Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1229/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 06 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được thay thế, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Trồng trọt thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm cập nhật các thủ tục hành chính mới được công bố vào Hệ thống thông tin thủ tục hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế; niêm yết, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị tại trụ sở cơ quan và trên Trang thông tin điện tử của đơn vị; triển khai thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ các thủ tục hành chính trong lĩnh vực Trồng trọt đã được công bố tại các quyết định trước đây.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tư pháp; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
PHẦN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT | Số hồ sơ TTHC | Tên thủ tục hành chính | Tên VBQPPL quy định nội dung thay thế, sửa đổi, bổ sung |
1 |
| Tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy phân bón | - Quyết định số 63/QĐ-BNN-PC ngày 11/01/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng. -Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm; - Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
2 |
| Công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm | |
3 |
| Công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm | |
4 |
| Cấp lại Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm | |
5 |
| Tiếp nhận bản công bố hợp quy giống cây trồng |
PHẦN II
NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1. Công bố hợp quy phân bón
Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân tiến hành lập hồ sơ theo quy định và gửi, nộp hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ: kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ;
- Bước 3: Các bộ phận chức năng liên quan thẩm định hồ sơ, xem xét giải quyết, sau đó chuyển cho Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét phê duyệt.
- Bước 4: Tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
- Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật: số 44 đường Nguyễn Tất Thành, phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy, tỉnh TT Huế.
Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Cách thức thực hiện: Gửi văn bản trực tiếp; Fax; E-Mail; mạng điện tử; qua đường bưu điện.
Thành phần, hồ sơ:
* Hồ sơ công bố hợp quy đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy :
- Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 của Thông tư Thông tư Số: 55/2012/TT-BNNPTNT ;
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình và môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
- Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình và môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng).
* Hồ sơ công bố hợp quy đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
- Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 Thông tư số: 55/2012/TT-BNNPTNT ;
- Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hóa, dịnh vụ, quá trình và môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng);
- Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được chỉ định;
- Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008;
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung: đối tượng được chứng nhận hợp quy; (số hiệu, tên) tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy; tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy; phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng; mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá) và các lý giải cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn phương pháp/phương thức lấy mẫu/đánh giá); kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận); thông tin bổ sung khác.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Thông báo tiếp nhận công bố hợp quy phân bón
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của BNNPTNT;
- Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ NNPTNT về việc hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm
Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định thành lập Đoàn bình tuyển cây đầu dòng.
- Bước 4: Hội đồng bình tuyển tiến hành thẩm định cây đầu dòng, lập biên bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bước 5: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận cây đầu dòng; Trường hợp không công nhận phải thông báo cho người nộp đơn và nêu rõ lý do.
- Bước 6: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Giấy công nhận cây đầu dòng về tại Tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, số: 44 đường Nguyễn Tất Thành, phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy, tỉnh TT Huế.
- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm theo mẫu.
- Các tài liệu liên quan gồm: Sơ đồ vườn cây; báo cáo về nguồn giống; kết quả nghiên cứu, hội thi (nếu có).
Báo cáo về nguồn giống phải có các nội dung: nguồn gốc xuất xứ; thời gian, vật liệu gieo trồng; các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi về sâu bệnh hại, khô hạn, ngập úng, rét hại, nắng nóng (số liệu của 03 năm liên tục gần nhất).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 48 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận cây đầu dòng.
- Trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn, nêu rõ lý do.
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận cây đầu dòng: 100.000/giấy
- Phí thẩm định, công nhận cây đầu dòng: 2.000.000đ/cây
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ NNPTNT Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm
- Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.
Phụ lục 01
(Ban hành kèm theo Thông tư số.... 18…./2012/TT-BNNPTNT ngày..26… tháng....4.....năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN
CÂY ĐẦU DÒNG/VƯỜN CÂY ĐẦU DÒNG
CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế
1. Tên tổ chức, cá nhân: ……………………………………………………………………………
2. Địa chỉ: …………………………………..Điện thoại/Fax/E-mail ………………………………
3. Tên giống: ……………………………………………………………………………
4. Vị trí hành chính và địa lý của cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng
Thôn ……………………….xã …………………..huyện …………………tỉnh/TP: ………………
5. Các thông tin chi tiết về cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng đăng ký công nhận:
- Năm trồng:
- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây giâm hom, cây chiết cành và vật liệu nhân giống khác): ……
- Tình hình sinh trưởng (chiều cao, đường kính tán cây, tình hình sâu bệnh hại và một số chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng): …….
- Năng suất, chất lượng của giống (nêu những chỉ tiêu chủ yếu):
Đối với vườn cây đầu dòng, cần có thêm những thông tin sau:
- Mã hiệu nguồn giống (cây đầu dòng):
- Diện tích vườn (m2):
- Khoảng cách trồng (m x m):
6. Các tài liệu liên quan khác kèm theo:
- Sơ đồ vườn cây;
- Tóm tắt quá trình phát hiện hoặc lịch sử trồng trọt;
- Kết quả nghiên cứu, đánh giá hoặc hội thi đã có;
- Tình hình sinh trưởng, phát triển của nguồn giống.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện nộp phí bình tuyển, thẩm định theo đúng quy định./.
| Ngày ... tháng ... năm 20….. |
(*Cá nhân phải có bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn)
3. Công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm
Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định thành lập Đoàn bình tuyển vườn cây đầu dòng.
- Bước 4: Hội đồng bình tuyển tiến hành thẩm định vườn cây đầu dòng, lập biên bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bước 5: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận vườn cây đầu dòng; Trường hợp không công nhận phải thông báo cho người nộp đơn và nêu rõ lý do.
- Bước 6: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Giấy công nhận vườn cây đầu dòng về tại Tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, số: 44 đường Nguyễn Tất Thành, phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy, tỉnh TT Huế.
- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm theo Phụ lục 01 hoặc Annex 01 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ NNPTNT Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm
- Các tài liệu liên quan gồm: Sơ đồ vườn cây, báo cáo về vườn cây đầu dòng.
Báo cáo về vườn cây đâu dòng phải có các nội dung: Nguồn gốc xuất xứ; thời gian, vật liệu gieo trồng; nhận xét về sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi về sâu bệnh hại, khô hạn, ngập úng, rét hại, nắng nóng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 33 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận vườn cây đầu dòng.
- Trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn, nêu rõ lý do.
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận vườn cây đầu dòng: 100.000đ/giấy
- Phí thẩm định, công nhận vườn cây đầu dòng: 500.000đ/vườn
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm quy định tại Phụ lục 01 hoặc Annex 01 ban hành kèm theo Thông tư này Số: 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ NNPTNT Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ NNPTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.
Phụ lục 01
(Ban hành kèm theo Thông tư số.... 18…./2012/TT-BNNPTNT ngày..26… tháng....4.....năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN
CÂY ĐẦU DÒNG/VƯỜN CÂY ĐẦU DÒNG
CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế
1. Tên tổ chức, cá nhân: ……………………………………………………………………………
2. Địa chỉ: …………………………………..Điện thoại/Fax/E-mail ………………………………
3. Tên giống: ……………………………………………………………………………
4. Vị trí hành chính và địa lý của cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng
Thôn ……………………….xã …………………..huyện …………………tỉnh/TP: ………………
5. Các thông tin chi tiết về cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng đăng ký công nhận:
- Năm trồng:
- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây giâm hom, cây chiết cành và vật liệu nhân giống khác): ……
- Tình hình sinh trưởng (chiều cao, đường kính tán cây, tình hình sâu bệnh hại và một số chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng): …….
- Năng suất, chất lượng của giống (nêu những chỉ tiêu chủ yếu):
Đối với vườn cây đầu dòng, cần có thêm những thông tin sau:
- Mã hiệu nguồn giống (cây đầu dòng):
- Diện tích vườn (m2):
- Khoảng cách trồng (m x m):
6. Các tài liệu liên quan khác kèm theo:
- Sơ đồ vườn cây;
- Tóm tắt quá trình phát hiện hoặc lịch sử trồng trọt;
- Kết quả nghiên cứu, đánh giá hoặc hội thi đã có;
- Tình hình sinh trưởng, phát triển của nguồn giống.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện nộp phí bình tuyển, thẩm định theo đúng quy định./.
| Ngày ... tháng ... năm 20….. |
(*Cá nhân phải có bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn)
4. Cấp lại giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm
Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ thực tế quá trình chăm sóc, sử dụng, sinh trưởng của cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng nếu đủ điều kiện thì công nhận lại.
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Giấy công nhận lại cây, vườn cây đầu dòng cho Tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, số: 44 đường Nguyễn Tất Thành, phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy, tỉnh TT Huế.
- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến
Thành phần hồ sơ:
- Hồ sơ đăng ký công nhận lại gồm: đơn đề nghị công nhận lại, bản sao quyết định lần công nhận gần nhất; sơ đồ nguồn giống, báo cáo tóm tắt về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, số lượng khai thác vật liệu nhân giống trong thời gian lần công nhận gần nhất.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: 18 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định công nhận lại cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng.
Phí, lệ phí:
- Cấp giấy chứng nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng: 100.000đ/giấy
- Thẩm định, công nhận lại cây đầu dòng: 1.400.000đ/cây
- Thẩm định, công nhận vườn cây đầu dòng: 350.000đ/cây
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký công nhận lại cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm quy định tại Phụ lục 01 hoặc Annex 01 ban hành kèm theo Thông tư này Số: 18/2012/TT-BNNPTNT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ NNPTNT Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.
Phụ lục 01
(Ban hành kèm theo Thông tư số.... 18…./2012/TT-BNNPTNT ngày..26… tháng....4.....năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN LẠI
CÂY ĐẦU DÒNG/VƯỜN CÂY ĐẦU DÒNG
CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế
1. Tên tổ chức, cá nhân: ……………………………………………………………………………
2. Địa chỉ: …………………………………..Điện thoại/Fax/E-mail ………………………………
3. Tên giống: ……………………………………………………………………………
4. Vị trí hành chính và địa lý của cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng
Thôn ……………………….xã …………………..huyện …………………tỉnh/TP: ………………
5. Các thông tin chi tiết về cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng đăng ký công nhận:
- Năm trồng:
- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây giâm hom, cây chiết cành và vật liệu nhân giống khác): ……
- Tình hình sinh trưởng (chiều cao, đường kính tán cây, tình hình sâu bệnh hại và một số chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng): …….
- Năng suất, chất lượng của giống (nêu những chỉ tiêu chủ yếu):
Đối với vườn cây đầu dòng, cần có thêm những thông tin sau:
- Mã hiệu nguồn giống (cây đầu dòng):
- Diện tích vườn (m2):
- Khoảng cách trồng (m x m):
6. Các tài liệu liên quan khác kèm theo:
- Sơ đồ vườn cây;
- Tóm tắt quá trình phát hiện hoặc lịch sử trồng trọt;
- Kết quả nghiên cứu, đánh giá hoặc hội thi đã có;
- Tình hình sinh trưởng, phát triển của nguồn giống.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện nộp phí bình tuyển, thẩm định theo đúng quy định./.
| Ngày ... tháng ... năm 20….. |
(*Cá nhân phải có bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn)
5. Tiếp nhận bản hợp quy giống cây trồng
Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân tiến hành lập hồ sơ theo quy định và gửi, nộp hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ: kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ;
- Bước 3: Các bộ phận chức năng liên quan thẩm định hồ sơ, xem xét giải quyết, sau đó chuyển cho Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét phê duyệt
- Bước 4: Tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
- Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, số: 44 đường Nguyễn Tất Thành, phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy, tỉnh TT Huế.
- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến.
Thành phần hồ sơ:
a. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận, thành phần hồ sơ gồm:
- Bản công bố hợp quy;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập;
- Đối với giống nhập khẩu: Bản sao từ giấy chứng nhận hợp quy gốc của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
- Đối với giống sản xuất trong nước: Bản sao từ giấy chứng nhận hợp quy gốc của một giống theo từng cấp giống do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.
b. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng, thành phần hồ sơ gồm:
- Bản công bố hợp quy;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập;
- Bản sao biên bản kiểm định đồng ruộng của một lô ruộng giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống;
- Bản sao 01 phiếu kết quả thử nghiệm mẫu từ bản gốc của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống trong vòng 6 tháng tính từ ngày phát hành phiếu kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm được chỉ định đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được chứng nhận phù hợp ISO 9001, hồ sơ công bố gồm: Quy trình sản xuất giống và kế hoạch kiểm soát chất lượng.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy đã được chứng nhận phù hợp ISO 9001, hồ sơ công bố hợp quy có bản sao từ giấy chứng nhận phù hợp ISO 9001;
- Báo cáo đánh giá hợp quy của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống trong vòng 6 tháng tính từ ngày phát hành.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Thông báo tiếp nhận công bố hợp quy giống
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ NNPTNT Quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng.
- Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ NNPTNT về việc Hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- 1Quyết định 1800/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh
- 2Quyết định 3715/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung lĩnh vực trồng trọt; lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Ủy ban nhân dân cấp xã của tỉnh Bình Dương
- 3Quyết định 395/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện trong lĩnh vực Nông nghiệp & Phát triển nông thôn do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 4Quyết định 1230/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 675/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã, tỉnh Nam Định
- 6Quyết định 3580/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội
- 7Quyết định 954/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính các lĩnh vực: Lâm nghiệp, Thú y, Thủy lợi, Thủy sản được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu
- 8Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2017 công bố mới và bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 9Quyết định 2282/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Trồng trọt thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 10Quyết định 1134/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính về chuẩn hóa trong lĩnh vực trồng trọt thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang
- 11Quyết định 23/QĐ-UBND năm 2018 về công bố Danh mục 10 thủ tục hành chính lĩnh vực trồng trọt, phân bón, nông nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 1800/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh
- 6Quyết định 3715/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung lĩnh vực trồng trọt; lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Ủy ban nhân dân cấp xã của tỉnh Bình Dương
- 7Quyết định 395/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện trong lĩnh vực Nông nghiệp & Phát triển nông thôn do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 8Quyết định 1230/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9Quyết định 675/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã, tỉnh Nam Định
- 10Quyết định 3580/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội
- 11Quyết định 954/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính các lĩnh vực: Lâm nghiệp, Thú y, Thủy lợi, Thủy sản được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu
- 12Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2017 công bố mới và bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 13Quyết định 2282/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Trồng trọt thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 14Quyết định 1134/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính về chuẩn hóa trong lĩnh vực trồng trọt thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang
- 15Quyết định 23/QĐ-UBND năm 2018 về công bố Danh mục 10 thủ tục hành chính lĩnh vực trồng trọt, phân bón, nông nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang
Quyết định 1229/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính được thay thế, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Trồng trọt thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 1229/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/06/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Văn Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra