- 1Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 2Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013
- 3Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
- 4Thông tư 66/2014/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi do Bộ Công an ban hành
- 5Quyết định 65/2015/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1509/QĐ-TCHQ năm 2016 về Quy chế Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện trong ngành Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1179/QĐ-TCHQ | Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2019 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH NỘI QUY PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TẠI TRỤ SỞ CƠ QUAN TỔNG CỤC HẢI QUAN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Quyết định 1509/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thực hiện trong ngành Hải quan;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Tổng cục,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Nội quy phòng cháy và chữa cháy tại trụ sở cơ quan Tổng cục Hải quan bao gồm:
- Nội quy 1: Phòng cháy và chữa cháy tại khu vực làm việc trụ sở cơ quan Tổng cục Hải quan.
- Nội quy 2: Phòng cháy và chữa cháy tại khu vực tầng hầm cơ quan Tổng cục Hải quan.
- Nội quy 3: Phòng cháy và chữa cháy tại khu vực kho vật tư, tài liệu cơ quan Tổng cục Hải quan.
- Nội quy 4: Phòng cháy và chữa cháy tại khu vực bếp ăn cơ quan Tổng cục Hải quan.
- Nội quy 5: Phòng cháy và chữa cháy tại khu vực trạm gas cơ quan Tổng cục Hải quan.
- Nội quy 6: Phòng cháy và chữa cháy tại khu vực trạm biến áp cơ quan Tổng cục Hải quan.
- Nội quy 7: Phòng cháy và chữa cháy tại khu vực bãi đỗ xe trong khuôn viên cơ quan Tổng cục Hải quan.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là cán bộ, nhân viên) có trách nhiệm thực hiện nội quy này, cá nhân thực hiện tốt sẽ được khen thưởng, vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, cán bộ, nhân viên và các cá nhân có liên quan làm việc tại trụ sở cơ quan Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TẠI KHU VỰC LÀM VIỆC TRỤ SỞ CƠ QUAN TỔNG CỤC HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1179/QĐ-TCHQ ngày 22/4/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
1. Cấm mang chất nổ, chất dễ cháy, phát lửa; hút thuốc, đun nấu, sắc thuốc, thắp hương trong khu vực làm việc, sảnh hành lang bên trong trụ sở cơ quan Tổng cục Hải quan.
2. Quy định về sử dụng hệ thống điện:
- Không tự ý câu mắc, sử dụng điện tùy tiện, dùng thiết bị điện quá tải; Hết giờ làm việc phải tắt đèn, máy tính và các thiết bị tiêu thụ điện khác trước khi ra về.
- Không để tài liệu, vật dụng dễ cháy chèn lên ổ cắm, dây dẫn điện.
- Khi có sự cố báo ngay cho Văn phòng Tổng cục theo số nội bộ 9000 hoặc 8013, không tự ý sửa chữa hệ thống điện.
- Khi có nhu cầu sử dụng điện có công suất lớn phải báo cho Văn phòng Tổng cục để kiểm tra, phối hợp thực hiện.
3. Không để chướng ngại vật trên các lối đi lại, hành lang, cầu thang bộ và không khóa, chèn, chặn các cửa thoát hiểm, tủ chữa cháy vách tường, sắp xếp tài liệu làm việc, phương tiện, vật tư, hàng hóa,...gọn gàng, sạch sẽ, xếp riêng từng loại có khoảng cách ngăn cháy, cách trần, cách tường để tiện kiểm tra, cứu tài sản và chữa cháy khi cần thiết.
4. Phương tiện, dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy; không được tự ý tháo lắp, di chuyển các thiết bị phòng cháy, chữa cháy hoặc sử dụng vào mục đích khác; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy theo quy định.
1. Khi xảy ra cháy nổ, cán bộ, nhân viên phải nhanh chóng di chuyển bằng cầu thang bộ thoát hiểm, tập trung nơi an toàn bên ngoài tòa nhà; khi di chuyển không chen lấn, xô đẩy hoặc không gây cản trở người khác thoát nạn. Khi có khói phải bịt khăn ướt lên mặt, cúi hoặc nằm sát xuống đất để di chuyển thoát nạn.
2. Đội Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ sở, Đội bảo vệ, Tổ quản lý vận hành tòa nhà phải nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân, làm chủ tình huống sự cố. Khi có cháy, phân công cán bộ chuyên môn trực tại phòng an ninh, phòng kỹ thuật, trạm biến áp, phòng bơm chữa cháy, đón hướng dẫn xe chữa cháy, xe thang cứu nạn, phân luồng giao thông, bảo vệ nội bộ và trực tiếp tham gia chữa cháy ban đầu, cứu người, cứu tài sản, nhanh chóng thông báo cho lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp qua số tổng đài 114 và các cơ quan có liên quan khác.
3. Khi tham gia chữa cháy phải tuân thủ theo mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy .
4. Những người mắc kẹt trong tòa nhà khi có cháy cần thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong việc thoát nạn theo hướng dẫn của cơ quan phòng cháy chữa cháy./.
PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TẠI KHU VỰC TẦNG HẦM CƠ QUAN TỔNG CỤC HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1179/QĐ-TCHQ ngày 22/4/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
1. Cấm mang chất nổ, bình gas các loại, chất dễ cháy; hút thuốc, đun nấu, trong khu vực tầng hầm.
2. Để phương tiện gọn gàng theo hàng, lối vạch chỉ dẫn. Không để xe, chướng ngại vật cản trở đường đi lại, cầu thang, hành lang, đường thoát hiểm, tủ chữa cháy vách tường. Không để xe qua đêm tại tầng hầm (trường hợp cán bộ đi công tác để xe qua đêm phải đăng ký với Văn phòng Tổng cục, thời gian để xe qua đêm không quá 5 ngày làm việc). Người điều khiển xe phải quan sát biển báo, đèn tín hiệu, mũi tên hướng dẫn, tốc độ tối đa cho phép 5km/h.
3. Xe máy không được khóa cổ khóa càng, ô tô phải quay đuôi vào phía trong gờ chặn xe để dễ dàng di chuyển thoát hiểm khi có sự cố xảy ra.
4. Không cho xe có biểu hiện mất an toàn, hệ thống xăng rò rỉ, hở cổ pô... xuống tầng hầm; không sửa chữa phương tiện tại tầng hầm nếu không được chấp thuận, giám sát của Văn phòng Tổng cục. Không nổ máy quá 3 phút khi đỗ xe. Trường hợp phương tiện bị rò rỉ nhiên liệu, hư hỏng tiềm ẩn rủi ro hỏa hoạn, Văn phòng Tổng cục sẽ lập biên bản và đưa ra ngoài mà không cần báo trước.
5. Không tự ý sửa chữa, lắp đặt, hàn cắt, làm thay đổi hệ thống điện và các hệ thống kỹ thuật khác, khi có sự cố phải báo ngay cho Văn phòng Tổng cục qua sổ nội bộ 9000 hoặc 8013.
6. Phương tiện, dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy; không được tự ý tháo lắp, di chuyển các thiết bị phòng cháy, chữa cháy hoặc sử dụng vào mục đích khác; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy theo quy định.
1. Khi xảy ra cháy nổ, cán bộ, nhân viên phải nhanh chóng di chuyển bằng cầu thang bộ thoát hiểm, tập trung nơi an toàn bên ngoài tòa nhà; khi di chuyển không chen lấn, xô đẩy hoặc không gây cản trở người khác thoát nạn. Khi có khói phải bịt khăn ướt lên mặt, cúi hoặc nằm sát xuống đất để di chuyển thoát nạn.
2. Đội Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ sở, Đội bảo vệ, Tổ quản lý vận hành tòa nhà phải nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân, làm chủ tình huống sự cố. Khi có cháy, phân công cán bộ chuyên môn trực tại phòng an ninh, phòng kỹ thuật, trạm biến áp, phòng bơm chữa cháy, đón hướng dẫn xe chữa cháy, xe thang cứu nạn, phân luồng giao thông, bảo vệ nội bộ và trực tiếp tham gia chữa cháy ban đầu, cứu người, cứu tài sản, nhanh chóng thông báo cho lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp qua số tổng đài 114 và các cơ quan có liên quan khác.
3. Khi tham gia chữa cháy phải tuân thủ theo mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
4. Những người mắc kẹt trong tòa nhà khi có cháy cần thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong việc thoát nạn theo hướng dẫn của cơ quan phòng cháy chữa cháy./.
PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TẠI KHU VỰC KHO VẬT TƯ, TÀI LIỆU CƠ QUAN TỔNG CỤC HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1179/QĐ-TCHQ ngày 22/4/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
1. Cấm mang chất nổ, chất gây cháy; hút thuốc, đun nấu, thắp hương thờ cúng trong và xung quanh khu vực kho vật tư, tài liệu.
2. Cấm sử dụng sạc (điện thoại, máy tính...) và vật dụng dễ cháy chèn lên ổ cắm dây điện trong kho.
3. Những người không có nhiệm vụ không được vào kho. Thủ kho không được ngủ hoặc làm việc thường xuyên cố định tại kho (nguy hiểm khi có sự cố xả khí Nitơ).
4. Vật tư, hàng hóa trong kho phải được sắp xếp gọn gàng thành từng lô riêng biệt, có khoảng cách ngăn cháy, xa mái, xa tường, cách xa đường dây dẫn điện, bóng điện ít nhất 0.5m để dễ kiểm tra và cứu tài sản và chữa cháy khi cần thiết. Phân loại vật tư, hàng hóa theo tính chất cháy nổ để có phương pháp sắp xếp, quản lý phù hợp.
5. Cán bộ, nhân viên quản lý kho không được tự ý sửa chữa, lắp đặt làm thay đổi các hệ thống hệ thống kỹ thuật, nếu có hư hỏng phải báo ngay cho Văn phòng Tổng cục qua số nội bộ 9000 hoặc 8013;
6. Các phương tiện chữa cháy phải được thường xuyên bảo quản, kiểm tra, lau chùi. Cấm sử dụng phương tiện chữa cháy vào mục đích khác.
7. Thường xuyên kiểm tra kho, vật tư, tài liệu, nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường phải báo cáo ngay cho người có trách nhiệm.
8. Khi hết giờ làm việc, thủ kho phải tắt các thiết bị điện, đóng cửa trước khi ra về.
1. Khi xảy ra cháy nổ, cán bộ, nhân viên phải nhanh chóng di chuyển bằng cầu thang bộ thoát hiểm, tập trung nơi an toàn bên ngoài tòa nhà; khi di chuyển không chen lấn, xô đẩy hoặc không gây cản trở người khác thoát nạn. Khi có khói phải bịt khăn ướt lên mặt, cúi hoặc nằm sát xuống đất để di chuyển thoát nạn.
2. Đội Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ sở, Đội bảo vệ, Tổ quản lý vận hành tòa nhà phải nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân, làm chủ tình huống sự cố. Khi có cháy, phân công cán bộ chuyên môn trực tại phòng an ninh, phòng kỹ thuật, trạm biến áp, phòng bơm chữa cháy, đón hướng dẫn xe chữa cháy, xe thang cứu nạn, phân luồng giao thông, bảo vệ nội bộ và trực tiếp tham gia chữa cháy ban đầu, cứu người, cứu tài sản, nhanh chóng thông báo cho lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp qua số tổng đài 114 và các cơ quan có liên quan khác.
3. Khi tham gia chữa cháy phải tuân thủ theo mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
4. Những người mắc kẹt trong tòa nhà khi có cháy cần thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong việc thoát nạn theo hướng dẫn của cơ quan phòng cháy chữa cháy./.
PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TẠI KHU VỰC BẾP ĂN CƠ QUAN TỔNG CỤC HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1179/QĐ-TCHQ ngày 22/4/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
1. Cấm mang xăng dầu, chất nổ; hút thuốc, thắp hương tại khu vực bếp ăn cơ quan. Không để các chất dễ cháy sát khu vực nấu ăn. Những người không có nhiệm vụ không được vào khu vực nấu ăn.
2. Cấm để chướng ngại vật trên các lối đi lại, hành lang, cầu thang và không chèn cửa thoát hiểm. Khi đi lại trong khu vực nấu phải có giày kín chống trơn trượt.
3. Quy định về sử dụng điện:
- Cấm câu, mắc, sử dụng điện tùy tiện; hết giờ làm việc phải kiểm tra tắt đèn và các thiết bị tiêu thụ điện khác trước khi ra về.
- Cấm để vật dụng dễ cháy đè lên ổ cắm, dây dẫn điện và không để nước tiếp xúc với nguồn điện.
- Khi có sự cố điện, không được tự ý sửa chữa, phải báo ngay cho Văn phòng Tổng cục qua số nội bộ 9000 hoặc số 8013.
- Cấm người không được giao nhiệm vụ sử dụng, vận hành các hệ thống các thiết bị nhà bếp như bếp, lò nướng công nghiệp, bình đun nước nóng...
- Khi phát hiện có hiện tượng rò rỉ khí gas: Không bật các thiết bị điện, phải mở cửa thông gió, thực hiện các biện pháp thủ công làm giảm nồng độ gas trong bếp như quạt bằng tay...
4. Khi phát hiện rò rỉ khí gas hoặc chuông bộ báo rò gas kêu, nhân viên nhà bếp thực hiện như sau:
- Ngay lập tức ngắt tất cả các nguồn nhiệt.
- Nhanh chóng mở tất cả các cửa để thông gió; dùng quạt thủ công để làm phát tán khí gas, không dùng quạt hút.
- Tuyệt đối không thực hiện các thao tác gây ra tia lửa điện như bật công tắc, cầu dao điện, dùng diêm, quẹt, hút thuốc, không được gọi điện thoại di động...
- Kiểm tra xác định vị trí rò rỉ cụm van, đường ống bằng nước xà phòng. Nếu thấy chỗ rò, rỉ thì dùng vải ướt quấn quanh chỗ rò, rỉ hoặc dùng xà phòng bánh để bịt lỗ rò, rỉ tạm thời đồng thời thông báo cho Văn phòng Tổng cục để xử lý;
5. Phải thực hiện đúng quy trình đóng mở khi sử dụng gas trước, trong và sau khi đun nấu. Khi không sử dụng gas phải kiểm tra đảm bảo các bình khí đốt hóa lỏng đã khóa kín. Trong quá trình sử dụng bếp, nếu phát hiện ngọn lửa cháy không bình thường, phải lập tức khóa van gas và kiểm tra bếp, trạm gas.
6. Không dùng bếp quá cũ, gỉ sét, khi hỏng phải sửa chữa ngay. Thường xuyên vệ sinh bếp sạch sẽ, duy trì độ nhạy bộ phận đánh lửa, không để ướt, dầu mỡ, thực phẩm bám vào bếp; không để khăn lau gần bếp, vệ sinh công nghiệp trên sàn nhà, các khu vực hút mùi, thông gió của bếp.
7. Phương tiện, dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy; không được tự ý tháo lắp, di chuyển các thiết bị phòng cháy, chữa cháy hoặc sử dụng vào mục đích khác; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy theo quy định. Cấm sử dụng phương tiện, dụng cụ chữa cháy vào mục đích khác.
1. Khi có cháy nổ, cán bộ, nhân viên phải nhanh chóng di chuyển bằng cầu thang bộ thoát hiểm, tập trung nơi an toàn bên ngoài tòa nhà; khi di chuyển không chen lấn, xô đẩy hoặc không gây cản trở người khác thoát nạn. Khi có khói phải bịt khăn ướt lên mặt, cúi hoặc nằm sát xuống đất để di chuyển thoát nạn.
2. Đội Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ sở, Đội bảo vệ, Tổ quản lý vận hành tòa nhà phải nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân, làm chủ tình huống sự cố. Khi có cháy, phân công cán bộ chuyên môn trực tại phòng an ninh, phòng kỹ thuật, trạm biến áp, phòng bơm chữa cháy, đón hướng dẫn xe chữa cháy, xe thang cứu nạn, phân luồng giao thông, bảo vệ nội bộ và trực tiếp tham gia chữa cháy ban đầu, cứu người, cứu tài sản, nhanh chóng thông báo cho lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp qua số tổng đài 114 và các cơ quan có liên quan khác.
3. Khi tham gia chữa cháy phải tuân thủ theo mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
4. Những người mắc kẹt trong tòa nhà khi có cháy cần thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong việc thoát nạn theo hướng dẫn của cơ quan phòng cháy chữa cháy./.
PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TẠI KHU VỰC TRẠM GAS CƠ QUAN TỔNG CỤC HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1179/QĐ-TCHQ ngày 22/4/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
1. Cấm mang xăng dầu, chất nổ; hút thuốc, thắp hương tại kho gas, cấm để ngọn lửa trần, nguồn nhiệt, chất dễ cháy và tạo ra tia lửa điện trong khu vực chứa gas. Người không có nhiệm vụ không được vào khu vực kho gas.
2. Cấm câu mắc điện, sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện trong khu vực chứa gas.
3. Bình chứa gas phải được đặt thẳng đứng, không đặt cạnh các nguồn khí nén khác và cách xa nguồn nhiệt 1m. Các mối nối giữa dây với van, bếp phải chặt và kín. Không để thiết bị sử dụng gas đè lên dây dẫn gas hoặc để dây dẫn gas gần nguồn nhiệt.
4. Khi giao nhận gas mới, nhân viên thay gas phải thử độ kín các đầu van, đầu nối bằng nước bọt xà phòng, đồng thời ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký.
5. Hàng ngày nhân viên nhà bếp kiểm tra hệ thống gas trước khi ra về như sau:
- Khóa van gas tại từng bếp và van tay trên trục đứng.
- Kiểm tra các đầu báo rò đảm bảo hoạt động tốt.
- Khóa toàn bộ các van tại cổ bình gas tại trạm gas.
- Kiểm tra độ kín các đầu van đường ống gas, điểm mối nối.
6. Khi phát hiện rò rỉ khí gas hoặc chuông bộ báo rò gas kêu, Tổ quản lý vận hành tòa nhà, nhân viên nhà bếp thực hiện như sau:
- Ngay lập tức ngắt tất cả các nguồn nhiệt.
- Nhanh chóng mở tất cả các cửa để thông gió; dùng quạt thủ công để làm phát tán khí gas, không dùng quạt hút.
- Tuyệt đối không thực hiện các thao tác gây ra tia lửa điện như bật công tắc, cầu dao điện, dùng diêm, quẹt, hút thuốc, không được gọi điện thoại di động...
- Kiểm tra xác định vị trí rò rỉ cụm van, bình gas, đường ống bằng nước xà phòng. Nếu thấy chỗ rò, rỉ thì dùng vải ướt quấn quanh chỗ rò, rỉ hoặc dùng xà phòng bánh để bịt lỗ rò, rỉ tạm thời;
- Nếu không khắc phục được, phải tháo dây dẫn gas và mang bình ra nơi trông, thoáng gió, xa cống rãnh, nguồn nhiệt, thông báo cho đơn vị cung cấp gas hoặc đơn vị Phòng cháy chữa cháy biết để xử lý.
1. Khi xảy ra cháy tại trạm gas, phải bình tĩnh tìm cách khóa van bình gas, sử dụng bình chữa cháy để dập lửa hoặc thực hiện các biện pháp làm cho đám cháy thiếu oxy tự tắt.
2. Đội Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ sở, Đội bảo vệ, Tổ quản lý vận hành tòa nhà phải nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân, làm chủ tình huống sự cố, bảo vệ nội bộ và trực tiếp tham gia chữa cháy ban đầu, cứu người, cứu tài sản, nhanh chóng thông báo cho lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp qua số tổng đài 114 và các cơ quan có liên quan khác khi cần thiết.
3 . Khi tham gia chữa cháy phải tuân thủ theo mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
4. Nghiêm cấm cán bộ, nhân viên hiếu kì tụ tập đông người khi thực hiện chữa cháy tại trạm gas cơ quan./.
PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TẠI KHU VỰC TRẠM BIẾN ÁP CƠ QUAN TỔNG CỤC HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1179/QĐ-TCHQ ngày 22/4/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
1. Cấm mang xăng dầu, chất nổ; hút thuốc, thắp hương, phun nước vào trạm biến áp. Cấm để ngọn lửa trần, nguồn nhiệt, chất dễ cháy trong khu vực trạm biến áp.
2. Cấm người không có nhiệm vụ không được ra vào hoặc lại gần hơn 3m xung quanh khu vực trạm biến áp.
3. Cấm câu mắc điện, sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện trong khu vực trạm biến áp.
4. Cấm để phương tiện đi lại, vật tư, hàng hóa xung quanh trạm biến áp trong khoảng cách tối thiểu là 3m.
5. Hệ thống phòng cháy chữa cháy và phương tiện, dụng cụ chữa cháy tại trạm biến áp cần được kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên đảm bảo hoạt động ổn định, cấm sử dụng phương tiện, dụng cụ chữa cháy vào mục đích khác.
6. Cán bộ, nhân viên khi phát hiện trạm biến áp có nguy cơ mất an toàn phải báo ngay cho Văn phòng Tổng cục theo số nội bộ 9000 hoặc 8013.
1. Khi xảy ra cháy, nổ tại khu vực trạm biến áp, Đội Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ sở, Đội bảo vệ, Tổ quản lý vận hành tòa nhà phải nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân, làm chủ tình huống sự cố. Khi có cháy, phân công cán bộ chuyên môn trực tại phòng an ninh, phòng kỹ thuật, phòng bơm chữa cháy, đón hướng dẫn xe chữa cháy, xe thang cứu nạn, phân luồng giao thông, bảo vệ nội bộ và trực tiếp tham gia chữa cháy ban đầu, cứu người, cứu tài sản, nhanh chóng thông báo cho Công ty Điện lực cầu Giấy, lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp qua số tổng đài 114 và các cơ quan có liên quan khác.
2. Khi tham gia chữa cháy phải tuân thủ theo mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
3. Nghiêm cấm cán bộ, nhân viên hiếu kì tụ tập đông người khi thực hiện chữa cháy tại trạm biến áp./.
PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TẠI KHU VỰC BÃI ĐỖ XE TRONG KHUÔN VIÊN CƠ QUAN TỔNG CỤC HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1179/QĐ-TCHQ ngày 22/4/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
1. Cấm mang chất nổ, chất dễ cháy; hút thuốc, đun nấu trong khu vực bãi đỗ xe ngoài trời.
2. Cấm cho xe có biểu hiện gây mất an toàn, hệ thống xăng rò rỉ, hở cổ pô... vào cơ quan và không được sửa chữa phương tiện nếu chưa có chấp thuận, giám sát của Văn phòng Tổng cục.
3. Xe máy không được khóa cổ, khóa càng, đầu xe phải quay ra ngoài để thuận tiện di chuyển khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
4. Các phương tiện không được phép đỗ trên hoặc xung quanh vị trí đánh dấu điểm đỗ xe thang chữa cháy (vạch vàng) trong đường nội bộ cơ quan.
5. Để phương tiện gọn gàng theo hàng, lối, vạch chỉ dẫn. Không để xe cản trở đường đi lại và không để xe qua đêm tại khuôn viên cơ quan (trường hợp cán bộ đi công tác để xe qua đêm phải đăng ký với Văn phòng Tổng cục). Người điều khiển xe phải quan sát biển báo, mũi tên hướng dẫn, tốc độ tối đa cho phép 5 km/h.
6. Các phương tiện để sai quy định hoặc bị rò rỉ nhiên liệu, hư hỏng tiềm ẩn rủi ro hỏa hoạn, Văn phòng Tổng cục sẽ lập biên bản và có biện pháp xử lý mà không cần báo trước.
7. Các phương tiện, dụng cụ chữa cháy được trang bị tại bãi xe ngoài trời phải được thường xuyên bảo quản, kiểm tra, lau chùi, cấm sử dụng phương tiện, dụng cụ chữa cháy vào mục đích khác.
1. Khi xảy ra cháy, nổ tại khu vực bãi đỗ xe trong khuôn viên, Đội Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ sở, Đội bảo vệ, Tổ quản lý vận hành tòa nhà phải nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân, làm chủ tình huống sự cố, Khi có cháy, phải bảo vệ nội bộ và trực tiếp tham gia chữa cháy ban đầu, cứu người, cứu tài sản, nhanh chóng thông báo cho lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp qua số tổng đài 114 và các cơ quan có liên quan khác khi cần thiết.
2. Khi tham gia chữa cháy phải tuân thủ theo mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
3. Nghiêm cấm cán bộ, nhân viên hiếu kì tụ tập đông người khi thực hiện chữa cháy tại bãi đỗ xe trong khuôn viên cơ quan./.
- 1Công văn 537/TCLN-KL năm 2015 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng do Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
- 2Thông tư 36/2018/TT-BCA sửa đổi Thông tư 66/2014/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 3Công văn 2473/BCA-C07 năm 2018 về danh mục phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở và chuyên ngành do Bộ Công an ban hành
- 4Công văn 3216/BXD-HTKT năm 2021 về tổng kết việc thực hiện Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BXD-BCA do Bộ Xây dựng ban hành
- 1Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 2Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013
- 3Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
- 4Thông tư 66/2014/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi do Bộ Công an ban hành
- 5Công văn 537/TCLN-KL năm 2015 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng do Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
- 6Quyết định 65/2015/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 1509/QĐ-TCHQ năm 2016 về Quy chế Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện trong ngành Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8Thông tư 36/2018/TT-BCA sửa đổi Thông tư 66/2014/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 9Công văn 2473/BCA-C07 năm 2018 về danh mục phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở và chuyên ngành do Bộ Công an ban hành
- 10Công văn 3216/BXD-HTKT năm 2021 về tổng kết việc thực hiện Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BXD-BCA do Bộ Xây dựng ban hành
Quyết định 1179/QĐ-TCHQ năm 2019 về Nội quy phòng cháy và chữa cháy tại trụ sở cơ quan Tổng cục Hải quan
- Số hiệu: 1179/QĐ-TCHQ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/04/2019
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Nguyễn Dương Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/04/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực