Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1269/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH, CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại Tờ trình số 8845/TTr-BGTVT ngày 26 tháng 8 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. THỦ TƯỚNG |
KẾ HOẠCH, CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN QUY HOẠCH KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)
I. MỤC TIÊU
- Nâng cao nhận thức và hành động trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch). Tăng cường trách nhiệm trong việc phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong từng giai đoạn.
- Xác định các nhiệm vụ, giải pháp, danh mục các dự án cụ thể triển khai thực hiện theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030 phù hợp với điều kiện của các bộ, ngành, địa phương; xác định rõ phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và địa phương trong việc triển khai thực hiện.
- Định hướng cho các bộ, ngành và địa phương trong việc xây dựng kế hoạch, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
II. CÁC NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về quy hoạch
- Tổ chức công bố quy hoạch, tuyên truyền phổ biến nội dung Quy hoạch, cung cấp thông tin về Quy hoạch đến các tổ chức, cá nhân để tham gia giám sát việc thực hiện Quy hoạch, tham gia phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo Quy hoạch được phê duyệt.
- Cung cấp các dữ liệu Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phục vụ xây dựng Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.
- Triển khai thực hiện lưu trữ Hồ sơ quy hoạch theo quy định.
- Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong quá trình lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng về nội dung kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
- Báo cáo, đánh giá việc thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo định kỳ hằng năm, 05 năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
2. Nhiệm vụ hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về đường thủy nội địa
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa để phù hợp điều kiện thực tiễn và đáp ứng nhu cầu phát triển.
- Chủ trì và phối hợp với Bộ Tài chính có văn bản thống nhất bàn giao một số tuyến, đoạn tuyến đường thủy nội địa quốc gia cho địa phương quản lý.
3. Nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng
- Tập trung các dự án đầu tư công vào kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa công cộng (luồng tàu, công trình chỉnh trị, báo hiệu, âu tàu, đập dâng nước...) đối với các tuyến có lưu lượng, mật độ vận tải lớn; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm giao thông vận tải thủy nội địa và quản lý nhà nước chuyên ngành đường thủy nội địa tại các khu vực cảng thủy nội địa.
Triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án lĩnh vực đường thủy nội địa trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải gồm: dự án phát triển hành lang vận tải thủy và logistics khu vực phía Nam; dự án nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia - giai đoạn 1 (khu vực phía Nam); dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo - giai đoạn 2; dự án nâng tĩnh không cầu Đuống; dự án xây dựng hệ thống thông tin quản lý tích hợp phục vụ chuyển đổi số Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
- Ưu tiên, phân bổ kế hoạch thực hiện các dự án đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và dự kiến giai đoạn 2026 - 2030 (Phụ lục I).
- Kêu gọi đầu tư thực hiện các dự án đầu tư xây dựng mới; nâng cấp, cải tạo, mở rộng các cảng khách, cảng thủy nội địa hàng hóa sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp theo Quy hoạch được duyệt giai đoạn 2021 - 2030 (Phụ lục II và Phụ lục III).
4. Cập nhật, điều chỉnh quy hoạch
- Nghiên cứu rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền cập nhật điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch cấp cao hơn và các quy hoạch liên quan, đảm bảo hiệu quả thực hiện quy hoạch.
- Quy hoạch được rà soát theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
5. Kế hoạch sử dụng đất
Quỹ đất dành cho thực hiện quy hoạch thực hiện theo kế hoạch sử dụng đất của các địa phương phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.
III. CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Thu hút nguồn vốn cho phát triển hạ tầng
- Cân đối ngân sách, bố trí đủ nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo lộ trình Quy hoạch đã được phê duyệt, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hạ tầng liên quan tại khu vực.
- Tăng cường sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương để bố trí nguồn lực thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch.
- Huy động đa dạng các nguồn lực từ ngân sách và ngoài ngân sách, nguồn lực trong, nước và ngoài nước để thực hiện đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy hoạch. Thể chế hóa các giải pháp huy động, sử dụng nguồn lực để đảm bảo triển khai trong thực tế hiệu quả, khả thi.
- Tiếp tục tăng cường các mối quan hệ với các tổ chức liên quan thuộc các đối tác chiến lược của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế như WB, JICA, ADB và các tổ chức khác để thu hút vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, kết cấu hạ tầng giao thông kết nối với đường thủy nội địa.
- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các chính sách về giá, phí tại cảng thủy nội địa để nâng cao hiệu quả đầu tư cảng thủy nội địa, tăng tính hấp dẫn đối với các doanh nghiệp vận tải thủy, thu hút hàng container vận chuyển bằng đường thủy nội địa.
- Nghiên cứu áp dụng ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng mặt nước, khu vực thủy nội địa (quy định tại Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020) để tăng cường thu hút nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
- Nghiên cứu chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp đầu tư các dự án cảng thủy nội địa.
- Sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho lĩnh vực đường thủy nội địa gồm: cơ sở dữ liệu, phần mềm, phần cứng.
- Chú trọng bố trí vốn sự nghiệp kinh tế cho công tác bảo trì đường thủy nội địa để đảm bảo duy trì kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải và giảm thiểu tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
2. Phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong công tác quản lý, khai thác hạ tầng cảng thủy nội địa; nghiên cứu thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở các lĩnh vực liên quan đến quản lý và khai thác cảng thủy nội địa; tăng cường hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế nhằm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường thủy nội địa.
- Có chính sách thu hút, đào tạo để có nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc cho ngành; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành, ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng khác theo vị trí việc làm cho công chức, viên chức. Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức nghiên cứu các đề tài khoa học có nội dung thiết thực với công tác quản lý chuyên ngành về đường thủy nội địa.
- Tiếp tục tổ chức hoặc cử công chức, viên chức tham dự các khoá đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ trong nước và nước ngoài; phối hợp với các trường đại học, cao đẳng và cơ sở đào tạo, huấn luyện chuyên ngành khác tăng cường phát triển nguồn nhân lực đường thủy nội địa, bảo đảm cả về chất lượng cũng như số lượng.
- Tiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên sâu, trình độ cao để tham gia vào việc xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, giải quyết các vấn đề kỹ thuật, công nghệ phức tạp trong phát triển đường thủy nội địa, cảng thủy nội địa, đóng, sửa chữa và khai thác phương tiện thủy nội địa và công trình liên quan.
3. Phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ
- Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại, công nghệ số và chuyển đổi số trong phát triển ngành đường thủy nội địa.
- Ưu tiên đầu tư, phát triển, sử dụng hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin cơ chế một cửa quốc gia; đẩy mạnh triển khai và hoàn thành số hóa hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
- Tăng cường hợp tác với các quốc gia phát triển để học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao khoa học công nghệ phát triển giao thông đường thủy nội địa trình độ tiên tiến, hiệu quả, an toàn, có tiêu chuẩn phù hợp với khu vực và thế giới.
- Khai thác hiệu quả hệ thống quản lý các phương tiện thủy nội địa bằng hệ thống nhận dạng (AIS) nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, giám sát vị trí các phương tiện thủy nội địa, phục vụ công tác quản lý chuyên ngành đường thủy nội địa, tìm kiếm cứu nạn, quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế.
- Thực hiện khai báo thủ tục phương tiện thủy nội địa qua cổng thông tin điện tử.
4. Bảo đảm an sinh xã hội
- Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược, cần ưu tiên đầu tư bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội.
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trong đầu tư các tuyến kè bảo vệ bờ kết hợp đường dân sinh, các công trình phòng chống sạt lở bờ sông, kênh phục vụ nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.
5. Bảo vệ môi trường
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, bảo vệ môi trường trong xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, đáp ứng các tiêu chí công trình xanh.
- Tăng cường hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế trong công tác nghiên cứu, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ liên quan và các địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng, địa điểm đổ, chứa chất nạo vét, đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.
6. Bảo đảm nguồn lực tài chính
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách tài chính phù hợp để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy hoạch.
- Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét việc bố trí, sử dụng ngân sách hằng năm để bảo đảm thực hiện các nội dung theo quy hoạch.
7. Bảo đảm quốc phòng - an ninh
- Nghiên cứu phát triển các cảng thủy nội địa tại các huyện đảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh và chủ quyền biển đảo.
- Tiếp tục tăng cường chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ chủ quyền và thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia về biến, đảo.
8. Cơ chế đột phá
- Được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ để đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa giúp kết nối hiệu quả giao thông đường thủy nội địa với các cảng biển theo các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
- Ưu tiên bố trí vốn đầu tư công để đầu tư cải tạo, nâng cấp luồng đường thủy nội địa trên các tuyến vận tải đường thủy nội địa chính theo quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để đầu tư, duy tu, bảo trì bến khách ngang sông tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chưa có điều kiện phát triển, đầu tư các loại hình giao thông khác.
- Bố trí vốn sự nghiệp kinh tế cho công tác bảo trì đường thủy nội địa phù hợp tình hình thực tế và khả năng huy động các nguồn lực để đảm bảo duy trì kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải và giảm thiểu tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
- Sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho lĩnh vực đường thủy nội địa.
- Sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước để duy trì hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho lĩnh vực đường thủy nội địa sau đầu tư, gồm: cơ sở dữ liệu, phần mềm, phần cứng...
- Tiếp tục phân cấp đầu tư, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo yêu cầu của Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Giao thông vận tải
- Tổ chức công bố, cung cấp thông tin và lưu trữ hồ sơ Quy hoạch theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu để báo cáo cấp thẩm quyền xem xét chấp thuận bổ sung Quy hoạch chi tiết kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa vào danh mục các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành nhằm cụ thể hóa và đáp ứng yêu cầu đồng bộ quy hoạch ngành quốc gia trong quá trình tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017.
- Chủ trì rà soát các luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn thi hành tạo thuận lợi trong hoạt động lập quy hoạch, đầu tư, quản lý, bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật.
- Ưu tiên cân đối, phân bổ vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2026 của Bộ Giao thông vận tải được cấp có thẩm quyền duyệt để thực hiện các dự án dự kiến tại Phụ lục I.
- Phối hợp với các bộ, ngành trong việc triển khai thực hiện các nội dung có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Phối hợp với các địa phương nghiên cứu, huy động nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và quy hoạch sử dụng đất phù hợp, đồng bộ với quy hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo, đánh giá việc thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa định kỳ hằng năm, 05 năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
- Chủ trì và phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện bàn giao một số tuyến, đoạn tuyến đường thủy nội địa quốc gia được phân cấp cho địa phương quản lý theo quy định của Chính phủ.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, bố trí nguồn vốn đầu tư công để đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước. Theo thẩm quyền chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn phục vụ việc đầu tư, nâng cấp, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
3. Bộ Tài chính
Chủ trì, bố trí kinh phí sự nghiệp cho công tác bảo trì đường thủy nội địa thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo khả năng cân đối ngân sách hăng năm.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện chính sách ưu đãi về sử dụng đất, sử dụng khu vực sông, hồ xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; xây dựng các quy định về quản lý, sử dụng đất, sử dụng khu vực biên dành cho kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
5. Bộ Công Thương
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện pháp luật về hoạt động dịch vụ logistics (liên kết với hoạt động cảng cạn); cơ chế chính sách liên quan đến phát triển công nghiệp, công nghiệp phụ trợ gắn với các lĩnh vực của ngành giao thông vận tải.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm các công nghệ mới, vật liệu mới; ban hành hệ thống tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực của ngành giao thông vận tải.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông
Phối hợp Bộ Giao thông vận tải tăng cường công tác tuyên truyền đến các cơ quan, tổ chức, nhân dân để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; nâng cao ý thức tham gia giao thông thủy, góp phần đảm bảo an toàn, an ninh đường thủy nội địa.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nghiên cứu, rà soát các quy định để thuận lợi trong việc triển khai đầu tư xây dựng công trình xếp, dỡ, vận chuyển hàng hóa của các cảng thủy nội địa ngoài đê, không ảnh hưởng đến việc tiêu thoát lũ, an toàn đê điều.
9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Nghiên cứu, rà soát phối hợp với các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu thực tế đê phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa.
10. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan
- Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông vận tải theo quy định của pháp luật trong phạm vi địa bàn; quản lý chặt chẽ quỹ đất phục vụ triển khai quy hoạch.
- Rà soát các quy hoạch, các dự án trên địa bàn địa phương bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch ngành giao thông vận tải.
- Cập nhật nội dung quy hoạch tỉnh bảo đảm tuân thủ các định hướng phát triển giao thông địa phương theo quy hoạch ngành quốc gia. Chủ động xây dựng, tích hợp quy hoạch chi tiết kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong quy hoạch tỉnh.
- Chủ trì, bố trí ngân sách địa phương để phát triển giao thông đường thủy nội địa thuộc địa phương quản lý.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch tại
- Các bộ, ngành liên quan và các địa phương chủ động bố trí, lồng ghép các nhiệm vụ và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch tại
PHỤ LỤC I
DANH MỤC ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Tên dự án | Quy mô | Tiến độ đầu tư | |
2021-2025 | 2026-2030 | |||
1 | Nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt Đuống) | Tĩnh không đạt cấp II | X |
|
2 | Dự án WB6 - giai đoạn bổ sung vốn (kênh nối Đáy - Ninh Cơ) | Cấp đặc biệt | X |
|
3 | Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo - giai đoạn 2 | Cấp II | X |
|
4 | Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam | Cấp II - III | X |
|
5 | Nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia - giai đoạn 1 (khu vực phía Nam) | Cấp II - III | X |
|
6 | Dự án Nâng cấp tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình qua sông Luộc (Hành lang đường thủy số 2) | Cấp II - IV |
| X |
7 | Dự án Nâng cấp tuyến vận tải thủy Ninh Bình - Thanh Hóa | Cấp II - IV |
| X |
8 | Dự án Nâng cấp tuyến sông Gianh - giai đoạn 2 | Cấp III |
| X |
9 | Dự án Nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Lèn - Thanh Hóa | Cấp II |
| X |
10 | Tuyến vận tải thủy Chợ Đệm - Bến Lức | Cấp III |
| X |
11 | Nâng cấp kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền | Cấp III |
| X |
12 | Dự án tuyến vận tải thủy sông Sài Gòn (đoạn Bến Súc - Bến Củi) | Cấp II |
| X |
13 | Nâng cấp tuyến vận tải thủy Việt Trì - Yên Bái (sông Hồng) | 160 km - cấp III |
| X |
14 | Nâng cấp tuyến vận tải thủy Vạn Gia - Ka Long | 17km - cấp III |
| X |
15 | Nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Hàm Luông từ ngã ba sông Tiền đến cửa Hàm Luông | Cấp I - đặc biệt |
| X |
16 | Nâng cấp tuyến vận tải thủy Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau | 250 km - Cấp III |
| X |
17 | Nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ, đường sắt cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia - giai đoạn 1 (khu vực phía Bắc) | Cấp II - III |
| X |
18 | Nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia - giai đoạn 2 (khu vực phía Nam) | Cấp II - III |
| X |
PHỤ LỤC II
CÁC CẢNG KHÁCH SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Tên cảng | Tỉnh, thành phố | Giai đoạn 2021 - 2030 | |
Cỡ tàu (ghế) | Công suất (ngàn lượt HK/năm) | |||
A | MIỀN BẮC |
|
| 10.900 |
1 | Cụm cảng khách Hà Nội (Hà Nội, Sơn Tây, Bát Tràng...) | Hà Nội | 100 | 1100 |
2 | Cụm cảng khách Hải Phòng (Cát Hải, Cát Bà, Hòn Dấu, Bạch Long Vỹ...) | Hải Phòng | 250 | 1.500 |
3 | Cụm cảng khách Quảng Ninh (Tuần Châu, Bãi Cháy, Cẩm Phả, Cái Rồng...) | Quảng Ninh | 250 | 7.000 |
4 | Cụm cảng khách Phú Thọ - Vĩnh Phúc | Phú Thọ, Vĩnh Phúc | 100 | 100 |
5 | Cụm cảng khách Hải Dương - Hưng Yên | Hải Dương, Hưng Yên | 100 | 200 |
6 | Cụm cảng khách Thái Bình | Thái Bình | 150 | 200 |
7 | Cụm cảng khách Hà Nam | Hà Nam | 150 | 100 |
8 | Cụm cảng khách Nam Định | Nam Định | 100 | 100 |
9 | Cụm cảng khách Ninh Bình | Ninh Bình | 100 | 300 |
10 | Các cụm cảng khách hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Hồ Thác Bà, Tuyên Quang | - | 100 | 300 |
B | MIỀN TRUNG |
|
| 2.500 |
1 | Cụm cảng Thanh Hóa (Hàm Rồng...) | Thanh Hóa | 100 | 150 |
2 | Cụm cảng khách Nghệ An (Bến Thủy…) | Nghệ An | 100 | 100 |
3 | Cụm cảng khách Hà Tĩnh | Hà Tĩnh | 50 | 50 |
4 | Cụm cảng khách Quảng Bình | Quảng Bình | 50 | 100 |
5 | Cụm cảng khách Quảng Trị | Quảng Trị | 50 | 50 |
6 | Cụm cảng khách Thừa Thiên Huế (Tòa Khâm ...) | Thừa Thiên Huế | 100 | 400 |
7 | Cụm cảng khách Đà Nẵng (Sông Hàn ...) | Đà Nẵng | 250 | 250 |
8 | Cụm cảng khách Quảng Nam (Cửa Đại - Cù Lao Chàm...) | Quảng Nam | 50 | 500 |
9 | Cụm cảng khách Quảng Ngãi | Quảng Ngãi | 50 | 500 |
10 | Cụm cảng khách Bình Định | Bình Định | 50 | 100 |
11 | Cụm cảng khách Phú Yên | Phú Yên | 50 | 100 |
12 | Cụm cảng khách Khánh Hòa | Khánh Hòa | 50 | 100 |
13 | Cụm cảng khách Ninh Thuận | Ninh Thuận | 50 | 50 |
14 | Cụm cảng khách Bình Thuận | Bình Thuận | 50 | 50 |
C | MIỀN NAM |
|
| 40.000 |
1 | Cụm cảng khách Thành phố Hồ Chí Minh | Thành phố Hồ Chí Minh | 250 | 6.500 |
2 | Cụm cảng khách Bà Rịa - Vũng Tàu (Cầu Đá...) | Bà Rịa - Vũng Tàu | 250 | 1.800 |
3 | Cụm cảng khách Đồng Nai - Bình Dương | Đồng Nai, Bình Dương | 100 | 200 |
4 | Cụm cảng khách Tây Ninh | Tây Ninh | 100 | 500 |
5 | Cụm cảng khách Đồng Tháp (Cao Lãnh) | Đồng Tháp | 250 | 1.500 |
6 | Cụm cảng khách Kiên Giang (Rạch Giá, Hà Tiên...) | Kiên Giang | 250 | 2000 |
7 | Cụm cảng khách Cần Thơ (đường Mai Chí Thọ, Hưng Phú, Cồn Khuông...) | Cần Thơ | 250 | 9.500 |
8 | Cụm cảng khách Cà Mau (Cà Mau, Năm Căn, Ông Đốc) | Cà Mau | 100 | 7.000 |
9 | Cụm cảng khách Tiền Giang (Mỹ Tho...) | Tiền Giang | 120 | 2.000 |
10 | Cụm cảng khách Sóc Trăng | Sóc Trăng | 100 | 1.500 |
11 | Cụm cảng khách An Giang (Long Xuyên, Châu Đốc) | An Giang | 120 | 2.500 |
12 | Cụm cảng khách Long An (Tân An...) | Long An | 100 | 1200 |
13 | Cụm cảng khách Trà Vinh | Trà Vinh | 100 | 800 |
14 | Cụm cảng khách Vĩnh Long | Vĩnh Long | 100 | 1.000 |
15 | Cụm cảng khách Bến Tre | Bến Tre | 100 | 2.000 |
PHỤ LỤC III
CÁC CẢNG HÀNG HÓA SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Tên cảng | Tỉnh, thành phố | Sông, kênh | Quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030 | ||
Cỡ tàu (Tấn) | Công suất (Ngàn T/năm) | Nhu cầu sử dụng đất (ha) | ||||
A | MIỀN BẮC |
|
|
| 198.850 | 1.492 |
I | Khu vực đồng bằng sông Hồng |
|
|
| 157.400 | 987 |
1 | Cụm cảng trung tâm Hà Nội | Hà Nội | Sông Hồng | 3.000 | 4.200 | 25,2 |
2 | Cụm cảng Bắc Hà Nội | Hà Nội | Sông Hồng | 3.000 | 2.200 | 13,2 |
3 | Cụm cảng Nam Hà Nội | Hà Nội | Sông Hồng | 3.000 | 7.100 | 42,6 |
4 | Cụm cảng Đông Hà Nội | Hà Nội | Sông Đuống | 3.000 | 4.300 | 25,8 |
5 | Cụm cảng Tây Hà Nội | Hà Nọi | Sông Hồng | 3.000 | 12.300 | 73,8 |
6 | Cụm cảng Hải Phòng | Hải Phòng | Sông Cấm, Sông Đá Bạch, Sông Lạch Tray, Sông Văn Úc | 5.000 | 27.500 | 166,0 |
7 | Cụm cảng Ninh Bình | Ninh Bình | Sông Đáy, Hoàng Long, Yên Mô, Vạc | 3.000 | 26.300 | 147,6 |
8 | Cụm cảng Bắc Ninh | Bắc Ninh | Sông Đuống, Sông Cầu | 3.000 | 6.500 | 46 |
9 | Cụm cảng Hải Dương | Hải Dương | Sông Kinh Thầy - Kinh Môn | 3.000 | 21.500 | 147,0 |
10 | Cụm cảng Vĩnh Phúc | Vĩnh Phúc | Sông Hồng, Sông Lô | 3.000 | 2.700 | 18,9 |
11 | Cụm cảng Hà Nam | Hà Nam | Sông Hồng | 3.000 | 10.700 | 74,9 |
12 | Cụm cảng Nam Định | Nam Định | Sông Hồng | 3.000 | 2.700 | 18,9 |
13 | Cụm cảng Hưng Yên | Hưng Yên | Sông Hồng, Sông Luộc | 2.000 | 2.300 | 16,1 |
14 | Cụm cảng Thái Bình | Thái Bình | Sông Trà Lý, Sông Hồng, Sông Luộc, Sông Hóa | 2.000 | 8.400 | 58,8 |
15 | Cụm cảng Quảng Ninh | Quảng Ninh | Sông Chanh | 5.000 | 18.200 | 109,2 |
II | Khu vực trung du miền núi phía Bắc |
|
|
| 41.450 | 505 |
1 | Cụm cảng Phú Thọ | Phú Thọ | Sông Lô | 2.000 | 10.300 | 103,2 |
2 | Cụm cảng Tuyên Quang | Tuyên Quang | Sông Lô, Gâm | 1.000 | 2.500 | 37,5 |
3 | Cụm cảng Thái Nguyên | Thái Nguyên | Sông Công | 1.000 | 3.000 | 36,0 |
4 | Cụm cảng Bắc Giang | Bắc Giang | Sông Thương | 1.000 | 13.700 | 164 |
5 | Cụm cảng Hòa Bình | Hoà Bình | Sông Đà-Hồ Hòa Bình | 600 | 2.500 | 37,5 |
6 | Cụm cảng Sơn La | Sơn La | Hồ Hòa Bình - Sơn La | 400 | 2.550 | 38,3 |
7 | Cụm cảng Lai Châu | Lai Châu | Hồ Sơn La - Lai Châu | 400 | 1.600 | 24 |
8 | Cụm cảng Điện Biên | Lai Châu | Hồ Lai Châu | 400 | 1.000 | 15 |
9 | Cụm cảng Yên Bái | Yên Bái | Sông Hồng | 600 | 2.700 | 40,5 |
10 | Cụm cảng Lào Cai | Lào Cai | Sông Hồng | 600 | 1.600 | 24,0 |
B | MIỀN TRUNG |
|
|
| 8.950 | 71,1 |
1 | Cụm cảng Thanh Hóa (Đò Lèn, Lạch Bạng) | Thanh Hóa | Sông Lèn, Sông Bạng | 3.000 | 3.000 | 17,0 |
2 | Cụm cảng Nghệ An (Hưng Hòa, Quỳnh Lộc) | Nghệ An | Sông Lam, Hoàng Mai | 1.000 | 1.400 | 14,0 |
3 | Cụm cảng Hà Tĩnh (Hộ Độ, Bến Giá...) | Hà Tĩnh | Sông Nghèn, Sông La | 600 | 450 | 4,5 |
4 | Cụm cảng Quảng Bình (Nhật Lệ, Quảng Thuận ...) | Quảng Bình | Sông Nhật Lệ, Sông Gianh | 400 | 2.100 | 15,6 |
5 | Cụm cảng Quảng Trị (Đông Hà ...) | Quảng Trị | Sông Hiếu, Thạch Hãn, Cửa Việt | 400 | 500 | 5,0 |
6 | Cụm cảng Thừa Thiên Huế | Thừa Thiên Huế | Sông Hương, Phá Tam Giang | 400 | 500 | 5,0 |
7 | Cụm cảng Đà Nẵng | Thừa Thiên Huế | Sông Hiếu | 400 | 500 | 5,0 |
8 | Cụm cảng Quảng Nam | Thừa Thiên Huế | Sông Thu Bồn, Trường Giang | 400 | 500 | 5,0 |
C | MIỀN NAM |
|
|
| 152.572 | 920 |
I | Khu vực Đông Nam Bộ |
|
|
| 98.922 | 561 |
1 | Cụm cảng trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh | Thành phố Hồ Chí Minh | Sông Sài Gòn, Đồng Nai | 3.000 | 21.122 | 131 |
2 | Cụm cảng Bắc Thành phố Hồ Chí Minh | Thành phố Hồ Chí Minh | Sông Sài Gòn, Đồng Nai | 3.000 | 1.500 | 9 |
3 | Cụm cảng Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh | Thành phố Hồ Chí Minh | CĐ Bến Lức - kênh Tẻ | 3.000 | 2.500 | 15 |
4 | Cụm cảng Đông Thành phố Hồ Chí Minh | Thành phố Hồ Chí Minh | Sông Sài Gòn, CĐ Bến Lức kênh Tẻ, Đồng Nai | 5.000 | 18.500 | 74 |
5 | Cụm cảng Bình Dương | Bình Dương | Sông Sài Gòn | 3.000 | 30.200 | 181 |
6 | Cụm cảng Tây Ninh | Tây Ninh | Sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông | 2.000 | 7.000 | 42 |
7 | Cụm cảng Đồng Nai | Đồng Nai | Sông Đồng Nai (nhánh cù lao Ông Cồn) | 5.000 | 9.800 | 59 |
8 | Cụm cảng Bà Rịa - Vũng Tàu | Bà Rịa - Vũng Tàu | Sông Thị Vải (nhánh) | 5.000 | 8.300 | 50 |
II | Khu vực Tây Nam Bộ |
|
|
| 53.650 | 359 |
1 | Cụm cảng Long An | Long An | Sông Vàm Cỏ Đông | 7.000 | 15.550 | 96 |
2 | Cụm cảng Đồng Tháp | Đồng Tháp | Sông Hậu; sông Tiền; Kênh Lấp Vò - Sa Đéc; Kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền | 3.000 | 3.600 | 22 |
3 | Cụm cảng Tiền Giang | Tiền Giang | Sông Tiền | 5.000 | 3.000 | 21 |
4 | Cụm cảng Vĩnh Long | Vĩnh Long | Sông Tiền | 3.000 | 3.400 | 23,8 |
5 | Cụm cảng Bến Tre | Bến Tre | Sông Cửa Đại | 5.000 | 3.950 | 28 |
6 | Cụm cảng Trà Vinh | Trà Vinh | Sông Cổ Chiên | 3.000 | 4.700 | 32,9 |
7 | Cụm cảng cần Thơ | Cần Thơ | Sông Hậu | 5.000 | 5.050 | 35 |
8 | Cụm cảng Hậu Giang | Hậu Giang | Sông Cái Tư, Rạch Cái Côn | 2.000 | 1.200 | 8 |
9 | Cụm cảng An Giang | An Giang | Sông Hậu | 5.000 | 2.000 | 14 |
10 | Cụm cảng Kiên Giang | Kiên Giang | Sông Cái Bé | 1.000 | 2.600 | 18 |
11 | Cụm cảng Sóc Trăng | Sóc Trăng | Sông Hậu; Kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp; Kênh Phú Hữu - Bãi Xàu | 1.000 | 2.400 | 17 |
12 | Cụm cảng Bạc Liêu | Bạc Liêu | Kênh Bạc Liêu -Cà Mau | 1.000 | 3.000 | 21 |
13 | Cụm cảng Cà Mau | Cà Mau | Sông Gành Hào | 1.000 | 3.200 | 22 |
- 1Quyết định 44/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2082/QĐ-TTg năm 2020 về thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 233/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về Quy hoạch mạng lưới đường sắt và Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 2Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 5Luật Đầu tư 2020
- 6Luật Quy hoạch 2017
- 7Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa
- 8Luật Đầu tư công 2019
- 9Nghị định 37/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quy hoạch
- 10Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 11Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 12Quyết định 44/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 2082/QĐ-TTg năm 2020 về thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Thông báo 233/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về Quy hoạch mạng lưới đường sắt và Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 15Quyết định 1829/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Nghị quyết 04/NQ-CP năm 2022 về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước do Chính phủ ban hành
- 17Nghị quyết 61/2022/QH15 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030 do Quốc hội ban hành
Quyết định 1269/QĐ-TTg năm 2022 về Kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1269/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/10/2022
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Lê Văn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/10/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra