Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1223/QĐ-UBND

Kiên Giang, ngày 20 tháng 5 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI LÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ;

Căn cứ Biên bản số 05/BB-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc họp Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua các văn bản thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản trình Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 172/TTr-SNNPTNT ngày 05 tháng 5 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2022.

 (Đính kèm Bảng giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2022).

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này Quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

2. Đối tượng áp dụng

a) Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

b) Người sử dụng đất quy định tại Điều 5 của Luật Đất đai năm 2013 khi Nhà nước thu hồi đất.

c) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Điều 3. Nguyên tắc bồi thường

1. Việc bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi là thủy sản được thực hiện theo quy định tại Điều 90 của Luật Đất đai năm 2013.

2. Những trường hợp sau đây không phải bồi thường:

a) Cây trồng, vật nuôi là thủy sản được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

b) Những cây trồng trong chậu, trong bồn, vật nuôi là thủy sản có thể di dời được, thì chỉ hỗ trợ chi phí di dời và thiệt hại do di dời, nuôi trồng lại. Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư xem xét thực tế chi phí di dời, thiệt hại đưa vào phương án bồi thường, hỗ trợ nhưng mức tối đa bằng 30% so với giá bồi thường của loại cây trồng, vật nuôi là thủy sản quy định tại Quyết định này.

c) Đối với cây trồng hằng năm, vật nuôi là thủy sản đã đến thời kỳ thu hoạch thì không bồi thường; trường hợp loại cây hằng năm, vật nuôi là thủy sản chưa đến thời kỳ thu hoạch, nếu dự án chưa thật cấp bách, có thể kéo dài đủ thời gian để thu hoạch thì không bồi thường.

3. Đối với rừng trồng tập trung và rừng tái sinh để lấy gỗ, số lượng cây nhiều hoặc rừng có nhiều chủng loại cây dày đặt, xen kẻ nhau, việc kiểm đếm cây khó khăn, mất nhiều thời gian thì có thể kiểm đếm bằng phương pháp rút mẫu với tỷ lệ từ 02% đến 05% để xác định số lượng cây bồi thường, nhưng số lượng cây bồi thường có thời gian trồng từ 02 năm tuổi trở lên thì mật độ tối đa bằng 15.000 cây/ha, có thời gian trồng dưới 02 năm tuổi thì mật độ tối đa bằng 20.000 cây/ha. Đối với cây ăn trái phải kiểm đếm cụ thể để xác định số lượng, chủng loại; đối với các loại cây ăn trái gieo trồng với mật độ cao (theo kiểu sạ lan hoặc không theo quy cách) với số lượng trên 10 cây/m2 thì tính tối đa là 10 cây/m2.

4. Trồng rừng không liền ô, không liền khoảnh cho một tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân là trên diện tích trồng rừng có một hoặc nhiều đường băng trắng chia tách lô rừng, khoảnh rừng; mỗi lô, khoảnh rừng có diện tích nhỏ hơn 3.000 m2; đường băng trắng có chiều rộng tối thiểu là 10 m gọi là trồng rừng không liền ô, liền khoảnh.

5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được tận dụng toàn bộ cây trồng được bồi thường để sử dụng hoặc di chuyển đi nơi khác. Trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu giữ lại cây để sử dụng hoặc làm cảnh quan môi trường thì hai bên tự thỏa thuận mức hỗ trợ thêm ngoài mức bồi thường tại Quyết định này.

Điều 4. Xử lý những trường hợp phát sinh

Trong từng dự án cụ thể, đối với cây trồng, vật nuôi là thủy sản không có trong quy định tại Quyết định này; Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm tính toán áp dụng đơn giá bồi thường cùng nhóm hoặc tương đương. Trường hợp không áp dụng được đơn giá bồi thường cùng nhóm hoặc tương đương thì Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập hoặc thuê Tổ chức tư vấn lập dự toán xác định giá trị cây trồng, vật nuôi là thủy sản đó theo thực tế; Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trước khi phê duyệt phương án bồi thường.

Trường hợp khi giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản phổ biến trên thị trường tăng hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá bồi thường tại Quyết định này tại thời điểm thu hồi đất, thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành khảo sát, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh giá bồi thường cho phù hợp.

Điều 5. Xử lý chuyển tiếp

Đối với những phương án bồi thường đã được phê duyệt trước ngày Quyết định này có hiệu lực, thì giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm phương án được duyệt.

Điều 6. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Quốc Anh

 

QUY ĐỊNH

BẢNG GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI LÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1223/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)

1. Nhóm cây ăn trái: chia làm 04 loại

a) Loại A: cây trồng đang trong thời kỳ trưởng thành, phát triển tốt, cho trái năng suất cao, thời gian trồng từ 05 năm trở lên.

b) Loại B: cây đang vào thời kỳ sinh trưởng, cho trái năng suất thấp, thời gian trồng từ 03 năm đến dưới 05 năm.

c) Loại C: cây lão, cây sâu bệnh cho ít trái; cây bắt đầu cho trái, thời gian trồng từ 01 năm đến dưới 03 năm.

d) Loại D: cây trồng dưới 01 năm.

e) Riêng cây Đu đủ, Chuối, Chanh dây, Gấc, Sim, Trứng cá phân làm 03 loại:

- Loại A: cây đang cho trái.

- Loại B: cây lớn, sắp cho trái.

- Loại C: cây mới trồng, cây Chuối con.

BẢNG GIÁ BỒI THƯỜNG NHÓM CÂY ĂN TRÁI

Đơn vị tính: ngàn đồng/cây

STT

Cây trồng

Loại A

Loại B

Loại C

Loại D

1

Sầu riêng các loại

2.222

1.485

774

387

2

Vú sữa

1.881

1.255

657

288

3

Xoài các loại

1.835

1.146

514

220

4

Măng cụt

1.539

954

572

262

5

Bòn Bon, Dâu, Chôm Chôm, Vải, Bơ

1.377

899

438

185

6

Nhãn các loại

1.300

1.039

517

202

7

Dừa, Thốt Nốt

1.091

783

494

211

8

Cam, Quýt, Bưởi, Hồng, Mận, Điều, Sa pô , Lòng mức

1.068

679

308

150

9

Tiêu, Thanh Long

920

605

294

56

10

Mít, Me, Cóc các loại

800

580

360

180

11

Mãng cầu các loại

675

469

293

120

12

Khế, Sa Ri, Cau, Sa Kê, Lê Ki Ma, Sơn Trà

580

420

240

70

13

Hạnh (Tắc), Chanh, Cà Na, Đào Tiên

344

239

134

54

14

Ổi, Lý, Lựu, Táo,Tầm ruột, Bồ Quân, Cà Phê, Ca Cao, Ô Môi

324

227

123

31

15

Đu Đủ

143

88

37

-

16

Chuối, Chanh Dây, Gấc, Sim, Trứng Cá

64

50

25

-

2. Nhóm cây lấy gỗ: chia làm 6 nhóm nhỏ như sau:

a) Nhóm 1: cây gỗ lớn gồm có các loại cây như: Sao, Dầu Rái, Dầu Long, Bằng Lăng, Bời Lời, Cá Đuối, Cà Đúi, Cà Men, Sơn Mã, Cầy, Chay, Da Tây, Nâu, Huỷnh, Răng, Sấu, Sung Mã, Tà Men, Trai, Trai Rừng, Dó Bầu, Diệp, Tùng, Viết, Trâm Bầu, Tra, Thao lao, Sến, Gõ, Xưa, Bên, Muồng Đen.

b) Nhóm 2: cây ưa sáng mọc nhanh gồm có các loại cây như: Mù U, Trâm, Sắn, Sung, Sung Rừng đen, Sung Rừng trắng, Bần, Đầu Heo, Bứa, Bình Linh, Con Cang, Luồng Tuống, Miên, Mít rừng, Nhãn rừng, Rội, Sơn, Sết, Tà Sết, Thị rừng, Dương, Bàng, Phượng, Còng, Sầu Đâu, Xoan, Chôm Chôm rừng, Măng khe, Nhọc, Tung, Xương máu, Bàng, cao su, Xanh, Lộc vừng, Lụa, Mắm, Me Nước, Vẹt, Trôm, Lâm Dồ, Xà Cừ.

c) Nhóm 3: cây tạp gồm có các loại cây như: Gòn, Gừa, Sộp, Bồ Đề, Ván Ngựa, Si, Bã Đậu, Gáo, Bình Bát, Cà Ri, Chồi Mòi, Cò Ke, Dâu Tằm ăn, Điên Điển, Đỗ Trọng, Đũng đỉnh, Nhàu, Quao, So Đũa, Trà Là, Vông Nem, cây tạp khác.

Đối với 03 nhóm trên được chia ra làm 05 loại xác định theo đường kính của cây như sau:

Loại A: đường kính lớn hơn 35 cm.

Loại B: đường kính từ 21 đến 35 cm.

Loại C: đường kính từ 10 đến nhỏ hơn 21 cm.

Loại D: đường kính từ 05 cm đến nhỏ hơn 10 cm.

Loại E: đường kính nhỏ hơn 05 cm.

BẢNG GIÁ BỒI THƯỜNG CHO NHÓM CÂY LẤY GỖ LỚN, CÂY ƯA SÁNG MỌC NHANH, CÂY TẠP KHÁC.

Đơn vị tính: ngàn đồng/cây

STT

Cây trồng

Loại A

Loại B

Loại C

Loại D

Loại E

1

Nhóm cây gỗ lớn

750

310

190

70

38

2

Nhóm cây ưa sáng mọc nhanh

270

145

110

45

25

3

Nhóm cây tạp khác

160

150

80

45

25

d) Nhóm 4: gồm có cây Tràm Bông vàng, cây Bạch Đàn, cây Keo Lai, cây Cừ Tràm, cây Đước và cây Tràm Úc trồng riêng lẻ.

Chia ra làm 05 loại xác định theo đường kính của cây như sau:

Loại A: đường kính lớn hơn 20 cm.

Loại B: đường kính từ 11 đến 20 cm.

Loại C: đường kính từ 05 đến nhỏ hơn 11 cm.

Loại D: đường kính từ 03 đến nhỏ hơn 05 cm.

Loại E: đường kính nhỏ hơn 03 cm.

Đường kính được xác định từ mặt đất hiện hữu lên đến vị trí 1,3m của thân cây.

Cây Tràm Bông vàng, cây Bạch Đàn, cây Keo Lai, cây Tràm, cây Đước và cây Tràm Úc trồng riêng lẽ là cây trồng có diện tích dưới 3.000m2 tính cho một tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân, mật độ dưới 666 cây/ha.

BẢNG GIÁ BỒI THƯỜNG CHO CÂY TRÀM BÔNG VÀNG, CÂY BẠCH ĐÀN, CÂY KEO LAI, CÂY TRÀM, CÂY ĐƯỚC VÀ CÂY TRÀM ÚC TRỒNG RIÊNG LẺ.

Đơn vị tính: ngàn đồng/cây

STT

Cây trồng

Loại A

Loại B

Loại C

Loại D

Loại E

1

Tràm Bông vàng

115

60

35

16

7

2

Bạch Đàn, Keo Lai

85

45

28

16

7

3

Tràm Nước, Tràm Úc và Đước

60

40

21

16

7

đ) Nhóm 5: cây Tre, cây Trúc, cây Dừa Nước.

- Cây Tre, cây Trúc được chia ra làm 04 loại xác định theo số lượng cây của bụi như sau:

Loại A: bụi từ 20 cây trở lên.

Loại B: bụi từ 10 cây đến 19 cây.

Loại C: bụi từ 03 cây đến 09 cây.

Loại D: Bụi dưới 03 cây.

BẢNG GIÁ BỒI THƯỜNG CHO CÂY TRE, CÂY TRÚC

Đơn vị tính: ngàn đồng/bụi

STT

Cây trồng

Loại A

Loại B

Loại C

Loại D

1

Tre

380

300

220

30

2

Trúc

220

160

90

20

- Cây Dừa nước tính bình quân giá 25.000 đồng/m2 (không tính diện tích đất trống).

e) Nhóm 6: cây Tràm Bông vàng, cây Bạch Đàn, cây Keo Lai, cây Tràm nước, cây Tràm Úc và cây Đước trồng tập trung.

Cây Tràm Bông vàng, cây Bạch Đàn, cây Keo Lai, cây Tràm nước, cây Tràm Úc và cây Đước trồng tập trung là cây trồng có diện tích trồng từ 3.000m2 trở lên tính cho một tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân; cây trồng phải liền lô, liền khoảnh, mật độ cây trồng từ 666 cây/ha trở lên.

- Trường hợp diện tích trên 3000 m2, trồng không liền ô, liền khoảnh và diện tích dưới 3.000 m2 nhưng mật độ trên 666 cây/ha thì tính trồng rừng tập trung.

- Trường hợp diện tích trên 3.000 m2, nhưng mật độ cây trồng dưới 666 cây/ha thì tính riêng lẽ.

Mức giá bồi thường như sau:

BẢNG GIÁ BỒI THƯỜNG CHO TRÀM BÔNG VÀNG, BẠCH ĐÀN, CÂY KEO LAI.

Chia ra làm 03 loại xác định theo đường kính như sau:

Loại A: đường kính từ 05 cm trở lên;

Loại B: đường kính từ 03 cm đến nhỏ hơn 05 cm;

Loại C: đường kính dưới 03 cm.

Đường kính được xác định từ mặt đất hiện hữu lên đến vị trí 1,3m của thân cây.

Đơn vị tính: ngàn đồng/cây

Stt

Cây trồng

Loại A

Loại B

Loại C

1

Tràm Bông vàng

25

11

5

2

Bạch Đàn, Keo Lai

20

11

5

BẢNG GIÁ BỒI THƯỜNG CHO CÂY TRÀM NƯỚC, TRÀM ÚC

Đơn vị tính: ngàn đồng/cây

STT

Phân loại

Đường kính (cm)

Chiều cao (m)

Giá bồi thường

1

Cây Tràm nước, Tràm Úc loại 1

Từ bằng hoặc lớn hơn 07

Từ bằng hoặc lớn hơn 04

10

2

Cây Tràm nước, Tràm Úc loại 2

Nhỏ hơn 07

Nhỏ hơn 04

4

BẢNG GIÁ BỒI THƯỜNG CHO CÂY ĐƯỚC

Đơn vị tính: ngàn đồng/cây

STT

Cấp cây

Đường kính (cm)

Chiều cao (m)

Giá bồi thường

1

Cây cấp 2 trở lên

Từ bằng hoặc lớn hơn 08

Từ bằng hoặc lớn hơn 04

10

2

Dưới cây cấp 2

Nhỏ hơn 8

Nhỏ hơn 04

4

3. Nhóm cây cây hoa kiểng: các loại cây hoa, kiểng trồng dưới đất như: Mai vàng, Mai Chiếu Thủy, Nguyệt Quế, Linh Sam, Bông Giấy, Cần Thăng, Kim Quýt, Bông Bụt, Bông Trang, Cau kiểng, Điệp, Đinh Lăng, Hoa Sứ, Huỳnh Anh, Hoàng Hạ, Sa Kê, cây kiểng khác trồng dưới đất.

Đối với nhóm cây hoa kiểng được chia ra làm 05 loại xác định theo đường kính của cây để hỗ trợ chi phí di dời, như sau:

Loại A: đường kính lớn hơn 20 cm.

Loại B: đường kính từ 15 đến 20 cm.

Loại C: đường kính từ 10 đến nhỏ hơn 15 cm.

Loại D: đường kính từ 05 cm đến nhỏ hơn 10 cm.

Loại E: đường kính nhỏ hơn 05 cm.

BẢNG GIÁ BỒI THƯỜNG CHO NHÓM CÂY HOA KIỂNG

Đơn vị tính: ngàn đồng/cây

STT

Cây trồng

Loại A

Loại B

Loại C

Loại D

Loại E

 

Nhóm cây hoa kiểng trồng dưới đất

650

450

250

150

50

4. Đối với cây hàng năm

Cây hàng năm được chia làm 03 loại như sau:

a) Loại A: cây cho năng suất cao nhất;

b) Loại B: cây cho năng suất trung bình;

c) Loại C: cây cho năng suất kém.

BẢNG GIÁ BỒI THƯỜNG CHO CÂY HÀNG NĂM

Đơn vị tính: ngàn đồng/m2

STT

Loại cây

ĐVT

Giá bồi thường

Loại A

Loại B

Loại C

1

Thơm, Khóm

M2

12

9

6

2

Các loại Khoai, Bắp, Đậu Phộng, Ớt, Chè Xanh, Sâm Dây.

M2

10

8

5

3

Mía

M2

8

6

4

4

Rau Muống, Bông Sen, Bông Súng, rau màu các loại

M2

12

10

6

5

Thuốc Lá, cây thuốc nam, lá Dứa, Dây Trầu

M2

4

3

2

6

Lúa

M2

5

4

3

7

Hoa các loại trồng thành vườn

M2

5

3

2

Đối với loại cây trồng phải lên líp thì diện tích cây trồng phải bồi thường chỉ tính phần diện tích đất lên líp (không tính diện tích đất mương).

5. Đối với vật nuôi là thủy sản

a) Đối với phương pháp nuôi thâm canh: mức giá bồi thường từng loại thủy sản như sau:

Đơn vị tính: ngàn đồng/m2

STT

Loại thủy sản

Giá bồi thường

I

Thủy sản nước ngọt

 

1

Ba Ba, Rùa, Rắn

60

2

Lươn

55

3

Cá Thác Lác cườm

55

4

Cá Lóc, Ếch

48

5

Cá Tai Tượng

33

6

Cá Trê lai

32

7

Cá Trê vàng

20

8

Cá Điêu Hồng

17

9

Cá Chép, cá Sặc, cá Tra, cá Rô Phi

15

10

Cá Rô

20

11

Cá Mè trắng, cá Trắm Cỏ

15

II

Thủy sản nước mặn

 

1

Tôm Thẻ chân trắng

59

2

Tôm Sú, tôm Càng xanh

36

3

Cua biển

25

4

Bống Mú Cọp, Mú Sao

60

5

Cá Bống Mú đen

50

6

Cá Chình

60

7

Cá Đối, cá Chẽm, cá Bớp, cá Nâu,…

35

b) Đối với phương pháp nuôi quảng canh: do năng suất thu hoạch và chi phí thấp hơn phương pháp nuôi thâm canh nên giá bồi thường từng loại thủy sản tính bằng 40% so với giá bồi thường theo phương pháp nuôi thâm canh./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1223/QĐ-UBND quy định về giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2022

  • Số hiệu: 1223/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/05/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
  • Người ký: Lê Quốc Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/05/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản