Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1164/QĐ-UBND.HC | Đồng Tháp, ngày 18 tháng 11 năm 2014 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN DU LỊCH TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014 - 2020, với những nội dung cơ bản như sau:
1. Quan điểm, mục tiêu:
a). Quan điểm:
- Nội dung xúc tiến, quảng bá phải đảm bảo đúng định hướng phát triển du lịch của tỉnh từ đây đến năm 2020 là phát triển du lịch sinh thái kết hợp với văn hóa;
- Hoạt động xúc tiến, quảng bá phải có trọng tâm, trọng điểm gắn chặt với thị trường mục tiêu (đối với khách nước ngoài gồm: châu Âu, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ; đối với khách nội địa gồm: khách từ đầu mối thành phố Hồ Chí Minh và từ Hà Nội), phân khúc khách (chủ yếu khách có thu nhập trung bình khá, độ tuổi từ 20 - 40 tuổi), đảm bảo chất lượng, hiệu quả, khẳng định thương hiệu du lịch “Đồng Tháp - Thuần khiết như hồn Sen”;
- Về phương pháp: linh hoạt, áp dụng cả phương pháp truyền thống và phi truyền thống; coi trọng liên kết với các tỉnh, các ngành, các sự kiện văn hóa, thể thao, ngoại giao… để xúc tiến quảng bá rộng rãi, tiết kiệm, hiệu quả;
- Về chính sách: ưu tiên xúc tiến quảng bá tập trung các tour, tuyến, điểm đến, sản phẩm và thương hiệu du lịch trọng điểm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài ngành du lịch; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực hợp pháp, bao gồm cả trong và ngoài tỉnh cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Đồng Tháp; có chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hội nghề nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả thiết thực;
- Khai thác hiệu quả các kênh thông tin thông qua các cơ quan thông tấn, báo chí, mạng xã hội, hãng Hàng không Việt Nam, tuyến tàu hỏa Bắc Nam, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, chú trọng là người Đồng Tháp ở nước ngoài. Gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại - đầu tư, các chương trình, đề án khác, đặc biệt là Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Đề án phát triển du lịch, Đề án nâng cao hình ảnh địa phương, các hoạt động đối ngoại, giao lưu văn hóa - thể thao; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương và bảo vệ môi trường du lịch.
b). Mục tiêu:
- Triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch, tập trung vào thị trường trọng điểm: thành phố Hồ Chí Minh và miền Bắc, nhằm đảm bảo đến năm 2020 đạt: 3,5 triệu lượt khách; doanh thu 900 - 1.000 tỷ đồng;
- Xây dựng và phát triển thành công hệ thống thương hiệu Du lịch Đồng Tháp, bao gồm thương hiệu sản phẩm du lịch, thương hiệu doanh nghiệp du lịch;
- Tăng cường đầu tư khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, đặc biệt chú trọng phát triển hình thức marketing điện tử phục vụ xúc tiến quảng bá du lịch, đạt ổn định 10 triệu thông tin, hình ảnh tốt về tỉnh Đồng Tháp trên mạng Internet toàn cầu;
- Hàng năm tham gia và tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch trong nước và ra nước ngoài; phối hợp các sự kiện văn hóa, thể thao, đối ngoại để quảng bá hình ảnh địa phương và xúc tiến du lịch;
- Đến năm 2020: 100% cơ quan cấp tỉnh, cấp ủy và Ủy ban nhân dân cấp huyện tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh ngành, địa phương đến khách thông qua trang trí cơ quan, in ấn hình ảnh trên các ấn phẩm văn phòng sử dụng hàng ngày.
2. Nội dung Chương trình:
- Tăng cường năng lực xúc tiến, quảng bá du lịch;
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước, tập trung vào thị trường trọng điểm: thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội;
- Sản xuất các ấn phẩm, vật phẩm phục vụ xúc tiến du lịch;
- Tổ chức sự kiện văn hóa - thể thao - du lịch;
- Tăng cường công tác phối hợp với các Sở ngành, địa phương, doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch;
- Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch “Đồng Tháp - Thuần khiết như hồn Sen”.
3. Các giải pháp trọng tâm:
- Kiện toàn tổ chức xúc tiến du lịch;
- Liên kết hoạt động quảng bá, xúc tiến điểm đến với các tỉnh thành trong khu vực và cả nước;
- Nâng cao thẩm mỹ, giá trị sử dụng các sản phẩm, ấn phẩm phục vụ xúc tiến du lịch;
- Chú trọng công tác quản lý lễ hội và chất lượng tổ chức sự kiện văn hóa - thể thao nhằm phục vụ tốt hơn công tác xúc tiến du lịch và quảng bá hình ảnh địa phương;
- Tăng cường trách nhiệm các Sở ngành, địa phương, doanh nghiệp trong việc phối hợp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch;
- Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Đồng Tháp.
4. Kinh phí thực hiện:
Dự kiến kinh phí thực hiện Chương trình là 30 tỷ đồng. Bình quân một năm 05 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí ngân sách tỉnh là 12 tỷ đồng, phần còn lại xã hội hóa, xin hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và kết hợp với các chương trình, dự án, đề án khác có liên quan.
5. Phân công nhiệm vụ tổ chức thực hiện.
6. Thời gian thực hiện: từ năm 2014 đến năm 2020.
Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm đầu mối, có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện tốt Chương trình này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÚC TIẾN DU LỊCH TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Ban hành kèm theo QĐ số 1164/QĐ-UBND.HC ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
1. Quan điểm:
- Nội dung xúc tiến, quảng bá phải đảm bảo đúng định hướng phát triển du lịch của tỉnh từ đây đến năm 2020 là phát triển du lịch sinh thái kết hợp với văn hóa;
- Hoạt động xúc tiến, quảng bá phải có trọng tâm, trọng điểm gắn chặt với thị trường mục tiêu (đối với khách nước ngoài gồm: châu Âu, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ; đối với khách nội địa gồm: khách từ đầu mối thành phố Hồ Chí Minh và từ Hà Nội), phân khúc khách (chủ yếu khách có thu nhập trung bình khá, độ tuổi từ 20 - 40 tuổi), đảm bảo chất lượng, hiệu quả, khẳng định thương hiệu du lịch “Đồng Tháp - Thuần khiết như hồn Sen”;
- Về phương pháp: linh hoạt, áp dụng cả phương pháp truyền thống và phi truyền thống; coi trọng liên kết với các tỉnh, các ngành, các sự kiện văn hóa, thể thao, ngoại giao… để xúc tiến quảng bá rộng rãi, tiết kiệm, hiệu quả;
- Về chính sách: ưu tiên xúc tiến quảng bá tập trung các tour, tuyến, điểm đến, sản phẩm và thương hiệu du lịch trọng điểm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài ngành du lịch; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực hợp pháp, bao gồm cả trong và ngoài tỉnh cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Đồng Tháp; có chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hội nghề nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả thiết thực;
- Khai thác hiệu quả các kênh thông tin thông qua các cơ quan thông tấn, báo chí, mạng xã hội, hãng Hàng không Việt Nam, tuyến tàu hỏa Bắc - Nam, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, chú trọng là người Đồng Tháp ở nước ngoài. Gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại - đầu tư, các chương trình, đề án khác, đặc biệt là Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Đề án phát triển du lịch, Đề án nâng cao hình ảnh địa phương, các hoạt động đối ngoại, giao lưu văn hóa - thể thao; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương và bảo vệ môi trường du lịch.
2. Mục tiêu:
- Triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch, tập trung vào thị trường trọng điểm: thành phố Hồ Chí Minh và miền Bắc, nhằm đảm bảo đến năm 2020 đạt: 3,5 triệu lượt khách; doanh thu 900 - 1.000 tỷ đồng;
- Xây dựng và phát triển thành công hệ thống thương hiệu Du lịch Đồng Tháp, bao gồm thương hiệu sản phẩm du lịch, thương hiệu doanh nghiệp du lịch;
- Tăng cường đầu tư khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, đặc biệt chú trọng phát triển hình thức marketing điện tử phục vụ xúc tiến quảng bá du lịch, đạt ổn định 10 triệu thông tin, hình ảnh tốt về tỉnh Đồng Tháp trên mạng Internet toàn cầu;
- Hàng năm tham gia và tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch trong nước và ra nước ngoài; phối hợp các sự kiện văn hóa, thể thao, đối ngoại để quảng bá hình ảnh địa phương và xúc tiến du lịch;
- Đến năm 2020: 100% cơ quan cấp tỉnh, cấp ủy và Ủy ban nhân dân cấp huyện tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh ngành, địa phương đến khách thông qua trang trí cơ quan, in ấn hình ảnh trên các ấn phẩm văn phòng sử dụng hàng ngày.
1. Tăng cường năng lực xúc tiến, quảng bá du lịch;
2. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước, tập trung vào thị trường trọng điểm: thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội;
3. Sản xuất các ấn phẩm, vật phẩm phục vụ xúc tiến du lịch;
4. Tổ chức sự kiện văn hóa - thể thao - du lịch;
5. Tăng cường công tác phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch;
6. Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch “Đồng Tháp - Thuần khiết như hồn Sen”.
Nhằm triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch theo hướng: có trọng tâm, trọng điểm và đảm bảo năng lực cạnh tranh, cần thực hiện thống nhất, đồng bộ một số giải pháp sau:
1. Kiện toàn tổ chức xúc tiến du lịch:
- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, ngoại ngữ bằng nhiều hình thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch;
- Hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng và cách thức tổ chức sự kiện, kế hoạch xúc tiến quảng bá cho các doanh nghiệp, khu điểm du lịch và các địa phương.
2. Liên kết hoạt động quảng bá, xúc tiến điểm đến với các tỉnh thành trong khu vực và cả nước:
- Tham gia các sự kiện du lịch lớn thường niên trong nước và các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch lớn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long;
- Tham gia các đoàn Famtrip cũng như mời các đoàn Famtrip, presstrip đến Đồng Tháp để quảng bá điểm đến, sản phẩm du lịch mới và hỗ trợ các doanh nghiệp, khu điểm du lịch trong tỉnh liên kết, hợp tác với các công ty du lịch, hãng lữ hành trong và ngoài nước;
- Tổ chức Đoàn tham quan học tập kinh nghiệm kết hợp xúc tiến du lịch với các tỉnh, thành trong nước và ngoài nước;
- Tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các khóa tập huấn về xúc tiến du lịch nhằm tăng cường tính liên kết giữa các sở, ngành, địa phương, giữa khu vực nhà nước và tư nhân, nâng cao hiệu quả công tác quảng bá xúc tiến du lịch;
- Xây dựng các biển quảng cáo tấm lớn, quảng bá hình ảnh du lịch Đồng Tháp tại các khu, điểm du lịch, cửa khẩu quốc tế đường bộ và bến xe, trạm xe buýt có lưu lượng khách du lịch lớn, các nút giao thông, khu vực đông dân cư,...;
- Tuyên truyền quảng bá du lịch trên các phương tiện truyền thông: Quảng bá trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Website Tổng cục Du lịch, website du lịch Đồng Tháp, các khu, điểm du lịch trọng yếu của tỉnh, Doanh nghiệp du lịch; mạng xã hội; công cụ tra cứu du lịch; Báo Du lịch và Tạp chí du lịch Việt Nam; Tạp chí của hãng Hàng không Việt Nam; tuyến Tàu hỏa Bắc - Nam; các ấn phẩm du lịch,... Phối hợp với các đài phát thanh, truyền hình Trung ương, thành phố Hồ Chí Minh, khu vực và địa phương tăng thời lượng phát sóng giới thiệu tới đông đảo quần chúng nhân dân các hoạt động du lịch, những sản phẩm du lịch mới.;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về mạng lưới đối tác trong và ngoài tỉnh từ quản lý nhà nước về du lịch và các ngành liên quan, các đơn vị, tổ chức, hiệp hội, câu lạc bộ, doanh nghiệp liên quan cũng như mạng lưới đối tác cung ứng dịch vụ tổ chức quảng cáo trong và ngoài tỉnh phục vụ các hình thức thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịch điện tử.
3. Nâng cao thẩm mỹ, giá trị sử dụng các sản phẩm, ấn phẩm phục vụ xúc tiến du lịch:
- Tổ chức cuộc thi thiết kế sản phẩm quà tặng đặc trưng của từng khu, điểm tham quan, du lịch Đồng Tháp;
- In ấn cẩm nang du lịch, sổ tay du lịch, bản đồ du lịch, tập gấp du lịch…;
- Xây dựng website du lịch Đồng Tháp;
- Thực hiện các video clip quảng bá tài nguyên du lịch, điểm đến du lịch Đồng Tháp, văn hóa - lễ hội, ẩm thực, làng nghề thủ công truyền thống và các phóng sự tự giới thiệu khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh;
- Tổ chức cuộc thi ảnh đẹp về danh lam thắng cảnh Đồng Tháp, sử dụng các sản phẩm đoạt giải để quảng bá trong các chương trình xúc tiến dưới dạng đĩa hình.
4. Chú trọng công tác quản lý lễ hội và chất lượng tổ chức sự kiện văn hóa - thể thao nhằm phục vụ tốt hơn công tác xúc tiến du lịch và quảng bá hình ảnh địa phương:
- Hàng năm tổ chức ít nhất một lễ hội hoặc sự kiện điểm nhấn về văn hóa, thể thao, du lịch gắn với quảng bá hình ảnh địa phương, xúc tiến du lịch. Cụ thể:
+ Năm 2015, tổ chức Lễ hội ẩm thực gắn với đặc sản Đồng Tháp; tổ chức Lễ hội Sen tại thành phố Cao Lãnh;
+ Năm 2016, tổ chức lễ hội hoa trên dòng Sa Giang tại thành phố Sa Đéc;
+ Năm 2017, tổ chức lễ hội trên dòng MêKong tại thành phố Cao Lãnh (sau khi dự án Cầu Cao Lãnh hoàn thành);
+ Năm 2018, tổ chức sự kiện “Du lịch mùa nước nổi” tại Vườn quốc gia Tràm Chim nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Vườn quốc gia Tràm Chim 29/12/2018;
+ Năm 2019, tổ chức lễ hội sinh vật cảnh kết hợp với các hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch hữu nghị Đồng Tháp (Việt Nam) - Prây veng (Camphuchia);
+ Năm 2020, tổ chức lễ hội ẩm thực gắn với sản phẩm đặc sản Đồng Tháp nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Ngành Du lịch Việt Nam (09/7/1960 - 09/7/2020);
- Tiếp tục tổ chức bình chọn 100 sản phẩm, dịch vụ, điểm du lịch tiêu biểu tỉnh Đồng Tháp.
5. Tăng cường trách nhiệm các Sở ngành, địa phương, doanh nghiệp trong việc phối hợp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch:
- Xây dựng các chiến lược, chương trình, kế hoạch xúc tiến du lịch tỉnh Đồng Tháp. Trong đó, phân công rõ trách nhiệm của từng ngành, cơ quan, đơn vị cụ thể, có đánh giá tổng kết hàng năm;
- Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các Sở, ngành: Ngoại vụ, Công Thương, Giao thông vận tải, Công an, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật,… trong việc tổ chức các chương trình, sự kiện xúc tiến du lịch ở trong và ngoài tỉnh;
- Tiếp tục tổ chức tốt các Chương trình kích cầu du lịch, Chương trình hàng Việt về nông thôn, các đợt khuyến mại sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng để thu hút khách du lịch mua sắm, đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ;
- Căn cứ điều kiện thực tế từng địa phương, phối hợp chặt chẽ giữa cấp tỉnh và cấp huyện trong việc tổ chức các sự kiện văn hóa - thể thao - du lịch, lễ hội trên địa bàn; thu hút đầu tư, huy động nguồn lực cho xúc tiến du lịch; đảm bảo việc xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến du lịch của các địa phương phù hợp với các định hướng của tỉnh.
6. Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Đồng Tháp:
- Nhất quán sử dụng hình ảnh “Bé Sen”, logo, slogan, bộ nhận diện hình ảnh tỉnh Đồng Tháp nói chung, du lịch Đồng Tháp nói riêng. Từng bước xây dựng, hỗ trợ xây dựng hệ thống thương hiệu du lịch Đồng Tháp. Ưu tiên lựa chọn sản phẩm du lịch đặc sắc, nổi trội, doanh nghiệp du lịch có bề dày hoạt động, đang tổ chức kinh doanh có hiệu quả để xây dựng thương hiệu trước;
- Triển khai, làm tốt công tác kiểm tra cấp nhãn xanh cho các khu, điểm, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt chuẩn theo quy định của ngành;
- Tổ chức các hoạt động giới thiệu, bầu chọn, tôn vinh các thương hiệu du lịch, dịch vụ du lịch tiêu biểu của tỉnh;
- Tổ chức các hoạt động quảng bá thương hiệu du lịch Đồng Tháp ở trong và ngoài nước.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Tổng kinh phí thực hiện Chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch giai đoạn 2014 - 2020:
Dự kiến kinh phí thực hiện Chương trình là 30 tỷ đồng. Bình quân một năm 05 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí ngân sách tỉnh là 12 tỷ đồng, phần còn lại xã hội hóa, xin hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và kết hợp với các chương trình, dự án, đề án khác có liên quan. Hàng năm sẽ có kế hoạch chi tiết các hoạt động phù hợp với tình hình phát triển du lịch và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
2. Nguồn kinh phí thực hiện:
a) Nguồn kinh phí ngân sách tỉnh bố trí hàng năm cho công tác quảng bá xúc tiến du lịch;
b) Xin hỗ trợ từ ngân sách Trung ương trong các Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia, Chương trình tổ chức sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, đối ngoại…;
c) Vận động các nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh;
d) Kinh phí kết hợp các chương trình, dự án, đề án khác có liên quan;
đ) Nguồn kinh phí hỗ trợ từ các tỉnh, thành phố (nếu có);
e) Các nguồn thu hợp pháp khác.
1. Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Chương trình xúc tiến du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014 - 2020; hàng năm sẽ cụ thể hóa các mục tiêu nhiệm vụ của chương trình tổng thể, đưa vào kế hoạch xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư của tỉnh;
- Tổng hợp cân đối và phân bổ các nguồn kinh phí hàng năm, nhằm đảm bảo phục vụ tốt cho Chương trình xúc tiến chung toàn tỉnh;
- Tổng hợp báo cáo định kỳ kết quả hoạt động về công tác xúc tiến mỗi năm, nữa giai đoạn và 5 năm. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết vào cuối năm, kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện Chương trình;
- Tập hợp và kết nối các chương trình xúc tiến của tỉnh, các hoạt động của tổ chức xúc tiến ngoài tỉnh, Sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh triển khai thực hiện tốt Chương trình này.;
- Hàng năm, xây dựng chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch chi tiết trên cơ sở Chương trình xúc tiến du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014 - 2020 kết hợp với Chương trình xúc tiến du lịch của Tổng cục Du lịch và các chương trình ký kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong nước.
3. Sở Tài chính: Hàng năm, phân bổ kinh phí để triển khai thực hiện chương trình đảm bảo mang lại hiệu quả.
4. Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh:
Nghiên cứu xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi ảnh đẹp về danh lam thắng cảnh Đồng Tháp, cuộc thi thiết kế sản phẩm quà tặng đặc trưng của các khu di tích, điểm tham quan du lịch trọng yếu của tỉnh, các hoạt động triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật,… nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về du lịch Đồng Tháp đến với đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.
5. Các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
Xây dựng kế hoạch lồng ghép vào kế hoạch phát triển ngành, địa phương hàng năm và 5 năm để thực hiện việc xúc tiến du lịch, nâng cao hình ảnh của ngành, địa phương mình.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ, có kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể, tập trung lãnh đạo tổ chức thực hiện Chương trình với quyết tâm cao, góp phần phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xúc tiến du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014 - 2020./.
- 1Quyết định 60/QĐ-UBND về Chương trình Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh Cà Mau năm 2013
- 2Quyết định 571/QĐ-UBND về Chương trình xúc tiến du lịch năm 2014 tỉnh Cà Mau
- 3Quyết định 1229/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng
- 4Quyết định 1771/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch Tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch và đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
- 5Quyết định 4521/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình xúc tiến Du lịch Nghệ An đến năm 2020
- 6Quyết định 1365/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2021
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 60/QĐ-UBND về Chương trình Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh Cà Mau năm 2013
- 3Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 571/QĐ-UBND về Chương trình xúc tiến du lịch năm 2014 tỉnh Cà Mau
- 5Quyết định 1229/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng
- 6Quyết định 1771/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch Tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch và đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
- 7Quyết định 4521/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình xúc tiến Du lịch Nghệ An đến năm 2020
- 8Quyết định 1365/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2021
Quyết định 1164/QĐ-UBND.HC năm 2014 về Chương trình Xúc tiến du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014 - 2020
- Số hiệu: 1164/QĐ-UBND.HC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/11/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Trần Thị Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra