- 1Thông tư 79/2005/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 2Nghị định 161/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi
- 3Thông tư 23/2007/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 135/2003/NĐ-CP về việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- 5Thông tư 127/2007/TT-BTC sửa đổi Thông tư 23/2007/TT-BTC Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư 57/2007/TT-BTC Quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư liên tịch 158/2007/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 7Nghị định 25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1216/QĐ-BTNMT | Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2008 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định 135/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định về kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật;
Thực hiện việc tổ chức thí điểm tổng rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của Bộ Tư pháp tại Công văn số 1234/BTP-KTRVB ngày 25 tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện thí điểm tổng rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được ban hành từ năm 1976 đến năm 2008.
Điều 2. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện thí điểm tổng rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Ban chỉ đạo thực hiện thí điểm tổng rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm các thành viên sau:
1. Thứ trưởng Trần Thế Ngọc, Trưởng Ban;
2. Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Phó Trưởng Ban;
3. Đại diện lãnh đạo Vụ Kế hoạch, thành viên;
4. Đại diện lãnh đạo Vụ Tài chính, thành viên;
5. Đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, thành viên;
6. Đại diện lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ, thành viên;
7. Đại điện lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, thành viên;
8. Đại diện lãnh đạo Thanh tra Bộ, thành viên;
9. Đại diện lãnh dạo Văn phòng Bộ, thành viên;
10. Đại diện lãnh đạo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, thành viên.
11. Đại diện lãnh đạo Tổng cục Môi trường, thành viên;
12. Đại diện lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai, thành viên;
13. Đại diện lãnh đạo Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, thành viên;
14. Đại diện lãnh đạo Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, thành viên;
15. Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý tài nguyên nước, thành viên;
16. Đại diện lãnh đạo Cục Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, thành viên;
Điều 3. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo và các đơn vị thuộc Bộ
1. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo
a) Chỉ đạo các đơn vị thực hiện thí điểm tổng rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo đúng Kế hoạch được phê duyệt, bảo đảm chất lượng và tiến độ.
b) Tổng hợp và xử lý kết quả của đợt thí điểm tổng rà soát, hệ thống hóa;
c) Quyết định việc in, xuất bản các Tổng mục lục, Tổng tập văn bản quy phạm pháp luật sau khi tổng rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
d) Điều phối, chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện thí điểm tổng rà soát, hệ thống hóa.
2. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ
a) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo đúng Kế hoạch đã được phê duyệt.
b) Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch, Tài chính có trách nhiệm bố trí đủ kinh phí bảo đảm thực hiện Kế hoạch được phê duyệt.
c) Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm chủ trì, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn thực hiện Quyết định này; tổng hợp, xây dựng Báo cáo tổng hợp kết quả thí điểm tổng rà soát.
Điều 4. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kế từ ngày ký.
2. Trưởng Ban và các thành viên Ban chỉ đạo, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng Bộ, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1216/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp; tính thống nhất, đồng bộ; tính khả thi và yêu cầu công khai, minh bạch, dễ tiếp cận, dễ hiểu, dễ thực hiện của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường.
2. Rà soát, đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường nhằm phát hiện những văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với thực tiễn hoặc ban hành trái thẩm quyền; kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
1. Văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường do cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương ban hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1976 đến ngày 01 tháng 10 năm 2008.
2. Văn bản có chứa nội dung mang tính quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật từ 01 tháng 01 năm 1976 đến 01 tháng 10 năm 2008.
3. Điều ước quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường mà Việt Nam là thành viên.
III. NGUYÊN TẮC VÀ TIÊU CHÍ RÀ SOÁT
1. Nguyên tắc rà soát
a) Rà soát toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
b) Việc rà soát, hệ thống hóa phải được thực hiện theo thứ tự từ văn bản có giá trị pháp lý cao đến văn bản pháp lý có giá trị thấp hơn.
c) Không bỏ lọt văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình tổng rà soát, hệ thống hóa.
d) Những văn bản đã công bố hết hiệu lực pháp luật thì không đưa vào tổng rà soát nhưng phải được tổng hợp vào kết quả hệ thống hóa.
đ) Việc rà soát phải kế thừa kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã thực hiện trong các giai đoạn trước.
2. Tiêu chí rà soát
a) Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải đúng căn cứ pháp lý, đúng thẩm quyền ban hành.
b) Nội dung của văn bản phải phù hợp với quy định pháp luật:
Văn bản được rà soát phải phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật; văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
- Hình thức văn bản phải phù hợp với nội dung của văn bản;
- Nội dung văn bản phù hợp với thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản;
c) Văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội;
d) Phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Nguyên tắc xác định hiệu lực văn bản được rà soát
3.1. Văn bản hết hiệu lực
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
- Được thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
- Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của văn bản hết hiệu lực cũng đồng thời hết hiệu lực cùng với văn bản đó, trừ trường hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một phần vì còn phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới.
3.2. Văn bản được kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ
3.2.1. Văn bản được kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế bao gồm các loại văn bản sau:
a) Văn bản có nội dung chồng chéo
Văn bản bị coi là chồng chéo khi cùng điều chỉnh một quan hệ xã hội hoặc một nhóm các quan hệ xã hội, do các cơ quan có thẩm quyền ngang nhau ban hành và đang có hiệu lực pháp luật.
b) Văn bản có nội dung mâu thuẫn nhau
Văn bản bị coi là mâu thuẫn nhau là văn bản cùng điều chỉnh một quan hệ xã hội hoặc một nhóm các quan hệ xã hội do cơ quan có thẩm quyền ngang nhau ban hành nhưng chứa đựng các quy định khác nhau hoặc trái ngược nhau.
c) Văn bản có nội dung không còn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Văn bản có nội dung không còn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khi:
- Quan hệ xã hội, nhóm quan hệ xã hội mà văn bản điều chỉnh đã thay đổi về bản chất hoặc không còn tồn tại;
- Nội dung quy định của văn bản không đáp ứng được yêu cầu quản lý hoặc cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.
3.2.2. Văn bản được kiến nghị bãi bỏ, hủy bỏ
- Văn bản được kiến nghị bãi bỏ, hủy bỏ bao gồm:
- Văn bản hết hiệu lực pháp luật;
- Văn bản có nội dung quy định trái với quy định của văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
1. Hệ thống hóa văn bản
a) Nội dung công tác hệ thống hóa:
Thống kê, sưu tầm, tập hợp toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi và đối tượng rà soát, bao gồm:
- Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng Nhà nước; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
- Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
- Quyết định, Chỉ thị, Thông tư, Thông tư liên tịch của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Quyết định, Chỉ thị, Thông tư, Thông tư liên tịch của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn bản liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao với các cơ quan Trung ương của các Tổ chức chính trị xã hội;
- Điều ước quốc tế;
- Các văn bản khác mang tính quy phạm pháp luật.
b) Sản phẩm của công tác hệ thống hóa: là Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật đã thống kê, sưu tầm, tập hợp được lập theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Kế hoạch này. Văn bản trong Danh mục được sắp xếp theo thứ tự thời gian ban hành và cấp ban hành.
c) Thời gian, tiến độ thực hiện: hoàn thành trước ngày 15 tháng 7 năm 2008; Báo cáo tổng hợp phải cập nhật các văn bản được ban hành đến ngày 01 tháng 10 năm 2008
2. Rà soát văn bản
a) Nội dung của công tác rà soát
- Rà soát, phân tích, đánh giá, đối chiếu các quy định trong các văn bản đã được hệ thống hóa với các quy định hiện hành có hiệu lực pháp lý cao hơn; đánh giá sự phù hợp của văn bản với điều kiện kinh tế - xã hội.
- Khi rà soát phải xác định và ghi chú rõ những văn bản quy định về các vấn đề trước đây do Bộ, ngành khác phụ trách nhưng nay thuộc chức năng Bộ Tài nguyên và Môi trường phụ trách do có sự chia, tách, sáp nhập, thành lập mới các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
b) Sản phẩm của công tác rà soát
- Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các văn bản có chứa nội dung mang tính quy phạm pháp luật, Điều ước quốc tế còn hiệu lực thi hành;
- Danh mục các văn bản quy phạm pháp hoặc các văn bản có chứa nội dung mang tính quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành;
- Danh mục các văn bản, quy định đề nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ;
- Danh mục các văn bản cần ban hành mới.
- Sản phẩm của việc tổng rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường là Báo cáo tổng hợp kết quả rà soát các văn bản quy phạm pháp luật kèm theo các danh mục theo hướng dẫn tại Phụ lục 1.
- Trong Báo cáo tổng hợp kết quả rà soát phải có nội dung về kiến nghị, đề xuất các giải pháp, kinh nghiệm để tiến hành tổng rà soát các văn bản quy phạm pháp luật.
c) Thời gian, tiến độ thực hiện:
- Các đơn vị hoàn thành trước ngày 15 tháng 10 năm 2008.
- Vụ Pháp chế hoàn thành việc tổng hợp, xây dựng Báo cáo tổng thể về thí điểm tổng rà soát trước ngày 15 tháng 11 năm 2008.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch: 692.300.000 đồng (Sáu trăm chín mươi hai triệu ba trăm ngàn đồng).
Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện Kế hoạch thể hiện trong Phụ lục 2 của Kế hoạch này.
Kinh phí chi cho thực hiện thí điểm tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật được cân đối từ nguồn kinh phí quản lý hành chính hàng năm của Bộ.
VI. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
1. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực biển và hải đảo.
2. Tổng cục Môi trường thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường.
3. Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai.
4. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản.
5. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.
6. Cục Quản lý tài nguyên nước thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước.
7. Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thực hiện công tác rà soát hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu.
8. Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với các đơn vị trong việc rà soát, hệ thống hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
9. Vụ Pháp chế chủ trì thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong tháng 6 năm 2008.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện soát của các đơn vị theo Kế hoạch này và theo chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo
- Tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả triển khai thực hiện thí điểm tổng rà soát và Báo cáo tổng thể về thí điểm tổng rà soát trình Trưởng Ban chỉ đạo.
10. Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch, Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ có trách nhiệm bố trí đủ kinh phí thực hiện công tác thí điểm tổng rà soát, hệ thống hóa theo Kế hoạch này./.
MẪU TRÌNH BÀY DANH MỤC VĂN BẢN RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HOÁ
(Kèm theo Kế hoạch được phê duyệt tại Quyết định số 1216/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
DANH MỤC CÁC VĂN BẢN ĐÃ ĐƯỢC THỐNG KÊ, SƯU TẦM, TẬP HỢP
STt | Tên loại văn bản | Số ký hiệu văn bản | Ngày, tháng, năm ban hành văn bản | Cơ quan ban hành văn bản | Trích yếu văn bản |
1 |
|
| 31/12/2008 | Quốc hội |
|
... |
|
| ..... | ....... |
|
... |
|
| 01/01/2002 | Bộ TN&MT |
|
DANH MỤC CÁC VĂN BẢN CÒN HIỆU LỰC
STt | Tên loại văn bản | Số ký hiệu văn bản | Ngày, tháng, năm ban hành văn bản | Cơ quan ban hành văn bản | Trích yếu văn bản |
1 |
|
| 31/12/2008 | Quốc hội |
|
... |
|
| ..... | ....... |
|
... |
|
| 01/01/2002 | Bộ TN&MT |
|
DANH MỤC VĂN BẢN HẾT HIỆU LỰC THI HÀNH
STt | Tên loại văn bản | Số ký hiệu văn bản | Ngày, tháng, năm ban hành văn bản | Cơ quan ban hành văn bản | Trích yếu văn bản |
1 |
|
| 31/12/2008 | Quốc hội |
|
... |
|
| ..... | ....... |
|
... |
|
| 01/01/2002 | Bộ TN&MT |
|
DANH MỤC CÁC VĂN BẢN KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ, BÃI BỎ
Stt | Tên loại, ký hiệu, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành | Trích yếu văn bản | Nội dung kiến nghị | Lý do kiến nghị |
1 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
DANH MỤC CÁC VĂN BẢN KIẾN NGHỊ BAN HÀNH MỚI
Stt | Loại văn bản | Đối tượng, phạm vi điều chỉnh | Lý do kiến nghị | Thời điểm |
1 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
DỰ TOÁN KINH PHÍ RÀ SOÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
(Kèm theo Kế hoạch được phê duyệt tại Quyết định số 1216/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TT | Nội dung | Đơn vị | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | Các khoản chi phí đặc thù của Kiểm tra văn bản theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 158/2007/TTLT-BTC-BTP | 441.000 | |||
| Thu thập, phân loại, xử lý thông tin tài liệu | Văn bản | 2,000 | 45 | 90,000 |
| Rà soát xác định văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra văn bản để lập hệ cơ sở dữ liệu, làm cơ sở pháp lý phục vụ công tác kiểm tra văn bản | Văn bản | 2,000 | 75 | 150,000 |
| Lấy ý kiến chuyên gia | Báo cáo | 500 | 400 | 200,000 |
| Soạn thảo, viết báo cáo kết luận đợt rà soát, hệ thống hóa | Báo cáo | 10 | 100 | 1,000 |
3 | Họp Ban chỉ đạo, hội thảo rà soát của các đơn vị | cuộc | 22 |
| 36,300 |
| Chủ trì | Người | 1 | 150 | 150 |
| Đại biểu | Người | 20 | 50 | 1,000 |
| Văn phòng phẩm và phô tô tài liệu |
| 20 | 20 | 400 |
| Nước uống giải khát | Người | 20 | 5 | 100 |
4 | Chi tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, rà soát văn bản (tạm tính) | Cuộc | 2 | 15,000 | 30,000 |
5 | Quản lý, hành chính |
|
|
| 185,000 |
| Văn phòng phẩm (tạm tính) |
|
|
| 45,000 |
| In ấn, pho tô tài liệu (tạm tính) |
|
|
| 90,000 |
| Dự phòng |
|
|
| 50,000 |
| Tổng cộng: | 692,300 | |||
| (Sáu trăm chín mươi hai triệu ba trăm ngàn đồng) |
Căn cứ xây dựng Dự toán kinh phí:
- Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
- Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31 tháng 10 năm 2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 và Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11 tháng 6 năm 2007;
- Thông tư liên tịch số 158/2007/TTLT-BTC-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của liên Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn về quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
- 1Thông tư 79/2005/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 2Nghị định 161/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi
- 3Thông tư 23/2007/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 135/2003/NĐ-CP về việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- 5Thông tư 127/2007/TT-BTC sửa đổi Thông tư 23/2007/TT-BTC Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư 57/2007/TT-BTC Quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư liên tịch 158/2007/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 7Nghị định 25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 8Công văn 2189/BTNMT-PC năm 2019 về rà soát, bổ sung Danh mục văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện pháp điển các Đề mục trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Quyết định 1216/QĐ-BTNMT năm 2008 về việc phê duyệt quy hoạch và thành lập ban chỉ đạo thực hiện thí điểm tổng rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường từ năm 1976 đến năm 2008 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 1216/QĐ-BTNMT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/06/2008
- Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Người ký: Phạm Khôi Nguyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/06/2008
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực