- 1Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
- 2Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 3Luật điều ước quốc tế 2016
- 4Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 5Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2022/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2022 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định về trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp Thư phản đối, không phản đối hoạt động khu vực tư nhân tại Việt Nam của các tổ chức tài chính quốc tế.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định trình tự, thủ tục và thẩm quyền của các bộ, cơ quan liên quan của Việt Nam và các tổ chức tài chính quốc tế trong việc cấp Thư phản đối, không phản đối hoạt động khu vực tư nhân tại Việt Nam của các tổ chức tài chính quốc tế nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên tham gia.
2. Quyết định này không áp dụng đối với việc giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện hay các vấn đề phát sinh khác sau khi cấp Thư phản đối, không phản đối.
3. Quyết định này áp dụng đối với các bộ, cơ quan liên quan và các tổ chức tài chính quốc tế liên quan đến quy trình cấp Thư phản đối, không phản đối hoạt động khu vực tư nhân tại Việt Nam của các tổ chức tài chính quốc tế.
1. Đề nghị cấp ý kiến không phản đối là đề nghị của các tổ chức tài chính quốc tế gửi bộ, cơ quan liên quan của Việt Nam về việc Việt Nam cho ý kiến không phản đối hoạt động khu vực tư nhân tại Việt Nam của các tổ chức tài chính quốc tế.
2. Thư phản đối, không phản đối là thư có chứa ý kiến phản đối hoặc không phản đối của Việt Nam đối với đề nghị cấp ý kiến không phản đối.
3. Tổ chức tài chính quốc tế bao gồm các tổ chức tài chính quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc có ký kết điều ước quốc tế, trong đó có điều khoản quy định các tổ chức tài chính quốc tế sẽ không tài trợ cho hoạt động của khu vực tư nhân trên lãnh thổ quốc gia thành viên nếu quốc gia đó có ý kiến phản đối.
4. Hoạt động khu vực tư nhân là các hoạt động tài trợ, cho vay, góp vốn, tài trợ thương mại, bảo lãnh, hỗ trợ kỹ thuật và các hoạt động khác không trái với quy định pháp luật trong nước do các tổ chức tài chính quốc tế thực hiện có liên quan đến khu vực tư nhân, không có bảo lãnh Chính phủ của Việt Nam.
5. Cơ quan chủ trì là các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giữ vai trò đại diện tại các tổ chức tài chính quốc tế hoặc là cơ quan chủ trì ký kết điều ước quốc tế với các tổ chức tài chính quốc tế.
NGUYÊN TẮC, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP THƯ PHẢN ĐỐI, KHÔNG PHẢN ĐỐI
Điều 3. Nguyên tắc cấp Thư phản đối, không phản đối
1. Thư phản đối, không phản đối được cấp trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật và các chủ trương, chính sách, quyết định, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam theo từng thời kỳ.
2. Thư phản đối, không phản đối chỉ thể hiện sự phản đối hoặc không phản đối của Việt Nam đối với từng hoạt động khu vực tư nhân của các tổ chức tài chính quốc tế vào Việt Nam tại thời điểm cấp Thư phản đối, không phản đối.
3. Thư không phản đối không phải là giấy phép, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hay hàm ý bảo trợ của Việt Nam cho hoạt động khu vực tư nhân của các tổ chức tài chính quốc tế. Việc không phản đối không làm phát sinh bất kỳ trách nhiệm và nghĩa vụ nào của Nhà nước hoặc cơ quan nhà nước của Việt Nam theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Hoạt động của các tổ chức tài chính quốc tế và các bên liên quan khác tại Việt Nam sau khi được cấp Thư không phản đối phải bảo đảm tuân thủ các cam kết quốc tế, các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam và thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Điều 4. Trình tự, thủ tục cấp Thư phản đối, không phản đối
1. Cơ quan chủ trì tiếp nhận, tổng hợp và đánh giá đề nghị cấp ý kiến không phản đối của các tổ chức tài chính quốc tế theo quy định tại Quyết định này.
2. Trường hợp hồ sơ nhận được đáp ứng các yêu cầu theo Danh mục thông tin quy định tại Phụ lục I của Quyết định này, cơ quan chủ trì lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, cơ quan có liên quan đến lĩnh vực đề cập tại đề nghị cấp ý kiến không phản đối bằng văn bản trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị.
Các bộ, cơ quan liên quan cho ý kiến bằng văn bản đối với đề nghị cấp ý kiến không phản đối theo đề nghị của cơ quan chủ trì trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan chủ trì gửi văn bản đề nghị.
3. Trong trường hợp hồ sơ nhận được chưa đáp ứng các yêu cầu theo Danh mục thông tin quy định tại Phụ lục I của Quyết định này, cơ quan chủ trì đề nghị tổ chức tài chính quốc tế bổ sung thông tin. Các tổ chức tài chính quốc tế có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo đề nghị của cơ quan chủ trì.
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo Danh mục thông tin quy định tại Phụ lục I của Quyết định này, cơ quan chủ trì xử lý đề nghị cấp ý kiến không phản đối theo quy trình quy định tại khoản 2 của Điều này.
4. Trên cơ sở ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan, cơ quan chủ trì thực hiện theo trình tự như sau:
a) Cơ quan chủ trì quyết định việc ký và cấp Thư phản đối, không phản đối trên cơ sở cân nhắc ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan;
b) Cơ quan chủ trì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc giao cơ quan chủ trì ký và cấp Thư phản đối, không phản đối trong trường hợp có ý kiến phản đối của các bộ, cơ quan liên quan hoặc đề nghị cấp ý kiến không phản đối của các tổ chức tài chính quốc tế có các yếu tố không phù hợp với các nguyên tắc quy định tại
Mẫu Thư không phản đối, Thư phản đối quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III của Quyết định này.
Điều 5. Nguyên tắc phối hợp giữa các bộ, cơ quan và tổ chức tài chính quốc tế
1. Cơ quan chủ trì và bộ, cơ quan và tổ chức tài chính quốc tế liên quan có trách nhiệm phối hợp đầy đủ, hiệu quả và kịp thời trong quá trình xử lý các đề nghị cấp ý kiến không phản đối trên cơ sở bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, tuân thủ các cam kết quốc tế của Việt Nam và quy định của pháp luật.
2. Căn cứ phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, bộ và cơ quan liên quan cho ý kiến đối với đề nghị cấp ý kiến không phản đối trên cơ sở đề nghị của cơ quan chủ trì và theo quy định tại Quyết định này.
Nội dung cho ý kiến cần nêu rõ là phản đối hoặc không phản đối hoạt động khu vực tư nhân. Trong trường hợp bộ, cơ quan liên quan có ý kiến phản đối thì cần nêu rõ lý do.
3. Tổ chức tài chính quốc tế phối hợp với cơ quan chủ trì theo quy định tại Quyết định này và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin cung cấp cho cơ quan chủ trì và bộ, cơ quan liên quan.
Tổ chức tài chính quốc tế cần nêu rõ trong văn bản đề nghị cấp ý kiến không phản đối về việc tổ chức tài chính quốc tế đã hiểu và chấp thuận các nguyên tắc cấp Thư phản đối, không phản đối theo quy định tại
Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì
1. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan và tổ chức tài chính quốc tế liên quan:
a) Tiếp nhận, xử lý, đánh giá và cho ý kiến hồ sơ đề nghị cấp ý kiến không phản đối theo quy định tại Quyết định này;
b) Tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến trong trường hợp có ý kiến phản đối của các bộ, cơ quan liên quan theo quy định tại
c) Định kỳ tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào tháng 12 hàng năm về số lượng, quy mô, loại hình, lĩnh vực của hoạt động khu vực tư nhân tại Việt Nam của tổ chức tài chính quốc tế.
2. Quyết định việc ký và cấp Thư phản đối, không phản đối hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Quyết định này.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan liên quan
1. Phối hợp với cơ quan chủ trì cho ý kiến về đề nghị cấp ý kiến không phản đối theo quy định tại Quyết định này.
2. Phối hợp với cơ quan chủ trì đề nghị các tổ chức tài chính quốc tế bổ sung, làm rõ thông tin về đề nghị cấp ý kiến phản đối, không phản đối (nếu cần thiết).
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức tài chính quốc tế có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.
| KT. THỦ TƯỚNG |
DANH MỤC THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP TRONG ĐỀ NGHỊ CẤP Ý KIẾN KHÔNG PHẢN ĐỐI
(Kèm theo Quyết định số 12/2022/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)
- Tên hoạt động/dự án
- Cơ sở pháp lý của hoạt động/dự án (nếu có)
- Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động/dự án
- Lĩnh vực thực hiện hoạt động/dự án
- Địa điểm thực hiện hoạt động/dự án tại Việt Nam
- Hiện trạng của hoạt động/dự án
- Mục tiêu/kết quả đầu ra
- Các hoạt động dự kiến
- Số vốn và thời gian dự định thực hiện hoạt động
- Hình thức tài trợ/đầu tư
3. Thông tin về đối tác Việt Nam
- Tổ chức, cá nhân đối tác Việt Nam
- Loại hình, lĩnh vực và địa bàn hoạt động chính
- Cơ cấu cổ đông
4. Đánh giá vai trò và lợi ích của hoạt động
- Đánh giá các lợi ích tài chính
- Đánh giá các lợi ích phi tài chính
5. Đánh giá tác động của việc thực hiện hoạt động
- Đánh giá tác động dự kiến đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung
- Phân loại/Đánh giá tác động môi trường và xã hội
- Các biện pháp giảm thiểu dự kiến
Thông tin bổ sung (nếu có)
MẪU THƯ KHÔNG PHẢN ĐỐI HOẠT ĐỘNG KHU VỰC TƯ NHÂN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
(Kèm theo Quyết định số 12/2022/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)
[Cơ quan đại diện hoặc Cơ quan chủ trì ký kết điều ước quốc tế với Tổ chức tài chính quốc tế]
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ...
V/v: [Hoạt động khu vực tư nhân] của [Tổ chức tài chính quốc tế]
Kính gửi [Tổ chức tài chính quốc tế],
Liên quan đến đề nghị của [Tổ chức tài chính quốc tế] yêu cầu Chính phủ Việt Nam không phản đối đề xuất [Hoạt động khu vực tư nhân], chúng tôi xin thông báo rằng chúng tôi không phản đối đề xuất này.
Đề nghị [Tổ chức tài chính quốc tế] lưu ý rằng Thư này chỉ thể hiện sự không phản đối của Chính phủ Việt Nam tại thời điểm cấp Thư đối với [Hoạt động khu vực tư nhân] được nêu trong Thư đề nghị. Thư không phản đối không phải là giấy phép, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hay hàm ý bảo trợ của Chính phủ Việt Nam cho hoạt động khu vực tư nhân của các tổ chức tài chính quốc tế. Việc không phản đối không làm phát sinh bất kỳ trách nhiệm và nghĩa vụ nào khác của Chính phủ Việt Nam hoặc bất kỳ cơ quan nhà nước nào. Hoạt động của các tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức, cá nhân và các bên liên quan khác tại Việt Nam sau khi được cấp Thư không phản đối phải bảo đảm tuân thủ các cam kết quốc tế, các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam và thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Xin chân thành cảm ơn [Tổ chức tài chính quốc tế] đã hợp tác.
| Trân trọng, |
MẪU THƯ PHẢN ĐỐI HOẠT ĐỘNG KHU VỰC TƯ NHÂN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
(Kèm theo Quyết định số 12/2022/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)
[Cơ quan đại diện hoặc Cơ quan chủ trì ký kết điều ước quốc tế với Tổ chức tài chính quốc tế]
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ...
V/v: [Hoạt động khu vực tư nhân] của [Tổ chức tài chính quốc tế]
Kính gửi [Tổ chức tài chính quốc tế],
Liên quan đến đề nghị của [Tổ chức tài chính quốc tế] yêu cầu Chính phủ Việt Nam không phản đối đề xuất [Hoạt động khu vực tư nhân], chúng tôi rất tiếc xin thông báo rằng chúng tôi chưa thể cấp thư không phản đối đối với đề xuất này.
Điều này chỉ thể hiện quan điểm của phía Việt Nam tại thời điểm chúng tôi gửi thư này đối với đề xuất cụ thể của quý tổ chức về [Hoạt động khu vực tư nhân] được nêu trong Thư đề nghị [Ngày/tháng/năm].
Xin chân thành cảm ơn [Tổ chức tài chính quốc tế] đã hợp tác.
| Trân trọng, |
- 1Công văn số 4476/TCT-CS về việc hoàn thuế GTGT đối với Đại diện thường trú Tổ chức Tài chính quốc tế tại Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 931/VPCP-QHQT báo cáo định hướng vay và sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của tổ chức tài chính quốc tế do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 749/QĐ-BTC năm 2005 về cung cấp số liệu ngân sách nhà nước cho các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế và các nước đối tác do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Công văn số 4476/TCT-CS về việc hoàn thuế GTGT đối với Đại diện thường trú Tổ chức Tài chính quốc tế tại Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
- 3Công văn 931/VPCP-QHQT báo cáo định hướng vay và sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của tổ chức tài chính quốc tế do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 5Luật điều ước quốc tế 2016
- 6Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 7Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Quyết định 749/QĐ-BTC năm 2005 về cung cấp số liệu ngân sách nhà nước cho các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế và các nước đối tác do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 12/2022/QĐ-TTg về trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp Thư phản đối, không phản đối hoạt động khu vực tư nhân tại Việt Nam của các tổ chức tài chính quốc tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 12/2022/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/05/2022
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Bình Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/05/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực