Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2001/QĐ-TTG | Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2001 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THỊ XÃ HOÀ BÌNH, TỈNH HOÀ BÌNH ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hoà Bình (các công văn số 424/UB-XDCB ngày 15 tháng 5 năm 2000 và số 995/UB-XDCB ngày 07 tháng 9 năm 2000) và của Bộ trưởng Bộ Xây dựng (các công văn số 977/BXD-KTQH ngày 29 tháng 5 năm 2000 và số 2052/BXD-KTQH ngày 02 tháng 11 năm 2000)
QUYẾT ĐỊNH:
1. Mục tiêu :
Điều chỉnh Quy hoạch chung xâyd ựng thị xã Hoà Bình lần này nhằm xác định vị trí, chức năng của thị xã Hoà Bình là trung tâm phát triển của tỉnh Hoà Bình và của vùng Tây Bắc, phù hợp với định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020; bảo đảm đô thị phát triển bền vững, từng bước xây dựng thị xã Hoà Bình trở thành đô thị hiện đại, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc; làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư và quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch được duyệt.
2. Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung :
Phạm vi ranh giới điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Hoà Bình gồm toàn bộ phạm vi ranh giới thị xã với diện tích tự nhiên là 14.027,70 ha, trong đó khu vực nội thị là 1.263,74 ha và khu vực ngoại thị là 12.763,96 ha;
- Phía Bắc giáp xã Yên Mông và xã Trung Minh (huyện Kỳ Sơn);
- Phía Nam giáp các xã Thống Nhất (huyện Kỳ Sơn);
- Phía Đông giáp dãy núi thuộc các xã Trung Minh, Sủi Ngòi, Dân Chủ (huyện Kỳ Sơn);
- Phía Tây giáp xã Bình Thanh (huyện Kỳ sơn) và dãy núi thuộc xã Toàn Sơn (huyện Đà Bắc).
3. Tính chất :
- Là trung tâm công nghiệp thuỷ điện quốc gia; là trung tâm đào tạo, du lịch - dịch vụ và đầu mối giao lưu của vùng Tây Bắc;
- Là thị xã tỉnh lỵ, giữ vai trò trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch - dịch vụ của tỉnh Hoà Bình;
- Có vị trí quan trọng về mặt an ninh, quốc phòng.
4. Quy mô dân số :
- Đến năm 2020 : Dân số trong khu vực nội thị của Thị xã khoảng 150.000 người, được bố trí tại khu bờ trái sông Đà khoảng 70.000 người và khu bờ phải sông Đà khoảng 80.000 người.
Trường hợp đô thị tiếp tục phát triển thì phải bố trí dân cư tại các khu vực lân cận của thị xã.
5. Quy mô đất đai :
- Năm 2005 đất xây dựng đô thị là 1231 ha với chỉ tiêu 123 m2/người, trong đó đất dân dụng là 750 ha với chỉ tiêu 75 m2/người;
- Năm 2020 đất xây dựng đô thị là 1775 ha với chỉ tiêu 118 m2/người, trong đó đất dân dụng là 1200 ha với chỉ tiêu 80 m2/người.
6. Quy hoạch sử dụng đất đai và kiến trúc cảnh quan đô thị :
a. Hướng phát triển đô thị :
- Khu bờ trái sông Đà : Trên cơ sở sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất hiện có, kết hợp với các khu đất trống bên trong thị xã; phát triển một phần về phía Bắc;
- Khu bờ phải sông Đà : Trên cơ sở sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất hiện có, phát triển một phần quỹ đất từ đường Mỏ Sét đến đê Sủi Ngòi; phát triển về phía Nam, khu Chăm - Mát đến chân dốc Cun.
b. Phân khu chức năng :
- Bờ trái sông Đà gồm 5 khu đô thị : Khu công nghiệp tập trung phía Tây Nam suối Đúng (khoảng 80 ha); khu du lịch nghỉ dưỡng; khu trung tâm đa chức năng Thịnh Lang; khu văn hoá thể dục thể thao phía Đông khu trung tâm Thịnh Lang và các khu ở.
- Bờ phải sông Đà gồm 3 khu đô thị : Khu Phố Cũ; khu Phố Mới và khu Dốc Cun - Chăm - Mát.
Trong đó bao gồm : khu Trung tâm Quỳnh Lâm, khu Đại học tại Mát, khu làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống tại Chăm, khu cây xanh công viên thể dục thể thao kết hợp với khu Đại học tại Mát, các khu ở đô thị và cụm làng sinh thái du lịch văn hoá Thác Mán.
c. Kiến trúc cảnh quan :
Trong quá trình triển khai xây dựng, cần hạn chế việc san lấp nhằm giữ được địa hình thiên nhiên vốn có, riêng khu Phố Mới được tôn nền cao bằng khu Phố Cũ; khuyến khích phát triển kiến trúc truyền thống địa phương; lưu ý khai thác hệ thống mặt nước liên hoàn, bảo tồn tôn tạo cảnh quan thiên nhiên xung quanh thị xã gắn với cơ cấu quy hoạch xây dựng đô thị; đẩy mạnh việc trồng rừng phủ xanh các đồi núi ven thị xã.
7. Quy hoạch giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật :
a. Về quy hoạch giao thông :
- Đường bộ :
Nghiên cứu chuyển Quốc lộ 6 về phía chân núi phía Đông thị xã; nghiên cứu xây dựng thêm một cầu cứng và một cầu treo, kết hợp với tuyến đường hầm của đập thuỷ điện Hoà Bình hiện có và một cầu cứng đang xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa các khu đô thị của hai bờ sông Đà và giữa thị xã với các vùng lân cận.
- Đường thuỷ : Cần khai thác vận tải đường thuỷ trên sông Đà như sau :
Để phục vụ vận chuyển hành khách trên sông Đà : Cải tạo nâng cấp bến tàu thuỷ Hoà Bình phía hạ lưu đập thuỷ điện và bến Thái Thịnh phía thượng lưu đập.
Để phục vụ vận chuyển hàng hoá : Cải tạo và nâng cấp cảng Bến Ngọc phía hạ lưu bờ phải sông Đà thành cảng tổng hợp phục vụ cho thị xã; cải tạo cảng chuyên dụng phía hạ lưu bờ trái sông Đà để phục vụ công trình thuỷ điện Sơn La; xây dựng cảng Bích Hạ phía thượng lưu bờ phải sông đà và cảng Bích phía thượng lưu bờ trái sông Đà làm cảng trung chuyển vật tư, thiết bị và hàng hoá phục vụ công trình thuỷ điện Sơn La và phục vụ vận tải trong vùng Tây Bắc.
b. Về chuẩn bị kỹ thuật, đất đai :
- Nâng mặt đê sông Đà và đê Quỳnh Lâm lên cao độ phù hợp;
- Tăng công suất trạm bơm Ngòi Dong từ 6.000 m3/h lên 9.000 m3/h;
- Nạo vét các hồ hiện có ở bờ trái; kè gia cố hai bờ sông Đà trong phạm vi thị xã để chống xói lở;
- Xây dựng hệ thống mương nắp đan và cống tròn bê tông, nối vào các hồ Quỳnh Lâm, Dè, Thịnh Minh để bơm tiêu thoát ra sông Đà.
c. - Từng bước giải toả các công trình hiện có trong lưu vực phân lũ.
Về cấp nước :
- Nguồn nước :
Nguồn nước ngầm : Sử dụng 13 giếng khoan phía bờ trái sông Đà đạt lưu lượng 8.900 m3/ngày và 10 giếng khoan phía bờ phải sông Đà đạt lưu lượng 9.000 m3/ngày.
Nguồn nước mặt : Sử dụng nguồn nước mặt hồ Hoà Bình.
- Các trạm xử lý :
Khu bờ trái sông Đà : Trạm Đồi Ba Vành với quy mô 14.000 m3/ngày, sử dụng nước mặt; trạm Thịnh Minh với quy mô 3.000 m3/ngày, sử dụng nước ngầm; trạm Núi De với quy mô 3.000 m3/ngày, sử dụng nước ngầm.
Khu bờ phải sông Đà : Trạm I với quy mô 4.000 m3/ ngày, sử dụng nước mặt và nước ngầm; trạm II với quy mô 16.000 m3/ngày, sử dụng nước mặt.
d. Về cấp điện :
- Nguồn cung cấp : Lưới điện quốc gia qua trạm 220KV/110 KV của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
- Các trạm biến áp :
Khu bờ trái : Giữ nguyên trạm 110 KV hiện có;
Khu bờ phải : Xây mới trạm 110 KV tại khu vực Mát.
e. Về thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường :
- Hệ thống thoát nước thị xã Hoà Bình là hệ thống thoát nước chung và riêng kết hợp.
- Bãi xử lý chất thải rắn : Diện tích khoảng 10 ha, tại xã Yên Mông, huyện Kỳ Sơn; tương lai xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn 150 tấn/ngày.
- Khu nghĩa trang : tại triền núi xóm Yên Hoà, xã Yên Mông, huyện Kỳ Sơn, diện tích khoảng 10 ha.
8. Quy hoạch đợt đầu đến năm 2005 :
Lưu ý tập trung thực hiện một số dự án trọng điểm sau :
- Cải tạo, nâng cấp, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nâng cao độ mặt đê sông Đà, gia cố hai bờ sông Đà, nạo vét các hồ hiện có để chống úng ngập cho thị xã;
- Cải tạo, nâng cấp các cơ sở phục vụ công cộng về y tế, văn hoá, giáo dục, dịch vụ, công viên cây xanh, thể dục thể thao, nghỉ ngơi giải trí.
- Các dự án khác cần lập và thực hiện theo yêu cầu phát triển, trong đó cần làm rõ các dự án ưu tiên đầu tư xây dựng, nhu cầu vốn, cơ chế, chính sách và biện pháp để huy động các nguồn vốn phát triển đô thị.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hoà Bình, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Quyết định 49/2000/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 04/2001/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải phòng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 9983/VPCP-KTN năm 2013 chủ trương lập điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã và Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 706/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Quy hoạch chung thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Nghị định 91-CP năm 1994 ban hành điều lệ quản lý quy hoạch đô thị
- 3Quyết định 10/1998/QĐ-TTg phê duyệt định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 49/2000/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 04/2001/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải phòng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 9983/VPCP-KTN năm 2013 chủ trương lập điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã và Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 706/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Quy hoạch chung thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 12/2001/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị xã Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 12/2001/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/01/2001
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 8
- Ngày hiệu lực: 02/02/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra