Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1190/QĐ-TLĐ | Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2019 |
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012 và Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06 ngày 6 tháng 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;
Căn cứ Văn bản số 4336/VPCP-TCCV ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát động Cuộc vận động “Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực”;
Xét đề nghị của Ban Chính sách kinh tế - xã hội và Thi đua, khen thưởng;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát động Cuộc vận động “Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực” với các nội dung chính như sau:
1.1. Mục tiêu tổng quát: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của CBCCVC trong việc thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; xây dựng đội ngũ CBCCVC trung thành với Tổ quốc, tận tụy với nhân dân, có trách nhiệm cao với công việc, có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh; góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, hiệu quả của nền hành chính Việt Nam, xây dựng Chính phủ “Liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp”.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Từ nay đến hết năm 2020
- Tập trung nghiên cứu, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan đến CBCCVC và trách nhiệm quản lý đội ngũ CBCCVC của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của toàn hệ thống.
- Tiến hành phát động Cuộc vận động vào Tháng Công nhân năm 2019.
- Triển khai sâu rộng nội dung Cuộc vận động đến 100% các cơ quan, tổ chức, đơn vị và CBCCVC trong cả nước; tổ chức xây dựng chương trình hành động và các mô hình cụ thể phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Xây dựng và sử dụng chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp với đơn vị hành chính công, sự nghiệp công lập, đội ngũ CBCCVC và tổ chức đánh giá thí điểm tại 05 tỉnh, thành phố và 02 bộ.
Từ năm 2021 đến 2026:
- Cơ bản hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan đến CBCCVC và công tác quản lý CBCCVC, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ để ngăn chặn, đẩy lùi hành vi tiêu cực;
- Phấn đấu hàng năm giảm tỷ lệ tiêu cực trong CBCCVC từ 3% đến 5%.
- Hàng năm tăng mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với CBCCVC từ 1 - 2 %;
- Phát hiện, biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong tổ chức thực hiện Cuộc vận động. Thủ trưởng cơ quan phối hợp với tổ chức công đoàn ban hành và trao Giải thưởng “Gương mặt của năm” cho các cá nhân có thành tích tốt trong thực hiện Cuộc vận động.
- Triển khai Cuộc vận động phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, tạo động lực để CBCCVC tự giác thực hiện Cuộc vận động.
- Phát động và triển khai Cuộc vận động phải gắn với việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các quy định của pháp luật, các phong trào, các Cuộc vận động đã được triển khai, tránh chồng chéo, lãng phí.
- Coi trọng việc kiểm tra, giám sát, đánh giá sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân thực hiện hiệu quả Cuộc vận động.
3. Tên gọi, đối tượng, phạm vi của Cuộc vận động
3.1. Tên gọi: Cuộc vận động “Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực”, hay còn gọi là Cuộc vận động “Năm không”:
3.2. Đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức; những người lao động khác ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức xã hội, doanh nghiệp nhà nước.
3.3. Phạm vi
- Phát động rộng rãi Cuộc vận động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thời gian thực hiện chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 2019 - 2020
Giai đoạn 2: Từ năm 2021 - 2026 và các năm tiếp theo.
4. Nội dung của Cuộc vận động: “Năm không” gồm:
- Không cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà;
- Không quan liêu, vô cảm, vô trách nhiệm;
- Không tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm;
- Không xu nịnh, chạy chọt, gian dối;
- Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thực thi công vụ.
5. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
5.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBCCVC trong thực thi công vụ, ý thức gắn bó với nhân dân
- Phát động Cuộc vận động sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến mục đích, ý nghĩa, nội dung của Cuộc vận động, tạo sự đồng thuận và ủng hộ rộng rãi trong cả nước.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào tình hình thực tiễn có các hình thức tổ chức phù hợp để tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể gắn với nội dung, ý nghĩa của Cuộc vận động. Đồng thời phê phán chỉ ra các hành vi tiêu cực, nêu gương người tốt, việc tốt trong thực thi công vụ của CBCCVC.
- Tổ chức công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác ở cơ sở xây dựng khẩu hiệu, nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp, hiện đại để đưa nội dung Cuộc vận động đến với đông đảo CBCCVC.
- Phát huy mạnh mẽ vai trò của các cơ quan thông tin, truyền thông trong việc giám sát, phát hiện và đấu tranh với các hành vi tiêu cực; đồng thời tuyên truyền, cổ vũ động viên, khích lệ những tấm gương tiêu biểu, điển hình tiên tiến trong thực hiện Cuộc vận động.
- Hàng năm tổ chức chương trình Gặp mặt, đối thoại giữa người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương với đại diện CBCCVC để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, giải quyết các vấn đề liên quan đồng thời tôn vinh, động viên CBCCVC.
5.2. Nâng cao chất lượng xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật
- Vận động CBCCVC, trước hết là những người trực tiếp tham gia xây dựng chính sách pháp luật, quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị... loại bỏ tư tưởng “cục bộ”, “lợi ích nhóm”, phải vì lợi ích chung, đặt lợi ích của nhân dân, lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết trong việc xây dựng chính sách, pháp luật.
- Kịp thời phát hiện những bất cập, hạn chế của các quy định hiện hành về chế độ công vụ, công chức để tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, nhất là các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, lối sống, những quy định CBCCVC không được làm. Xây dựng quy chế quản lý, chi tiêu, sử dụng tài sản, tài chính trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật, đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ngăn ngừa tình trạng thất thoát, tham nhũng.
- Tiếp tục hoàn thiện các văn bản chính sách pháp luật, thể chế quản lý để tiến tới xây dựng “hàng rào kỹ thuật pháp lý chặt chẽ”, chính sách tiền lương đảm bảo để cho mỗi CBCCVC “không thể, không dám, không cần” tiêu cực, tham nhũng khi thực thi công vụ.
- Xây dựng tiêu chí và quy định về việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là CBCCVC trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; xây dựng chế tài và hình thức xử lý nghiêm đối với những tập thể, cá nhân có tiêu cực hoặc có chỉ số hài lòng thấp.
- Công khai hóa, quy trình hóa, chuẩn hóa các thủ tục hành chính ở các cơ quan, đơn vị, thẩm quyền, trách nhiệm của CBCCVC để người dân và doanh nghiệp biết, giám sát, thực hiện.
5.3. Nêu cao tinh thần, trách nhiệm, thái độ phục vụ của CBCCVC
- Vận động CBCCVC gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Luật Cán bộ, Công chức; Luật Viên chức; Luật Phòng chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tuân thủ quy định những điều đảng viên, công chức, viên chức không được làm.
- Vận động CBCCVC thực hiện nghiêm nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, sáng tạo, công tâm, khách quan, tận tụy, chuyên nghiệp, hiệu quả; thái độ phục vụ tận tình, chu đáo. Có trách nhiệm phát hiện, phản ảnh tới người có thẩm quyền về hành vi tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ; xây dựng văn hoá công sở, nâng cao ý thức phục vụ nhân dân và doanh nghiệp; lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
- Vận động CBCCVC không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, giữ vững phẩm chất của người CBCCVC; gương mẫu trong sinh hoạt, có lối sống giản dị, tiết kiệm; không xúi giục, tham gia, bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tiêu cực.
5.4. Phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình
- Triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở nhằm công khai, minh bạch các chế độ, chính sách, nhất là các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, thông qua đó góp phần giám sát, phát hiện, đấu tranh, ngăn ngừa và đẩy lùi các hành vi tiêu cực.
- Nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình; có trách nhiệm cao, thân ái đoàn kết, xây dựng và phát huy tình đồng chí, đồng nghiệp để chia sẻ khó khăn, phát hiện và uốn nắn khuyết điểm cho nhau, để cùng nhau tiến bộ, vì lợi ích chung.
- Mỗi CBCCVC có bản cam kết với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và tổ chức công đoàn thực hiện “Nói không với tiêu cực” theo các nội dung của Cuộc vận động.
- Nêu cao trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thực hiện “Nói không với tiêu cực”; kiên quyết đấu tranh, có cơ chế ngăn ngừa và hình thức xử lý người đứng đầu để xẩy ra tiêu cực theo quy định của pháp luật.
5.5. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào, các cuộc vận động trong CBCCVC
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh việc hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phát động với hình thức và biện pháp hiệu quả gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện phong trào thi đua “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt”, Cuộc vận động người CBCCVC “Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo”; xây dựng văn hóa ứng xử ở công sở.
- Hàng năm các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương đánh giá kết quả thực hiện các nội dung phong trào, các cuộc vận động gắn với việc đánh giá, xếp loại CBCCVC. Trong quá trình triển khai thực hiện, gắn nội dung Cuộc vận động “CBCCVC nói không với tiêu cực” với các phong trào, các cuộc vận động đang được triển khai.
5.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của CBCCVC
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện, nhất là các tiêu chuẩn, nội dung đã cam kết. Hàng năm đánh giá rút kinh nghiệm để điều chỉnh nội dung Cuộc vận động cho phù hợp.
- Tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra của Ban Thanh tra nhân dân; Giải quyết kịp thời đơn thư của công dân theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị và nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Có cơ chế để người dân và doanh nghiệp thực hiện quyền giám sát, đánh giá sự hài lòng đối với CBCCVC trong quá trình thực thi công vụ.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của CBCCVC.
- Động viên, tôn vinh, khen thưởng kịp thời những CBCCVC xuất sắc, tiêu biểu trong thực hiện Cuộc vận động để tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
Ngân sách nhà nước bố trí thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
Việc bố trí kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- Chủ trì xây dựng và phê duyệt Đề án phát động Cuộc vận động “CBCCVC nói không với tiêu cực”.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan phát động Cuộc vận động và triển khai thực hiện Đề án này. Thời gian phát động Cuộc vận động dự kiến vào dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2019).
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sự hài lòng của nhân dân, doanh nghiệp đối với CBCCVC theo những yêu cầu mới, phù hợp với nội dung, tính chất của Cuộc vận động.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Cuộc vận động ở các bộ, ngành, địa phương và các cấp công đoàn.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Công đoàn Viên chức Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương chủ động, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn đồng cấp xây dựng kế hoạch tổ chức phát động, triển khai thực hiện Cuộc vận động trong phạm vi bộ, ngành, địa phương, đơn vị đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
- Coi kết quả việc thực hiện cuộc vận động là một trong những tiêu chí đánh giá, bình xét, xếp loại tổ chức Công đoàn các cấp và cán bộ công đoàn. Kịp thời động viên, khen thưởng và đề nghị Thủ tướng Chính phủ khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong thực hiện Cuộc vận động.
- Hằng năm, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án này; điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, giải pháp trong trường hợp cần thiết.
2. Đề nghị các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Phối hợp với tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác cùng cấp tổ chức thực hiện hiệu quả Cuộc vận động;
- Tạo điều kiện bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách để công đoàn cùng cấp làm tốt vai trò tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền thực hiện hiệu quả Cuộc vận động; thực hiện lồng ghép với các phong trào, cuộc vận động khác có liên quan để nâng cao hiệu quả của Cuộc vận động;
- Phối hợp với tổ chức Công đoàn cùng cấp đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Cuộc vận động. Xem xét khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động.
3. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội
- Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, với vai trò là Trưởng Khối thi đua bổ sung việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “CBCCVC nói không với tiêu cực” là một tiêu chí để đánh giá, chấm điểm hàng năm đối với các thành viên trong Khối.
- Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động CBCCVC, đoàn viên, hội viên thuộc tổ chức mình tích cực hưởng ứng Cuộc vận động; tham gia phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát thực hiện Cuộc vận động.
- Vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân và doanh nghiệp kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của CBCCVC.
- Hàng năm đánh giá kết quả thực hiện, xem xét khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động.
4. Đề nghị các tỉnh, thành ủy và đảng ủy trực thuộc trung ương
- Ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động trong tổ chức đảng và hệ thống chính trị trực thuộc.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cấp ủy đảng, lãnh đạo đơn vị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo về mục tiêu, ý nghĩa, tác dụng và sự cần thiết thực hiện Cuộc vận động, qua đó phát huy vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.
- Gắn việc thực hiện Cuộc vận động với việc triển khai thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.
- Thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa, phát hiện kịp thời những biểu hiện, hành vi tiêu cực. Kiên quyết xử lý theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước với những hành vi tiêu cực trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
5. Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương
- Căn cứ Đề án của Tổng Liên đoàn xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Cuộc vận động của cấp mình, báo cáo xin ý kiến cấp ủy cùng cấp phê duyệt để triển khai thực hiện hiệu quả Cuộc vận động.
- Chủ động, phối hợp với chính quyền, chuyên môn, tổ chức chính trị - xã hội đồng cấp phát động, triển khai đến các cấp công đoàn trực thuộc thực hiện Cuộc vận động.
- Tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên công đoàn tích cực hưởng ứng tham gia Cuộc vận động.
- Triển khai thực hiện Cuộc vận động “CBCCVC nói không với tiêu cực” gắn với việc thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.
- Hằng năm, xây dựng dự trù kinh phí thực hiện Cuộc vận động đề nghị chính quyền đồng cấp xem xét bố trí nguồn kinh phí theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện Cuộc vận động trong phạm vi bộ, ngành, địa phương.
- Hằng năm, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả đạt trong thực hiện Cuộc vận động báo cáo Tổng Liên đoàn trước ngày 30/11; khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 3859/QĐ-BGDĐT năm 2006 về Kế hoạch tổ chức cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Công văn 4756/TCHQ-TCCB năm 2014 hưởng ứng Chỉ thị 07/CT-TTg đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Chỉ thị 03/CT-BXD năm 2019 về tăng cường biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 2Luật cán bộ, công chức 2008
- 3Luật viên chức 2010
- 4Quyết định 3859/QĐ-BGDĐT năm 2006 về Kế hoạch tổ chức cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Luật khiếu nại 2011
- 6Luật Công đoàn 2012
- 7Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- 8Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013
- 9Công văn 4756/TCHQ-TCCB năm 2014 hưởng ứng Chỉ thị 07/CT-TTg đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 10Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013
- 11Luật ngân sách nhà nước 2015
- 12Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
- 13Luật Tố cáo 2018
- 14Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2017 về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Chỉ thị 03/CT-BXD năm 2019 về tăng cường biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 16Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
Quyết định 1190/QĐ-TLĐ năm 2019 về phê duyệt Đề án Phát động Cuộc vận động Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 1190/QĐ-TLĐ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/07/2019
- Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
- Người ký: Bùi Văn Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra