Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1244/1998/QĐ-UB

ngày 01 tháng 10 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THU, CHI, QUẢN LÝ QUỸ HỌC PHÍ VÀ XÂY DỰNG TẠI CÁC TRƯỜNG, CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TẠI TỈNH NGHỆ AN.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi )dược Quốc hội thông qua ngày 21/4/ 1994;

Căn cứ quyết định số 70/ 1998 QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của thủ tướng chính phủ và thông tư liên bộ GD-ĐT,Tài chính số 54/1998 TT-LB ngày 31/8/1998.

Xét đề nghị của ông giám đốc sở giáo dục và đào tạo tại tờ trình số 794/KHTV ngày 22/9/1998.Sau khi thống nhất tại hội nghị liên tịch giữa UBND tỉnh và thường trực HĐND tỉnh ngày 25/9/ 1998.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định về việc thu, chi và quản lý quỹ học phí và xây dựng tại các trường, các cơ sở giáo dục - đào tạo thuộc tỉnh nghệ an.

Điều 2: Quyết định này được áp dụng thực hiện từ ngày 1/9/1998. Các quy định trước đây của UBND tỉnh quy định về mức thu, chi và quản lý thu, chi học phí, tiền xây dựng trường, trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc sở GD-ĐT, Giám đốc sở Tài chính Vật giá, Thủ trưởng các ngành, các đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, Thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

UBND TỈNH NGHỆ AN
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Han

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC THU, CHI VÀ QUẢN LÝ QUỸ HỌC PHÍ VÀ XÂY DỰNG TẠI CÁC TRƯỜNG, CƠ SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO TẠI TỈNH NGHỆ AN.
(Ban hành theo QĐ số 1244/1998/QĐ-UB ngày 01/10//1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Các trường và cơ sở giáo dục-đào tạo chỉ được thu những khoản quy định tại quyết định này.

Điều 2: Các trường và các cơ sở GD-ĐT tổ chức thu học phí và tiền xây dựng trường. Tiền thu được phải nạp vào kho bạc nhà nước và được sử dụng theo quy định tại quyết định này.

- Tiền học phí không trừ vào chỉ tiêu kế hoạch ngân sách giáo dục và đào tạo hàng năm của các trường và cơ sở GD-ĐT.


Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3: Học phí:

1. Mức thu học phí:

Ngành học, cấp học

Đơn vị tính

T.phố, T.xã, Khu công nghiệp

Nông thôn đồng bằng, trung du

Nông thôn miền núi

 

 

Công lập

Bán công trong trường công lập

DL và BC trong trường BC

Công lập

Bán công

DL và BC trong trường BC

Công lập

Bán công trong trường công lập

D.l và BC trong trường BC

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

a- Trường mầm non

1. Nhà trẻ

- Hệ bán trú

- Hệ không bán trú

2. Mẫu giáo

- Hệ bán trú

- Hệ không bán trú

 

1000đ/HS/tháng

 

 

1000đ/HS/tháng

 

 

50

30

 

45

35

 

 

50

30

 

45

35

 

 

50

30

 

45

35

 

 

30

35

 

20

15

 

 

35

20

 

25

20

 

 

35

20

 

25

20

 

 

20

10

 

15

10

 

 

25

15

 

20

15

 

 

25

15

 

20

15

b-Trường tiểu học

Đ. tượng học thêm có tổ chức

Học bán trú

 

1000đ/HS/buổi

1000đ/HS/tháng

 

1

45

 

1

50

 

1

50

 

0.8

30

 

0,8

30

 

0,8

30

 

0,6

20

 

0,6

20

 

0,6

20

c. Trường trung học và BTVH

- Học phí

THCS, BTCS

PTTH, BTTH

- Học thêm buổi có tổ chức

THCS và BTCS

PTTH và BTTH

- Học nghề hướng nghiệp tại các TTGDKTTH-HNDN;

THCS, BTCS

PTTH, BTTH

 

 

1000đ/HS/tháng

1000đ/HS/tháng

 

1000đ/HS/tháng

1000đ/HS/tiết

 


1000đ/HS/tháng

1000đ/HS/tháng

 

 

15

20

 

0.5

0.7

 


3

5

 

 

30

45

 

0.5

0.7

 


3

5

 

 

45

60

 

0.5

0.7

 


3

5

 

 

10

15

 

0.4

0.5

 


2.5

4

 

 

20

35

 

0.4

0.5

 


2.5

4

 

 

30

45

 

0.4

0.5



2.5

4

 

 

5

8

 

0.4

0.5



2

3

 

 

10

25

 

0.3

0.4

 


2.5

4

 

 

25

40

 

0.3

0.4



2.5

4

d. Đối với cơ sở đào tạo

1000đ/HS/tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Dạy nghề

 

80

120

350

80

120

300

80

120

250

- THCN

 

70

100

300

70

100

250

70

100

200

- Cao đẳng

 

80

120

350

80

120

300

80

250

250

*Mức thu học phí đối với trường dân lập ở trên là mức thu tối đa. Dựa vào từng vùng kinh tế, hiệu trưởng và cha mẹ học sinh thỏa thuận mức học phí của tại trường, nhưng không quá mức quy định ở trên.


2. Phương thức thu: Học phí được thu theo định kỳ hàng tháng. Các trường lớp nhà trẻ, mẫu giáo, dạy nghề ngắn hạn và hình thức giáo dục khác thu theo số tháng thực học.

3. Đối tượng miễn, giảm học phí

3.1- Miễn học phí cho đối tượng sau:

3.1.1- Học sinh đang học ở bậc tiểu học.

3.1.2- Học sinh, sinh viên là con liệt sỹ.

3.1.3- Học sinh, sinh viên là anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, thương binh.

3.1.4- Học sinh, sinh viên là con thương binh, con bệnh binh, con của những người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 61% trở lên.

3.1.5- Học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại vùng cao miền núi (trừ thành phố, thi xã, thị trấn) và vùng sâu, hải đảo.

3.1.6- Học sinh, sinh viên bị tàn tật và có khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 21% trở lên do tàn tật và được Hội đòng giám định y khoa xác nhận.

3.1.7- Học sinh, sinh viên hệ chính quy tập trung ngành Sư phạm khi vào học có cam kết sau khi tốt nghiệp phục vụ trong ngành Giao dục Đào tạo.

3.1.8- Học sinh, sinh viên, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

3.1.9- Học sinh thuộc đối tượng tuyển chọn ở các trường dự bị đại học dân tộc, trường PTDT nội trú, trường dạy nghề cho người tàn tật, trường khuyết tật, thiểu năng, cán bộ công nhân viên chức đi học BTVH.

3.1.10. Học sinh, sinh viên mà gia đình (gia đình, cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng) thuộc diện hộ đói theo quy định hiện hành của Nhà nước, có mức thu nhập quy đổi bình quân đầu người/tháng dưới 13 kg gạo.

3.2- Giảm 50% học phí cho các đối tượng:

3.2.1- Học sinh, sinh viên là con thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21 đến 60%.

3.2.2- Học sinh, sinh viên là con cán bộ công nhân viên chức mà cha mẹ bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên.

3.2.3- Học sinh, sinh viên mà gia đình( gia đình cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng): thuộc diện hộ nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước. Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng quy đổi ra gạo:

- Dưới 25 kg ở thành thị

- Dưới 20 kg ở vùng đồng bằng và trung du

- Dưới 15 kg ở nông thôn miền núi

4. Thủ tục miễn giảm học phí:

4.1- Học sinh bậc tiểu học; học sinh, sinh viên ngành sư phạm theo quy định tại Điểm 3.1.1 và 3.1.7 Mục 3 nêu trên không phải làm đơn xin miễn học phí.

4.2- Học sinh, sinh viên thộc các đối tượng miễn, giảm học phí phải làm đơn xin miễn, giảm theo mẫu thống nhất do hiệu trưởng, thủ trưởng các cơ sở giáo dục và đào tạo ban hành, có xác nhận nội dung kê khai của gia đình học sinh, sinh viên do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương cơ sở giáo dục và đào tạo ban hành có xác nhận nội dung kê khai của gia đình học sinh, sinh viên do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương, cơ sở giáo dục và đào tạo ban hành, có xác nhận nội dung kê khai của gia đình học sinh, sinh viên do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương (Phòng TBXH, UBND xã, phường) ký tên đóng dấu và có ý kiến đề nghị của giáo viên chủ nhiệm lớp.

4.3. Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đào tạo căn cứ vào các quy định cụ thể tạo quyết định này, căn cứ vào ý kiến xác nhận của địa phương và ý kiến đề nghị của giáo viên chủ nhiệm lớp, để quyết định việc miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên và lập danh sách báo cáo cơ quan quản lý GD và ĐT cấp trên trực tiếp.

4.4. Việc miễn giảm học phí được thực hiện trong suốt thời gian học tập của học sinh tại trường và các cơ sở GD và ĐT. Riêng trường hợp học sinh hộ đói, hộ nghèo được xem xét theo từng năm học.

4.5.Những trường hợp đột xuất khi có thiên tai lớn xảy ra trong từng khu vực, liên sở GD-ĐT và Sở Tài chính Vật giá xem xét trình UBND tỉnh ra quyết định miễn, giảm học phí cho học sinh từng vùng theo mức độ thiệt hại. Trường hợp cá biệt gia đình hoặc bản thân học sinh, sinh viên có khó khăn đột xuất được địa phương xác nhận thì Nhà trường xem xét cụ thể và quyết định miễn, giảm trong thời hạn nhất định.

5. Thu và sử dụng quỹ học phí.

5.1. Các cơ sở GD-ĐT có trách nhiệm tổ chức thu học phí và nộp vào kho bạc Nhà nước. Biên lai do Sở Tài chính phát hành.

5.2. Học phí được sử dụng toàn bộ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cụ thể vào các việc sau đây:

a) Tăng cường CSVC phục vụ giảng dạy học tập như: Sửa chữa, cải tạo CSVC hiện có, xây dựng nhỏ các phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, thư viện, ký túc xá học sinh - sinh viên, mua sắm, thuê mướn cơ sở vật chất,trang thiết bị phục vụ giảng dạy học tập, quản lý chuyên môn, hành chính và các công việc khác có liên quan.

b) Bổ sung kinh phí cho hoạt động của sự nghiệp GD-ĐT: Kể cả hỗ trợ thi tốt nghiệp bao gồm các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn và khoản chi thường xuyên thuộc nội dung chi hoạt động sự nghiệp GD-ĐT, kể cả chi hỗ trợ thêm cho thi tốt nghiệp ở các trường và cơ sở giáo dục và đào tạo, chi nghiệp vụ quản lý quỹ học phí tại cơ sở...

c) Hỗ trợ cho hoạt động trực tiếp giảng dạy, phục vụ giảng dạy bao gồm: Chi hỗ trợ cho lao động trực tiếp giảng dạy và phục vụ giảng dạy của giáo viên, cán bộ nhân viên phục vụ giảng dạy và các bộ phận liên quan.

d) Khoản chi hỗ trợ công tác quản lý và điều tiết chung thuộc ngành GD-ĐT không quá 20% (chờ văn bản hướng dẫn của Liên bọ mới thực hiện).

Tỷ lệ chi cho các nội dung phần 5.2 được quy định như sau:

Hệ trường và khu vực

Tăng cường CSVC

Bổ sung kinh phí sự nghiệp

Hỗ trợ hoạt động giảng dạy

hỗ trợ quản lý và điều tiết

 

(a)

(b)

(c)

(d)

A-Hệ công lập

1. MN,THCS,PTTH

 

 

 

 

 

+ Miền núi

35%

20%

25%

20%

+ Đồng bằng, Trung du

35%

30%

15%

205

Thành Phố, thị xã

40%

30%

10%

20%

2. Dạy nghề và TTKTHN-DN

45%

25%

20%

10%

3. THCN

45%

25%

20%

10%

4. Cao đẳng

45%

25%

20%

10%

5. Mầm non và tiểu học bán trú

 

 

 

 

+ Miền núi

 

5%

95%

 

+ Đồng bằng,trung du

 

22%

75%

3%

+ Thành phố,thị xã

20%

26%

50%

4%

B- Hệ bán công trong trường công lập

 

 

 

 

1. MN,THCS,PTTH

 

 

 

 

+ Miền núi

 

3%

95%

2%

+ Đồng bằng, trung du

 

12%

85%

3%

Thành phố,thị xã

6%

15%

75%

4%

2. Dạy nghề và TTKTHN

20%

15%

62%

3%

3. TH chuyên nghiệp

20%

15%

62%

3%q

4. Cao đẳng

20%

15%

62%

3%

C. Hệ bán công, dân lập

 

 

 

 

1. MN,THCS, PTTH

 

 

 

 

+ Miền núi

6%

7%

85%

2%

+ Đồng bằng, Trung du

10%

7%

80%

3%

+ Thành phố, thị xã

16%

10%

70%

4%

2. Dạy nghề và TTKTHN-DN

17%

10%

70%

3%

3. Hệ trung học chuyên nghiệp

17%

10%

70%

3%

4. Hệ cao đẳng

17%

10%

70%

3%

5.4. Phòng Kế toán - Tài vụ (đối với các cơ sở có phòng tài vụ - kế toán), kế toán hoặc văn phòng nhà trường (đối với cơ sở không có Phòng Tài vụ - kế toán) trực tiếp thu học phí hàng tháng của học sinh, sinh viên. Khi thu phải cấp biên lai cho từng học sinh (theo mẫu C27 - H ban hành theo Quyết định số 999 - TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính). Toàn bộ học phí thu phải nộp vào Kho bạc Nhà nước nơi trường hoặc đơn vị giao dịch theo tài khoản riêng.

6. Quản lý quỹ học phí:

6.1. Kho bạc Nhà nước Tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo hệ thống Kho bạc các huyện, hướng dẫn các cơ sở giáo dục đào tạo mở tài khoản tiền gửi về quỹ học phí tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.

Kho bạc Nhà nước nơi có cơ Sở GD-ĐT mở tài khoản quỹ học phí có trách nhiệm cấp lại tiền cho cơ sở GD-ĐT theo quy định tại quyết định này.

6.2. Hàng năm cùng với việc lập dự toán thu, chi từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp các trường, các cơ sở GD-ĐT lập dự toán thu, chi quỹ học phí theo quy định, báo cáo các cơ quan quản lý GD-ĐT cấp trên trực tiếp phê duyệt tổng hợp gửi cơ quan Tài chính đồng cấp chuyển kho bạc nhà nước làm căn cứ cấp lại và kiểm soát chi tiêu.

- Giao cho sở Giáo dục và Đào tạo lập dự toán thu chi khoản kinh phí hỗ trợ công tác quản lý và điều tiết chung thuộc ngành giáo dục đào tạo do các trường, cơ sở giáo dục đào tạo nộp, gửi sở Tài chính vật giá để trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

- Việc quản lý thu,chi quỹ học phí ở các trường, các cơ sở giáo dục đào tạo được tập trung tại phòng kế toán tài vụ, ở các trường các cơ sở giáo dục đào tạo không có phòng kế toán tài vụ thì phải tập trung tại văn phòng nhà trường, nhà trường phải mở sổ sách kế toán theo dõi thu, chi quỹ học phí, nghiêm cấm việc tọa chi và để ngoài sổ sách kế toán quỹ học phí.

6.3- Các cơ sở giáo dục đào tạo có trách nhiệm nộp số tiền thu học phí hàng tháng vào tài khoản tiền gửi quỹ học phí tại kho bạc nhà nước, kết thúc năm phải báo cáo quyết toán thu, chi quỹ học phí và chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo Tài chính theo quy định. Quyết toán thu chi quỹ học phí phải tổng hợp chung vào quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm( ghi ở mục nguồn kinh phí khác). Các cơ sở GD-ĐT phải báo cáo quyết toán thu, chi quỹ học phí với cơ quan quản lý GD-ĐT và cơ quan Tài chính cùng cấp để tổng hợp báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên. Riêng đối với các trường lớp dân lập phải thực hiện chế độ công khai quỹ học phí với cha mẹ học sinh vào cuối mỗi học kỳ, nhất thiết phải lập báo cáo quyết toán quỹ học phí gửi cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp theo dõi và tổng hợp báo cáo cơ quan quản lý GD-ĐT cấp trên.

6.4- Để tổng hợp báo cáo thu học phí toàn ngành, hàng năm trước ngày 20 của tháng cuối quý I sở GD-ĐT có trách nhiệm tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi quỹ học phí của các đơn vị giáo dục đào tạo toàn tỉnh gửi UBND tỉnh, Sở tài chính vật giá, Bộ giáo dục và Đào tạo.

6.5- Công tác kế toán và quyết toán

- Các trường các sở giáo dục đào tạo thực hiện công tác kế toán Thống kê quy định tại pháp lệnh kế toán thống kê ngày 10/5 /1998; Nghị định số 25 HĐBT ngày 18/ 3/1989 của Hội đòng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành điều lệ tổ chức kế toán; luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn luật; Quyết định số 999/TC/QĐ/CĐKT ngày 02 /11/1996 của bộ trưởng bộ tài chính về việc ban hành hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp và các văn bản hướng dẫn chế độ kế toán hiện hành của nhà nước.

- Để hạch toán số thu, chi học phí, nhà trường phải mở sổ kế toán theo dõi riêng và hạch toán theo các quy định hiện hành.

Điều 4: Các khoản được thu khác: Các cơ sở giáo dục mầm non và GD phổ thông được thu tiền đóng góp xây dựng trường; các cơ sở GD-ĐT được phép thu lệ phí tuyển sinh theo quy định sau đây:

1. Tiền đóng góp xây dựng trường:

a. Mức thu: Mức thu tiền đóng góp xây dựng trường tính cho một học sinh,cho một năm học quy định như sau:

Ngành học, cấp học

Đơn vị tính

T.phố, T.xã, Khu công nghiệp

Nông thôn đồng bằng, trung du

Nông thôn miền núi

 

 

Công lập

Bán công trong trường công lập

DL và BC trong trường BC

Công lập

Bán công

DL và BC trong trường BC

Công lập

Bán công trong trường công lập

DL và BC trong trường BC

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

- Nhà trẻ

1000đ/HS/năm

50

50

50

25

25

25

20

20

20

- Mẫu giáo không bán trú

 

60

60

60

30

30

30

25

25

25

- Mẫu giáo bán trú

 

100

100

100

70

70

70

50

50

50

- Tiểu học không bán trú

 

80

80

80

60

60

60

40

40

40

- THCS, BTCS

 

100

100

100

80

80

80

60

60

60

- PTTH, BTTH

 

150

150

150

120

120

120

100

100

100

b) Chế độ miễn giảm: Thực hiện theo nghị định 28/CP ngày 29/04/1995 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.

c) Phân phối sử dụng:

- 98% chi cho việc tu bổ, mua sắm CSVC và hỗ trợ xây dựng mới trường học.

- 2 % chi cho công tác tổ chức thu và quản lý quỹ xây dựng trường.

d) Quản lý xây dựng trường:

Giao cho UBND các cấp chỉ đạo các trường, cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn thực hiện thu và sử dụng nguồn tiền đóng góp xây dựng tiền ở địa phương theo đúng quy hoạch, kế hoạch được HĐND cùng cấp thông qua theo đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành và theo quyết định số 248/PTg ngày 22/11/73 của thủ tướng chính phủ.

- Các trường, cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn trực tiếp thu tiền xây dựng trường theo biên lai do Sở Tài chính Vật giá phát hành và nộp toàn bộ số tiền thu được vào tài khoản tiền gửi quỹ xây dựng trường mở tại Kho bạc Nhà nước theo thông tư 35 TC-NSNN ngày 21/06/1997 của bộ tài chính và văn bản hướng dẫn thực hiện thông tư 35 của sở tài chính vật giá.

Kho bạc Nhà nước nơi cơ sở giáo dục đào tạo mở tài khoản quỹ xây dựng trường, có trách nhiệm cấp lại tiền cho đơn vị sử dụng theo kế hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt đảm bảo đúng chế độ hiện hành.

- Các trường, các cơ sở giáo dục đào tạo phải quản lý quỹ xây dựng trường đúng như quy định quản lý quỹ học phí nêu ở mục 6 điều 3.

2. Lệ phí tuyển sinh: Giao cho Sở GD-ĐT chủ trì phối hợp với Sở tài chính trình UBND tỉnh quyết định sau:

Điều 5: Các khoản thu có tính chất tự nguyện không bắt buộc

Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thân thể học sinh, thực hiện theo quy định của Nhà nước.

Các khoản quyên góp xã hội ( ủng hộ khắc phục thiên tai, ủng hộ nhân đạo....) tùy theo cách huy động cơ quan có thẩm quyền tổ chức chỉ đạo vận động thu và nộp theo đúng quy định, không để lại đơn vị.

Phần thu liên quan đến ăn của học sinh các trường lớp bán trú, học hai buổi....,nhà trường thống nhất với phụ huynh học sinh, tổ chức thu và phục vụ trở lại cho học sinh không lấy lãi.

Một số khoản thu khác xuất phát từ nhu cầu thực tế của học sinh như giữ xe, nước uống. Nhà trường thống nhất Cha Mẹ học sinh để thu bù đắp chi phí không tính lãi.

Nhà trường phải mở sổ sách kế toán thu, chi, hạch toán theo chế độ kế toán quy định và phải báo cáo tài chính công khai trước Cha Mẹ học sinh.

Điều 6: Ngoài những khoản thu quy định trên đây các cấp, các ngành, nhà trường, các cơ sở giáo dục đào tạo và hội Cha Mẹ học sinh không được tự ý đặt ra khoản thu nào khác dưới bất kỳ hình thức nào.

Tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy định tại quyết định này thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Nếu gây thất thoát, lãng phí thì phải bồi thường, nếu thu sai, thu quá mức quy định thì phải thu hồi vào ngân sách nhà nước.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7: Giao cho Ông Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Giám đốc Sở tài chính Vật giá hướng dẫn chi tiết nội dung của quy định này.

Điều 8: Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc các ngành, UBND các cấp, các trường, cơ sở giáo dục đào tạo phản ánh kịp thời về Sở giáo dục và Đào tạo, Sở tài chính- vật giá để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1244/1998/QĐ-UB về thu, chi, quản lý quỹ học phí và xây dựng tại trường, cơ sở giáo dục-đào tạo tại tỉnh Nghệ An

  • Số hiệu: 1244/1998/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 01/10/1998
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Nguyễn Thị Han
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/09/1998
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản