luật với hình thức hạ ngạch công chức.
d) Việc xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức:
Do Hội đồng kỷ luật xem xét và trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ đó ra quyết định kỷ luật.
Điều 15: Quy chế này thay thế quy chế được ban hành kèm theo quyết định số 16/1998/QĐ-UB ngày 22/6/1998 của UBND Thành phố Hà Nội. Trong quá trình thức hiện nếu có vấn đề vướng mắc hay phát sinh mới, các Quận, Huyện, Sở, Ban, Ngành có trách nhiệm trao đổi với Ban Tổ chức chính quyền Thành phố để xem xét cùng phối hợp giải quyết hoặc báo cáo UBND Thành phố quyết định./.
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI | Biểu 1a: |
Sở, Ban, Ngành (Quận, Huyện) |
|
Đơn vị:……………………… |
|
BẢNG KÊ DANH SÁCH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
TRONG QUÝ:……… NĂM 2001
-------------------
Số TT | Họ và tên | Năm sinh | Ngày tháng năm tuyển dụng | Chức danh đang đảm nhiệm | Mã ngạch | Hệ số phụ cấp các loại | Quỹ tiền lương | Ghi chú | |||||||||||
Hệ số lương theo ngạch bậc | Phụ cấp theo lương | Tổng số | Tiền lương | Tiền phụ cấp | |||||||||||||||
Nam | Nữ | Chia ra | Tổng số | Chia ra | |||||||||||||||
Chức vụ | Trách nhiệm | Độc hại | Phụ cấp khác | Chức vụ | Trách nhiệm | Độc hại | Phụ cấp khác | ||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13= 14+15 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | Cán bộ, Công chức |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B | Hợp đồng trong biên chế được giao |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng = A+B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BAN TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN | SỞ TÀI CHÍNH - VẬT GIÁ | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
(Ký tên, đóng dấu) | (Ký tên, đóng dấu) | (Ký tên, đóng dấu) |
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI | Biểu 1aa: |
Sở, Ban, Ngành (Quận, Huyện) |
|
Đơn vị:……………………… |
|
BẢNG KÊ DANH SÁCH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HỢP ĐỒNG
TĂNG (HOẶC GIẢM) TRONG QUÝ:………. NĂM 2001
-------------------
Số TT | Họ và tên | Năm sinh | Ngày tháng năm tuyển dụng | Chức danh đang đảm nhiệm | Mã ngạch | Hệ số phụ cấp các loại | Quỹ tiền lương | Ghi chú |
| ||||||||||||
Hệ số lương theo ngạch bậc | Tổng số | Phụ cấp theo lương | Tổng số | Tiền lương | Tiền phụ cấp |
| |||||||||||||||
Nam | Nữ | Chia ra | Tổng số | Chia ra |
| ||||||||||||||||
Chức vụ | Trách nhiệm | Độc hại | Phụ cấp khác | Chức vụ | Trách nhiệm | Độc hại | Phụ cấp khác |
| |||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14= 15+16 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 |
|
A | Cán bộ, Công chức |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B | Hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế được giao |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng = A+B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BAN TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TP | SỞ TÀI CHÍNH - VẬT GIÁ | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ | ||||||||||||||||||||||
(Ký tên, đóng dấu) | (Ký tên, đóng dấu) | (Ký tên, đóng dấu) | ||||||||||||||||||||||
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI | Biểu 1b: | |||||||||||||||||||||||
Sở, Ban, Ngành (Quận, Huyện) |
| |||||||||||||||||||||||
Đơn vị:……………………… |
| |||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢNG KÊ DANH SÁCH HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
QUÝ:………. NĂM 2001
--------------------
Số TT | Họ và tên | Năm sinh | Ngày tháng năm ký hợp đồng | Công việc đang đảm nhiệm | Hệ số lương (nếu có) | Kinh phí hợp đồng / 1 tháng | Ghi chú | |||
Nam | Nữ | Tổng số | Chia ra | |||||||
Tiền công hợp đồng | Các khoản đơn vị nộp (BHXH, Y tế...) | |||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 = 9+10 | 9 | 10 | 11 |
A | Hợp đồng dài hạn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B | Hợp đồng ngắn hạn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số = A + B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày tháng năm 2001
BAN TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TP | SỞ TÀI CHÍNH - VẬT GIÁ | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
(Ký tên, đóng dấu) | (Ký tên, đóng dấu) | (Ký tên, đóng dấu) |
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI | Biểu 1bb: |
Sở, Ban, Ngành (Quận, Huyện) |
|
Đơn vị:……………………… |
|
BẢNG KÊ DANH SÁCH HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
TĂNG (HOẶC GIẢM) TRONG QUÝ:………. NĂM 2001
--------------------
Số TT | Họ và tên | Năm sinh | Ngày tháng năm ký hợp đồng | Công việc đang đảm nhiệm | Hệ số lương (nếu có) | Kinh phí hợp đồng / 1 tháng | Ghi chú | |||
Nam | Nữ | Tổng số | Tiền công hợp đồng | Các khoản đơn vị nộp (BHXH, Y tế...) |
| |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 = 9+10 | 9 | 10 | 11 |
A | Hợp đồng dài hạn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B | Hợp đồng ngắn hạn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số = A + B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày tháng năm 2001
BAN TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TP | SỞ TÀI CHÍNH - VẬT GIÁ | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
(Ký tên, đóng dấu) | (Ký tên, đóng dấu) | (Ký tên, đóng dấu) |
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI | Biểu 2: |
Sở, Ban, Ngành (Quận, Huyện) |
|
Đơn vị:……………………… |
|
TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
QUÝ: ……….. NĂM 2001
--------------------
Số TT
| Tên đơn vị trực thuộc | Chỉ tiêu được giao | Hiện có mặt | Quỹ tiền lương 1 tháng | Kinh phí hợp đồng | Tổng cộng | Ghi chú | |||||||||||||
Biên chế | Hợp đồng | Biên chế | Hợp đồng | Tổng số | Lương cơ bản | Phụ cấp | Tổng số | Tiền công HĐ dài hạn | Tiền công HĐ ngắn hạn | Các khoản đơn vị nộp (BHXH, Y tế…) | ||||||||||
Dài hạn | Ngắn hạn | Dài hạn | Ngắn hạn | Tổng số | Chia ra | |||||||||||||||
Chức vụ | Trách nhiệm | Độc hại | Phụ cấp # | |||||||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9= 10+11 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20= 10+16 | 21 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng tháng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng quý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BAN TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TP | SỞ TÀI CHÍNH - VẬT GIÁ | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
(Ký tên, đóng dấu) | (Ký tên, đóng dấu) | (Ký tên, đóng dấu) |
- 1Quyết định 19/2001/QĐ-UB về Quy chế tổ chức, quản lý và khai thácMạng tin học quản lý cán bộ, công chức của Thành phố Hà Nội do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 141/QĐ-UBND.TM năm 2013 điều chỉnh quỹ tiền lương do tỉnh Nghệ An ban hành
- 3Quyết định 11/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế trích lập, quản lý Quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Kiểm soát viên tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng nắm giữ 100% vốn điều lệ
- 1Quyết định 19/2001/QĐ-UB về Quy chế tổ chức, quản lý và khai thácMạng tin học quản lý cán bộ, công chức của Thành phố Hà Nội do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Nghị định 25-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 4Nghị định 95/1998/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 5Nghị định 96/1998/NĐ-CP về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức
- 6Quyết định 466/1998/QĐ-TCCP-BCTL về Quy chế thi tuyển, thi nâng ngạch công chức, nội quy thi tuyển, thi nâng ngạch công chức do Bộ trưởng Trưởng Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành
- 7Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
- 8Quyết định 141/QĐ-UBND.TM năm 2013 điều chỉnh quỹ tiền lương do tỉnh Nghệ An ban hành
- 9Quyết định 11/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế trích lập, quản lý Quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Kiểm soát viên tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng nắm giữ 100% vốn điều lệ
Quyết định 128/2001/QĐ-UB về Quy chế quản lý cán bộ, công chức, biên chế và quỹ tiền lương, tiền công các đơn vị thuộc thành phố Hà Nội do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 128/2001/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/12/2001
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Hoàng Văn Nghiên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2002
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực