Hệ thống pháp luật

BỘ XÂY DỰNG 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Số: 12/2001/QĐ-BXD 

Hà Nội. ngày 20 tháng 07 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỊNH MỨC CHI PHÍ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, Cơ quan ngang Bộ.
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 04/3/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ.
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kinh tế Xây dựng.

QUYẾT ĐỊNH

 Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Định mức chi phí thiết kế công trình xây dựng”.

 Điều 2: Quyết định này thay thế cho Quyết định số 01/2000/QĐ-BXD ngày 03 tháng 01 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành “Định mức chi phí thiết kế công trình xây dựng” và có hiệu lực thi hành thống nhất trong cả nước kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2001.

 Điều 3: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.

 

 

 

Nguyễn Mạnh Kiểm

(Đã ký)

 

ĐỊNH MỨC

CHI PHÍ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2001/QĐ-BXD ngày 20 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

Phần 1:

 QUY ĐỊNH CHUNG VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG

 1. Định mức chi phí thiết kế công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là định mức chi phí thiết kế) trong văn bản này là căn cứ để xác định chi phí thiết kế công trình xây dựng và chi phí thiết kế này được tính trong tổng dự toán công trình:

 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng định mức chi phí thiết kế:

 2.1. Đối tượng áp dụng:

 - Công trình xây dựng theo dự án, hoặc tiểu dự án, hoặc dự án thành phần;

 - Hạng mục công trình (quy định cụ thể tại điểm 9 trong văn bản này).

 2.2. Phạm vi áp dụng: Các dự án đầu tư bằng các nguồn vốn sau:

 - Vốn ngân sách nhà nước;

- Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh;

 - Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước;

 - Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.

 2.3. Chi phí thiết kế công trình thuộc các dự án đầu tư bằng các nguồn vốn khác (không quy định tại điểm 2.2) thì do các bên giao nhận thầu thiết kế thỏa thuận trên cơ sở định mức chi phí thiết kế quy định trong văn bản này. Chi phí thiết kế công trình thuộc các dự án đầu tư bằng 100% vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) do các bên giao, nhận thầu thiết kế thỏa thuận theo thông lệ quốc tế.

 3. Nội dung của định mức chi phí thiết kế:

 3.1. Định mức chi phí thiết kế bao gồm các chi phí để hoàn thành toàn bộ công việc và sản phẩm thiết kế công trình xây dựng (không gồm thiết kế sơ bộ). Chi tiết về trình tự, bước công việc và sản phẩm thiết kế được nêu tại văn bản về quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng của Bộ Xây dựng và các văn bản quy định về thiết kế các công trình xây dựng chuyên ngành (giao thông, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, đường dây và trạm điện, thông tin bưu điện ……) của các Bộ và cơ quan ngang Bộ có xây dựng chuyên ngành này.

 Khái quát về công việc và sản phẩm thiết kế nói trên theo từng cách phân chia là:

 a) Theo trình tự thiết kế thì công việc và sản phẩm thiết kế, gồm:

 - Thiết kế kỹ thuật, thuyết minh, tổng dự toán công trình;

 - Thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán công trình;

 - Giám sát tác giả.

 b) Theo nội dung thiết kế, thì công việc và sản phẩm thiết kế gồm:

 - Thiết kế công nghệ (sản xuất hoặc sử dụng), gồm: giải pháp công nghệ (sản xuất hoặc sử dụng); thiết kế dây chuyền sản xuất (sử dụng), lắp đặt thiết bị; thiết kế hệ thống theo dây chuyền sản xuất như: cấp nhiệt, điện, hơi, thông gió, an toàn sản xuất, phòng cháy nổ, độc hại, ……..

 - Thiết kế xây dựng công trình (thiết kế kiến trúc và xây dựng) gồm: giải pháp kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật xây dựng; thiết kế bên trong công trình; thiết kế bên ngoài công trình (cây xanh, sân, vỉa hè…..); thiết kế hệ thống kỹ thuật: cấp nhiệt, điện, hơi, dầu, thấp thoát nước, thông gió, điều hòa không khí, chiếu sáng, âm thanh, thông tin, tín hiệu, phòng chống cháy nổ, …..

 Tỷ trọng chi phí trong định mức chi phí thiết kế để thực hiện từng phần việc nêu trong quy định trong phần II của văn bản này. Thực hiện thiết kế phần việc nào thì được phí thiết kế cho phần việc đó theo đúng tỷ trọng quy định,

 3.2. Định mức chi phí thiết kế được quy định theo 5 nhóm và loại công trình phù hợp với mức độ phức tạp về kỹ, mỹ thuật theo yêu cầu thiết kế công trình, cụ thể:

 - Nhóm I: Công trình công nghiệp

 - Nhóm II: Công trình cấp thoát nước, tuyến ống dẫn dầu, tuyến cáp thông tin, đường dây tải điện;

 - Nhóm III: Công trình nông nghiệp, thủy lợi.

 - Nhóm IV: Công trình giao thông

 - Nhóm V: Công trình dân dụng.

 Chi tiết của từng nhóm công trình được nêu trong phần II của văn bản này.

 3.3. Định mức chi phí thiết kế được xác định bằng tỷ lệ % của giá trị dự toán xây lắp có thuế giá trị gia tăng trong tổng dự toán (hoặc dự toán) được duyệt.

 Đối với một số công trình có đặc điểm riêng thì định mức chi phí thiết kế được xây dựng theo hướng dẫn tại phần II của văn bản này.

 3.4. Chi phí tính trong định mức chi phí thiết kế bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí thi công; chi phí máy móc thiết bị; chi phí quản lý; chi phí đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và thu nhập chịu thuế tính trước.

 Ngoài ra, chi phí mua bảo hiểm sản phẩm thiết kế (theo quy định tại điều và Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ) được tính bổ sung bằng với chi phí thiết kế tính theo định mức nói trên.

 4. Thiết kế sơ bộ công trình xây dựng là một công việc trong lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư của dự án (hoặc tiểu dự án, dự án thành phần). Chi phí thiết kế nằm ngoài định mức chi phí thiết kế quy định trong văn bản này.

 Chi phí thiết kế sơ bộ được tính trong định mức chi phí lập báo cáo nghiên cứu hoặc báo cáo đầu tư và được quy định trong văn bản “Định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng” của Bộ Xây dựng.

 5. Trong định mức chi phí thiết kế chưa bao gồm các chi phí để thực hiện các công việc sau:

 - Đo đạc, đánh giá hiện trạng công trình để phục vụ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp;

 - Khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế;

 - Thiết kế chế tạo thiết bị;

 - Đưa tim, mốc thiết kế công trình, hạng mục công trình ra thực địa;

 - Làm mô hình công trình, hạng mục công trình;

 - Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thẩm định tổng dự toán công trình;

 - Công việc khác ………

 6. Định mức chi phí thiết kế công trình sửa chữa, cải tạo, mở rộng được quy định chung như sau:

 6.1. Về trị số định mức:

 Tính bằng định mức chi phí thiết kế nhân với hệ số điều chỉnh (k) tương ứng dưới đây:

 a. Thiết kế sửa chữa, cải tạo công trình; chia ra các trường hợp sau:

 - Thiết kế sửa chữa, cải tạo không thay đổi kết cấu chịu lực của công trình hoặc hạng mục công trình: k = 1,10.

 - Thiết kế sửa chữa, cải tạo có thay đổi kết cấu chịu lực của công trình hoặc hạng mục công trình: k = 1,20.

 - Thiết kế sửa chữa, cải tạo có thay đổi kết cấu chịu lực và móng công trình hoặc hạng mục công trình: k = 1,30.

 b. Thiết kế công trình mở rộng: k = 1,00 (được tính như thiết kế công trình mới).

 6.2. Về quy mô giá trị dự toán xây lắp để xác định trị số định mức:

 Tính theo quy mô giá trị dự toán xây lắp sửa chữa, cải tạo hoặc mở rộng của công trình hoặc hạng mục công trình trong tổng dự toán (hoặc dự toán) được duyệt.

 Riêng một số công trình đặc thù, theo quy định tại phần II của văn bản này. Khi áp dụng hệ số đặc thù (quy định tại phần II của văn bản này) thì không được áp dụng hệ số chung ở mục 6.1 nói trên.

 7. Định mức chi phí thiết kế công trình có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 10 tỷ đồng xây dựng ở vùng sâu, vùng xa được điều chỉnh với hệ số k = 1,5 và xây dựng ở hải đảo được điều chỉnh với hệ số k = 1,2. Không áp dụng quy định này đối với các công trình hạ tầng thuộc chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao.

 8. Định mức chi phí thiết kế được điều chỉnh giảm theo hệ số (k) để áp dụng cho các trường hợp thiết kế công trình dưới đây (trong định mức điều chỉnh giảm không bao gồm chi phí giám sát tác giả; Chi phí giám sát tác giả trong trường hợp này được xác định theo quy định tại điểm 13.2 của văn bản này):

 8.1. Thiết kế một bước (thiết kế kỹ thuật thi công) (không áp dụng cho thiết kế sửa chữa, cải tạo, mở rộng): k = 0,81.

 8.2. Sử dụng thiết kế điển hình trong một cụm công trình hoặc trong một dự án:

 - Công trình thứ nhất : k = 0,36

 - Công trình thứ hai trở đi : k = 0,18

 8.3. Thiết kế công trình lặp lại trong một cụm công trình hoặc trong một dự án:

 - Công trình thứ nhất: (không điều chỉnh, theo đúng định mức)

 - Công trình thứ hai : k = 0,36

 - Công trình thứ ba trở đi : k = 0,18

 9. Định mức chi phí thiết kế hạng mục công trình được điều chỉnh với hệ số k = 0,9 của định mức chi phí thiết kế công trình tương ứng. Việc áp dụng định mức chi phí thiết kế hạng mục công trình khi có yêu cầu thiết kế hạng mục công trình; hoặc hạng mục công trình có công năng riêng, độc lập trong cụm công trình (hoặc dự án) và được cơ quan phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán chấp nhận.

 10. Công trình có yêu cầu hồ sơ thiết kế lập bằng tiếng nước ngoài được điều chỉnh với hệ số k = 1,2. Trường hợp thiết kế lại hoặc sửa đổi thiết kế; lập lại tổng dự toán (hoặc dự toán) theo yêu cầu của chủ đầu tư (không phải do lỗi của đơn vị thiết kế); thì chi phí cho các công việc này được xác định bằng lập dự toán và trình cơ quan phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán phê duyệt.

 11. Xác định chi phí thiết kế công trình xây dựng:

 11.1. Chi phí thiết kế công trình chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo công thức tổng quát sau:

 C1 = Gxl . N1.k (1)

 Trong đó:

 - C1: Chi phí thiết kế công trình hoặc hạng mục công trình chưa có thuế giá trị gia tăng cần tính; đơn vị tính: giá trị;

 - N1: Định mức chi phí thiết kế quy định tại phần II của văn bản này; đơn vị tính: %;

 - Gxl: Giá trị dự toán xây lắp chưa có thuế giá trị gia tăng trong tổng dự toán (hoặc dự toán) được duyệt của công trình (hoặc hạng mục công trình) cần tính chi phí thiết kế; đơn vị tính: giá trị;

 - k: Hệ số điều chỉnh định mức chi phí thiết kế (nếu có).

 Trong các trường hợp dưới đây thì Gxl được xác định như sau:

 a. Khi chưa có tổng dự toán (hoặc dự toán) được duyệt thì tạm tính Gxl bằng giá trị xây lắp trong báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư được duyệt, Gxl được tính chính thức khi có tổng dự toán (hoặc dự toán) được duyệt.

 b. Công trình xây dựng (xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng) mà sử dụng vật liệu cũ do chủ đầu tư cung cấp thì Gxl được tính theo giá vật liệu mới cùng chủng loại tại thời điểm ký kết hợp đồng thiết kế, Gxl phải được cơ quan phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán chấp thuận.

 11.2. Chi phí thiết kế công trình có thuế giá trị gia tăng: được tính như quy định ở điểm 11.1 và cộng với phần thuế giá trị gia tăng tính theo thuế suất quy định hiện hành.

 12. Trường hợp cần nội suy định mức chi phí thiết kế thì áp dụng theo công thức tổng quát sau:

 Nb - Na

N1 = Nb - _______ x (G1 – Gb) (2)

 Ga – Gb

Trong đó:

- N1: Định mức chi phí thiết kế công trình theo quy mô giá trị xây lắp cần tính; đơn vị tính: %;

- G1: Quy mô giá trị xây lắp công trình cần tính định mức chi phí thiết kế; đơn vị tính: giá trị;

- Ga: Quy mô giá trị xây lắp cận trên quy mô giá trị cần tính định mức chi phí thiết kế (quy định trong phần II của văn bản); đơn vị tính: giá trị;

- Gb: : Quy mô giá trị xây lắp cận dưới quy mô giá trị cần tính định mức chi phí thiết kế (quy định trong phần II của văn bản); đơn vị tính: giá trị;

- Na: Định mức chi phí thiết kế công trình tương ứng với Ga (quy định trong phần II của văn bản); đơn vị tính: %;

- Nb: Định mức chi phí thiết kế công trình tương ứng với Gb (quy định trong phần II của văn bản); đơn vị tính: %;

13. Chi phí giám sát tác giả:

13.1. Tỷ trọng định mức chi phí giám sát tác giả trong định mức chi phí thiết kế là 10%.

13.2. Định mức chi phí thiết kế công trình điều chỉnh giảm theo quy định tại điểm 8 chưa gồm chi phí giám sát tác giả. Chi phí giám sát tác giả trong trường hợp này được xác định bằng 10% của toàn bộ chi phí thiết kế tính theo định mức quy định tại phần II của văn bản này. Khi đó, toàn bộ chi phí thiết kế công trình quy định tại điểm 8 được xác định như sau:

C1 = Gxl x N1 x (k + 0,1)

Trong đó:

 - C1: Chi phí thiết kế công trình hoặc hạng mục công trình chưa có thuế giá trị gia tăng cần tính; đơn vị tính: giá trị;

 - N1: Định mức chi phí thiết kế quy định tại phần II của văn bản này; đơn vị tính: %;

 - Gxl: Giá trị dự toán xây lắp chưa có thuế giá trị gia tăng trong tổng dự toán (hoặc dự toán) được duyệt của công trình (hoặc hạng mục công trình) cần tính chi phí thiết kế; đơn vị tính: giá trị;

 - k: Hệ số điều chỉnh định mức chi phí thiết kế.

 - 0,1: Định mức chi phí giám sát tác giả.

 13.3. Thời gian giám sát tác giả theo quy định là thời gian xây dựng công trình ghi trong quyết định đầu tư. Trường hợp thời gian giám sát tác giả bị kéo dài so với quy định (không do bên thiết kế gây ra) làm tăng chi phí giám sát tác giả so với định mức, thì bên thiết kế được tính bổ sung phần chi phí tăng thêm này (tương ứng với phần thời gian giám sát tác giả bị kéo dài) theo công thức tổng quát sau:

 Cđ

Ck = _____ TGk (3)

 TGđ

 Trong đó:

 - Ck: Chi phí giám sát tác giả cần tính bổ sung cho khoảng thời gian giám sát bị kéo dài so với quy định; đơn vị tính: giá trị;

 - Cđ: Chi phí giám sát tác giả cho thời gian giám sát theo quy định (tính theo quy định trong văn bản này); đơn vị tính: giá trị;

 - TGđ: Thời gian giám sát tác giả theo quy định; đơn vị tính: tháng

 - TGk: Thời gian giám sát tác giả bị kéo dài so với quy định; đơn vị tính: tháng

 14. Định mức chi phí thiết kế sang nền các công trình: áp dụng định mức của công trình nhóm IV – loại 1 điều chỉnh theo hệ số k = 0,4.

 15. Đối với những công trình lớn có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, cấp quyết định đầu tư chỉ định đơn vị tổng thầu thiết kế công trình, thì chi phí tổng thầu thiết kế do các bên thỏa thuận trong khoảng tối đa bằng 5% chi phí thiết kế phần công trình hoặc hạng mục công trình do các thầu phụ thiết kế đảm nhận. Chi phí tổng thầu thiết kế này do các thầu phụ chi trả, không được tính thêm ngoài định mức chi phí thiết kế.

 16. Trường hợp công việc thiết kế có đặc điểm riêng, nếu chi phí thiết kế tính theo định mức chưa phù hợp với công việc thiết kế thì chủ đầu tư lập dự toán chi phí thiết kế trình cơ quan phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình phê duyệt dự toán chi phí này (nội dung dự toán chi phí thiết kế như hướng dẫn trong phụ lục kèm theo văn bản này). Đối với những công trình chưa quy định định mức chi phí thiết kế trong văn bản này thì báo cáo Bộ Xây dựng để hướng dẫn xác định định mức chi phí thiết kế.

 17. Hướng dẫn áp dụng định mức chi phí thiết kế công trình xây dựng:

 - Những công việc thiết kế công trình xây dựng theo hợp đồng giao nhận thầu thiết kế đã ký, nếu đã hoàn thành và đã nghiệm thu trước thời điểm 01/7/2001, áp dụng những quy định của các văn bản Định mức chi phí thiết kế công trình xây dựng đã ban hành; không áp dụng những quy định của văn bản này.

 - Những công việc thiết kế công trình xây dựng áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu theo hợp đồng có điều chỉnh giá, đã ký hợp đồng giao nhận thầu thiết kế trước thời điểm 01/7/2001, thực hiện như sau:

 + Nếu công việc thiết kế công trình đang thực hiện dở dang thì chủ đầu tư và tổ chức thiết kế cần xác định khối lượng công việc thiết kế đã thực hiện trước và sau thời điểm 01/7/2001. Đối với những khối lượng công việc thiết kế đã thực hiện và đã hoàn thành trước thời điểm 01/7/2001, áp dụng những quy định của các văn bản định mức chi phí thiết kế đã ban hành. Đối với những khối lượng công việc thiết kế thực hiện từ thời điểm 01/7/2001, áp dụng những quy định của văn bản này.

 + Nếu chưa thực hiện công việc thiết kế thì chủ đầu tư và tổ chức thiết kế tiến hành điều chỉnh lại hợp đồng giao nhận thầu thiết kế cho phù hợp với những quy định của văn bản này.

 - Những công việc thiết kế công trình xây dựng đã ký hợp đồng trước thời điểm 01/7/2001 theo phương thức hợp đồng không điều chỉnh giá thì thực hiện theo hợp đồng đã ký.

Phần 2:

BẢNG MỨC CHI PHÍ THIẾT KẾ VÀ PHÂN NHÓM (CHI TIẾT) CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Nhóm I – CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP

Bảng 1.1 ĐVT: Tỷ lệ %

Giá trị xây lắp công trình

(tỷ đồng)

Loại công trình

 

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Loại 5

1.000

 

1,17

1,26

1,51

1,81

500

 

1,30

1,44

1,73

2,07

200

 

1,43

1,58

1,89

2,27

100

1,40

1,56

1,74

2,09

2,51

50

1,52

1,72

1,91

2,29

2,75

25

1,66

1,87

2,08

2,49

2,99

15

1,80

2,02

2,24

2,69

3,23

5

1,99

2,24

2,49

2,99

3,59

1

2,30

2,58

2,87

3,44

4,13

 0,5

2,41

2,70

3,01

3,61

4,33

PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH NHÓM I

Bảng 1.2

Công

trình

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Loại 5

1. Công trình khai khoáng, luyện

kim

- Công trình khai thác đá, cát, sỏi, đất sét, cao lanh.

 

 

- Công trình khai thác than, quặng lộ thiên

- Công trình luyện kim.

- Công trình sàng, tuyển khoáng.

- Công trình khai thác than, quặng, hầm lò.

2. Công trình hóa chất

 

 

- Công trình sản xuất Ôxy.

- Công trình sản xuất săm lốp xe đạp.

- Công trình chế biến các sản phẩm cao su khác.

- Công trình sản xuất các loại hóa chất tiêu dùng khác.

- Công trình sản xuất bột nhẹ.

- Công trình sản xuất than hoạt tính.

- Công trình sản xuất đất đèn.

- Công trình sản xuất sơn, mực in.

- Công trình sản xuất pin, ắc quy.

- Công trình sản xuất bột giặt.

- Công trình sản xuất cồn.

- Công trình sản xuất xút, Clo, axit các loại, hóa chất cơ bản.

- Công trình sản xuất Sôđa.

- Công trình sản xuất Natri sunfat.

- Công trình sản xuất phốt pho.

- Công trình sản xuất hợp chất Crôm.

- Công trình luyện cốc.

- Công trình sản xuất tinh dầu.

- Công trình sản xuất PVC, PE, PP

- Công trình sản xuất túi chườm, màng mỏng, găng tay cao su.

- Công trình sản xuất săm lốp ô tô, xe máy, xe đẩy.

- Công trình sản xuất hóa mỹ phẩm.

- Công trình sản xuất thuốc trừ sâu.

- Công trình sản xuất nông dược.

- Công trình sản xuất hóa dược.

- Công trình sản xuất phân bón các loại.

- Các công trình làm giàu quặng hóa chất.

- Công trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.

- Các công trình sản xuất các loại hóa chất cơ bản và nguyện liệu khác.

3. Công trình cơ khí

 

- Công trình trạm bảo dưỡng xe ô tô, xe máy thi công xây dựng, xe máy nông nghiệp.

- Công trình sửa chữa xe ô tô, xe máy thi công xây dựng, xe máy nông nghiệp.

- Trạm sửa chữa đầu máy, toa xe.

- Công trình cơ khí chế tạo.

- Xí nghiệp sửa chữa đầu máy, toa xe.

- Công trình sửa chữa bảo dưỡng máy bay.

- Công trình đóng tàu sông biển.

- Nhà máy đại tu đầu máy, toa xe.

4. Công trình điện năng

 

 

 

- Công trình nhiệt điện, tua bin khí.

- Công trình trạm điện diezen.

- Công trình thủy điện.

- Công trình trạm biến áp.

5. Công trình vật liệu xây dựng

- Công trình chế biến đá xây dựng, đá xẻ.

- Công trình sản xuất gạch ngói nung.

- Công trình sản xuất gạch men kính, gạch ốp lát, gốm sứ vệ sinh, sứ cách điện, vật liệu chịu lửa, sợi thủy tinh bông khoáng.

- Công trình sản xuất ống gang, ống thép tráng kẽm, bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm.

- Công trình sản xuất kính.

- Trạm nghiền clinke

- Công trình sản xuất xi măng

6. Công trình công nghiệp nhẹ

- Công trình chế biến lâm thổ sản.

- Công trình sản xuất đồ dùng gia đình.

- Công trình may mặc 1 tầng công suất ( 1 triệu sp/năm

- Các công trình nhựa.

- Công trình thuộc da và sản xuất các sản phẩm từ da.

- Công trình may mặc công suất > 1 triệu sp/naêm.

- Công trình Dệt - Sợi - Nhuộm - Dệt kim công suất ( 5000 T/năm.

- Công trình chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản, đồ uống, thuốc lá, chè, chế biến xuất ăn máy bay.

- Công trình Dệt - Sợi - Nhuộm - Dệt kim công suất > 5000 T/năm.

- Trung tâm điều hành bay.

- Công trình kỹ thuật quản lý bay.

- Công trình nhà máy đường.

- Công trình sản xuất giấy, bột giấy.

7. Công trình xăng dầu, kho vật tư

- Công trình kho hàng rời

- Công trình kho vật tư, máy móc, kim khí, hóa chất, kho chứa phân khoáng, thuốc trừ sâu.

- Công trình kho đông lạnh.

- Công trình kho xăng dầu các loại.

- Công trình cửa hàng xăng dầu.

- Công trình trạm bơm chính vận chuyển xăng dầu.

- Công trình trạm bảo vệ điện hóa.

- Công trình phân phối xăng dầu, công trình bồn chứa và phân phối nhựa đường lỏng, ga hóa lỏng.

- Công trình hóa dầu, kho khí tài không quân, kho chứa chất nổ.

Một số quy định cụ thể đối với công trình nhóm I

1. Tỷ trọng chi phí trong định mức chi phí thiết kế để thực hiện từng phần việc thiết kế theo trình tự hoặc nội dung thiết kế như sau:

 a. Theo trình tự thiết kế:

- - Thiết kế kỹ thuật, thuyết minh, lập tổng dự toán công trình: 50%.

- - Thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán chi tiết: 40%

- - Giám sát tác giả: 10%

b. Theo nội dung thiết kế:

- Thiết kế công nghệ: 30 ( 45%

 - Thiết kế xây dựng công trình: 70 ( 55%

 2. Công trình khai thác than, quặng:

 - Định mức chi phí thiết kế trong bảng 1.1 nhóm I quy định áp dụng cho thiết kế khai thác than, quặng hầm lò theo lò bằng. Trường hợp thiết kế khai thác than, quặng theo lò giếng nghiêng được điều chỉnh theo hệ số k = 1,15. Thiết kế khai thác than, quặng theo lò giếng đứng hệ số k = 1,3.

 - Định mức chi phí thiết kế công trình sửa chữa, cải tạo đối với công trình khai thác quặng lộ thiên được điều chỉnh theo hệ số k = 3; đối với công trình khai thác quặng hầm lò k = 1,5.

 3. Định mức chi phí thiết kế công trình thủy điện được quy định như sau:

 - Trong định mức đã bao gồm chi phí để thiết kế các hạng mục công trình: bể áp lực, nhà trạm, đường ống áp lực, trạm biến áp, bể điều xả, kênh xả.

 - Trong định mức chưa bao gồm chi phí để thiết kế các hạng mục công trình thuộc tuyến áp lực như: đập ngăn, hồ chứa, đập tràn, ….. chi phí thiết kế các hạng mục này được tính bổ sung ngoài định mức nói trên và được xác định theo định mức chi phí thiết kế quy định cho công trình thủy lợi.

 4. Định mức chi phí thiết kế trạm biến áp theo quy định trong bảng 1.1 loại 5 nhóm I và được điều chỉnh như sau:

 - Trạm biến áp có cấp điện áp từ 6 kV đến 35 kV: k = 1,6

 - Trạm biến áp có cấp điện áp 66kV, 110kV: k = 1,35

 - Trạm biến áp có cấp điện áp 220kV: k = 1,5

 - Trạm biến áp có cấp điện áp 500kV: k = 2,32

Đối với thiết kế cải tạo, sửa chữa, mở rộng trạm biến áp, định mức chi phí thiết kế tính như quy định đối với công trình xây dựng mới và được điều chỉnh như sau:

- Trạm biến áp có cấp điện áp từ 6 kV đến 110 kV: k = 1,5

 - Trạm biến áp có cấp điện áp 220kV: k = 1,35

 - Trạm biến áp có cấp điện áp 500kV: k = 1,2

 5. Định mức chi phí thiết kế các công trình trạm cắt, trạm tự bù, trạm đo đếm với cấp điện áp ( 35kV được áp dụng như định mức chi phí thiết kế của trạm biến áp có cấp điện áp 6kV( 35kV.

 - Định mức chi phí thiết kế trạm bù có cấp điện áp 500kV được tính như định mức chi phí thiết kế trạm biến áp 500kV.

 6. Đối với những công trình hóa chất, chế biến thủy ga, ga hóa lỏng, khai thác than (như nêu tại điểm 3.3 phần I). Khi giá trị thiết bị ( 60% giá trị dự toán xây lắp và thiết bị công trình trong tổng dự toán thì chi phí thiết kế trong trường hợp này được tính như sau:

C1 = (Gxl x N1 + GTB x M1) x k

 Trong đó:

 - C1: Chi phí thiết kế công trình (hoặc hạng mục công trình) hóa chất, chế biến thủy sản, ga hóa lỏng, khai thác than; đơn vị tính: giá trị;

 - N1: Định mức chi phí thiết kế tính theo giá trị xây lắp quy định tại bảng 1.1 nhóm I tương ứng cho các công trình (hoặc hạng mục công trình) nói trên; đơn vị tính: %;

 - Gxl: Giá trị dự toán xây lắp chưa có thuế giá trị gia tăng trong tổng dự toán (hoặc dự toán) được duyệt của công trình (hoặc hạng mục công trình) nói trên cần tính chi phí thiết kế; đơn vị tính: giá trị;

 - GTB: Giá trị dự toán thiết bị chưa có thuế giá trị gia tăng trong tổng dự toán (hoặc dự toán) được duyệt của công trình nói trên; đơn vị tính: giá trị;

 - M1: Định mức chi phí thiết kế tính theo giá trị thiết bị tương ứng cho các công trình (hoặc hạng mục công trình) nói trên quy định trong bảng 1.3 dưới đây; đơn vị tính: %;

 - k : Hệ số điều chỉnh định mức chi phí thiết kế (nếu có).

Bảng 1.3 Đơn vị tính: Tỷ lệ %

Số TT

Loại công trình

Giá trị thiết bị công trình (tỷ đồng)

 

 

5

15

25

50

100

200

500

1000

1

2

3

4

Công trình hóa chất

- Loại 3

- Loại 4

- Loại 5

Công trình chế biến thủy sản (loại 3)

Công trình ga hóa lỏng (loại 5)

Công trình khai thác than:

- Mỏ lộ thiên (loại 4)

- Mỏ hầm lò (loại 5)

0,61

0,85

1,38

0,61

0,97

1,2

1,44

0,54

0,82

1,24

0,54

0,43

1,08

1,29

0,5

0,76

1,13

0,5

0,31

1,0

1,2

0,47

0,7

1,05

0,47

0,22

0,92

1,1

0,43

0,65

0,97

0,43

0,18

0,87

1,0

0,38

0,58

0,87

0,38

0,15

0,76

0,92

0,34

0,52

0,77

0,34

0,11

0,69

0,83

0,31

0,46

0,69

0,28

0,09

0,6

0,72

 Định mức chi phí thiết kế công trình (hoặc hạng mục công trình) quy định tại bảng 1.3 trên đây được điều chỉnh với hệ số k = 0,6 trong trường hợp công trình (hoặc hạng mục công trình) sử dụng thiết bị đồng bộ, không phải thiết kế dây chuyền công nghệ.

Nhóm II – CÔNG TRÌNH CẤP THOÁT NƯỚC, TUYẾN ỐNG DẪN DẦU,

TUYẾN CÁP THÔNG TIN BƯU ĐIỆN, ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN

Bảng 2.1 ĐVT: Tỷ lệ %

Giá trị xây lắp

công trình (tỷ đồng)

Loại công trình

 

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Loại 5

500

 

0,95

0,98

1,05

1,24

200

 

1,05

1,22

1,34

1,47

100

1,00

1,20

1,33

1,46

1,61

50

1,10

1,32

1,47

1,62

1,78

25

1,29

1,45

1,61

1,77

1,94

15

1,40

1,58

1,75

1,93

2,12

5

1,68

1,89

2,10

2,31

2,54

1

1,87

2,10

2,33

2,57

2,83

 0,5

1,96

2,20

2,45

2,69

2,97

PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH NHÓM II

Bảng 2.2

Công trình

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Loại 5

1. Công trình cấp thoát nước

- Công trình khai thác nước khoáng.

- Công trình khai thác nước ngầm

- Công trình bãi chôn lấp phế thải đơn giản.

- Đường ống dẫn nước sạch.

- Đường ống cống thoát nước bẩn.

- Bể nước

- Công trình bơm nước sạch.

- Công trình thu nước mặt.

- Công trình bơm nước mặt.

- Công trình trạm bơm nước thải.

- Công trình xử lý nước ngầm.

- Công trình bãi chôn lấp phế thải yêu cầu kỹ thuật phức tạp.

- Công trình xử lý nước thải, chất thải, xử lý chế biến rác.

- Công trình xử lý nước mặt.

- Đài nước.

2. Công trình tuyến ống dẫn dầu

 

 

- Đường ống dẫn dầu, dẫn khí trên bộ.

 

- Công trình đường ống dẫn dầu, dẫn khí vượt sông, biển.

- Đường ống cấp xăng dầu trực tiếp cho máy bay.

3. Công trình đường dây tải điện, thông tin, chiếu sáng, tín hiệu

 

- Công trình đường dây tải điện 6-35kV trên không.

- Công trình tuyến cáp thông tin bưu điện.

- Công trình chiếu sáng.

- Công trình tín hiệu giao thông.

- Công trình thông tin, điện chiếu sáng và tín hiệu cho sân bay.

- Công trình tín hiệu và lắp đặt máy thông tin đường sắt.

- Công trình tháp anten.

Một số quy định cụ thể đối với công trình nhóm II

1. Tỷ trọng chi phí trong định mức chi phí thiết kế để thực hiện từng phần việc thiết kế theo trình tự hoặc nội dung thiết kế như sau:

 a. Theo trình tự thiết kế:

 - Thiết kế kỹ thuật, thuyết minh, lập tổng dự toán: 55%

 - Thiết kế bản vẽ thi công, dự toán chi tiết: 35%

 - Giám sát tác giả: 10%

 b. Theo nội dung thiết kế:

 - Thiết kế công nghệ: 30 ( 40%

 - Thiết kế xây dựng công trình: 70 ( 60%

 2. Thiết kế tuyến ống cấp nước, tuyến đường dây tải điện, đường dây thông tin vượt sông thì định mức chi phí thiết kế được điều chỉnh theo hệ số k = 1,20.

 3. Thiết kế tuyến ống dẫn nước sạch sử dụng ống PVC (sản xuất trong nước) thì định mức chi phí thiết kế được điều chỉnh theo hệ số k = 1,10.

 4. Định mức chi phí thiết kế đường dây tải điện trên không có các cấp điện áp dưới đây được áp dụng theo định mức quy định cho đường dây 6 ( 35kV và điều chỉnh theo các hệ số sau:

 - Đường dây tải điện có cấp điện áp 110, 220kV: k = 0,75

 - Đường dây tải điện có cấp điện áp 500kV: k = 0,60

 - Đường dây tải điện cấp điện áp 0,4kV dùng dây không vặn xoắn: k = 0,80

 - Đường dây tải điện cấp điện áp 0,4kV dùng cáp vặn xoắn: k = 0,60

 5. Định mức chi phí thiết kế đường dây 2 mạch, đường dây phân pha đôi được áp dụng theo định mức quy định cho đường dây tải điện trên không cùng cấp điện áp và điều chỉnh theo hệ số sau:

 - Đường dây 2 mạch: k = 0,7

 - Đường dây phân pha đôi: k = 0,9

 6. Định mức chi phí thiết kế hệ thống công tơ được áp dụng định mức chi phí thiết kế của đường dây 22kV, 35kV và điều chỉnh theo hệ số: k = 0,6

 7. Định mức chi phí thiết kế đường dây cáp ngầm được quy định tại bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3 ĐVT: Tỷ lệ %

Cáp điện áp của

công trình

Giá trị xây lắp công trình (tỷ đồng)

 

 0,5

1

5

15

25

50

100

200

500

Cáp ngầm, cấp điện áp

6 15kV

1,11

1,04

0,91

0,82

0,76

0,69

0,63

0,57

0,50

Cáp ngầm, cấp điện áp

22 35kV

0,72

0,62

0,46

0,41

0,38

0,35

0,32

0,28

0,22

Cáp ngầm, cấp điện áp 110kV

0,252

0,24

0,122

0,079

0,073

0,067

0,061

0,056

0,051

 8. Định mức chi phí thiết kế các công trình máy thông tin bưu điện được xác định bằng tỷ lệ % giá trị xây lắp và thiết bị chưa có thuế giá trị gia tăng trong tổng dự toán (hoặc dự toán) được duyệt và được quy định tại bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.4 ĐVT: Tỷ lệ %

Loại công trình

 

Giá trị xây lắp và thiết bị công trình (tỷ đồng)

 

 0,5

1

5

15

25

50

100

200

500

1. Các công trình hệ thống chuyển mạch, các điểm truy nhập thuê bao

1,35

1,25

1,0

0,7

0,66

0,61

0,56

0,5

0,45

2. Công trình truyền dẫn: thiết bị trạm đầu cuối, trạm xen rẽ, trạm lặp, trạm khuếch đại

2,0

1,91

1,75

1,15

0,7

0,61

0,56

0,5

0,45

3. Công trình vô tuyến vi ba, TTDĐ, mạng vô tuyến mạch vòng nội hạt, mạng thông tin cố định qua vệ tinh, mạng thông tin duyên hải, mạng thông tin sóng ngắn, sóng trung, mạng máy tính, mạng VTNT, mạng ĐT thẻ

3,8

3,3

2,8

2,0

1,3

0,8

0,65

0,5

0,4

 Định mức chi phí thiết kế các công trình (hoặc hạng mục công trình) máy thông tin bưu điện quy định tại bảng 2.4 trên đây, được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

 - Công trình (hoặc hạng mục công trình) sử dụng thiết bị đồng bộ, không phải thiết kế dây chuyền công nghệ, điều chỉnh với hệ số k = 0,6.

 - Công trình (hoặc hạng mục công trình) thiết kế mở rộng không phân biệt mở rộng phải thêm giá card (trừ trạm lắp đặt mới), điều chỉnh hệ số k = 0,4.

 - Công trình (hoặc trạm) lặp lại trong một cụm công trình hoặc trong một dự án, áp dụng quy định tại điểm 8.3 phần quy định chung của văn bản này; Riêng công trình (hoặc trạm) lặp lại từ lần thứ 11 trở đi, điều chỉnh với hệ số k = 0,1.

 9. Đối với công trình tín hiệu và lắp đặt máy thông tin đường sắt có giá trị dự toán xây lắp ( 1 tỷ đồng thì định mức chi phí thiết kế được điều chỉnh với hệ số k = 1,3.

Nhóm III – CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP, THỦY LỢI

Bảng 3.1 ĐVT: Tỷ lệ %

Giá trị xây lắp

công trình (tỷ đồng)

Loại công trình

 

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Loại 5

500

 

 

1,32

1,50

1,67

200

 

 

1,63

1,79

1,96

100

 

1,60

1,78

1,94

2,15

50

1,38

1,76

1,96

2,16

2,38

25

1,72

1,93

2,15

2,36

2,59

15

1,87

2,10

2,33

2,57

2,82

5

2,23

2,52

2,78

3,07

3,38

1

2,48

2,78

3,11

3,42

3,77

 0,5

2,62

2,94

3,26

3,59

3,96

PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH NHÓM III

Bảng 3.2

Công trình

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Loại 5

1. Công trình nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp

- Công trình khai hoang xây dựng đồng ruộng, nuôi trồng thủy sản theo phương pháp nuôi quảng canh, trồng rừng.

- Công trình chuồng, trại, trạm, khu chăn nuôi nông lâm nghiệp.

- Công trình nuôi trồng thủy sản theo phương pháp nuôi công nghiệp.

 

 

 

2. Công trình thủy lợi

 

- Công trình nạo vét, phá đá nổ mìn.

- Công trình kênh tưới, kênh tiêu, kênh dẫn nước, kênh xả.

- Các công trình trên và dưới kênh.

- Công trình lấy nước đầu kênh nhánh; cống tiêu qua kênh, cống điều tiết, tràn bên, bậc nước, dốc nước.

- Công trình đập đất; đập đá đổ ngăn sông.

- Công trình đê, kè, xi phông, cầu máng; cống đồng bằng, âu tàu, âu thuyền, đà triền tàu, ụ tàu.

- Công trình đập bê tông các loại; cống dưới đê đập, cống ngăn mặn vùng triều; tuy nen, cửa van, trạm bơm

Một số quy định cụ thể đối với công trình nhóm III

1. Tỷ trọng chi phí trong định mức chi phí thiết kế để thực hiện từng phần việc thiết kế theo trình tự thiết kế như sau:

- Công trình thủy lợi:

+ Thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, thuyết minh: 50%

+ Thiết kế bản vẽ thi công, dự toán chi tiết: 40%

+ Giám sát tác giả: 10%

2. Định mức chi phí thiết kế cải tạo, sửa chữa, mở rộng công trình thủy lợi được điều chỉnh với hệ số k = 1,5.

3. Định mức chi phí thiết kế khoan phụt xử lý nền và thân công trình thủy lợi được tính như trị số định mức quy định cho công trình thủy lợi, nhưng tính theo giá trị xây lắp của phần khoan phụt.

4. Định mức chi phí thiết kế các công trình phụ trợ: tràn tạm xả lũ thi công, kênh dẫn dòng, đê quai ngăn nước ………… áp dụng tương ứng như các công trình đã được quy định và nhân với hệ số điều chỉnh k = 0,60.

 5. Đối với công trình trạm bơm thủy lợi, thiết bị đóng mở cửa cống đồng bằng và tràn (như nêut ại điểm 3.3 phần I): Khi giá trị thiết bị (60% giá trị dự toán xây lắp và thiết bị công trình trong tổng dự toán thì chi phí thiết kế trong trường hợp này được tính như sau:

Ctl = (Gxl x N1 + GTB x M1) x k

Trong đó:

 - Ctl: Chi phí thiết kế công trình (hoặc hạng mục công trình) trạm bơm, cửa van, thiếyt bị đóng mở cửa cống đồng bằng và tràn; đơn vị tính: giá trị;

 - N1: Định mức chi phí thiết kế tính theo giá trị xây lắp quy định tại bảng 3.1 nhóm III; đơn vị tính: %;

 - Gxl: Giá trị dự toán xây lắp chưa có thuế giá trị gia tăng trong tổng dự toán được duyệt; đơn vị tính: giá trị;

 - GTB: Giá trị dự toán thiết bị chưa có thuế giá trị gia tăng trong tổng dự toán được duyệt; đơn vị tính: giá trị;

 - M1: Định mức chi phí thiết kế tính theo giá trị thiết bị quy định trong bảng 3.3 dưới đây; đơn vị tính: giá trị;

 - k: Hệ số điều chỉnh định mức chi phí thiết kế (nếu có).

Bảng 3.3 Đơn vị tính: Tỷ lệ: %

Giá trị thiết bị công trình (trạm bơm thủy lợi, cửa van, thiết bị đóng mở cửa cống đồng bằng và tràn) (tỷ đồng)

Định mức

500

200

100

50

25

15

 5

0,3

0,36

0,48

0,6

0,72

0,84

1,08

 Định mức chi phí thiết kế công trình (hạng mục công trình) quy định tại bảng 3.3 trên đây được điều chỉnh với hệ số k = 0,6 trong trường hợp công trình (hoặc hạng mục công trình) sử dụng thiết bị đồng bộ, không phải thiết kế dây chuyền công nghệ.

Nhóm IV – CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

Bảng 4.1 ĐVT: Tỷ lệ %

Giá trị xây lắp

công trình (tỷ đồng)

Loại công trình

 

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Loại 5

500

 

0,65

0,79

0,87

1,38

200

 

0,78

0,87

0,95

1,49

100

0,78

0,87

0,95

1,05

1,64

50

0,85

0,95

1,04

1,14

1,89

25

0,93

1,03

1,13

1,25

1,99

15

1,00

1,11

1,23

1,35

2,19

5

1,11

1,24

1,36

1,49

 

1

1,28

1,42

1,57

1,72

 

 0,5

1,34

1,49

1,64

1,81

 

PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH NHÓM IV

Bảng 4.2

Công trình

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Loại 5

1. Công trình đường giao thông

- Đường liên thôn.

- Đường liên xã, liên huyện

- Đường nội bộ trong nhà máy hoặc khu công nghiệp.

- Đường lâm nghiệp, đường tạm phục vụ thi công.

- Đường tỉnh lộ

- Đường sắt qua vùng đồng bằng.

- Đường quốc lộ.

- Đường sắt qua vùng trung du.

- Giao cắt giữa đường sắt với đường ô tô có rào chắn.

- Đường cao tốc

- Đường lăn, sân đỗ máy bay

- Đường sắt qua vùng núi.

- Đường trong đô thị.

- Các nút giao thông (giao bằng).

- Tường chắn, kè.

- Các nút giao thông khác mức.

- Hầm đường bộ, đường sắt, tàu điện ngầm

- Đường hạ, cất cánh máy bay.

2. Công trình cầu

 

- Cống qua đường.

- Cống chui dân sinh.

- Cầu nhỏ:

(< 25m)

- Cầu trung :

 100m)(25m

- Cầu lớn:

 300m)(100m

- Cầu lớn:

(> 300m)

3. Các công trình giao thông khác

 

- Ga nhường tránh.

- Bến phà.

- Ga trung gian.

- Luồng tàu sông và biển.

- Ga khu đoạn.

- Cảng sông và cảng biển.

- Đê chắn sóng.

- Cảng ngoài đảo.

- Công trình trên biển (nhà đèn).

- Các công trình đặc biệt khác.

3. Các công trình giao thông khác

 

 

- Hệ thống phao tiêu báo hiệu trên sông và biển

- Các công trình chỉnh trị luồng tàu sông.

- Đường và bãi chứa hàng trong các cảng sông và biển.

- Công trình chỉnh trị luồng tàu biển.

- Bến phao neo tàu biển.

- Các cảng chuyên dụng.

- Đê chắn cát.

 

 Một số quy định cụ thể đối với công trình nhóm IV

1. Tỷ trọng chi phí trong định mức chi phí thiết kế để thực hiện từng phần việc thiết kế theo trình tự thiết kế:

 - Thiết kế kỹ thuật, thuyết minh, lập tổng dự toán công trình: 60%

 - Thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán chi tiết: 30%

 - Giám sát tác giả: 10%

 2. Cảng sông và cảng biển bao gồm: Cầu tàu, kè bờ, tường chắn, nạo vét thủy điện.

 3. Định mức chi phí thiết kế công trình cải tạo, sửa chữa đường sắt, cầu đường sắt được điều chỉnh theo hệ số k = 1,5. Trường hợp giá trị dự toán xây lắp cải tạo, sửa chữa ( 400 triệu đồng được quy định trong các bảng dưới đây:

 3.1. Công trình cầu đường sắt (bảng 4.3):

Bảng 4.3 Đơn vị tính: Tỷ lệ %

Giá trị dự toán xây lắp cải tạo, sửa chữa

(triệu đồng)

Loại công trình

 

Loại 3

Loại 4

Loại 5

400

300

 200

3,82

4,72

6,82

3,97

4,95

6,92

4,12

5,17

7,12

 3.2. Công trình đường giao của đường sắt và đường bộ (bảng 4.4):

Bảng 4.4 Đơn vị tính: Tỷ lệ %

Giá trị dự toán xây lắp cải tạo sửa chữa (triệu đồng)

Định mức

400

300

 200

3,0

3,75

4,5

Nhóm V – CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

Bảng 5.1 ĐVT: Tỷ lệ %

Giá trị xây lắp

công trình (tỷ đồng)

Loại công trình

 

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Loại 5

500

 

 

 

1,38

1,52

200

 

1,34

1,49

1,63

1,80

100

 

1,46

1,63

1,79

1,97

50

 

1,62

1,80

1,98

2,18

25

1,58

1,77

1,97

2,17

2,38

15

1,71

1,93

2,13

2,36

2,59

5

2,05

2,31

2,57

2,82

3,10

1

2,28

2,57

2,85

3,14

3,45

0,5

2,40

2,69

2,99

3,29

3,63

 0,2

2,46

2,77

3,08

3,39

3,73

PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH NHÓM V

Bảng 5.2

Công trình

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Loại 5

1. Công trình nhà ở, khách sạn

- Nhà ở tập thể cấp 4.

- Nhà ở tập thể, ký túc xá sinh viên.

- Nhà ở nhiều căn hộ, nhà ở riêng biệt, nhà ở liều kề, nhà khách, khách sạn 1-2 sao.

- Nhà ở gia đình dạng biệt thự cho các đối tượng đặc biệt, nhà khách, khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao.

- Khách sạn 4 sao, 5 sao.

2. Công trình văn hóa

 

- Công trình văn hóa cấp xã, phường.

- Công trình văn hóa cấp quận, huyện, thị xã, thị trấn.

- Công trình văn hóa cấp tỉnh, thành phố.

 

- Công trìnnh văn hóa cấp quốc gia;

- Công trình tượng đài, đài tưởng niệm.

3. Công trình giáo dục

 

- Trường tiểu học, trung học cơ sở, trường mẫu giáo, nhà trẻ.

- Trường PTTH; Trường dạy nghề, trường TH chuyên nghiệp, trường nghiệp vụ, trường công nhân kỹ thuật, trường dạy nghề và các trường khác.

- Các trường đại học, các trường cao đẳng.

- Các trường ĐH quốc gia có đặc thù riêng về văn hóa, nghệ thuật, có yêu cầu cao về công nghệ;

- Trung tâm huấn luyện đào tạo hàng không.

 

4. Công trình y tế

 

- Trạm y tế.

- Trung tâm nuôi dưỡng thương bệnh binh, trại bảo hộ xã hội, trung tâm cai nghiện phục hồi nhân phẩm.

- Các bệnh viện tuyến huyện.

- Các phòng khám đa khoa, chuyên khoa.

- Nhà hộ sinh.

- Nhà điều dưỡng, nhà nghỉ, dưỡng lão.

- Các cơ quan y tế phòng chống dịch bệnh.

- Bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố.

- Bệnh viện trung ương, quốc tế.

5. Công trình thể dục thể thao

 

 

- Sân vận động, sân thể thao, sân bóng đá không có mái che, không có khán đài.

- Sân vận động, sân bóng đá có mái che, có khán đài, bể bơi không mái che, không khán đài.

- Bể bơi có khán đài, có mái che

- Nhà thi đấu và luyện tập thể thao.

6. Công trình thương nghiệp dịch vụ

- Chợ tạm không có mái che.

- Cửa hàng ăn uống giải khát.

- Cửa hàng, chợ 1 tầng cao 5m.

- Cửa hàng dịch vụ công cộng: giặt là, cắt tóc,…

- Chợ phục vụ khu dân cư, khu vực huyện, quận, cửa hàng có mái che cao 5m.

- Siêu thị, cửa hàng cao cấp.

- Trung tâm thương mại cao đến 7 tầng.

- Trung tâm thương mại liên hợp nhà cao 8 tầng trở lên.

7. Công trình nhà làm việc, văn phòng, trụ sở

 

- Trụ sở cấp quận, huyện, xã, cơ sở.

- Trụ sở làm việc cấp sở.

- Các trung tâm, viện nghiên cứu.

- Trụ sở làm việc cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp bộ, ban ngành.

- Ngân hàng, kho bạc, tài chính.

- Trụ sở làm việc cấp nhà nước, các trung tâm hội nghị quốc gia, quốc tế.

8. Các công trình công cộng khác

- Tường rào, nhà để xe đạp, xe máy, nhà thường trực, sân bãi xe máy, xe ô tô, nhà WC.

- Trại giam phạm nhân, gara ô tô nhiều tầng, trạm thu phí.

- Nhà bưu cục, bưu điện cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

- Nhà ga xe lửa, bến xe ô tô, tàu thủy.

 - Công trình phục vụ an ninh công cộng.

- Thiết kế cảnh quan.

- Nhà bưu cục, bưu điện, nhà lắp đặt thông tin cấp TW.

- Các công trình tôn giáo.

- Trung tâm cứu nguy phòng hỏa cho sân bay.

- Nhà để xe đặc chủng của sân bay.

- Ga hàng không.

- Tháp truyền hình.

- Các công trình dân dụng ngầm dưới lòng đất, dưới nước.

- Đài chỉ huy hạ cất cánh.

 Một số quy định cụ thể đối với công trình nhóm V

1. Tỷ trọng chi phí trong định mức chi phí thiết kế để thực hiện từng phần việc thiết kế theo trình tự hoặc nội dung thiết kế như sau:

 a. Theo trình tự thiết kế:

 - Thiết kế kỹ thuật, thuyết minh, lập tổng dự toán công trình: 55%

 - Thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán chi tiết: 35%

 - Giám sát tác giả: 10%

 b. Theo nội dung thiết kế:

 - Thiết kế công nghệ: 15 (30%

 - Thiết kế kiến trúc và xây dựng: 85 ( 70%

 2. Các công trình văn hóa bao gồm: Thư viện, bảo tàng, nhà triển lãm, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nhà biểu diễn, nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc, đài phát thanh, đài truyền hình không bao gồm tháp truyền hình, vườn thú, vườn thực vật, công viên văn hóa - nghỉ ngơi.

PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ THIẾT KẾ

TT

Thành phần chi phí

Diễn giải chi phí

Thành tiền

(đồng)

1

Chi phí vật liệu

 

 

 

- Giấy

Khối lượng x đơn giá

 

 

- Văn phòng phẩm …….

………………..

 

2

Chi phí nhân công

 

 

 

- Tiền lương và phụ cấp lương:

 

 

 

+ Chủ trì thiết kế

Công x đơn giá

 

 

+ Kỹ sư A, B ……..

………………..

 

 

+ Kiến trúc sư A, B, …….

…………………

 

 

+ Kỹ sư kinh tế …..

…………………

 

3

Chi phí máy, thiết bị

 

 

 

- Máy tính

……………………

 

 

- Máy (thiết bị khác)

……………………

 

4

Chi phí quản lý

70% x (2)

 

5

Thu nhập chịu thuế tính trước

6% x (1 + 2 + 3 + 4)

 

6

Thuế giá trị gia tăng đầu ra

Mức thuế suất theo quy định

x (1+2+3+4+5)

 

 

Tổng cộng (1 ( 6):

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 12/2001/QĐ-BXD về định mức chi phí thiết kế công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

  • Số hiệu: 12/2001/QĐ-BXD
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/07/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
  • Người ký: Nguyễn Mạnh Kiểm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/07/2001
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản