Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1263/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 28 tháng 9 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020;
Căn cứ Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ;
Công văn số 468/UBDT-CSDT ngày 26/5/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc xác định đối tượng thụ hưởng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020.
Xét đề nghị của Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2017-2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1248/QĐ-UBND ngày 20/9/2017 của UBND tỉnh Ninh Bình.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; UBND huyện Nho Quan và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1263/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Ninh Bình)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Việc lập Đề án thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt phân tán và nhu cầu vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội cho những hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo (gồm cả dân tộc Kinh) ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về an sinh xã hội đối với người dân, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong xã, thôn đặc biệt khó khăn, tăng cường sự đoàn kết gắn nói riêng và cả tỉnh nói chung.
- Việc lập Đề án để làm cơ sở triển khai, tổ chức thực hiện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, vay vốn tín dụng và chuyển đổi ngành nghề cho những hộ nghèo nhằm tạo điều kiện để giúp các hộ này phát triển sản xuất, cải thiện, ổn định và nâng cao hơn nữa cuộc sống, đồng thời vươn lên thoát nghèo bền vững và khá giàu; rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị với nông thôn và các đối tượng trong xã hội.
- Căn cứ Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020;
- Căn cứ Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020;
- Căn cứ Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020;
- Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020;
- Căn cứ Công văn số 468/UBDT-CSDT ngày 26/5/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc xác định đối tượng thụ hưởng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020.
1. Quan điểm:
a) Việc thực hiện đảm bảo nguyên tắc hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình, đúng mục đích, đối tượng, nhằm ổn định sản xuất, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo bền vững, nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường đoàn kết dân tộc, ổn định trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn.
b) Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và cộng đồng dân tộc có trách nhiệm tham gia vào việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
c) Thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn lực và hỗ trợ như bằng tiền, vật liệu, ngày công lao động và các hình thức khác để giải quyết chính sách theo phương châm “nhân dân tự làm, nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ”.
d) Các hộ được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phải sử dụng đúng mục đích để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống; không được tự ý chuyển nhượng, tặng, cho, cầm cố cho thuê đất ở, đất sản xuất trong thời gian 10 năm, kể từ ngày được Nhà nước giao đất.
e) Thực hiện xã hội hoá với việc công khai hóa chính sách, nguồn lực được hỗ trợ, tổ chức tốt việc bình xét từ cơ sở, đảm bảo đúng (công bằng, đoàn kết trong địa bàn dân cư, phù hợp với phong tục, tập mỗi dân tộc, vùng miền; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
2. Mục tiêu:
Tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống, từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho hộ dân tộc nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn; góp phần giảm nghèo bền dần chênh lệch trong phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số và vùng miền khác trong tỉnh.
1. Đối tượng: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (kể cả vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) ở các thôn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo (gồm cả dân tộc Kinh) ở xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp; chưa có hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất; thiếu nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách của nhà nước hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt có trong danh sách hộ nghèo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, do UBND cấp xã quản lý được thông qua bình xét công khai tại cộng đồng dân cư nơi các hộ đang sinh sống.
2. Kết quả xác định:
Trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc, UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tổ chức xác định đối tượng thụ hưởng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo đúng quy định, kết quả cụ thể như sau:
- Tổng số huyện, thành phố thực hiện xác định đối tượng thụ hưởng chính sách đặc thù: 06 huyện, thành phố.
- Tổng số huyện, thành phố có đối tượng thụ hưởng chính sách đặc thù: 01 huyện (huyện Nho Quan).
- Tổng số xã, phường, thị trấn có đối tượng thụ chính sách đặc thù: 20 xã.
- Tổng số hộ được thụ hưởng chính sách đặc thù: 1890 hộ.
Trong đó:
+ Số hộ được thụ hưởng chính sách về đất ở: 279 hộ.
+ Số hộ được thụ hưởng chính sách về đất sản xuất: 416 hộ.
+ Số hộ được thụ hưởng chính sách chuyển đổi nghề: 61 hộ.
+ Số hộ được thụ hưởng chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: 754 hộ.
+ Số hộ được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội: 380 hộ.
III. Các chính sách hỗ trợ cụ thể:
1. Chính sách về đất ở:
- Đối với hộ không có đất ở: Thực hiện giao đất ở cho các hộ, hạn mức giao đất 250m2/hộ. Kinh phí giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất do ngân sách nhà nước đảm bảo, với định mức 300.000 đồng/m2 (bảng giá đất cơ bản 150.000 đồng/m2 x 2 lần).
- Đối với hộ thiếu đất ở: Thực hiện giao đất còn thiếu cho hộ (đối với đơn vị còn quỹ đất) hoặc hỗ trợ kinh phí để mua lại đất của các hộ liền kề với diện tích tương ứng còn thiếu, mức hỗ trợ 300.000 đồng/m2.
2. Chính sách về đất sản xuất:
- Mức hỗ trợ:
+ Đối với hộ chưa có đất: Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 15 triệu đồng/hộ và được vay vốn Ngân sách Chính sách xã hội.
+ Đối với hộ thiếu đất: Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước tương ứng với diện tích đất còn thiếu so với mức bình quân chung trên địa bàn xã và vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Hình thức hỗ trợ:
+ Đối với các xã còn quỹ đất: Thực hiện giao đất sản xuất cho các hộ, hạn mức giao đất bằng mức bình quân chung của xã; trường hợp phải khai hoang, phục hóa, cải tạo đất, ngân sách nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ.
+ Đối với các xã không còn quỹ đất: Thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề thay thế đất sản xuất, mức hỗ trợ bằng tiền tối đa 05 triệu đồng/hộ và được vay vốn Ngân sách Chính sách xã hội.
3. Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt: Hỗ trợ 1,5 triệu đồng/hộ để xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt (xây bể nước, đào giếng, khoan giếng...).
4. Chính sách vay tín dụng ưu đãi: Mức vay tối đa 50 triệu đồng/hộ.
IV. Tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện: 46.558 triệu đồng.
1. Hỗ trợ đất ở:
- Tổng số hộ được hưởng chính sách: 279 hộ (diện tích đất 6,19 ha), trong đó hộ không có đất ở 242 hộ (diện tích 5,87 ha), hộ thiếu đất ở 37 hộ (diện tích 0,32 ha).
- Kinh phí thực hiện: 18.570 triệu đồng (300.000 đồng/m2 x 6,19 ha).
2. Hỗ trợ đất sản xuất:
- Tổng số hộ được hưởng chính sách: 416 hộ (diện tích 70,6 ha), trong đó hộ không có đất sản xuất 201 hộ (diện tích 39 ha), hộ thiếu đất sản xuất 215 hộ (diện tích 31,6 ha).
- Kinh phí thực hiện: 6.240 triệu đồng (416 hộ x 15 triệu đồng/hộ).
3. Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán:
- Tổng số hộ được hưởng chính sách: 754 hộ.
- Kinh phí thực hiện: 1.131 triệu đồng (754 hộ x 1,5 triệu đồng/hộ).
4. Vay vốn tín dụng ưu đãi từ ngân hành chính sách xã hội:
- Tổng số hộ được hưởng chính sách: 380 hộ.
- Kinh phí thực hiện: 19.000 triệu đồng (380 hộ x 50 triệu đồng/hộ).
5. Hỗ trợ chuyển đổi nghề:
- Kinh phí thực hiện: 305 triệu đồng
6. Vốn quản lý chương trình (5%):
- Kinh phí thực hiện: 1.312 triệu đồng
(Chi tiết có biểu số 1 và 2 kèm theo)
V. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2017-2020.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Căn cứ chức năng nhiệm vụ bố trí vốn cho UBND huyện Nho Quan để tổ chức thực hiện Đề án.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Căn cứ chức năng nhiệm vụ hướng dẫn UBND huyện Nho Quan về các thủ tục liên quan đến giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ được hưởng chính sách, đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: Căn cứ chức năng nhiệm vụ bố trí nguồn vốn và thực hiện cho vay theo quy định.
4. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh: Căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia thực hiện có hiệu đề án này.
5. UBND huyện Nho Quan: Chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn bộ việc thực hiện Đề án này, có nhiệm vụ:
- Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, UBND các xã tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đảm bảo đúng đối tượng, không để xảy ra thất thoát, tiêu cực.
- Phê duyệt danh sách hộ được hưởng các chính sách hỗ trợ; xây dựng kế hoạch gửi các ngành có liên quan để bố trí, đăng ký vốn để tổ chức thực hiện; thực hiện thanh, quyết toán theo quy định;
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp kết quả, báo cáo UBND tỉnh và các ngành có liên quan.
6. Văn phòng UBND tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan đôn đốc, hướng dẫn UBND huyện Nho Quan tổ chức thực hiện có hiệu các nội dung Đề án, định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh, Ủy ban Dân tộc và các bộ ngành liên quan./.
TỔNG HỢP NHU CẦU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT, NƯỚC SINH HOẠT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1263/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Ninh Bình)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT | Tên đơn vị | Tổng số hộ hưởng các chính sách | Tổng vốn giai đoạn 2016- 2020 | Tổng vốn vay | Đất ở | Đất sản xuất | Nước sinh hoạt | Vốn ngân sách địa phương tự đảm bảo | ||||||||||||||
Tổng Số | Không có đất ở | Thiếu đất ở | Vốn hỗ trợ từ Ngân sách | Hỗ trợ đất sản xuất | Hỗ trợ chuyển đổi nghề | Số hộ | Vốn hỗ trợ | |||||||||||||||
Số hộ | Diện tích (ha) | Số hộ | Diện tích (ha) | Tổng số | Không có đất sản xuất | Thiếu đất sản xuất | Vốn hỗ trợ | số hộ | Vốn hỗ trợ | Vốn vay | ||||||||||||
Số hộ | Diện tích (ha) | Số hộ | Diện tích (ha) | |||||||||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 |
| Tổng cộng | 1.890 | 26.246 | 19.000 | 279 | 242 | 5.87 | 37 | 0.32 | 18.570 | 416 | 201 | 39.0 | 215 | 31.6 | 6.240 | 61 | 305 | 3.050 | 754 | 1.131 |
|
I | H. Nho Quan | 1.890 | 26.246 | 19.000 | 279 | 242 | 5.87 | 37 | 0.32 | 18.570 | 416 | 201 | 39.0 | 215 | 31.6 | 6.240 | 61 | 305 | 3.050 | 754 | 1.131 |
|
II | H. Gia Viễn | - | - | - | - | - | - | - | - |
| - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
|
III | H. Hoa Lư | - | - | - | - | - | - | - | - |
| - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
|
IV | H. Yên Mô | - | - | - | - | - | - | - | - |
| - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
|
V | TP.Ninh Bình | - | - | - | - | - | - | - | - |
| - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
|
VI | TP.Tam Điệp | - | - | - | - | - | - | - | - |
| - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
|
TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2085QĐ-TTG
|
| Số hộ | Diện tích (ha) | Đơn giá (Tr.đồng) | Kinh phí (Tr.đồng) | Ghi chú |
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số | 1890 | 76.79 |
| 46558 |
|
1 | Đất ở | 279 | 6.19 |
| 18570 |
|
a | Không có đất | 242 | 5.87 | 3000 | 17610 |
|
b | Thiếu đất | 37 | 0.32 | 3000 | 960 |
|
2 | Đất sản xuất | 416 | 70.6 |
| 6240 |
|
a | Không có đất | 201 | 39 | 15 | 3015 |
|
b | Thiếu đất | 215 | 31.6 | 15 | 3225 |
|
3 | Nước sạch phân tán | 754 |
| 1.5 | 1131 |
|
4 | Hỗ trợ chuyển đổi nghề | 61 |
| 5 | 305 |
|
5 | Vay vốn tín dụng | 380 |
| 50 | 19000 |
|
6 | Kinh phí quản lý (5%) |
|
|
| 1312 |
|
- 1Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên theo Quyết định 2085/QĐ-TTg
- 2Quyết định 2117/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Quyết định 2333/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg
- 4Quyết định 3995/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 5Quyết định 96/2017/QĐ-UBND về Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2017 - 2020
- 6Quyết định 2550/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình “Phát triển kinh tế - xã hội vùng An toàn khu, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020"
- 7Quyết định 399/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 8Quyết định 1504/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2017-2020
- 9Quyết định 2652/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg do tỉnh Đắk Lắ ban hành
- 10Nghị quyết 25/NQ-HĐND năm 2017 về thực hiện Nghị quyết Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
- 11Quyết định 4753/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án “Thực hiện Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2085/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 582/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 02/2017/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 6Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên theo Quyết định 2085/QĐ-TTg
- 7Quyết định 2117/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 8Quyết định 2333/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg
- 9Quyết định 3995/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 10Quyết định 96/2017/QĐ-UBND về Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2017 - 2020
- 11Quyết định 2550/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình “Phát triển kinh tế - xã hội vùng An toàn khu, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020"
- 12Quyết định 399/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 13Quyết định 1504/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2017-2020
- 14Quyết định 2652/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg do tỉnh Đắk Lắ ban hành
- 15Nghị quyết 25/NQ-HĐND năm 2017 về thực hiện Nghị quyết Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
- 16Quyết định 4753/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án “Thực hiện Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg
Quyết định 1263/QĐ-UBND năm 2017 về Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2017-2020
- Số hiệu: 1263/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/09/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Đinh Chung Phụng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/09/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra