- 1Quyết định 02/2006/QĐ-BGD&ĐT ban hành Chương trình khung đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Chỉ thị 38/2004/CT-TTg về đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức ở các vùng dân tộc, miền núi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1170/QĐ-UBND | Ninh Thuận, ngày 11 tháng 07 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2017 của Chính phủ về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi;
Căn cứ Quyết định số 02/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình khung đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết);
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1558/TTr-SGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2018 về ban hành Quy định chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng Raglai (có chữ viết) của tỉnh Ninh Thuận,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định Chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng Raglai (có chữ viết) của tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Chương trình kèm theo Quyết định này là cơ sở để biên soạn tài liệu đào tạo giáo viên dạy tiếng Raglai (có chữ viết) của tỉnh Ninh Thuận.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục Và Đào tạo, Sở Nội vụ; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh, Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG RAGLAI (CÓ CHỮ VIẾT)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1170/QĐ-UBND ngày 11/07/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Điều 1. Mục tiêu của chương trình
Chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng Raglai là cơ sở để học viên tham gia đào tạo đạt được các mục tiêu sau:
1. Có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết để có thể giao tiếp thành thạo bằng tiếng Raglai; có phương pháp dạy học tiếng dân tộc để dạy tiếng Raglai cho đối tượng là cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
2. Có kiến thức cơ bản về tiếng Raglai thuộc một số lĩnh vực: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, làm văn; có hiểu biết sơ giản về phương pháp dạy học tiếng dân tộc cho người lớn; có hiểu biết về đời sống, văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Raglai.
3. Có tinh thần bảo tồn và phát huy tiếng nói văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Raglai; có ý thức thực hiện chủ trương đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
Điều 2. Quan điểm xây dựng chương trình
1. Phù hợp với đối tượng:
a) Đối tượng tiếp nhận chương trình là những người có trình độ trung học phổ thông trở lên, biết tiếng Raglai, có nhu cầu hoặc được phân công đào tạo, bồi dưỡng về tiếng Raglai và nghiệp vụ sư phạm theo chương trình ngắn hạn để trở thành giáo viên dạy tiếng Raglai cho cán bộ, công chức chưa biết tiếng Raglai đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số. Xuất phát từ đặc điểm đó, chương trình này thiết kế nội dung bám sát các chủ đề của đời sống xã hội, để tạo ra sự hứng thú cao trong việc dạy và học tiếng Raglai.
b) Nội dung chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản, thiết thực, có tính thực hành cao, giúp học viên nhanh chóng đạt được mục tiêu đã đề ra khi kết thúc khóa đào tạo.
c) Chương trình được xây dựng theo cấu trúc đồng dạng nhưng nâng cao hơn so với chương trình dạy tiếng Raglai cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số, trong đó đặc biệt chú trọng rèn luyện kỹ năng các kỹ năng đọc, viết và bổ sung thêm khối kiến thức và kỹ năng sư phạm.
2. Tích hợp:
a) Chương trình chú ý kết hợp chặt chẽ giữa việc trang bị kiến thức ngôn ngữ Raglai với việc tăng cường rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Raglai cho học viên. Kết hợp chặt chẽ việc rèn luyện các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói.
b) Tích hợp dạy ngôn ngữ Raglai với hệ thống hóa những hiểu biết về văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Raglai.
c) Để học viên nắm được kiến thức về phương pháp giảng dạy tiếng Raglai và nhanh chóng có khả năng dạy học, chương trình gắn các bài học lý thuyết về phương pháp giảng dạy với việc biên soạn giáo án, gắn việc thực hành phương pháp giảng dạy với việc học tiếng theo các chủ đề nội dung của chương trình dạy tiếng Raglai cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Kiến thức ngôn ngữ:
a) Ngữ âm - Chữ viết:
- Nhớ được bộ chữ cái, hệ thống nguyên âm, hệ thống phụ âm (phụ âm đơn, phụ âm ghép đôi, phụ âm ghép ba, cách tạo phụ âm ghép đôi), hệ thống dấu âm, quy tắc chính tả.
- Biết cách phát âm, cách ghép âm thành vần, thành tiếng (đặc biệt quan tâm đến các dấu hiệu khác tiếng Việt về mặt ngữ âm).
b) Từ ngữ - Ngữ pháp:
- Có vốn từ (bao gồm cả thành ngữ) phù hợp với các chủ đề học tập, khoảng 1500 từ đến 1800 từ thông dụng.
- Nắm được một số từ loại cơ bản như danh từ, động từ, tính từ, đại từ; các kiểu phân theo cấu trúc như câu đơn, câu ghép; các kiểu câu phân theo mục đích như câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
- Nắm được phương thức cấu tạo từ, các hiện tượng từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa.
- Bước đầu xử lý được các hiện tượng khác biệt về phương ngữ trong giờ dạy.
c) Làm văn: Hệ thống hóa những hiểu biết về nghi thức lời nói, nghi thức giao tiếp, nắm được cấu tạo đoạn văn, bài văn, biết cách xây dựng một số văn bản cụ thể như thư từ, tự sự, thuyết minh.
2. Kiến thức văn hóa dân tộc:
Hiểu và sử dụng được các nghi thức giao tiếp, ứng xử đơn giản của đồng bào Raglai; nghi thức nói khi điều khiển các cuộc họp hoặc phát biểu trước nhiều người; một số điều cần tránh khi giao tiếp miệng về ngữ âm, từ vựng và cách biểu đạt ý nghĩ. Có những hiểu biết sâu hơn và hệ thống hơn về đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Raglai.
3. Kiến thức sư phạm:
Có hiểu biết sơ giản về những vấn đề chung của giáo dục học, có hiểu biết về phương pháp dạy học tiếng dân tộc, các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học; phương tiện dạy học và cách sử dụng phương tiện dạy học có hiệu quả; vai trò của đánh giá và phương pháp đánh giá học viên.
1. Kỹ năng ngôn ngữ:
a) Đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy và hiểu nội dung các giấy tờ thông dụng, các bản tin, thông báo, văn bản phổ biến khoa học, văn bản phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật, các bài văn kể chuyện, miêu tả, các văn bản truyện, thơ dân gian. Hiểu nội dung và mục đích thông báo của văn bản (độ dài khoảng 150 đến 180 từ), thuộc các lĩnh vực và chủ đề đã học. Thuộc một số tục ngữ, ca dao, dân ca, một số bài văn vần phổ biến của đồng bào Raglai. Có khả năng dịch từ tiếng Raglai sang tiếng Việt và ngược lại.
b) Viết đúng chính tả. Viết được thư từ giao dịch thông thường, văn bản tự sự, thuyết minh đơn giản bằng chữ Raglai (độ dài khoảng 120 từ đến 150 từ).
c) Nghe và dịch được nội dung các cuộc trao đổi, bản tin thời sự, văn bản phổ biến kiến thức khoa học - kỹ thuật; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và có thể ghi lại được những thông tin quan trọng để hiểu đúng hoặc để đáp lại.
d) Nói rõ ràng, mạch lạc (phát âm và ngữ điệu), đúng ngữ pháp và mục đích giao tiếp để có thể trao đổi hoặc trình bày ý kiến cá nhân về một vấn đề gần gũi thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội của đồng bào dân tộc Raglai (phổ biến kiến thức khoa học - kỹ thuật, hướng dẫn công việc, vận động nhân dân làm theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước) với độ dài 400 từ trở lên.
2. Kỹ năng sư phạm:
a) Có kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học, soạn giáo án dạy học phù hợp với đối tượng người học.
b) Có kỹ năng dạy tiếng Raglai thể hiện được quan điểm tích hợp và tích cực hóa người học, biết tổ chức giờ học một cách hợp lý.
c) Có kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm.
1. Có ý thức tôn trọng tiếng nói, con người và truyền thống văn hóa của dân tộc Raglai.
2. Ý thức được việc dạy và học tiếng Raglai là một hoạt động quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng dân tộc thiểu số nói chung và trong vùng dân tộc Raglai sinh sống nói riêng.
3. Luôn có ý thức tự học, gắn hoạt động dạy học với giao tiếp bằng tiếng Raglai qua công việc và sinh hoạt trong đời sống thường nhật.
KẾ HOẠCH VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình có thời lượng 750 tiết, mỗi tiết 45 phút.
Điều 7. Cấu trúc Chương trình và phân bổ thời lượng cụ thể
1. Kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ: có thời lượng 60% tổng thời lượng, bao gồm:
a) Kiến thức ngôn ngữ (chiếm 24% thời lượng):
- Giới thiệu sơ lược về tiếng nói và chữ viết của đồng bào dân tộc Raglai.
- Ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, làm văn.
b) Kỹ năng ngôn ngữ (chiếm 36% thời lượng):
- Thực hành nghe, nói (chiếm 16% thời lượng);
- Thực hành đọc, viết (chiếm 20% thời lượng).
2. Kiến thức và kỹ năng sư phạm, có thời lượng 40% tổng thời lượng, bao gồm:
a) Kiến thức, kỹ năng sư phạm chiếm 30% thời lượng;
b) Thực hành soạn giáo án, kiến tập và thực tập sư phạm chiếm 10% thời lượng.
1. Kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ: (60% khoảng 450 tiết)
a) Kiến thức ngôn ngữ: (24% khoảng 180 tiết)
- Về ngữ âm, chữ viết:
+ Sơ lược về tiếng nói và chữ viết Raglai;
+ Sử dụng bảng chữ cái;
+ Những chữ cái và dấu thanh không sử dụng trong tiếng Raglai;
+ Quy ước các chữ cái âm cuối.
Để thể hiện các âm điệu như: âm tắc, âm thả, âm ngắn, âm dài, âm mũi họng thì sử dụng một số chữ cái để khóa ở cuối từ, phù hợp với từng từ - tiếng phát âm, được qui ước như sau: bao gồm các chữ q, d, h, k, t, qh, qt, e...
- Về từ ngữ, ngữ pháp:
+ Ngữ nghĩa của từ (từ đồng âm, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ nhiều nghĩa);
+ Sơ lược về các phương ngữ Raglai;
+ Câu đơn, câu ghép.
- Về giao tiếp:
+ Một số nghi thức trong giao tiếp, ứng xử thông thường;
+ Một số điều cần tránh trong giao tiếp.
- Về làm văn:
+ Trả lời (thuộc làm văn miệng) các câu hỏi trong nội dung bài đọc và đặt được câu hỏi khai thác nội dung bài đọc;
+ Viết đoạn văn, bài văn tự sự, thuyết minh đơn giản;
+ Viết những văn bản giới thiệu ngắn theo chủ đề bài đọc;
+ Viết được thư, bản thông báo với nội dung gần gũi;
+ Dịch bài khóa ra tiếng Việt.
b) Kỹ năng ngôn ngữ: (36%: 270 tiết)
- Đọc: Đọc từ và câu, đọc các văn bản như bài hội thoại, các thành ngữ, tục ngữ, các bài ca dao của đồng bào dân tộc Raglai và trích đoạn các bài văn miêu tả, chuyện kể, các bài thơ, các bản tin tức, các văn bản hành chính công vụ, các văn bản phổ biến kiến thức khoa học, pháp luật dịch từ tiếng Việt;
- Viết: Viết chính tả, viết các đoạn đối thoại, đoạn văn, bài văn, viết thông báo ngắn, viết thư, hoặc các văn bản hành chính công vụ và các văn bản khác;
- Nghe: Nghe giảng viên đọc bài và hướng dẫn tìm hiểu bài, nghe các thông tin khác từ giảng viên và học viên trong lớp;
- Nói: Trao đổi và trình bày ý kiến của mình trong các giờ học tiếng Raglai.
2. Kiến thức về văn hóa dân tộc Raglai: (4% khoảng 30 tiết)
- Tổng quan về dân tộc Raglai;
- Vài nét văn hóa dân tộc Raglai.
3. Kiến thức và kỹ năng sư phạm:(36% khoảng 270 tiết)
a) Kiến thức sư phạm:
- Vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu về năng lực, phẩm chất đối với người thầy dạy tiếng Raglai.
- Những nội dung về Chương trình và đối tượng người học:
+ Giới thiệu Chương trình dạy tiếng Raglai cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi; thực hành phân tích Chương trình;
+ Đặc điểm của học viên lớn tuổi công tác ở vùng dân tộc thiểu số; những thuận lợi khó khăn của đối tượng này trong việc học tiếng dân tộc.
- Những hiểu biết chung về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học viên.
- Nguyên tắc dạy tiếng.
- Phương pháp dạy các phân môn tiếng Raglai: Âm, vần; từ và câu; luyện đọc; luyện nghe, luyện viết, luyện nói.
- Sử dụng học liệu và các phương tiện dạy học khác để dạy tiếng dân tộc thuộc các đề tài đã học: sử dụng băng, đĩa ghi âm, ghi hình, tranh ảnh, máy vi tính, đèn chiếu, môi trường xung quanh ... để dạy tiếng.
- Phương pháp sư phạm, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá học viên:
+ Các hình thức tổ chức dạy học tiếng dân tộc cho người lớn: Học cá nhân, học nhóm, học theo lớp, tự học có hướng dẫn;
+ Đánh giá, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và các hình thức đánh giá kết quả học tập.
b) Kỹ năng sư phạm: Xác định mục đích, yêu cầu bài dạy; giới thiệu bài; luyện đọc từ khó; giải nghĩa từ khó; khai thác các chi tiết văn hóa trong bài khóa; soạn giáo án. Học viên vận dụng và rèn luyện kỹ năng dạy tiếng Raglai theo 4 phương pháp: Thực hành giao tiếp, Phân tích ngôn ngữ, Rèn luyện theo mẫu, So sánh đối chiếu; xử lý các tình huống sư phạm; thực hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên; sử dụng các phương tiện dạy học tiếng.
4. Nội dung bài học:
a) Phần kiến thức chung:
- Tổng quan về dân tộc Raglai, vài nét văn hóa dân tộc Raglai;
- Vai trò, nhiệm vụ và những yêu cầu đối với người thầy dạy tiếng Raglai;
- Những hiểu biết chung về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học viên;
- Nguyên tắc dạy tiếng;
- Phương pháp dạy các phân môn tiếng Raglai: Âm, vần; từ và câu; luyện đọc; luyện nghe; luyện viết; luyện nói;
- Sử dụng học liệu và các phương tiện dạy học khác để dạy tiếng dân tộc thuộc các đề tài đã học;
- Phương pháp giảng dạy, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá học viên.
b) Tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng qua các chủ đề và nội dung bài học theo chủ đề (có bảng chi tiết kèm theo):
GIẢI THÍCH, HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Điều 9. Tính pháp lý của bộ chữ Raglai và vấn đề phương ngữ
1. Tính pháp lý của bộ chữ Raglai:
Bộ chữ Raglai được sử dụng trong chương trình dựa vào bộ chữ tiếng Raglai được UBND tỉnh Ninh Thuận công bố tại Quyết định số 192/2004/QĐ-UB ngày 17/12/2004 về Đề tài “ Xây dựng chữ viết Raglai và biên soạn sách học tiếng Raglai tại Ninh Thuận” của nhóm tác giả, Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Hữu Lợi - Viện phó Viện Ngôn ngữ học Hà Nội và được biên soạn lại theo Kế hoạch số 1194/KH-UBND ngày 26 tháng 03 năm 2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận, về Kế hoạch Biên soạn tài liệu đào tạo tiếng Raglai dành cho cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi
2. Vấn đề phương ngữ:
Tiếng Raglai hiện nay cơ bản là thống nhất, có sự khác biệt ở các địa phương nhưng không nhiều. Chương trình lấy tiếng Raglai ở huyện Bác Ái làm phương ngữ chính. Trong quá trình giảng dạy và học tập nếu phát hiện vấn đề khác biệt về phương ngữ thì cần có các tài liệu giới thiệu cho học viên; xây dựng bảng từ vựng Raglai - Việt và ngược lại để giúp học viên có điều kiện tra từ và đối chiếu nghĩa của từ, hoặc có những bài tập lập bảng đối chiếu phương ngữ ở cuối mỗi bài học.
Điều 10. Cấu trúc của Chương trình
1. Đặc điểm cấu trúc:
Chương trình này được thiết kế đồng dạng nhưng nâng cao hơn Chương trình dạy tiếng Raglai cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi trong tỉnh. Chương trình có nội dung kiến thức và kỹ năng sư phạm. Sự nâng cao và bổ sung được thể hiện qua việc:
a) Hoàn thiện các kỹ năng nghe, nói;
b) Rèn luyện kỹ năng đọc và viết ở mức độ cao;
c) Cung cấp kiến thức về tiếng Raglai;
d) Cung cấp kiến thức về phương pháp giảng dạy và rèn luyện các kỹ năng thực hành sư phạm.
2. Cấu trúc nội dung bài học:
a) Mỗi bài học tích hợp gồm các nội dung học tập và rèn luyện cụ thể: Bài đọc (hoặc hội thoại/đàm thoại); Từ ngữ - ngữ pháp; Luyện nghe, Luyện nói, Luyện đọc, Luyện viết, Kỹ năng sư phạm. Mỗi nội dung bài học góp phần cung cấp, hệ thống hóa và mở rộng vốn từ; trang bị cho học viên những hiểu biết cơ bản về từ ngữ, ngữ pháp (nhưng không quá nặng về ngữ pháp khi giảng dạy cho học viên); những hiểu biết về văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào Raglai; đồng thời giúp học viên có cơ sở rèn luyện các kỹ năng sư phạm.
b) Mỗi phần của bài học có nhiệm vụ cụ thể:
- Bài đọc (hoặc hội thoại/đàm thoại) được biên soạn theo nội dung các chủ đề nhằm rèn cho giáo viên các kỹ năng đọc, nghe, nói đồng thời với việc cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt và trang bị cho học viên những hiểu biết cần thiết về văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của đồng bào Raglai. Sau nội dung bài đọc là hệ thống câu hỏi và bài tập hướng dẫn học viên đọc hiểu, nghe hiểu, trình bày miệng về nội dung bài đọc (hoặc hội thoại).
- Ngữ âm - Chữ viết: giúp học viên có kỹ năng viết chữ đúng mẫu, đều nét, viết đúng chính tả đoạn văn, bài văn (với ba hình thức nhìn - viết, nghe - viết và nhớ - viết). Qua các bài tập thực hành, học viên đang bị những kiến thức sơ giản về ngữ âm - chữ viết tiếng Raglai.
- Từ ngữ - Ngữ pháp: trang bị những kiến thức cơ bản về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Raglai (chủ yếu là từ ngữ, vốn từ), mở rộng vốn từ theo nội dung chủ đề, rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu.
- Làm văn: trang bị và hệ thống hóa những hiểu biết và cách thức viết một số đoạn văn hoặc văn bản ngắn thông dụng (thư từ, văn tự sự, thuyết minh...) bằng tiếng Kơ Ho. Độ dài, mức độ phức tạp và hình thức thể hiện các văn bản tùy theo yêu cầu ở từng giai đoạn học tập, có thể là ở dạng trả lời câu hỏi hoặc ở dạng tạo lập các văn bản ngắn, tương đối hoàn chỉnh. Các bài học còn giúp học viên hệ thống hóa những hiểu biết về nghi thức lời nói của đồng bào Raglai.
- Kỹ năng sư phạm: trang bị và rèn các kỹ năng xác định mục đích, yêu cầu bài học; các kỹ năng luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ khó, các kỹ năng tổ chức các hoạt động trên lớp, các kỹ năng khai thác các chi tiết văn hóa trong bài đọc, kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học, kỹ năng xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng.
3. Cấu trúc liên kết các kiến thức và kỹ năng:
a) Phần Kiến thức sư phạm có bài học riêng cung cấp cho học viên các kiến thức về yêu cầu, nội dung, phương pháp giảng dạy tiếng Raglai nhằm giúp học viên có cơ sở rèn luyện các kỹ năng sư phạm trong bài học tích hợp ở phần sau.
b) Các nội dung như: ngữ âm chữ viết, từ ngữ - ngữ pháp, làm văn, kỹ năng sư phạm và văn hóa dân tộc được học trong bài học tích hợp.
c) Chương trình thiết kế theo nguyên tắc đồng tâm. Các kiến thức và kỹ năng cần rèn luyện có thể được bố trí lặp đi lặp lại theo chủ đề bài học, trong đó kiến thức và kỹ năng cần rèn luyện ở chủ đề sau cần rộng hơn và cao hơn ở chủ đề trước. Ngay trong mỗi bài học học viên được lưu ý và rèn luyện các kỹ năng sư phạm.
d) Phần kiến tập và thực tập sư phạm được thực hiện độc lập vào cuối khóa học. Trong phần này, học viên được thực hành soạn giáo án, được kiến tập và thực tập sư phạm.
1. Phần kiến thức chung thực hiện trong 130 tiết.
2. Phần tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ theo các chủ đề là 450 tiết/10 chủ đề, thời lượng cho mỗi bài học do người dạy trong quá trình xây dựng kế hoạch giảng dạy, sẽ chủ động điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của bài học; mỗi tiết học được tính 45 phút,.
3. Phần kỹ năng sư phạm, tham quan, ngoại khóa, kiến tập, thực tập, kiểm tra chung thực hiện trong 170 tiết.
1. Ngữ liệu đưa vào dạy học là tài liệu đã được biên soạn dành cho CB-CC-VC, các văn bản phổ biến khoa học, pháp luật và văn bản thông thường (thông báo, mẩu tin...), các tác phẩm, trích đoạn văn học(nếu có), ca dao, tục ngữ, sử thi của dân tộc Raglai được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Raglai.
2. Chương trình này là căn cứ để các nhóm tác giả biên soạn giáo trình, tài liệu; thiết kế các thiết bị dạy tiếng Raglai cho việc đào tạo giáo viên dạy tiếng Raglai. Những giáo trình, tài liệu và thiết bị dạy học cần được biên soạn và thiết kế phù hợp với phương thức đào tạo, phù hợp với đặc điểm của học viên.
Điều 13. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
1. Phương pháp dạy học:
Để việc dạy học tiếng Raglai đạt hiệu quả cao theo mục tiêu đề ra, cần áp dụng phương pháp và hình thức dạy học linh hoạt, sáng tạo, phong phú và hấp dẫn. Tuy nhiên cần tuân thủ và phối hợp nhuần nhuyễn 4 phương pháp dạy tiếng như sau:
a) Phương pháp thực hành giao tiếp;
b) Phương pháp phân tích ngôn ngữ;
c) Phương pháp rèn luyện theo mẫu;
d) Phương pháp so sánh, đối chiếu.
2. Hình thức tổ chức dạy học:
Để phát huy tính tích cực của học viên, cần thay đổi hình thức tổ chức dạy học trong một bài dạy. Cần phối hợp các hình thức tổ chức dạy học (học cá nhân, học theo nhóm nhỏ, học theo lớp, tự học có hướng dẫn) trong một bài học, hay một tổ hợp bài học.
Điều 14. Đánh giá kết quả học tập
1. Nội dung đánh giá: Đánh giá kết quả học tập của học viên theo 2 nội dung: Kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ, kiến thức và kỹ năng sư phạm.
2. Phương thức đánh giá: Đánh giá kết quả học tập được thực hiện dưới ba hình thức: đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, và đánh giá cuối khóa.
3. Nguyên tắc đánh giá:
a) Toàn diện: các nội dung học tập nêu trong Chương trình đều được đánh giá. Nội dung nào được chú trọng và chiếm nhiều thời lượng trong Chương trình thì được đánh giá nhiều lần hơn các nội dung khác;
b) Khách quan: sử dụng nhiều công cụ đánh giá (đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi và bài tập tự luận, đánh giá bằng quan sát của giảng viên) để việc đánh giá đảm bảo yêu cầu chính xác, khách quan;
c) Phù hợp: các kiến thức và kỹ năng cần được đánh giá bằng các công cụ và cách thức phù hợp theo văn bản quy định hiện hành.
1. Những học viên đạt yêu cầu học tập được cấp chứng chỉ.
2. Việc cấp chứng chỉ cho học viên căn cứ vào kết quả quá trình học tập và điểm thi cuối khóa theo Quyết định số 02/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình khung đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết).
1. Đào tạo tập trung liên tục từ đầu đến cuối khóa. Kết thúc khóa đào tạo, học viên dự thi cuối khóa để lấy chứng chỉ.
2. Đào tạo theo bán tập trung, là đào tạo nhiều đợt, mỗi đợt, học viên học một số phần và dự kiểm tra sau mỗi phần. Kết thúc khóa học, học viên dự thi để lấy chứng chỉ.
Điều 17. Điều kiện thực hiện chương trình
1. Có đủ giảng viên.
2. Có cơ sở vật chất tối thiểu cho việc đào tạo (phòng học, phương tiện, thiết bị).
3. Có đủ tài liệu học tập cho học viên, gồm Tài liệu học tiếng Raglai cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, Tài liệu Hướng dẫn cho giáo viên.
4. Có các loại sách bổ trợ cho học viên như: Từ vựng, các tác phẩm văn học, sách khảo cứu văn hóa Raglai,...
5. Có chế độ giảng dạy cho giáo viên và chế độ học tập cho học viên.
Điều 18. Trách nhiệm quản lý và triển khai chương trình
1. Sở Giáo dục và Đào tạo: chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, các đơn vị có liên quan của tỉnh để triển khai thực hiện chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng Raglai của tỉnh.
2. Sở Nội vụ: tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, quản lý chương trình công tác đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với học viên là cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo; quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong việc tham gia làm báo cáo viên, giảng viên cho công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc Raglai dành cho cán bộ, công chức, viên chức công tác vùng dân tộc miền núi của tỉnh.
3. Trường Cao đẳng sư phạm Ninh Thuận được giao nhiệm vụ đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy tiếng dân tộc Raglai của tỉnh./.
ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG RAGLAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1170/QĐ-UBND ngày 11/7/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận)
Chủ đề/ nội dung | Ngữ âm - chữ viết (kiến thức - kỹ năng) | Từ ngữ - ngữ pháp (kiến thức - kỹ năng) | Làm văn (kiến thức - kỹ năng) | Kỹ năng sư phạm |
I. TIẾNG RAGLAI 1. Chữ Raglai. 2. Nguyên âm và phụ âm. 3. Thanh điệu và luyện đọc. 4. Đếm số. 5. Thời gian. | - Chữ cái: Luyện phát âm, luyện viết (chú ý 7 chữ cái đặc biệt). - Nguyên âm và phụ âm: Luyện phát âm, luyện viết. - Thanh điệu: Luyện phát âm, luyện viết. - Đếm số: Luyện phát âm, luyện nói, luyện viết. - Thời gian: Luyện phát âm, luyện nói, luyện viết. | - Từ ngữ về: Số đếm, thời gian, không gian; tổ hợp từ phát vấn; đại từ nhân xưng; danh từ; trật tự từ trong nghi thức hỏi và trả lời. Luyện kỹ năng: Phát âm, đọc, viết; bước đầu luyện nói. | - Nắm được và rèn luyện nghi thức lời nói qua cách hỏi và trả lời về số đếm, về thời gian. - Luyện tư duy bằng ngôn ngữ qua cách hỏi và trả lời những vấn đề liên quan đến chủ đề đã học. | - Bước đầu rèn các kỹ năng: Giới thiệu bài, thực hành phương pháp phân tích ngôn ngữ: Hướng dẫn học viên quan sát, phân tích các hiện tượng về ngữ âm, chính tả, từ vựng...để tìm ra nét đặc trưng, tính quy luật của tiếng Raglai - Bước đầu rèn kỹ năng khai thác các chi tiết văn hóa qua hoạt động giao tiếp. - Bước đầu rèn các kỹ năng: xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, đánh giá kết quả học tập về chủ đề Tiếng Raglai |
II. CHÀO HỎI-GIỚI THIỆU 6. Xin chào. 7. Giới thiệu công việc. 8. Cơ thể con người. 9. Đồ dùng trong nhà. 10. Màu sắc. 11. Vị trí. 12. Động vật, thực vật. Giới thiệu công việc. 13. Trong lớp học. 14. Bài học mới. 15. Ôn tập. | - Âm đầu, âm chính, âm cuối: Luyện phát âm và viết chính tả. - Thanh điệu: Luyện phát âm và viết chính tả. - Luyện phát âm 7 chữ cái đặc biệt: c, d, z, f, j, w, y - Luyện phát âm và viết các âm tiết cuối có cấu tạo: q, d, h, k, t, qt, e … - Chính tả: Luyện nhìn - viết. | - Các từ: Về các bộ phận của con người, đồ dùng, màu sắc, không gian, vị trí, động, thực vật. - Đại từ nhân xưng, đại từ chỉ thị. - Câu đơn một thành phần. - Các dạng thức câu nghi vấn, câu phủ định. - Luyện nói, đọc và viết chính tả. | - Đặt và trả lời các câu hỏi liên quan đến chủ đề đã học. - Tiếp tục nắm được và rèn luyện nghi thức lời nói trong tiếng Raglai. - Tiếp tục luyện tư duy bằng ngôn ngữ qua cách hỏi và trả lời những vấn đề liên quan đến chủ đề đã học. | - Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng: + Giới thiệu bài, giải nghĩa từ khó, phân tích câu đơn. + Khai thác các chi tiết văn hóa, xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng Raglai. + Xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, xử lý các tình huống sư phạm và đánh giá kết quả học tập về chủ đề Chào hỏi - giới thiệu. |
III. CÁC CHỦ ĐỀ: | ||||
Chủ đề 1: GIA ĐÌNH DÒNG TỘC Voh sraot 1: Dơd ga sa drei gamsi rud drei(Giới thiệu gia đình và bản thân) Voh sraot 2: Dok awei (Giúp mẹ) Voh sraot 3: Anaqd tico dalaot sa voh sa (Con cháu một nhà) Voh sraot 4: MANUIQH RADLAI NGAQT VA-AR (Người Raglai làm giấy) | - Tiếp tục luyện phát âm và viết chính tả các phụ âm đầu, âm cuối. - Luyện phát âm và viết nguyên âm đôi. - Luyện và phân biệt cách phát âm các âm chính: ma-in, đih, pid, đid... - Bước đầu luyện viết chính tả: Nghe - viết. | - Hệ thống từ về bản thân, gia đình, dòng tộc, địa bàn cư trú, nhân dân, đất nước. Hệ thống từ về nhân xưng, chỉ thị. - Tiếp tục rèn luyện về câu đơn; các dạng câu tường thuật, nghi vấn và câu phủ định. | - Tự đặt và trả lời câu hỏi để giao tiếp theo chủ đề. - Học viên biết tự giới thiệu về bản thân gia đình, dòng tộc với hệ thống từ ngữ đã học. - Rèn luyện giao tiếp trong lớp học và trong cộng đồng người Raglai(nếu có điều kiện). | - Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng: giới thiệu bài, giải nghĩa từ khó, phân tích, phân tích câu đơn. - Bước đầu rèn luyện kỹ năng khai thác các chi tiết văn hóa, xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng Raglai. - Bước đầu rèn các kỹ năng: xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, xử lý các tình huống sư phạm và đánh giá kết quả học tập về chủ đề Gia đình dòng tộc. - Tiếp tục vận dụng, củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy tiếng như: Thực hành giao tiếp, Phân tích ngôn ngữ; Rèn luyện theo mẫu, So sánh đối chiếu. |
Chủ đề 2: LÀNG XÃ (CHƠMT PALEI) Voh sraot 1: Palei Radlai ( Làng Raglai ) Voh sraot 2: Manuiqh apat akot chơmt palei mhuq ura pak (Già Làng, Trưởng bản và người có uy tín) Voh sraot 3: Zơt vuơl vila dalaot lagar Ninh Thuan( Các dân tộc trong tỉnh) Voh sraot 4: Ninh Thuận - 25 thut paziơk gam si pamaya tiang (Ninh Thuận 25 năm xây dựng và phát triển) | - Tiếp tục luyện phát âm và viết chính tả các phụ âm. - Luyện phát âm và viết các âm tiết: âm đầu, âm cuối. - Luyện phát âm và viết các âm tiết chính: adei, salapat, kumei, huret.., - Luyện đọc 7 chữ cái đặc biệt; - Tiếp tục luyện viết chính tả: Nghe-viết. | - Hệ thống từ về môi trường sống, công việc, về mối quan hệ làng xã. - Hệ thống từ về nhân xưng, chỉ thị. - Tiếp tục rèn luyện về câu đơn; các dạng câu tường thuật, nghi vấn và câu phủ định. | - Đặt và trả lời các câu hỏi về làng xã. - Rèn kỹ năng giao tiếp trong cộng đồng làng xã. - Giới thiệu ngắn về một xã hoặc một loại hình nghệ thuật truyền thống, hoặc một tấm gương sáng của làng xã. - Viết thông báo ngắn về một hoạt động cộng đồng. - Viết một bức thư ngắn hoặc một thuyết trình khoảng 80 từ. | - Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng: + Giới thiệu bài, giải nghĩa từ khó, phân tích câu đơn. + Khai thác các chi tiết văn hóa, xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng Mạ. + Xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, xử lý các tình huống sư phạm và đánh giá kết quả học tập về chủ đề làng xã. -Tiếp tục vận dụng, củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy tiếng như: Thực hành giao tiếp, Phân tích ngôn ngữ, Rèn luyện theo mẫu, So sánh đối chiếu. |
Chủ đề 3: THIÊN NHIÊN - MÔI TRƯỜNG Voh sraot 1: Dlai akot cơt gamsi voh sining manuiqh Radlai kađơd dih(Rừng đầu nguồn và quan niệm người raglai ngày xưa) Voh sraot 2: Nau apuh ( Lên rẫy) Voh sraot 3: Vươl Radlai palei Phuoc Trung kanaqd dod thiơud ea (Đồng bào raglai xã Phước Trung vẫn còn thiếu nước) Voh sraot 4: Manuiqh Radlai bak aid patot crod usar pila vilad kroh( Người raglai bác ái bắt đầu xuống giống vụ hè thu) | - Tiếp tục luyện phát âm, luyện viết các âm tiết có phụ âm đầu là âm đầu, âm cuối. - Luyện phát âm và viết các âm tiết chính, âm tiết phụ. - Tiếp tục luyện viết chính tả: Nghe-viết. | - Hệ thống từ ngữ về thiên nhiên, môi trường, bảo vệ môi trường, trồng cây, gây rừng. - Tiếp tục củng cố và rèn luyện về từ loại: Danh từ, động từ, tính từ. - Tiếp tục củng cố và rèn luyện về câu phân theo cấu trúc và câu phân theo mục đích nói trong ngữ pháp tiếng Raglai. | - Đặt và trả lời các câu hỏi về thiên nhiên, môi trường. - Trao đổi về bảo vệ môi trường xoay quanh nội dung bài đọc. - Rèn cách biểu đạt tâm trạng trước vẻ đẹp của thiên nhiên của núi rừng trong tỉnh. - Viết thông báo ngắn về thời tiết. | - Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng: + Giới thiệu bài, giải nghĩa từ khó, phân tích câu đơn. + Khai thác các chi tiết văn hóa, xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng Raglai. + Xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, xử lý các tình huống sư phạm và đánh giá kết quả học tập về chủ đề Thiên nhiên và môi trường. - Tiếp tục vận dụng, củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy tiếng như: Thực hành giao tiếp, Phân tích ngôn ngữ, Rèn luyện theo mẫu, So sánh đối chiếu. |
Chủ đề 4: VĂN HÓA DÂN TỘC Voh sraot 1: Surat akhar radlai(Văn hóa raglai) Voh sraot 2 : Dơut cơt, kalei kro gamsi pila kayơu( Đấp núi, đào sông và trồng cây) Voh sraot 3: Zulukal ikhad ga po rigei zulukal Katơr Thị Xính (Chuyện kể về nghệ nhân katơr thị xính) | - Tiếp tục luyện phát âm, luyện viết các âm cuối: q, d, h, k, t - Luyện phát âm và viết các nguyên âm đôi (q, d, c). - Luyện phát âm: dak, zalad, atah, cakhat. - Luyện phát âm và viết các từ dùng trong câu hỏi... - Tiếp tục luyện viết chính tả: Nghe-viết. | - Hệ thống từ ngữ về văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội của người Raglai. - Củng cố vốn từ các chủ đề và nội dung đã học. - Đặt câu đơn, câu ghép theo mẫu. - Củng cố kiến thức và rèn luyện về câu đơn, câu ghép, câu phân theo cấu trúc và phân theo mục đích nói. | - Tự đặt câu hỏi và trả lời những vấn đề liên quan đến chủ đề và nội dung đã học. - Giao tiếp với bạn học hoặc cộng đồng dân tộc Raglai, chú trọng chủ đề văn hóa truyền thống. - Tiếp tục rèn luyện tư duy bằng tiếng Raglai. - Thuyết trình ngắn (100 từ) về văn hóa truyền thống của các dân tộc Raglai. | - Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng: + Giới thiệu bài, giải nghĩa từ khó, phân tích câu đơn. + Khai thác các chi tiết văn hóa, xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng Raglai. + Xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, xử lý các tình huống sư phạm và đánh giá kết quả học tập về chủ đề Văn hóa dân tộc. - Tiếp tục vận dụng, củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy tiếng như: Thực hành giao tiếp, Phân tích ngôn ngữ, Rèn luyện theo mẫu, So sánh đối chiếu. |
Chủ đề 5: ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI Vol sraot 1: Manuiqh Radlai (con người Raglai) Voh sraot 2:Sa-ai ganrơh PiNang Tak ( Anh Hùng PiNăng Tắc) Voh sraot 3: Sa dod manuiqh Radlai ( Nhà ở của người Raglai) Voh sraot 4: Zalad kahria ga vuơl pa Việt Nam, thời kỳ luahd vahrơu (Chính sách dân tộc Việt Nam, thời kỳ đổi mới) | - Tiếp tục luyện phát âm, luyện viết các âm cuối: q, d, h, k, t. - Luyện phát âm và viết các nguyên âm đôi (q, d, c). - Luyện phát âm: dak, zalad, atah, cakhat. - Luyện phát âm và viết các từ dùng trong câu hỏi... - Tiếp tục luyện viết chính tả: Nghe-viết. | - Hệ thống từ ngữ về con người, đất nước, các dân tộc Tây nguyên, quá trình đấu tranh phát triển, về tinh thần yêu nước, niềm tự hào ... - Củng cố từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ... - Luyện dùng từ đặt câu trong tình huống giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ. - Tiếp tục rèn luyện về câu (Theo cấu trúc và theo mục đích nói). | - Tự đặt câu hỏi và trả lời những vấn đề liên quan đến chủ đề và nội dung đã học. - Giao tiếp với bạn học hoặc cộng đồng dân tộc Raglai, chú trọng chủ đề con người và đất nước, niềm tự hào dân tộc. - Tiếp tục rèn luyện tư duy bằng tiếng Raglai. Đặc biệt là rèn luyện kỹ năng biểu đạt cảm xúc về đất nước Việt Nam và con người Raglai. - Thuyết trình ngắn (100 từ) về đất nước và các dân tộc thiểu số. | - Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng: + Giới thiệu bài, giải nghĩa từ khó, phân tích phụ tố, phân tích câu đơn. + Khai thác các chi tiết văn hóa, xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng Raglai. + Xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, xử lý các tình huống sư phạm và đánh giá kết quả học tập về chủ đề Đất nước - Con người. - Tiếp tục vận dụng, củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy tiếng như: Thực hành giao tiếp, Phân tích ngôn ngữ, Rèn luyện theo mẫu, So sánh đối chiếu. |
Chủ đề 6: ĐẢNG VÀ BÁC HỒ Voh sraot 1: Nau tơ Thủ đô rawak Kei Ho (Đến thủ đô thăm Bác Hồ) Voh sraot 2: Vuơl radlai ngaqt papad vingaqt Kei Ho ( Đồng bào Raglai lập bàn thờ Bác Hồ ) Voh sraot 3: Kei Ho - cađeh krơh hlơu avih di voh patơm vuơl vila (Bác Hồ - Tấm gương tiêu biểu đoàn kết dân tộc) Voh sraot 4: Kei Ho yơ cađeh krơh sadah anint sri vuơl gamsi ga vươl vila ( Bác Hồ tấm gương sáng về yêu dân, vì dân) Voh sraot 5: Dut zulukal tuk hatai Kei Ho (mẫu chuyện Tấm lòng của Bác) | - Tiếp tục luyện phát âm, luyện viết các âm tiết có phụ âm đầu, phụ âm cuối khó. - Luyện phát âm và viết các âm chính, âm phụ. - Luyện phát âm và viết các nguyên âm đôi (q, d, c). - Luyện phát âm: dak, zalad, atah, cakhat. - Luyện phát âm và viết các từ dùng trong câu hỏi... - Tiếp tục luyện viết chính tả: Nghe-viết. | - Hệ thống từ ngữ về Đảng, Bác Hồ, tình cảm của Bác Hồ đối với đồng bào DTTS, đồng bào DTTS đối với Bác Hồ. - Củng cố từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ... - Luyện dùng từ đặt câu trong tình huống giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ. - Tiếp tục rèn luyện về câu (Theo cấu trúc và theo mục đích nói). | - Tự đặt câu hỏi và trả lời những vấn đề liên quan đến chủ đề và nội dung đã học. - Giao tiếp với bạn học hoặc cộng đồng dân tộc Raglai, chú trọng nội dung tình cảm đối với đất nước, đối với Bác Hồ của các dân tộc nói chung và của người Raglai nói riêng. - Tiếp tục rèn luyện tư duy bằng tiếng Raglai. Đặc biệt là rèn luyện kỹ năng biểu đạt cảm xúc, tình cảm của con người Raglai đối với đất nước, đối với Bác Hồ. | - Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng: + Giới thiệu bài, giải nghĩa từ khó, phân tích câu đơn. + Khai thác các chi tiết văn hóa, xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng Raglai. + Xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, xử lý các tình huống sư phạm và đánh giá kết quả học tập về chủ đề Đảng, Bác Hồ. - Tiếp tục vận dụng, củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy tiếng như: Thực hành giao tiếp, Phân tích ngôn ngữ, Rèn luyện theo mẫu, So sánh đối chiếu. |
Chủ đề 7: LAO ĐỘNG SẢN XUẤT Voh sraot 1: Manuiqh radlai ngaqt va-ar (Người ragai làm giấy) Voh sraot 2: Dak talei havơu ( Sợi dây bằng tro) Voh sraot 3: Samid gamsi paziơk tiang palei manham mơng sađat ( Giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống) Voh sraot 4: Pazut tangar ngaqt chơmt palei vahrơu, titluat zalad lagar (Chung tay xây dựng nông thôn mới, thực hiện Nghị quyết của tỉnh) | - Tiếp tục luyện phát âm, luyện viết các âm cuối: q, d, h, k, t. - Luyện phát âm và viết các nguyên âm đôi (q, d, c, k, t, qh, qt, e). - Luyện phát âm: dak, zalad, atah, cakhat, đơd, kađơd, cumrơd. - Luyện phát âm và viết các từ dùng trong câu hỏi... - Tiếp tục luyện viết chính tả: Nghe-viết. | - Hệ thống từ ngữ về lao động sản xuất, nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Raglai. - Củng cố từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ... - Luyện dùng từ đặt câu trong tình huống giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ. - Tiếp tục rèn luyện về câu (Theo cấu trúc và theo mục đích nói). | - Tự đặt câu hỏi và trả lời những vấn đề liên quan đến chủ đề và nội dung đã học. - Giao tiếp với bạn học hoặc cộng đồng dân tộc Raglai, chú trọng chủ đề lao động sản xuất, các nghề thủ công truyền thống của các dân tộc nói chung và của người Raglai nói riêng. - Tiếp tục rèn luyện tư duy bằng tiếng Raglai. Đặc biệt là rèn luyện kỹ năng biểu đạt cảm xúc về cuộc sống lao động của người dân tộc Raglai. - Thuyết trình ngắn (100 từ) về đất nước và các dân tộc. | - Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng: + Giới thiệu bài, giải nghĩa từ khó, phân tích câu đơn. + Khai thác các chi tiết văn hóa, xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng Raglai. + Xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, xử lý các tình huống sư phạm và đánh giá kết quả học tập về chủ đề Lao động sản xuất. - Tiếp tục vận dụng, củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy tiếng như: Thực hành giao tiếp, Phân tích ngôn ngữ, Rèn luyện theo mẫu, So sánh đối chiếu. |
Chủ đề 8: KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Voh sraot 1: Zalad M'rin sining khiang ( Mơ ước của rin) Voh sraot 2: Adud sraot malaot ( Lớp học buổi tối) Voh sraot 3: Wa kumei pato adei ( Cô giáo em) Voh sraot 4: Va khoa học tamaq vruaqt ro pila (Ứng dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp) | - Tiếp tục luyện phát âm, luyện viết các âm cuối: q, d, h, k, t. - Luyện phát âm và viết các nguyên âm đôi (q, d, c, k, t, qh, qt, e). - Luyện phát âm: dak; zalad, atah, cakhat, đơd, kađơd, cumrơd. - Luyện phát âm và viết các từ dùng trong câu hỏi... - Tiếp tục luyện viết chính tả: Nghe-viết | - Hệ thống từ ngữ về giáo dục, về sự đổi mới trong nếp sống của đồng bào dân tộc Raglai. - Củng cố từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ... - Luyện dùng từ đặt câu trong tình huống giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ. - Tiếp tục rèn luyện về câu (Theo cấu trúc và theo mục đích nói). | - Tự đặt câu hỏi và trả lời những vấn đề liên quan đến chủ đề và nội dung đã học. - Giao tiếp với bạn học hoặc cộng đồng dân tộc Raglai, chú trọng nội dung thay đổi tích cực trong đời sống của các dân tộc thiểu số nói chung và của người Raglai nói riêng. - Tiếp tục rèn luyện tư duy bằng tiếng Raglay. Đặc biệt là rèn luyện kỹ năng biểu đạt cảm xúc về cuộc sống lao động đổi thay của con người Raglai. | - Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng: + Giới thiệu bài, giải nghĩa từ khó, phân tích câu đơn. + Khai thác các chi tiết văn hóa, xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng Raglai. + Xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, xử lý các tình huống sư phạm và đánh giá kết quả học tập về chủ đề Khoa học và Giáo dục. - Tiếp tục vận dụng, củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy tiếng như: Thực hành giao tiếp, Phân tích ngôn ngữ, Rèn luyện theo mẫu, So sánh đối chiếu |
Chủ đề 9: CHĂM SÓC SỨC KHỎE Voh sraot 1 : Sanaut iơu đơm papran rud mơng Kei Ho Chi Minh (Lời kêu gọi tập thể dục của Hồ Chủ Tịch) Voh sraot 2 : Pa ziơk vruaqt the duc the thao lagar drei ( Phát triển ngành thể dục, thể thao tỉnh nhà) Voh sraot: 3 Yorr dlo pa yat di ruat paga ala ( Tăng cường y tế dự phòng cho tuyến cơ sở) Voh sraot 4: God jaqh mơng zrau vrơq (Tác hại của ma tuý) | - Tiếp tục luyện phát âm, luyện viết các âm cuối: q; d, h, k, t. - Luyện phát âm và viết các nguyên âm đôi (q, d, c, k, t, qh, qt, e). - Luyện phát âm: dak, zalad, atah, cakhat, đơd, kađơd, cumrơd. - Luyện phát âm và viết các từ dùng trong câu hỏi ... - Tiếp tục luyện viết chính tả: Nghe-viết. | - Hệ thống từ ngữ về giữ gìn vệ sinh môi trường sống, về sự đổi mới trong nếp sống của đồng bào dân tộc Raglai. - Củng cố từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ... - Luyện dùng từ đặt câu trong tình huống giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ. - Tiếp tục rèn luyện về câu (Theo cấu trúc và theo mục đích nói). | - Tự đặt câu hỏi và trả lời những vấn đề liên quan đến chủ đề và nội dung đã học. - Giao tiếp với bạn học hoặc cộng đồng dân tộc Raglai, chú trọng nội dung thay đổi trong nếp sống, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe của người Raglai. - Tiếp tục rèn luyện tư duy bằng tiếng Raglai. Đặc biệt là rèn luyện kỹ năng biểu đạt cảm xúc về cuộc sống lao động đổi thay của người DTTS. | - Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng: + Giới thiệu bài, giải nghĩa từ khó, phân tích câu đơn. + Khai thác các chi tiết văn hóa, xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng Raglai. + Xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, xử lý các tình huống sư phạm và đánh giá kết quả học tập về chủ đề Chăm sóc sức khỏe. - Tiếp tục vận dụng, củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy tiếng như: Thực hành giao tiếp, Phân tích ngôn ngữ, Rèn luyện theo mẫu, So sánh đối chiếu. |
Chủ đề 10: BẢO VỆ TỔ QUỐC Voh sraot 1: Sa-ai ganrơh PiNang Tak ( Anh hùng PiNăng Tắc) Voh sraot 2: Di anaqt manuiqh pak ga ngaqt ziơk pagađơk siad vhum vuơl manuiqh tikid (Vai trò của người có uy tín về đảm bảo an ninh trật tự vùng dân tộc thiểu số) Voh sraot 3: Apok pitiad ngaqt po pagađơk said pa palei humaq ranaid Iagar Ninh Sơn( Mô hình tộc họ tự quản an ninh trật tự tại xã ma nới, huyện ninh sơn) Voh sraot 4: Zalad ngaqt atah ga tasid Viet Nam tơl thut 2020( Về chiến lược biển việt nam đến năm 2020) | - Tiếp tục luyện phát âm, luyện viết các âm tiết chính và âm tiết phụ. - Luyện phát âm và viết các các chữ cái đặc biệt(phụ âm, nguyên âm) cuối từ: q, ei, qh, t. - Luyện phát âm và viết các âm mũi, âm cuối. - Tiếp tục luyện viết chính tả: Nghe - viết. | - Hệ thống từ ngữ về đất nước Việt Nam, Bác Hồ, tình cảm của Bác Hồ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, các từ mới trong chủ đề bảo vệ Tổ quốc. - Củng cố từ loại. - Luyện dùng từ đặt câu trong tình huống giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ. - Tiếp tục rèn luyện về câu (Theo cấu trúc và theo mục đích nói). | - Tự đặt câu hỏi và trả lời những vấn đề liên quan đến chủ đề và nội dung đã học. - Giao tiếp với bạn học hoặc cộng đồng dân tộc Raglai, chú trọng nội dung tình cảm đối với đất nước, đối với Bác Hồ của các dân tộc; già làng, trưởng bản, người có uy tín; bảo vệ an ninh trật tự, an ninh quốc gia. - Tiếp tục rèn luyện tư duy bằng tiếng Raglai. Đặc biệt là rèn luyện kỹ năng biểu đạt cảm xúc, tình cảm của người Raglai đối với đất nước, đối với Bác Hồ. | - Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng: + Giới thiệu bài, giải nghĩa từ khó, phân tích, phân tích câu đơn. + Khai thác các chi tiết văn hóa, xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng Raglai. + Xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, xử lý các tình huống sư phạm và đánh giá kết quả học tập về chủ đề Bảo vệ Tổ quốc. - Tiếp tục vận dụng, củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy tiếng như: Thực hành giao tiếp, Phân tích ngôn ngữ, Rèn luyện theo mẫu, So sánh đối chiếu. |
- 1Quyết định 57/2006/QĐ-UBND về chương trình dạy tiếng Kơ Ho cho cán bộ, công chức công tác vùng dân tộc Kơ Ho do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2Quyết định 88/2014/QĐ-UBND quy định nội dung và mức hỗ trợ thực hiện việc dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc H’Mông tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 3Quyết định 43/2015/QĐ-UBND về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 4Nghị quyết 17/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách đặc thù hỗ trợ người dạy tiếng và chữ Khmer vào dịp hè; tiếng và chữ Hoa tại trường ngoài hệ thống trường công lập trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 5Quyết định 4795/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030"
- 1Quyết định 02/2006/QĐ-BGD&ĐT ban hành Chương trình khung đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Chỉ thị 38/2004/CT-TTg về đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức ở các vùng dân tộc, miền núi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 57/2006/QĐ-UBND về chương trình dạy tiếng Kơ Ho cho cán bộ, công chức công tác vùng dân tộc Kơ Ho do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4Quyết định 88/2014/QĐ-UBND quy định nội dung và mức hỗ trợ thực hiện việc dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc H’Mông tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 43/2015/QĐ-UBND về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 7Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- 8Kế hoạch 1194/KH-UBND năm 2018 về Biên soạn tài liệu và đào tạo tiếng Raglai dành cho cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 9Nghị quyết 17/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách đặc thù hỗ trợ người dạy tiếng và chữ Khmer vào dịp hè; tiếng và chữ Hoa tại trường ngoài hệ thống trường công lập trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 10Quyết định 4795/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030"
Quyết định 1170/QĐ-UBND năm 2018 quy định về Chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng Raglai (có chữ viết) của tỉnh Ninh Thuận
- Số hiệu: 1170/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/07/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Lê Văn Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết