Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1255/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 22018

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG BỘ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp” với những nội dung chính sau đây:

1. Mục tiêu của Đề án

Đánh giá thực trạng và mức độ phát triển doanh nghiệp của cả nước và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (viết gọn là các địa phương).

2. Yêu cầu của Đề án

a) Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá đầy đủ kết quả, hiệu quả và chất lượng phát triển doanh nghiệp của cả nước và từng địa phương.

b) Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp của cả nước và của từng địa phương phải đảm bảo tính khách quan và khả thi.

3. Nội dung của Đề án

a) Lựa chọn các nhóm chỉ tiêu đo lường mức độ phát triển doanh nghiệp hằng năm của cả nước và từng địa phương (phân tổ theo ngành kinh tế, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) bao gồm:

(1) Mức độ phát triển về số lượng doanh nghiệp;

(2) Mức độ phát triển về lao động;

(3) Mức độ thu hút vốn đầu tư và tài chính;

(4) Đầu tư và phát triển khoa học công nghệ;

(5) Chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, tham gia các chương trình hỗ trợ của nhà nước,...;

(6) Bảo vệ môi trường;

(7) Kết quả, hiệu quả phát triển doanh nghiệp: Doanh thu, thu nhập của người lao động, giá trị gia tăng, lợi nhuận, đóng góp cho ngân sách nhà nước...;

(8) Các chỉ tiêu khác: Bổ sung hằng năm phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.

(Chi tiết Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp quy định tại Phụ lục đính kèm)

b) Công bố kết quả đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp đối với các địa phương.

4. Giải pháp

a) Đánh giá đầy đủ tính khả thi về phương pháp luận và nguồn thông tin phục vụ đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp của cả nước và từng địa phương.

b) Tham khảo kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trong khu vực và thế giới về đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp.

 

 

 

c) Xây dựng nguồn thông tin đầu vào phục vụ tổng hợp, biên soạn bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp của cả nước và từng địa phương.

d) Nâng cao năng lực, chất lượng nhân lực và các nguồn lực khác phục vụ tổng hợp, biên soạn bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp.

đ) Tăng cường ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, thực hiện tin học hóa trong thu thập thông tin, tổng hợp, biên soạn, công bố, phổ biến và lưu trữ thông tin về đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp.

Điều 2. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Thu thập thông tin phục vụ xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp của cả nước và từng địa phương.

- Sử dụng thông tin từ điều tra doanh nghiệp hằng năm do Tổng cục Thống kê thực hiện.

- Khai thác thông tin từ dữ liệu hành chính (số liệu từ cơ sở dữ liệu thuế, cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp...).

- Tổ chức điều tra, thu thập thông tin bổ sung.

- Các nguồn thông tin khác.

2. Lộ trình thực hiện

Từ năm 2018, chính thức công bố bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp của cả nước và từng địa phương.

3. Trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xây dựng bộ chỉ tiêu, phương án thu thập thông tin tính toán và công bố bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp của cả nước và từng địa phương.

- Bổ sung hoàn thiện Chương trình điều tra thống kê quốc gia; chế độ báo cáo áp dụng đối với Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đáp ứng yêu cầu tổng hợp, biên soạn bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn và hướng dẫn các nội dung của Đề án; đồng thời đôn đốc, kiểm tra, theo dõi đánh giá tình hình thực hiện, thường xuyên cải tiến, hoàn thiện phương pháp đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp; định kỳ tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai thực hiện Đề án.

b) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng phương án biên soạn và công bố bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp của cả nước và từng địa phương.

- Tuyên truyền tới cộng đồng doanh nghiệp hưởng ứng và cung cấp thông tin cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp của cả nước và từng địa phương.

c) Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin ở trung ương và địa phương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chương trình truyền thông và tuyên truyền mục tiêu, nội dung của Đề án và tình hình triển khai thực hiện Đề án.

d) Bộ Tài chính

- Cung cấp thông tin từ hồ sơ hành chính (cơ sở dữ liệu thuế) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư phục vụ cho tổng hợp và biên soạn bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp đối với các địa phương.

- Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.

đ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Cung cấp thông tin từ hồ sơ hành chính (cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư phục vụ cho tổng hợp và biên soạn bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp đối với các địa phương.

e) Trách nhiệm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn, cung cấp thông tin theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) trong việc triển khai các cuộc điều tra thu thập thông tin từ doanh nghiệp phục vụ tổng hợp và biên soạn bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp.

g) Trách nhiệm của các doanh nghiệp

Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin cho các cơ quan chức năng theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ;
- Lưu: VT, ĐMDN (2). XH

 

 

 

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vương Đình Huệ

 

PHỤ LỤC

BỘ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tên chỉ tiêu

Phân tổ

Ngành Kinh tế

Tỉnh, thành phố

I

Mức độ phát triển về số lượng doanh nghiệp

 

 

1

Số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động

x

x

2

Số doanh nghiệp hoạt động/1.000 dân

x

x

3

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

x

x

4

Số doanh nghiệp ngừng hoạt động

x

x

5

Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới/doanh nghiệp ngừng hoạt động

 

x

6

Số doanh nghiệp tạm ngừng, quay trở lại hoạt động

x

x

7

Số doanh nghiệp hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể

x

x

II

Mức độ phát triển về lao động

 

 

1

Số lao động thực tế làm việc

x

x

2

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo*

x

x

3

Tỷ lệ lao động theo giới tính

x

x

4

Tỷ lệ lao động theo trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật

x

x

5

Tỷ lệ chủ doanh nghiệp theo giới tính

x

x

6

Tỷ lệ chủ doanh nghiệp theo trình độ học vấn

 

 

7

Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển

x

x

III

Mức độ thu hút vốn đầu tư và tài chính

 

 

1

Nguồn vốn sản xuất kinh doanh

x

x

2

Tổng số vốn đăng ký thành lập mới, mở rộng sản xuất

x

x

3

Vốn đầu tư

x

x

4

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

x

x

5

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

x

x

6

Trang bị vốn bình quân một lao động

x

x

7

Trang bị tài sản cố định bình quân một lao động

x

x

IV

Đầu tư và phát triển khoa học công nghệ

 

 

1

Trình độ công nghệ của doanh nghiệp

x

x

2

Tỷ lệ doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu, phát triển*

x

x

3

Chi đầu tư cho khoa học và công nghệ*

x

x

4

Số lượng đề tài, dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ*

x

x

5

Tỷ lệ đóng góp của các ngành công nghiệp công nghệ cao

x

x

6

Số lượng doanh nghiệp được cấp chứng chỉ quản lý chất lượng ISO*

x

x

7

Chỉ số đổi mới công nghệ, thiết bị*

x

x

8

Số lượng kết quả khoa học và công nghệ doanh nghiệp đang sử dụng hoặc sở hữu

x

x

9

Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập quỹ phát triển khoa học công nghệ

x

x

10

Tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo

x

x

11

Tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh

x

x

12

Tỷ lệ nội địa hóa

x

x

V

Chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, tham gia các chương trình hỗ trợ của nhà nước

 

 

1

Số lượng doanh nghiệp có sản phẩm/dịch vụ đạt chuẩn quốc gia*

x

x

2

Số lượng doanh nghiệp có sản phẩm/dịch vụ đạt chuẩn quốc tế*

x

x

3

Số doanh nghiệp tham gia sản xuất các sản phẩm/dịch vụ xuất khẩu*

x

x

4

Số doanh nghiệp có sản phẩm/dịch vụ được cấp thương hiệu quốc gia*

x

x

5

Số doanh nghiệp có sản phẩm/dịch vụ được cấp thương hiệu quốc tế*

x

x

6

Số doanh nghiệp tham gia các chương trình hỗ trợ của nhà nước

x

x

7

Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường theo tiêu TCVN ISO 14001*

x

x

8

Tỷ lệ doanh nghiệp có sản phẩm được chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam

x

x

VI

Bảo vệ môi trường

 

 

1

Số doanh nghiệp có hệ thống xử lý chất thải bảo vệ môi trường đạt chuẩn quốc gia*

x

x

2

Tỷ lệ chất thải đã thu gom*

x

x

3

Tỷ lệ chất thải đã xử lý đạt chuẩn quốc gia*

 

 

4

Số doanh nghiệp được cấp chứng chỉ sản xuất an toàn*

x

x

VII

Kết quả, hiệu quả phát triển doanh nghiệp

 

 

1

Doanh thu của doanh nghiệp

x

x

2

Đóng góp cho ngân sách nhà nước

x

x

3

Giá trị gia tăng của doanh nghiệp*

x

x

4

Giá trị gia tăng bình quân 01 đồng giá trị tài sản cố định*

x

x

5

Giá trị gia tăng bình quân 01 lao động*

x

x

6

Thu nhập bình quân của người lao động

x

x

7

Năng suất lao động

x

x

8

Chỉ số quay vòng vốn

x

x

9

Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi hoặc lỗ

x

x

10

Tỷ suất lợi nhuận

x

x

(*) Các chỉ tiêu này sẽ công bố từ năm 2020.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1255/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 1255/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/09/2018
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Vương Đình Huệ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/09/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản