- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Quyết định 1151/QĐ-BNN-TCTS năm 2021 phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 985/QĐ-TTg năm 2022 về Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1090/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 125/QĐ-BNN-TCTS | Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2023 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 29/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 - 2030;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 29/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được trích từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 125/QĐ-BNN-TCTS ngày 04 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 29/7/2022 phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 - 2030. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2022 - 2030, với các nội dung như sau:
1. Đảm bảo tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu của Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 29/7/2022 (sau đây viết tắt là Đề án).
2. Đảm bảo sự chủ động thực hiện, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và các Bộ, ngành địa phương có liên quan để đạt được mục tiêu đề ra, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
3. Kịp thời lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án vào các chương trình, kế hoạch, đề án, hoạt động gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và địa phương nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Kế hoạch.
II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Phân giao các nhiệm vụ, dự án ưu tiên và các nội dung cần thực hiện tại Phụ lục kèm theo.
1. Tổng cục Thủy sản: Đầu mối, phối hợp với các đơn vị trong Bộ, các bộ ngành có liên quan và địa phương theo dõi, đôn đốc, nắm bắt tình hình tham mưu Lãnh đạo Bộ xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình triển khai thực thiện Kế hoạch.
2. Vụ Khoa học, công nghệ và Môi trường
- Chủ động phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính cân đối, bố trí kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Kế hoạch và các dự án ưu tiên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; cân đối, bố trí vốn để thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch theo đúng tiến độ.
- Chủ động phối hợp với Tổng cục Thủy sản, cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
3. Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính căn cứ đề xuất của các đơn vị có liên quan thuộc Bộ tập trung, huy động, ưu tiên bố trí nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật để triển khai hiệu quả Đề án.
4. Đơn vị được giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ tại các Phụ lục kèm theo Quyết định này:
- Theo chức năng, nhiệm vụ, căn cứ Kế hoạch này để xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện; chủ động lồng ghép việc thực hiện với các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ có liên quan do đơn vị mình chủ trì thực hiện; chủ động rà soát nhiệm vụ và kinh phí trình đơn vị có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện hiện các nhiệm vụ được giao đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ.
- Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm báo cáo Bộ (qua Tổng cục Thủy sản) về tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ đã hoàn thành, nhiệm vụ chưa hoàn thành, nêu rõ khó khăn, nguyên nhân và đề xuất phương án thực hiện để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Các cơ quan, đơn vị khác thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện Đề án; chủ động lồng ghép việc thực hiện với các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ có liên quan do đơn vị mình chủ trì thực hiện.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố
- Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án; chủ động lồng ghép việc thực hiện với các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ có liên quan tại địa phương; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức xã hội để triển khai các nhiệm vụ đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ.
- Định kỳ trước 15 tháng 12 hằng năm tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện, kết quả triển khai Đề án trên địa bàn và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản) để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ./.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT | Tên dự án/ nhiệm vụ | Mục tiêu | Nội dung chính (dự kiến) | Kinh phí trung ương | Nguồn kinh phí | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp chính | Thời gian thực hiện | |
2022 - 2025 | 2026 - 2030 | ||||||||
| Tổng cộng: | 243.900 | 779.500 |
|
|
|
| ||
Phổ biến, triển khai, kiểm tra, sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Đề án | 3.400 | 5.000 | Chi thường xuyên |
|
|
| |||
1 | Phổ biến, triển khai, kiểm tra, sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Đề án | Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện | Báo cáo tình hình triển khai, kết quả triển khai hàng năm các dự án, nhiệm vụ thuộc Đề án | - | - |
| Tổng cục Thủy sản | Các đơn vị có liên quan | Hằng năm |
Tổ chức hướng dẫn, phổ biến nội dung, kế hoạch triển khai Đề án | 500 | - | Chưa bao gồm nguồn xã hội hóa | 2023- 2024 | |||||
Tổ chức giám sát, kiểm tra kết quả thực hiện Đề án tại địa phương | 900 | 1.500 | Hằng năm | ||||||
Tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện Đề án | 500 | - | 2025 | ||||||
Xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường ngành thủy sản 03 năm /lần | 1.500 | 3.000 |
| ||||||
Tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án |
| 500 | 2030 | ||||||
Truyền thông, nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất thủy sản | 17.000 | 33.000 | Sự nghiệp môi trường |
|
| 2022- 2030 | |||
1 | Xây dựng kế hoạch truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất thủy sản và triển khai theo kế hoạch được duyệt | Nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất thủy sản. | Nghiên cứu, xây dựng và trình ban hành kế hoạch truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất thủy sản giai đoạn 2023- 2030 | 100 | - |
| Tổng cục Thủy sản | Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ | 2023 |
2 | Xây dựng kế hoạch tổ chức diễn đàn, hội thảo về bảo vệ môi trường trong ngành thủy sản nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cơ quan quản lý, các doanh nghiệp (trong nước và quốc tế) | Nghiên cứu, xây dựng và trình ban hành kế hoạch tổ chức các diễn đàn, hội thảo về bảo vệ môi trường trong ngành thủy sản giai đoạn 2023-2030 | 100 | - |
| Tổng cục Thủy sản | Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ | 2023 | |
3 | Biên soạn, in ấn tài liệu, sổ tay hướng dẫn, nội dung tập huấn, nội dung tuyên truyền | Biên soạn, in ấn tài liệu, sổ tay hướng dẫn, nội dung tập huấn, nội dung tuyên truyền, tập huấn cán bộ đầu mối chuyên ngành thủy sản cấp trung ương, Sở, Chi cục; hiệp hội nghề nghiệp; doanh nghiệp về khai thác, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản… | 1.800 | 4.000 | Chưa bao gồm nguồn xã hội hóa | Tổng cục Thủy sản | Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ | 2023- 2029 | |
Xây dựng, biên tập và phát hành phóng sự, clip ngắn… về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản | 2.000 | 4.000 | Tổng cục Thủy sản | Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ | 2023- 2029 | ||||
4 | Truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất thủy sản | Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ đầu mối chuyên ngành thủy sản cấp Trung ương, Sở, Chi cục; hiệp hội nghề nghiệp… | 4.000 | 8.000 | Chưa bao gồm nguồn xã hội hóa | Tổng cục Thủy sản | Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ | 2023- 2029 | |
Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thủy sản cho ngư dân, doanh nghiệp về khai thác, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản… | 5.000 | 10.000 | Tổng cục Thủy sản | Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ | 2023- 2030 | ||||
Phổ biến tài liệu tập huấn, tuyên truyền, sổ tay qua các phương tiện thông tin truyền thông trung ương (kênh phát thanh và truyền hình) | 1.500 | 2.000 | Tổng cục Thủy sản | Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ | 2023- 2030 | ||||
5 | Tổ chức các diễn đàn, hội thảo về bảo vệ môi trường trong ngành thủy sản nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cơ quan quản lý, các doanh nghiệp (trong nước và quốc tế) | Tổ chức diễn đàn trong nước theo các chủ để về bảo vệ môi trường ngành thủy sản gồm: nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản, nguồn vốn tự nhiên thủy sản (định kỳ 2 năm/ lần) cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp | 2.000 | 3.000 | Chưa bao gồm nguồn xã hội hóa | Tổng cục Thủy sản | Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ | 2023 | |
Tổ chức diễn đàn khu vực, quốc tế về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản |
| 1.000 | Tổng cục Thủy sản | Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ | 2030 | ||||
Các tài liệu tại các diễn đàn, hội thảo được tổng hợp, biên soạn thành các tài liệu và phổ biến cho các đối tượng là cơ quan quản lý, doanh nghiệp | 500 | 1.000 | Tổng cục Thủy sản | Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ | 2023, 2025, 2027, 2029 | ||||
25.000 | 25.000 |
|
|
| 2023 - 2024, 2028 - 2029 | ||||
1 | Điều tra, đánh giá tác động của các chính sách: thực trạng các chính sách, cơ chế ưu đãi, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất thủy sản thân thiện với môi trường | Rà soát, đánh giá được tác động của các chính sách khuyến khích khai thác, sử dụng đầu tư, duy trì phát triển nguồn vốn tự nhiên thủy sản; huy động, xã hội hóa nguồn lực trong bảo vệ môi trường thủy sản; đề xuất, sửa đổi, bổ sung các chính sách mới để thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp/cơ sở sản xuất/hộ gia đình sản xuất theo hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. | a. Rà soát, đánh giá hiệu quả tác động các chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất thủy sản thân thiện với môi trường đã và đang được áp dụng tại Việt Nam. b. Đề xuất nội dung quy định pháp luật/chính sách cần sửa đổi, bổ sung hoặc cần xây dựng | 25.000 |
| Sự nghiệp kinh tế | Tổng cục Thủy sản | Vụ Kế hoạch Tài chính; Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ | 2023- 2024 |
2 | Xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ môi trường trong tái chế, xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực thủy sản | a. Tổng hợp đánh giá các chính sách liên quan trong khu vực, trên thế giới và tại Việt Nam. b. Điều tra đánh giá tác động các cơ chế, chính sách khuyến khích hiện tại, đánh giá nhu cầu của doanh nghiệp. c. Nghiên cứu, xây dựng quy định pháp luật/ cơ chế khuyến khích phù hợp điều kiện Việt Nam. |
| 25.000 | Chi thường xuyên (chưa bao gồm nguồn xã hội hóa) | Tổng cục Thủy sản | Vụ Kế hoạch Tài chính; Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ | 2028- 2029 | |
29.000 | 121.000 |
|
|
| 2022 - 2030 | ||||
1 | Nghiên cứu, xây dựng trình ban hành các bộ công cụ thực hiện việc điều tra, đánh giá và kiểm kê nguồn vốn tự nhiên thủy sản phục vụ kinh tế xã hội | Nguồn vốn tự nhiên thủy sản (giá trị vật thể, giá trị phi vật thể…) được kiểm kê làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên thủy sản | Nghiên cứu xây dựng và trình ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình, bộ công cụ phục vụ điều tra nguồn vốn tự nhiên thủy sản | 5.000 | 0 | Sự nghiệp kinh tế, chi thường xuyên | Tổng cục Thủy sản; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Vụ Kế hoạch Sở; các đơn vị có liên quan | 2023- 2024 |
2 | Điều tra, đánh giá, kiểm kê tổng thể nguồn vốn tự nhiên thủy sản vùng khơi | a. Rà soát các chương trình, đề án về điều tra thuỷ sản liên quan đến nguồn vốn tự nhiên đã và đang xây dựng. b. Phối hợp, lồng ghép với Chương trình, nhiệm vụ, dự án điều tra liên quan đến nguồn lợi thủy sản. c. Điều tra, đánh giá, kiểm kê nguồn vốn tự nhiên thủy sản (thực hiện điều tra, bổ sung, kiểm kê với các nhóm chưa được thực hiện; kiểm kê nguồn vốn tự nhiên thủy sản giá trị phi vật thể). | 5.000 | 20.000 | Sự nghiệp kinh tế | Tổng cục Thủy sản; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Vụ Kế hoạch Sở; các đơn vị có liên quan | 2024- 2028 | |
3 | Lượng giá nguồn vốn tự nhiên thủy sản | a. Lượng giá nguồn vốn tự nhiên thủy sản (bao gồm giá trị vật thể và phi vật thể). b. Xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái thủy sản tạo nguồn tài chính bền vững cho hoạt động bảo vệ, duy trì, phát triển hệ sinh thái thủy sản. | 15.000 | 84.000 | Sự nghiệp kinh tế (chưa bao gồm nguồn xã hội hóa) | Tổng cục Thủy sản; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Vụ Kế hoạch Sở; các đơn vị có liên quan | 2025- 2029 | |
4 | Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích khai thác, sử dụng, đầu tư, duy trì phát triển nguồn vốn tự nhiên thủy sản | Đề xuất quy định pháp luật/ cơ chế, chính sách khuyến khích khai thác, sử dụng, đầu tư, duy trì phát triển nguồn vốn tự nhiên thủy sản. | 0 | 12.000 | Sự nghiệp kinh tế, chi thường xuyên | Tổng cục Thủy sản | Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; các đơn vị có liên quan | 2028- 2030 | |
5 | Nghiên cứu, xây dựng các biện pháp bảo tồn dựa trên khu vực hiệu quả khác (OECM) tạo động lực cho việc bảo tồn bên ngoài khu bảo tồn | a. Nghiên cứu cơ sở lý luận, tổng quan thế giới và khu vực; đánh giá các khu vực tiềm năng hình thành các khu OECM; b. Đề xuất cơ chế quản lý và vận hành khu OECM tại Việt Nam; thử nghiệm, áp dụng và nhân rộng | 4.000 | 5.000 | Sự nghiệp môi trường (chưa bao gồm nguồn xã hội hóa) | Tổng cục Thủy sản | Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; các đơn vị có liên quan | 2024- 2029 | |
34.000 | 46.000 |
|
|
| 2023 - 2024, 2029- 2030 | ||||
1 | Điều tra, đánh giá nguồn ô nhiễm, lượng chất thải từ các hoạt động sản xuất thủy sản gồm: (i) hoạt động nuôi trồng thủy sản ở vùng nuôi tập trung/ nuôi đối tượng chủ lực, đối tượng nuôi chính; (ii) hoạt động khai thác thuỷ sản, cảng cá tại các tỉnh trọng điểm nghề cá (các tỉnh có trung tâm nghề cá lớn, các cảng cá chỉ định) trọng điểm; (iii) hoạt động sản xuất của nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu | Đánh giá được hiện trạng chất thải từ các hoạt động sản xuất thủy sản; xác định khả năng tiếp nhận của các thủy vực đối với nguồn thải từ các hoạt động thủy sản; đề xuất giải pháp quản lý. | a. Nghiên cứu xây dựng và trình ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình, bộ công cụ phục vụ điều tra, đánh giá nguồn ô nhiễm, lượng chất thải từ hoạt động sản xuất thủy sản. b. Đánh giá lượng chất thải từ hoạt động sản xuất thủy sản. c. Rà soát các nhiệm vụ điều tra, đánh giá về khả năng tiếp nhận nguồn thải của thủy vực tiếp nhận nguồn thải hoạt động sản xuất thủy sản. d. Đánh giá bổ sung các thuỷ vực tiếp nhận nguồn thải chưa được đánh giá điều tra. e. Xác định khả năng tiếp nhận của các thủy vực đối với hoạt động sản xuất thủy sản. g. Đề xuất giải pháp quản lý (nhằm giảm lượng thải, giảm tải lượng ô nhiễm…) đảm bảo phát triển sản xuất thủy sản bền vững. | 34.000 | 40.000 | Sự nghiệp kinh tế; sự nghiệp môi trường | Tổng cục Thủy sản; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Vụ Kế hoạch; các đơn vị có liên quan | 2023- 2024 |
2 | Xây dựng, ban hành kế hoạch quản lý môi trường và thực hiện các giải pháp kiểm soát chất thải các hoạt động thủy sản | a. Xây dựng kế hoạch. b. Ban hành kế hoạch quản lý môi trường. |
| 1.000 | Chi thường xuyên | Tổng cục Thủy sản; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Các đơn vị có liên quan | 2029- 2030 | |
3 | Đề xuất điều chỉnh/ xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật về chất thải trong hoạt động thủy sản | a. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến bảo vệ môi trường trong trong hoạt động thuỷ sản. b. Đề xuất, phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường điều chỉnh/ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đặc thù chuyên ngành về chất thải trong hoạt động thuỷ sản. |
| 5.000 | Sự nghiệp khoa học công nghệ | Tổng cục Thủy sản; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Các đơn vị có liên quan | 2029- 2030 | |
Tăng cường năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản | 5.000 | 95.000 |
|
|
| 2022 - 2030 (hằng năm) | |||
1 | Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy định trong ngành Thủy sản về phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với sự cố môi trường | Nâng cao năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tác động đối với con người và môi trường, góp phần phát triển thủy sản bền vững. | a. Rà soát hệ thống văn bản hiện hành. b. Nghiên cứu, đề xuất, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các quy định trong ngành Thủy sản về phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với sự cố môi trường. c. Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, kiểm soát, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong hoạt động thủy sản. | 5.000 | 10.000 | Chi thường xuyên | Tổng cục Thủy sản; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Vụ Pháp chế; các đơn vị liên quan | 2023- 2030 |
2 | Nghiên cứu, xây dựng mô hình phòng ngừa, kiểm soát, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản, hạ tầng cơ sở thủy sản | a. Nghiên cứu, xây dựng mô hình. b. Thí điểm, nhân rộng. c. Đề xuất hướng dẫn kỹ thuật. |
| 35.000 | Sự nghiệp môi trường | Tổng cục Thủy sản; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Các đơn vị liên quan | 2026- 2028 | |
3 | Tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập ứng phó sự cố môi trường trong ngành thuỷ sản | a. Xây dựng tài liệu tập huấn. b. Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý, người dân trong phạm vi có khả năng chịu ảnh hưởng, tác động của các sự cố môi trường từ hoạt động thủy sản. |
| 20.000 | Sự nghiệp môi trường | Tổng cục Thủy sản; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Các đơn vị liên quan | 2026- 2030 | |
4 | Xây dựng quy trình phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản | a. Xây dựng quy trình phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong hoạt động thủy sản (theo các nhóm đối tượng là nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản). b. Ban hành quy trình. |
| 25.000 | Sự nghiệp môi trường, chi thường xuyên | Tổng cục Thủy sản; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Các đơn vị liên quan | 2028- 2029 | |
5 | Phối hợp tổ chức, tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống, ứng phó nguy cơ, sự cố môi trường | a. Tham gia các diễn đàn quốc trong lĩnh vực phòng chống, ứng phó nguy cơ, sự cố môi trường. b. Tham gia các cuộc diễn tập phòng chống, ứng phó nguy cơ, sự cố môi trường quốc tế. | - | 5.000 | Nguồn hợp tác quốc tế | Tổng cục Thủy sản; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Vụ Hợp tác quốc tế; các đơn vị có liên quan | 2023- 2030 | |
Quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản (quan trắc đất, nước, trầm tích) | 22.000 | 98.000 |
|
|
| 2021 - 2030 (hằng năm) | |||
1 | Quan trắc, cảnh báo môi trường phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản | Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường phục vụ cho công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất theo hướng bền vững. | Thực hiện theo Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện theo Quyết định số 1151/QĐ-BNN-TCTS ngày 19/3/2021 của Bộ NN&PTNT | 0 | 0 | Theo Quyết định số 1151 | Tổng cục Thủy sản | Vụ Kế hoạch; các đơn vị có liên quan | 2021- 2025 |
Căn cứ kết quả thực hiện Quyết định 1151/QĐ-BNN-TCTS để đề xuất cho giai đoạn sau | 0 | 0 | Theo Kế hoạch/ dự án được duyệt | Tổng cục Thủy sản | Vụ Kế hoạch; các đơn vị có liên quan | 2025- 2030 | |||
2 | Quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản (quan trắc đất, nước, trầm tích) | Thực hiện quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản (quan trắc đất, nước, trầm tích) | 22.000 | 98.000 | Sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế | Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Tổng cục Thủy sản; các đơn vị có liên quan | 2024- 2030 | |
10.000 | 10.000 |
|
|
| 2023 - 2024, 2029 - 2030 | ||||
1 | Điều tra, đánh giá tiến bộ khoa học công nghệ trong xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải trong nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản. | Đánh giá được hiện trạng khoa học công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất thủy sản; Đề xuất được các giải pháp khoa học công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất thủy sản. | a. Tổng hợp, phân tích các tiến bộ công nghệ trong xử lý chất thải từ hoạt động thủy sản trong khu vực và trên thế giới. b. Xây dựng phương án điều tra; c. Tổ chức điều tra, đánh giá thực trạng công nghệ trong xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải trong nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản (2 đợt/toàn giai đoạn). d. Đề xuất các giải pháp công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất thủy sản. | 10.000 | 10.000 | Sự nghiệp khoa học, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường | Tổng cục Thủy sản; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Vụ Kế hoạch; các đơn vị có liên quan | 2023 - 2024, 2029 - 2030 |
10.000 | 150.000 |
|
|
| 2024 - 2030 | ||||
1 | Đánh giá, tiếp cận các công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất thủy sản khu vực và trên thế giới | Hoàn thiện và đưa công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất thủy sản tạo tiền đề cho việc tận dụng, sử dụng các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong sản xuất thủy sản. | a. Rà soát, tổng hợp và đánh giá các công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất thuỷ sản tạo tiền đề cho việc tận dụng, sử dụng các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản. b. Đề xuất danh mục các các công nghệ có khả năng áp dụng tại Việt Nam. | 10.000 | 30.000 | Sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế | Tổng cục Thủy sản | Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; các đơn vị có liên quan | 2024- 2026 |
2 | Nghiên cứu, xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất thủy sản tạo tiền đề cho việc tận dụng, sử dụng các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản | a. Đánh giá các chất thải có tiềm năng tạo tiền đề phụ phẩm đối với các đối tượng chủ lực. b. Đánh giá và tìm kiếm công nghệ để tạo tiền đề biến chất thải thành phụ phẩm (máu cá tra,…). c. Áp dụng công nghệ theo liên kết chuỗi tại các doanh nghiệp. |
| 120.000 | Sự nghiệp khoa học công nghệ (chưa bao gồm nguồn xã hội hóa, từ hợp tác công tư PPP) | Tổng cục Thủy sản; PPP Thủy sản | Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; các đơn vị có liên quan | 2028- 2030 | |
60.000 | 140.000 |
|
|
| 2023 - 2030 | ||||
1 | Nghiên cứu mô hình quản lý chất thải tiên tiến trong: (i) hoạt động khai thác của tàu cá, các hoạt động tại cảng cá các tỉnh trọng điểm nghề cá; (ii) hoạt động tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung/vùng nuôi trồng thủy sản các đối tượng nuôi chủ lực, đối tượng nuôi chính; nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu thủy sản; (iii) nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu thủy sản và cụm thu mua, chế biến thủy sản. | Xây dựng được các mô hình quản lý chất thải: (i) từ hoạt động khai thác của tàu cá, các hoạt động tại cảng cá; (ii) tại vùng nuôi thủy sản tập trung; (iii) cụm/ cơ sở/ hộ gia đình nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ (iv) cụm/ cơ sở /hộ gia đình thu mua, chế biến thủy sản. Mở rộng áp dụng mô hình. | a. Nghiên cứu các mô hình quản lý chất thải tiên tiến trên thế giới, khu vực và tại Việt Nam; xây dựng bộ tiêu chí xác định các mô hình quản lý phù hợp với thực trạng hoạt động sản xuất thủy sản của Việt Nam. b. Phối hợp với địa phương triển khai việc xây các mô hình quản lý chất thải tiên tiến trong: (i) Hoạt động khai thác của tàu cá, các hoạt động tại cảng cá (thí điểm tại cảng cá Vân Đồn - Quảng Ninh (đại diện miền Bắc), Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, Tp. Đà Nẵng (đại diện miền Trung), cảng cá Trần Đề - Sóc Trăng (đại diện miền Nam); (ii) Hoạt động tại 05 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung/vùng nuôi trồng thủy sản các đối tượng nuôi chủ lực: Cá rô phi - Hải Dương, tôm nước lợ; - Quảng Ninh (đại diện miền Bắc); tôm đại diện miền Trung); nước lợ (nuôi tôm trên cát) - Phú Yên, nuôi biển - Khánh Hoà; Cá tra - Đồng Tháp; tôm nước lợ - Sóc Trăng (đại diện miền Nam); (iii) Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu thủy sản và cụm thu mua, chế biến thủy sản. | 50.000 | 125.000 | Sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế | Tổng cục Thủy sản; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Vụ Kế hoạch; các đơn vị có liên quan | 2023 - 2030 |
Xây dựng và ban hành các hướng dẫn kỹ thuật tương ứng với các mô hình quản lý chất thải thủy sản đã xây dựng. | 10.000 | 15.000 | Sự nghiệp môi trường (chưa bao gồm nguồn từ PPP thủy sản) | Tổng cục Thủy sản | Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Vụ Kế hoạch; các đơn vị liên quan | ||||
Xây dựng, cập nhật, vận hành cơ sở dữ liệu môi trường trong ngành thủy sản | 15.000 | 35.000 |
|
|
| 2022 - 2030 (hằng năm) | |||
1 | Dự án xây dựng phần mềm và cơ sở dữ liệu môi trường ngành thủy sản | Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường thống nhất, đồng bộ, cập nhật, chia sẻ và được kết nối liên thông giữa các cấp, các ngành; Bảo đảm thông tin môi trường được cung cấp kịp thời; Từng bước chuyển đổi số hóa cơ sở dữ liệu, thông tin về môi trường. | a. Nghiên cứu lựa chọn kết cấu phần mềm và cơ sở dữ liệu môi trường ngành thủy sản đảm bảo liên thông với các cấp, các ngành. b. Xây dựng phần mềm và khung hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường ngành thủy sản (bao gồm cơ sở dữ liệu về tài nguyên di truyền thủy sản). c. Xây dựng cơ chế chia sẻ, cập nhật và sử dụng dữ liệu giữa các tổ chức và đơn vị. | 10.000 | 0 | Sự nghiệp kinh tế | Tổng cục Thủy sản; Trung tâm Tin học và Thống kê | Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; các đơn vị có liên quan | 2023- 2025 |
2 | Tổng hợp, phân tích đánh giá các thông tin, dữ liệu thu thập từ các dự án điều tra, số hóa và cập nhật vào cơ sở dữ liệu. | a. Số hóa các thông tin về môi trường thủy sản. b. Vận hành, cập nhật các số liệu, thông tin thu thập được vào phần mềm. | 5.000 | 35.000 | Sự nghiệp kinh tế | Tổng cục Thủy sản; Trung tâm Tin học và Thống kê | Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; các đơn vị có liên quan | 2023- 2030 | |
5.000 | 5.000 |
|
|
| 2023 - 2024 | ||||
1 | Nghiên cứu, đề xuất công nghệ cao, tiến bộ kỹ thuật trong các hoạt động sản xuất thủy sản theo hướng giảm thiểu chất thải từ các hoạt động sản xuất thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh | Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động sản xuất thủy sản hương tới kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh | a. Rà soát tổng hợp, đánh giá các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong các hoạt động sản xuất thủy sản theo hướng giảm thiểu chất thải từ các hoạt động sản xuất. b. Đề xuất các công nghệ cao, tiến bộ kỹ thuật trong các hoạt động sản xuất thủy sản theo hướng giảm thiểu chất thải từ các hoạt động sản xuất thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. | 3.000 |
| Sự nghiệp môi trường, sự nghiệp khoa học công nghệ | Tổng cục Thủy sản; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Các đơn vị có liên quan | 2023 - 2024 |
2 | Tổ chức diễn đàn khoa học đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao, tiến bộ kỹ thuật trong các hoạt động sản xuất thủy sản theo hướng giảm thiểu chất thải từ các hoạt động sản xuất thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh | Các tài liệu tại các diễn đàn, hội thảo được tổng hợp, biên soạn thành các tài liệu và phổ biến cho các đối tượng là cơ quan quản lý, doanh nghiệp | 2.000 | 5.000 | Sự nghiệp khoa học công nghệ (chưa bao gồm nguồn xã hội hóa) | Tổng cục Thủy sản | Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; các đơn vị có liên quan | 2024- 2030 | |
0 | 0 |
|
|
| 2021 - 2030 | ||||
1 | Điều tra, đánh giá đề xuất danh mục vùng nuôi trồng thủy sản tập trung/trọng điểm, nuôi biển, hệ thống cảng cá, các khu bảo tồn biển cần đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động quản lý môi trường | Cơ sở hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, trọng điểm, nuôi biển được đầu tư đảm bảo an toàn, năng suất sản lượng nuôi và khai thác cao và bảo vệ môi trường; hệ thống cảng cá khu bảo tồn biển được đầu tư đảm bảo giám sát theo dõi được các vấn đề về môi trường phát sinh, đặc biệt là vùng lõi | Thực hiện theo Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 (Khoản 3 Muc II Điều 1 Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 16/8/2022) và Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030 tại Khoản 5 Mục III Điều 1 Quyết định số 1099/QĐ- TTg ngày 19/9/2022 | 0 | 0 |
| Tổng cục Thủy sản | Vụ Kế hoạch; các đơn vị có liên quan | 2023- 2030 |
2 | Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động quản lý môi trường tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung/trọng điểm, nuôi biển, hệ thống cảng cá, các khu bảo tồn biển. | 0 | 0 |
| Tổng cục Thủy sản | Vụ Kế hoạch; các đơn vị có liên quan | 2023- 2030 | ||
5.500 | 12.500 | Nguồn hợp tác quốc tế |
|
| 2021 - 2030 (hằng năm) | ||||
1 | Đề xuất điều chỉnh, bổ sung sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến môi trường thủy sản để thực thi phù hợp với chế tài của quốc tế | Hoạt động hợp tác quốc tế được tăng cường đảm bảo chính sách Việt Nam luôn phù hợp với yêu cầu quốc tế | Rà soát, điều chỉnh, bổ sung sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến môi trường thủy sản phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết. | 1.000 | 1.500 |
| Tổng cục Thủy sản | Vụ Hợp tác quốc tế; các đơn vị có liên quan | 2023 - 2030 |
2 | Xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngành thuỷ sản | a. Nghiên cứu, xây dựng các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngành thuỷ sản. b. Tổ chức, triển khai các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngành thuỷ sản. | 1.500 | 5.000 |
| Tổng cục Thủy sản | Vụ Hợp tác quốc tế; các đơn vị có liên quan | 2023 - 2030 | |
3 | Thực thi các quy định, cam kết về môi trường trong các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thủy sản | a. Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành kế hoạch triển khai các quy định, cam kết về bảo vệ môi trường tại các Điều ước quốc tế. b. Tổ chức triển khai các quy định, cam kết về môi trường theo yêu cầu quốc tế phù hợp bối cảnh Việt Nam. | 1.500 | 3.000 | Chưa bao gồm nguồn xã hội hóa | Tổng cục Thủy sản | Vụ Hợp tác quốc tế; các đơn vị có liên quan | 2023 - 2030 | |
4 | Tổ chức/tham gia hội thảo, tập huấn, diễn đàn khu vực, quốc tế về quản lý, nâng cao năng lực môi trường trong ngành thuỷ sản | a. Hội thảo, tập huấn, diễn đàn khu vực, quốc tế được tổ chức tại Việt Nam. b. Tham dự các sự kiện khu vực, quốc tế về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thủy sản. | 1.500 | 3.000 |
| Tổng cục Thủy sản | Vụ Hợp tác quốc tế; các đơn vị có liên quan | 2023, 2025, 2027, 2029 | |
1.000 | 1.000 |
|
|
|
| ||||
1 | Nghiên cứu, xây dựng và ban hành cơ chế Trách nhiệm mở rộng tự nguyện của các doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường thủy sản | Xây dựng được cơ chế Trách nhiệm mở rộng tự nguyện của các doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường thủy sản | a. Đánh giá yêu cầu, mức độ cần thiết phải thực hiện cơ chế trách nhiệm mở rộng tự nguyện đối với các doanh nghiệp hoạt động về thủy sản (nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản xuất khẩu). b. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành cơ chế Trách nhiệm mở rộng tự nguyện của các doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường thủy sản. | 1.000 | 1.000 | Nguồn sự nghiệp môi trường (chưa bao gồm nguồn xã hội hóa) | Tổng cục Thủy sản, Vụ Khoa học, công nghệ và Môi trường | Các đơn vị có liên quan; Doanh nghiệp, tổ chức quốc tế | 2023- 2030 |
2.000 | 3.000 |
|
|
| 2023- 2030 | ||||
1 | Trong khuôn khổ hợp tác công tư, Nhà nước phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ | Đẩy mạnh hợp tác công tư PPP về thủy sản trong các hoạt động bảo vệ môi trường lĩnh vực thủy sản | a. Xây dựng nội dung, phương thức hợp tác công tư đối với việc hỗ trợ doanh nghiệp trong triển khai các mô hình hỗ trợ về khoa học công nghệ sản xuất, xử lý chất thải trong hoạt động thủy sản. b. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình nhân rộng các mô hình. | 2.000 | 3.000 | Nguồn chi thường xuyên (chưa bao gồm nguồn xã hội hóa) | Tổng cục Thủy sản; Vụ Hợp tác quốc tế; Nhóm PPP Thủy sản | Các đơn vị có liên quan; tổ chức quốc tế; doanh nghiệp, | 2023- 2030 |
- 1Công văn 1222/BNN-KHCN năm 2020 về hướng dẫn xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2021 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Chỉ thị 1788/CT-BNN-TCLN năm 2020 về nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cho thuê môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 8101/BNN-TCTS năm 2022 về tổ chức thực hiện Đề án Bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 933/BTC-CST năm 2023 về chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm dầu do Bộ Tài chính ban hành
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Công văn 1222/BNN-KHCN năm 2020 về hướng dẫn xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2021 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Chỉ thị 1788/CT-BNN-TCLN năm 2020 về nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cho thuê môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 1151/QĐ-BNN-TCTS năm 2021 phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 911/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 985/QĐ-TTg năm 2022 về Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1090/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 8101/BNN-TCTS năm 2022 về tổ chức thực hiện Đề án Bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Công văn 933/BTC-CST năm 2023 về chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm dầu do Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 125/QĐ-BNN-TCTS năm 2023 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 911/QĐ-TTg phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030 do Bộ trường Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 125/QĐ-BNN-TCTS
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/01/2023
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Phùng Đức Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/01/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực