Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2007/QĐ-UBND | Nha Trang, ngày 09 tháng 03 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC TIÊU HỦY GIA CẦM, GIA SÚC BỊ DỊCH BỆNH VÀ HỖ TRỢ HỘ CHĂN NUÔI CÓ GIA CẦM, GIA SÚC BỊ TIÊU HỦY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y”;
Căn cứ Quyết định số 574/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm;
Căn cứ Quyết định số 738/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính Phủ về việc hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch lở mồm, long móng ở gia súc;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính (Văn bản số 1736/STC-NS ngày 20 tháng 6 năm 2006),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “ Quy định về thủ tục tiêu hủy gia cầm, gia súc bị dịch bệnh và hỗ trợ chăn nuôi có gia cầm, gia súc bị tiêu hủy trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chi cục trưởng Chi cục Thú y và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ THỦ TỤC TIÊU HỦY GIA CẦM, GIA SÚC BỊ DỊCH BỆNH VÀ HỖ TRỢ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIÊU HỦY GIA CẦM, GIA SÚC BỊ DỊCH BỆNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2007/QĐ-UBND ngày 9/3/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Điều 1. Quy định việc kiểm kê, tiêu hủy gia cầm, gia súc bị dịch bệnh
1. Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm kiểm tra, thống kê đầy đủ chính xác số lượng, chủng loại, ngày tuổi của gia cầm tiêu hủy, số lượng và trọng lượng của từng con gia súc phải tiêu hủy trên cơ sở giấy đề nghị của các trại chăn nuôi, hộ gia đình chăn nuôi trên địa bàn xã; Tổ chức kiểm tra giám sát tiêu hủy gia cầm, gia súc bị dịch bệnh nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh gia súc cấp huyện.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm thành lập và chỉ đạo Tổ giám sát tiêu hủy gia cầm, gia súc nhằm hướng dẫn tiêu độc khử trùng trong tiêu hủy, giám sát địa điểm tiêu hủy bảo đảm vệ sinh môi trường, giám sát số lượng, trọng lượng, chủng loại đối với gia cầm, gia súc tiêu hủy. Thành phần Tổ Giám sát cần có đại diện các cơ quan, chức năng cấp huyện, gồm: Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Y tế, Trạm Thú y và các bộ phận liên quan khác tùy thực tế của địa phương.
Điều 2. Quy định việc hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình chăn nuôi, trại chăn nuôi (Sau đây gọi tắt là các hộ chăn nuôi) có gia cầm bị tiêu hủy do mắc bệnh cúm, gia súc bị tiêu hủy do bệnh dịch lở mồm, long móng (Sau đây gọi tắt là gia cầm, gia súc tiêu hủy do dịch bệnh):
1. Mức hỗ trợ đối với từng loại gia cầm, gia súc bị tiêu hủy do dịch bệnh được thực hiện theo các quy định hiện hành của Trung ương và của tỉnh
2. Quy định về hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho người chăn nuôi tiêu hủy gia cầm, gia súc do bị dịch bệnh
a) Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị của các hộ chăn nuôi đề nghị tiêu hủy gia cầm, gia súc do mắc bệnh dịch.
- Biên bản kiểm kê số lượng gia cầm, gia súc tiêu hủy (Ghi rõ số lượng gia cầm, gia súc đã chết, số lượng gia cầm, gia súc còn sống).
Đối với gia cầm: Ghi đầy đủ, chính xác số lượng, chủng loại, ngày tuổi.
Đối với gia súc: Ghi rõ số lượng, trọng lượng của từng con gia súc bị tiêu hủy.
Biên bản phải ghi rõ, đầy đủ họ tên và có chữ ký của các thành phần: Hộ chăn nuôi (Người viết giấy đề nghị), đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ giám sát tiêu hủy gia cầm, gia súc cấp huyện.
- Biên bản tiêu hủy gia cầm, gia súc: Cần ghi rõ phương thức tiêu hủy, địa điểm tiêu hủy, có chữ ký và ghi đầy đủ họ tên của các thành phần: Hộ chăn nuôi (Người viết giấy đề nghị), đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ giám sát tiêu hủy gia cầm, gia súc cấp huyện.
- Biên bản mổ khám gia cầm, gia súc do trạm Thú y cấp huyện lập trong đó xác định rõ nguyên nhân gia cầm, gia súc chết, dịch bệnh.
b) Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ hỗ trợ:
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí tiêu hủy gia cầm, gia súc do mắc bệnh dịch do Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm, bệnh dịch gia súc cấp xã tổng hợp và gửi đến Phòng Kinh tế. Phòng Kinh tế chịu trách nhiệm tổng hợp các xã trên địa bàn huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch.
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phê duyệt quyết định hỗ trợ trực tiếp cho hộ chăn nuôi có gia cầm, gia súc bị tiêu hủy do dịch bệnh phát sinh trên địa bàn quản lý; Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Phương thức thanh toán cho hộ chăn nuôi có gia cầm, gia súc bị tiêu hủy do bị dịch bệnh
Căn cứ phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện về số kinh phí hỗ trợ cho từng hộ chăn nuôi có gia cầm, gia súc bị tiêu hủy do mắc bệnh dịch trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố, phòng Tài chính - Kế hoạch cấp kinh phí về các xã, phường, thị trấn có danh sách hộ chăn nuôi được hỗ trợ. Hộ chăn nuôi ký nhận tiền hỗ trợ tại Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
4. Để tạo điều kiện dân biết, dân kiểm tra cần thực hiện công khai việc hỗ trợ kinh phí tiêu hủy gia cầm, gia súc
- Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm công bố công khai việc hỗ trợ cho hộ chăn nuôi có gia cầm, gia súc bị tiêu hủy do dịch bệnh.
- Nội dung công khai: Tên hộ chăn nuôi, địa điểm chăn nuôi, số lượng từng loại gia cầm, gia súc bị tiêu hủy, đơn giá hỗ trợ, số tiền hỗ trợ.
- Phương thức công khai:
+ Niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã danh sách các hộ chăn nuôi nhận kinh phí hỗ trợ.
+ Thông báo đến các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã (Đảng ủy xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, Hội Phụ nữ xã, Hội Nông dân xã, Hội Cựu chiến binh xã,…).
+ Giao nhiệm vụ Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố phổ biến danh sách trong cuộc họp gần nhất.
+ Thông báo trên hệ thống truyền thanh của cấp xã (nếu có).
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm sao gửi và triển khai Quyết định này đến Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn; Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn trong công tác hướng dẫn, giám sát việc tiêu hủy gia cầm, gia súc và việc hỗ trợ kinh phí tiêu hủy gia cầm, gia súc. Trong trường hợp phát hiện các hiện tượng kê khống số lượng gia cầm, gia súc tiêu hủy để hưởng kinh phí hỗ trợ cần xử lý nghiêm, hoặc đề xuất hướng xử lý kịp thời lên Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Cơ quan Thú y chịu trách nhiệm hướng dẫn tiêu độc, khử trùng trong tiêu hủy gia cầm, gia súc, nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường; Xử lý nghiêm, hoặc đề xuất lên Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các trường hợp tiêu hủy gia cầm, gia súc không đảm bảo theo quy định, gây ảnh hưởng môi trường dịch bệnh; Đề xuất hướng dẫn giải quyết, mức hỗ trợ (nếu có) trong các trường hợp gia cầm, gia súc tiêu hủy do mắc các bệnh thông thường, không phải do mắc các bệnh dịch (cúm gia cầm, lở mồm, long móng gia súc).
3. Sở Tài chính chịu trách nhiệm bố trí, cấp phát kịp thời kinh phí hỗ trợ tiêu hủy gia cầm, gia súc do dịch bệnh theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các địa phương, đơn vị kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2015 về chấn chỉnh và tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Quyết định 07/2015/QĐ-UBND điều chỉnh Quy định quản lý giết mổ, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh kèm theo Quyết định 30/2014/QĐ-UBND
- 3Công văn 1361/UBND-NNNT năm 2015 tăng cường quản lý giết mổ gia súc, gia cầm và kiểm soát tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm do thành phố Hà Nội ban hành
- 4Quyết định 72/QĐ-UBND năm 2016 Quy định tạm thời chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện tiêu hủy, tiêu độc khử trùng, tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (khi chưa đủ điều kiện công bố dịch)
- 5Quyết định 542/QĐ-UBND năm 2019 quy định về mức hỗ trợ cho chủ vật nuôi có lợn bị tiêu hủy do mắc bệnh, nghi mắc bệnh bắt buộc phải tiêu hủy trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 6Quyết định 582/QĐ-UBND năm 2019 điều chỉnh Khoản 1 Điều 1 Quyết định 542/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ cho chủ vật nuôi có lợn bị tiêu hủy do mắc bệnh, nghi mắc bệnh bắt buộc phải tiêu hủy trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 1Quyết định 738/QĐ-TTg năm 2006 về việc hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch lở mồm long móng ở gia súc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 574/2005/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 7Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2015 về chấn chỉnh và tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 8Quyết định 07/2015/QĐ-UBND điều chỉnh Quy định quản lý giết mổ, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh kèm theo Quyết định 30/2014/QĐ-UBND
- 9Công văn 1361/UBND-NNNT năm 2015 tăng cường quản lý giết mổ gia súc, gia cầm và kiểm soát tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm do thành phố Hà Nội ban hành
- 10Quyết định 72/QĐ-UBND năm 2016 Quy định tạm thời chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện tiêu hủy, tiêu độc khử trùng, tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (khi chưa đủ điều kiện công bố dịch)
- 11Quyết định 542/QĐ-UBND năm 2019 quy định về mức hỗ trợ cho chủ vật nuôi có lợn bị tiêu hủy do mắc bệnh, nghi mắc bệnh bắt buộc phải tiêu hủy trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 12Quyết định 582/QĐ-UBND năm 2019 điều chỉnh Khoản 1 Điều 1 Quyết định 542/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ cho chủ vật nuôi có lợn bị tiêu hủy do mắc bệnh, nghi mắc bệnh bắt buộc phải tiêu hủy trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Quyết định 12/2007/QĐ-UBND Quy định về thủ tục tiêu hủy gia cầm, gia súc bị dịch bệnh và hỗ trợ chăn nuôi có gia cầm, gia súc bị tiêu hủy trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- Số hiệu: 12/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/03/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Nguyễn Chiến Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/03/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra