Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1245/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG THAN BÙN TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ;

Căn cứ Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than bùn trên phạm vi cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm phát triển

1. Phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam và đáp ứng nhu cầu về than bùn phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

2. Áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường trong thăm dò, khai thác, chế biến than bùn; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và hợp lý nguồn tài nguyên than bùn; khai thác gắn liền với chế biến ra các sản phẩm có chất lượng phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước.

3. Phát huy tối đa nội lực đồng thời xem xét khả năng hợp tác quốc tế nhằm huy động mọi nguồn lực về vốn, công nghệ.

4. Gắn liền với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên khác; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, an ninh lương thực quốc gia; đảm bảo an toàn trong sản xuất.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển công tác thăm dò, khai thác và chế biến than bùn ổn định, bền vững và phù hợp với nhu cầu sử dụng của ngành nông, lâm nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về thăm dò

- Đến hết năm 2018 hoàn thành công tác thăm dò, đánh giá tài nguyên trữ lượng than bùn, đảm bảo đủ trữ lượng tin cậy để huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2020.

- Phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành cơ bản công tác thăm dò, đảm bảo đủ trữ lượng than bùn huy động vào khai thác trong giai đoạn 2021-2030.

b) Về khai thác

Sản lượng than bùn (nguyên khai) khai thác trên cả nước trong các giai đoạn của Quy hoạch:

- Năm 2020: 1.300- 1.500 nghìn tấn.

- Năm 2025: 2.500 - 3.000 nghìn tấn.

- Năm 2030: 2.500 - 3.000 nghìn tấn.

Sản lượng than bùn khai thác trên cả nước có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của thị trường trong từng giai đoạn, nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng tài nguyên và hiệu quả chung của nền kinh tế.

c) Về chế biến và sử dụng

Xây dựng các cơ sở chế biến than bùn tập trung với công nghệ tiên tiến theo hướng ưu tiên chế biến ra các sản phẩm có chất lượng sử dụng cho ngành nông, lâm nghiệp.

d) Về bảo vệ môi trường

Phấn đấu đến năm 2020, hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến than bùn trên phạm vi cả nước cơ bản đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường.

III. Nội dung quy hoạch

1. Phân vùng quy hoạch

a) Vùng thăm dò, khai thác, chế biến

Trên cơ sở đặc điểm các vùng kinh tế và vùng lãnh thổ của cả nước; tiềm năng, đặc điểm phân bố tài nguyên, trữ lượng và chất lượng than bùn,... phân thành 5 vùng để thăm dò, khai thác, chế biến trên phạm vi cả nước:

- Vùng I gồm 3 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương.

- Vùng II gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Sơn La, Ninh Bình và Thanh Hóa.

- Vùng III gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.

- Vùng IV gồm 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang.

- Vùng V gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Kiên Giang, Cà Mau, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bến Tre và Đồng Tháp.

b) Vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.

2. Tài nguyên và trữ lượng

Tài nguyên và trữ lượng than bùn trên phạm vi cả nước tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2014 khoảng 342.260 nghìn tấn, trong đó huy động vào Quy hoạch là 65.420 nghìn tấn. Chi tiết như Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định này.

3. Quy hoạch thăm dò

a) Giai đoạn đến năm 2020

Đến hết năm 2018 hoàn thành công tác thăm dò, đánh giá tài nguyên trữ lượng than bùn tại 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các vùng I, II, III, IV và V đảm bảo đủ trữ lượng tin cậy huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2020.

b) Giai đoạn 2021-2030

Đến hết năm 2025 cơ bản hoàn thành công tác thăm dò, đảm bảo đủ trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn 2021-2030.

Danh mục, khối lượng thăm dò than bùn giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên phạm vi cả nước như Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quyết định này.

4. Quy hoạch khai thác

a) Giai đoạn đến năm 2020

- Đầu tư mở rộng các cơ sở khai thác than bùn hiện có tại 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các vùng II, IV và V.

- Đầu tư mới một số cơ sở khai thác than bùn tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các vùng I, II, III, IV và V.

b) Giai đoạn 2021-2030

- Đầu tư mở rộng các cơ sở khai thác than bùn tại 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các vùng I, II, III, IV và V.

- Đầu tư xây dựng mới một số cơ sở khai thác than bùn tại 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các vùng I, II, III, IV và V.

5. Quy hoạch chế biến và sử dụng than bùn

a) Giai đoạn đến năm 2020

- Duy trì/cải tạo mở rộng các cơ sở chế biến than bùn hiện có.

- Đầu tư xây dựng mới một số cơ sở chế biến than bùn tập trung với công nghệ tiên tiến, phù hợp với sản lượng khai thác, yêu cầu của các hộ sử dụng tại các vùng I, II, III, IV và V.

b) Giai đoạn 2021-2030

- Duy trì/cải tạo mở rộng các cơ sở chế biến than bùn đã xây dựng.

- Đầu tư mở rộng, đầu tư xây dựng mới một số cơ sở chế biến đảm bảo chế biến toàn bộ lượng than bùn khai thác, yêu cầu của các hộ sử dụng tại các vùng I, II, III, IV và V.

Danh mục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khai thác, chế biến than bùn giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên phạm vi cả nước như Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quyết định này.

IV. Các giải pháp, cơ chế chính sách thực hiện Quy hoạch

1. Giải pháp

a) Về tài nguyên

- Đẩy mạnh tiến độ công tác điều tra, thăm dò để chuẩn bị đủ trữ lượng tin cậy phục vụ huy động vào khai thác theo Quy hoạch.

- Chỉ tiến hành khai thác than bùn ở các khu vực được phép hoạt động khoáng sản.

b) Về vốn đầu tư

Vốn đầu tư cho công tác thăm dò, khai thác, chế biến theo Quy hoạch được thu xếp từ các nguồn: Vốn ngân sách, vốn ODA, vốn tự có, vay thương mại, vay ưu đãi, huy động qua thị trường chứng khoán và các nguồn vốn hợp pháp khác.

c) Về đào tạo nguồn nhân lực

Đưa việc đào tạo đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, chuyên gia về khai thác, chế biến than bùn vào diện đối tượng ưu tiên trong chính sách phát triển nguồn nhân lực của các địa phương liên quan.

d) Về khoa học công nghệ, môi trường

- Sử dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên khác, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường trong các dự án khai thác, chế biến than bùn.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến than bùn để nâng cao giá trị kinh tế của than bùn và đáp ứng nhu cầu của các ngành sản xuất liên quan.

- Đầu tư xây dựng các cơ sở khai thác, chế biến tập trung tại các vùng theo Quy hoạch nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, đồng bộ, xử lý môi trường.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng công nghệ tiên tiến, xử lý môi trường phục vụ khai thác và chế biến than bùn.

e) Về cơ sở hạ tầng

Sử dụng tối đa mạng hạ tầng kỹ thuật hiện có kết hợp đầu tư cải tạo, nâng cấp, đầu tư mới phục vụ các dự án khai thác, chế biến trong kỳ Quy hoạch.

2. Cơ chế, chính sách

- Khuyến khích các ngành nông, lâm nghiệp và các lĩnh vực liên quan tăng cường sử dụng than bùn và các sản phẩm chế biến từ than bùn.

- Bộ Tài chính rà soát, điều chỉnh kịp thời các loại thuế, phí, lệ phí hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương nơi có khoáng sản than bùn được khai thác, chế biến và sử dụng.

- Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu, chuyển giao công nghệ khai thác và chế biến than bùn theo các quy định liên quan của pháp luật.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan thực hiện việc công bố Quy hoạch được duyệt; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy hoạch.

- Cập nhật, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn.

- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương của Đảng, Chính phủ về phát triển khai thác, chế biến và sử dụng than bùn.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Đẩy mạnh tiến độ công tác điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản, đánh giá tài nguyên và trữ lượng than bùn trên phạm vi cả nước.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan thẩm định kế hoạch sử dụng, thu hồi đất và giao đất phục vụ thăm dò, khai thác, chế biến than bùn, phù hợp với tiến độ thi công, hạn chế ảnh hưởng đối với hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của địa phương, bảo vệ môi trường.

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương liên quan theo dõi, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường đối với các dự án khai thác, chế biến than bùn.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ và địa phương liên quan chỉ đạo, giám sát, đánh giá việc chuyển giao và ứng dụng công nghệ đối với các dự án khai thác và chế biến than bùn, đảm bảo công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách bố trí dân cư để thực hiện khai thác, chế biến than bùn theo quy định của pháp luật.

5. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ và địa phương liên quan rà soát, bổ sung quy hoạch hệ thống vận tải ngoài phục vụ yêu cầu giao thông vận tải cho các dự án khai thác và chế biến than bùn để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan vận động, kêu gọi vốn ODA; bố trí nguồn vốn cho công tác chuẩn bị và thực hiện đầu tư các hạng mục hạ tầng cơ sở để phục vụ khai thác, chế biến than bùn.

7. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách về tài chính đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước và địa phương, doanh nghiệp có liên quan để phát triển than bùn theo Quy hoạch.

8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Tổ chức lập và phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản và phù hợp Quy hoạch được phê duyệt.

- Phối hợp chặt chẽ với các Bộ trong việc tổ chức triển khai thực hiện và quản lý Quy hoạch.

- Chủ trì việc khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; thực hiện quản lý hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.

- Thẩm định, cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản than bùn theo quy định của pháp luật về khoáng sản.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thăm dò, khai thác, chế biến than bùn; chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ khoáng sản than bùn chưa khai thác trên địa bàn.

- Các địa phương có hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng than bùn phối hợp chặt chẽ trong công tác lựa chọn vị trí, xây dựng các cơ sở chế biến than bùn để đảm bảo chế biến toàn bộ lượng than bùn khai thác, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, ổn định, đáp ứng yêu cầu của các hộ sử dụng.

- Chủ trì, phối hợp với các chủ đầu tư thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư phục vụ thăm dò, khai thác và chế biến than bùn.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ các chủ đầu tư tuyển chọn, đào tạo và sử dụng lao động địa phương, đào tạo nghề và thu hút lao động chất lượng cao phục vụ khai thác, chế biến than bùn.

- Định kỳ hàng năm cập nhật, thống kê dữ liệu về tài nguyên trữ lượng, sản lượng khai thác, chế biến và sử dụng than bùn gửi về các Bộ liên quan để tổng hợp, quản lý.

- Tích cực tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về khoáng sản liên quan đến việc triển khai Quy hoạch trên địa bàn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông; Chánh Văn phòng Bộ; Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Lưu: VT, TCNL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Cao Quốc Hưng

 

PHỤ LỤC 01

TÀI NGUYÊN VÀ TRỮ LƯỢNG THAN BÙN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1245/QĐ-BCT ngày 04 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Đơn vị: Nghìn tấn

STT

Khu vực

Tổng tài nguyên trữ lượng
(cấp 221+222+333+334a)

I

Trên phạm vi cả nước

342.260

1

Vùng I

3.604

2

Vùng II

27.717

3

Vùng III

7.903

4

Vùng IV

77.747

5

Vùng V

225.289

II

Huy động vào quy hoạch

65.420

1

Vùng I

2.310

2

Vùng II

24.343

3

Vùng III

4.267

4

Vùng IV

7.915

5

Vùng V

26.585

 

PHỤ LỤC 02

DANH MỤC, KHỐI LƯỢNG THĂM DÒ THAN BÙN TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1245/QĐ-BCT ngày 04 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

STT

Vị trí

Khối lượng thăm dò

Hào (m3)

Giếng (m)

Khoan (m)

Giai đoạn đến năm 2020

I

Vùng I

3.000

1.700

1.470

1

Tỉnh Bắc Giang

1.200

700

600

2

Tỉnh Hải Dương

1.200

700

600

3

Tỉnh Lạng Sơn

600

300

270

II

Vùng II

4.200

2.500

1.900

1

TP. Hà Nội

1.200

700

600

2

Tỉnh Vĩnh Phúc

1.500

900

700

3

Tỉnh Sơn La

1.500

900

600

III

Vùng III

4.280

2.570

1.650

1

Tỉnh Hà Tĩnh

500

300

200

2

Tỉnh Quảng Bình

100

0

0

3

Tỉnh Quảng Trị

500

300

200

4

Tỉnh Gia Lai

1.500

900

600

5

Tỉnh Kon Tum

80

70

0

6

Tỉnh Đắk Lắk

450

300

150

7

Tỉnh Đắk Nông

750

450

300

8

Tỉnh Khánh Hòa

400

250

200

IV

Vùng IV

5.880

3.560

2.510

1

Tỉnh Lâm Đồng

2.000

1.200

800

2

Tỉnh Bình Dương

400

300

200

3

Tỉnh Tây Ninh

2.200

1.300

1.000

4

Tỉnh Long An

200

120

80

5

Tỉnh Bình Thuận

900

540

360

6

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

180

100

70

V

Vùng V

26.500

15.930

10.750

1

Tỉnh Kiên Giang

20.000

12.000

8.000

2

Tỉnh Cà Mau

1.500

900

600

3

Tỉnh An Giang

3.300

2.000

1.450

4

Tỉnh Hậu Giang

1.000

600

400

5

Tỉnh Đồng Tháp

700

430

300

Giai đoạn 2021 - 2030

I

Vùng I

1.400

950

640

1

Tỉnh Bấc Giang

700

500

280

2

Tỉnh Hải Dương

700

450

360

II

Vùng II

8.100

4.900

3.280

1

TP. Hà Nội

2.900

1.800

1.200

2

Tỉnh Vĩnh Phúc

3.300

2.000

1.300

3

Tỉnh Sơn La

1.900

1.100

780

III

Vùng III

3.950

2.450

1.800

1

Tỉnh Quảng Trị

250

150

100

2

Tỉnh Gia Lai

1.800

1.100

800

3

Tỉnh Đắk Nông

400

260

200

4

Tỉnh Bình Định

1.000

640

500

5

Tỉnh Khánh Hòa

500

300

200

IV

Vùng IV

9.300

5.730

3.800

1

Tỉnh Lâm Đồng

5.500

3.300

2.200

2

Tỉnh Tây Ninh

2.300

1.500

900

3

TP. Hồ Chí Minh

600

380

300

4

Tỉnh Bình Thuận

900

550

400

V

Vùng V

23.250

13.960

9.400

1

Tỉnh Kiên Giang

16.300

9.780

6.500

2

Tỉnh Cà Mau

850

500

400

3

Tỉnh An Giang

5.300

3.200

2.200

4

Tỉnh Hậu Giang

800

480

300

 

PHỤ LỤC 03

DANH MỤC CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG KHAI THÁC, CHẾ BIẾN THAN BÙN TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1245/QĐ-BCT ngày 04 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

STT

Vị trí

Quy mô công suất
(tấn/năm)

Ghi chú

Giai đoạn đến năm 2020

I

Vùng I

 

 

1

Tỉnh Bắc Giang

20.000

Đầu tư mới

2

Tỉnh Hải Dương

20.000

Đầu tư mới

3

Tỉnh Lạng Sơn

10.000

Đầu tư mới

II

Vùng II

 

 

1

TP. Hà Nội

30.000

Đầu tư mở rộng

2

Tỉnh Vĩnh Phúc

50.000

Đầu tư mới

3

Tỉnh Sơn La

20.000

Đầu tư mới

III

Vùng III

 

 

1

Tỉnh Quảng Bình

1.000

Đầu tư mới

2

Tỉnh Quảng Trị

10.000

Đầu tư mới

3

Tỉnh Bình Định

20.000

Đầu tư mới

4

Tỉnh Khánh Hòa

14.000

Đầu tư mới

IV

Vùng IV

 

 

1

Tỉnh Lâm Đồng

50.000

Đầu tư mới

Đầu tư mở rộng

2

Tỉnh Tây Ninh

60.000

Đầu tư mới

Đầu tư mở rộng

3

TP. Hồ Chí Minh

16.000

Đầu tư mở rộng

4

Tỉnh Bình Thuận

30.000

Đầu tư mới

5

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

20.000

Đầu tư mới

V

Vùng V

 

 

1

Tỉnh Kiên Giang

750.000

Đầu tư mở rộng

2

Tỉnh Cà Mau

40.000

Đầu tư mới

3

Tỉnh An Giang

200.000

Đầu tư mới

4

Tỉnh Hậu Giang

50.000

Đầu tư mới

Giai đoạn 2021 - 2030

I

Vùng I

 

 

1

Tỉnh Bắc Giang

78.000

Đầu tư mới

Đầu tư mở rộng

2

Tỉnh Hải Dương

80.000

Đầu tư mới

Đầu tư mở rộng

3

Tỉnh Lạng Sơn

20.000

Đầu tư mở rộng

II

Vùng II

 

 

1

TP. Hà Nội

100.000

Đầu tư mới

Đầu tư mở rộng

2

Tỉnh Vĩnh Phúc

100.000

Đầu tư mới

Đầu tư mở rộng

3

Tỉnh Sơn La

100.000

Đầu tư mới

Đầu tư mở rộng

III

Vùng III

 

 

1

Tỉnh Hà Tĩnh

10.000

Đầu tư mới

2

Tỉnh Quảng Trị

25.000

Đầu tư mở rộng

3

Tỉnh Gia Lai

100.000

Đầu tư mới

Đầu tư mở rộng

4

Tỉnh Đắk Nông

35.000

Đầu tư mới

Đầu tư mở rộng

5

Tỉnh Bình Định

35.000

Đầu tư mở rộng

6

Tỉnh Khánh Hòa

35.000

Đầu tư mở rộng

IV

Vùng IV

 

 

1

Tỉnh Lâm Đồng

310.000

Đầu tư mở rộng

2

Tỉnh Bình Dương

20.000

Đầu tư mới

3

Tỉnh Tây Ninh

170.000

Đầu tư mới

Đầu tư mở rộng

4

TP. Hồ Chí Minh

20.000

Đầu tư mở rộng

5

Tỉnh Bình Thuận

60.000

Đầu tư mới

Đầu tư mở rộng

IV

Vùng V

 

 

1

Tỉnh Kiên Giang

1.200.000

Đầu tư mở rộng

2

Tỉnh Cà Mau

100.000

Đầu tư mở rộng

3

Tỉnh An Giang

300.000

Đầu tư mở rộng

4

Tỉnh Hậu Giang

60.000

Đầu tư mở rộng

5

Tỉnh Đồng Tháp

30.000

Đầu tư mới

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1245/QĐ-BCT năm 2015 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than bùn trên phạm vi cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

  • Số hiệu: 1245/QĐ-BCT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/02/2015
  • Nơi ban hành: Bộ Công thương
  • Người ký: Cao Quốc Hưng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản