BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 115/2001/QĐ-BNN | Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2001 |
BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH: 10 TCN 467-2001 QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG DƯA HẤU
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 73-CP ngày 1/11/1995 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ nghị định 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ “Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá”
Căn cứ Quyết định số 135/QĐ-BNN-KHCN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành ngày 1/10/1999 về việc ban hành quy chế lập xét duyệt và ban hành tiêu chuẩn ngành.
Xét đề nghị của Ông Vụ trưởng vụ Khoa học Công nghệ và CLSP,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành các tiêu chuẩn ngành sau:
1. 10 TCN 467 - 2001 Quy phạm khảo nghiệm giống dưa hấu
2. 10 TCN 468 - 2001 Quy phạm khảo nghiệm giống đậu xanh
3. 10 TCN 469 - 2001 Quy phạm khảo nghiệm giống cải bắp
4. 10 TCN 470 - 2001 Hạt giống dưa hấu thụ phấn tự do
5. 10 TCN 471 - 2001 Hạt giống dưa hấu lai
6. 10 TCN 472 - 2001 Hạt giống đậu xanh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký
Điều 3. Các ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và CLSP, Giám đốc Trung tâm khảo kiểm nghiệm cây trồng Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
TIÊU CHUẨN NGÀNH: 10 TCN 467-2001
QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG DƯA HẤU
The testing procedure of watermelon variety
(Ban hành theo quyết định số: 115/2001/QĐ/BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 30 tháng 11 năm 2001)
1.1. Quy phạm này quy định những nguyên tắc chung, nội dung và phương pháp khảo nghiệm quốc gia các giống dưa hấu mới được chọn tạo trong nước và nhập nội.
1.2. Các tổ chức và cá nhân có giống dưa hấu khảo nghiệm và cơ quan khảo nghiệm phải thực hiện đúng Nghị định số 07/ CP ngày 5/ 2/ 1996 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định kèm theo.
2.1. Các bước khảo nghiệm:
2.1.1. Khảo nghiệm cơ bản: Tiến hành 2-3 vụ trong đó có hai vụ cùng tên, tại các điểm trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia.
2.1.2. Khảo nghiệm sản xuất: Tiến hành 1-2 vụ đối với các giống dưa hấu có triển vọng đã được khảo nghiệm cơ bản ít nhất 1 vụ, tại các cơ sở sản xuất hoặc hộ nông dân.
2.2. Bố trí khảo nghiệm:
2.2.1. Khảo nghiệm cơ bản:
- Bố trí thí nghiệm: Theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô là 35m2 (luống đơn: 14 m x 2,5 m, luống đôi: 7 m x 5 m), rãnh giữa các lần nhắc lại 30 cm. Xung quanh diện tích thí nghiệm phải có ít nhất một luống bảo vệ.
- Giống khảo nghiệm: Phải gửi đến cơ quan khảo nghiệm trước vụ trồng, kèm theo đăng ký khảo nghiệm giống, lý lịch giống (nếu là giống khảo nghiệm vụ đầu). Hạt giống gửi khảo nghiệm phải có chất lượng gieo trồng tương đương với giống nguyên chủng theo tiêu chuẩn ngành. Lượng giống tối thiểu là 100 g/ 1 giống/ vụ.
- Giống đối chứng: Là giống đã được công nhận hoặc giống địa phương tốt đang được trồng phổ biến trong vùng, có thời gian sinh trưởng giống đối chứng phải cùng nhóm với giống khảo nghiệm và chất lượng gieo trồng của hạt giống phải tương đương với giống nguyên chủng.
2.2.2. Khảo nghiệm sản xuất:
- Diện tích: Mỗi giống ít nhất 1000 m2 /điểm , không nhắc lại.
- Giống đối chứng: Như đối với khảo nghiệm cơ bản.
- Quy trình kỹ thuật: áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến của địa phương nơi khảo nghiệm hoặc theo quy trình kỹ thuật ở mục 2.3.
2.3. Quy trình kỹ thuật:
2.3.1. Thời vụ: Theo khung thời vụ tốt nhất với từng nhóm giống tại địa phương nơi khảo nghiệm.
2.3.2. Làm đất, lên luống: Đất thí nghiệm phải có độ phì đồng đều, bằng phẳng, ít chua hoặc trung tính, tốt nhất nên chọn đất nhẹ, được luân canh với cây khác họ. Cầy bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống đơn rộng 2,5 m, bổ hốc giữa luống cách nhau 0,5 m hoặc lên luống đôi rộng 5 m, bổ hốc 2 bên cạnh luống với khoảng cách hốc 0,5 m. Mỗi ô thí nghiệm 28 hốc.
2.3.3. Gieo hạt, mật độ trồng: Gieo hạt vào bầu có tỷ lệ hỗn hợp 1 đất bột + 1 phân chuồng mục. Ngâm hạt trong nước ấm 2-4 giờ rồi đem ủ ấm cho nẩy mầm mới gieo. Mỗi bầu gieo 2-3 hạt. Khi cây có 1-2 lá thật đem trồng ra ruộng. Khi cây bắt đầu bò, tỉa bỏ cây xấu chỉ để lại 1cây/ hốc, mật độ khoảng 8000 cây / ha.
2.3.4. Phân bón:
- Lượng tổng số cho 1 ha: 20-30 tấn phân chuồng + 120-150 kg N + 100-120 kgP2 05 + 120-150 kg K2O, nếu đất chua cần bón thêm vôi.
- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân +1/4 phân đạm và1/3 phân kaly.
Bón thúc lần 1: 1/4 phân đạm, khi cây ngả ngọn bò.
Bón thúc lần 2: 1/4 phân đạm + 1/3 phân kaly, khi cây đậu quả xong.
Lượng phân đạm và kaly còn lại để bón thúc hoặc tưới, nhưng phải kết thúc trước khi thu quả 15 ngày.
2.3.5. Tưới nước: Giữ độ ẩm đất thường xuyên khoảng 70-75%.
2.3.6. Phòng trừ sâu bệnh: Chỉ tiến hành khi đến ngưỡng phải phòng trừ, theo hướng dẫn chung của ngành bảo vệ thực vật.
2.3.7. Chăm sóc quả và thu hoạch: Tỉa bỏ chồi phụ, để 2-3 nhánh/cây. Chú ý nương dây để phân bố đều dây trên mặt luống, và đè dây ở doạn dây đã trưởng thành để dây không bị lật. Chỉ để 1 quả/ cây, đối với giống quả nhỏ 2 quả/ cây. Trải lên mặt luống một lượt rơm hoặc rạ để đỡ quả và hạn chế cỏ dại. Khi thu hoạch nhẹ nhàng, cắt đoạn cuống quả dài để bảo quản được lâu.
3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:
3.1. Khảo nghiệm cơ bản:
3.1.1. Đặc điểm hình thái: Mô tả các bộ phận của cây dưới đây.
- Thân: mầu sắc.
- Lá: Mầu sắc, dạng lá.
- Hoa: Mầu sắc hoa.
- Quả: Dạng quả, mầu sắc vỏ và ruột quả.
- Hạt: Mầu sắc hạt.
(biểu 1 kèm theo).
3.1.2. Một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển:
- Ngày gieo:
- Ngày mọc: Ngày có khoảng 50% số cây mọc .
- Ngày ra hoa: Ngày có khoảng 50% số cây có hoa đầu/ ô
- Ngày thu quả đầu.
- Ngày thu xong quả.
- Chiều dài thân chính: đo chiều dài 10 dây thân chính / ô, lấy trung bình
(biểu 2 kèm theo)
3.1.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính:
- Bệnh héo (Fusarium oxysporum): Đếm số cây bi héo / ô, tính tỷ lệ %
- Bệnh thán thư (Colletotrichum lagenaricum): Đánh giá trước lúc thu hoạch, theo cấp bệnh như sau:
1: Không nhiễm.
2: Nhiễm nhẹ , <20% diện tích lá, bề mặt quả nhiễm bệnh.
3: Nhiễm trung bình, 20-40% diện tích lá, bề mặt quả nhiễm bệnh.
4: Nhiễm nặng, > 40% diện tích lá, bề mặt quả nhiễm bệnh.
- Bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis): Đánh giá như với bệnh thán thư.
- Rệp (Aphis grosypii) : Đếm số con/ 1m2 diện tích lá
(biểu 3 kèm theo)
3.1.4. Khả năng thích ứng với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận: Đánh giá mức độ bị hại và khả năng hồi phục của cây sau khi bị hạn, úng và giá rét.
Cho điểm 1-5 như sau:
1: không bị hại
2: hại nhẹ, hồi phục nhanh
3: hại trung bình, hồi phục chậm
4: hại nặng, hồi phục ít
5: chết hoàn toàn
(biểu 4 kèm theo)
3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
- Số cây thực thu /ô: Đếm số cây thực tế mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch.
- Số quả/ ô: Đếm tổng số quả thu được/ ô khi thu hoạch.
- Khối lượng quả / ô: Cân khối lượng tổng số quả thu được
(biểu 5 kèm theo)
3.1.6. Chất lượng quả.
- Thử nếm: đánh giá vị ngọt, mức độ cát và mầu của ruột quả (sau thu hoạch không quá 7 ngày), có ít nhất 5 người tham gia thử, cho điểm 1-5 như sau:
Vị ngọt 1: rất ngọt 2: ngọt 3: trung bình 4: ít ngọt 5: không ngọt | Mức độ cát 1: Nhiều cát 2: cát 3. trung bình 4: ít cát 5: không cát | Mầu ruột quả 1: rất đỏ/ rất vàng 2: đỏ/ vàng 3: đỏ/ vàng trung bình 4: hồng/ vàng nhạt 5: trắng hoặc mầu khác |
- Chiều cao quả (cm), đường kính quả (cm), độ dầy cùi (cm), độ dày thịt (cm), khối lượng hạt / 1kg quả: Mỗi giống lấy 5 quả để đo đếm các chỉ tiêu này.
- Hàm lượng chất khô (%), hàm lượng đường tổng số (%), hàm lượng vitamin C (%), hàm lượng caroten (mg%), phân tích theo yêu cầu của từng thí nghiệm.
- Độ Brix: đo bằng máy chuyên dùng
(biểu 6 kèm theo)
3.2. Khảo nghiệm sản xuất:
- Thời gian sinh trưởng: Tính từ ngày mọc đến ngày thu hoạch.
- Năng suất: Cân khối lượng quả thực thu trên diện tích khảo nghiệm. Quy ra năng suất tấn/ ha.
- Đặc điểm giống: Nhận xét về sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng thích ứng với điều kiện địa phương nơi khảo nghiệm.
- Ý kiến của người sản xuất: Có hoặc không chấp nhận giống mới.
4. Tổng kết và công bố kết quả khảo nghiệm.
4.1. Báo cáo kết quả khảo nghiệm của các điểm phải gửi về cơ quan khảo nghiệm chậm nhất 15 ngày sau khi thu hoạch để làm báo cáo tổng kết.
(Phụ lục 1 và phụ lục 2 kèm theo)
4.2. Cơ quan khảo nghiệm tổng hợp và thông báo kết quả khảo nghiệm hàng vụ đến các cơ quan / cá nhân có giống khảo nghiệm và các điểm khảo nghiệm, báo cáo kết quả trước Hội đồng Khoa học và Công nghệ Bộ Nông nghiệp & PTNT.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN GIỐNG DƯA HẤU
Vụ năm
1. Điểm khảo nghiệm:
2. Cơ quan quản lý:
3. Cán bộ thực hiện:
4. Tên giống tham gia khảo nghiệm:
Giống đối chứng:
5. Ngày gieo: Ngày thu hoạch:
6. Diện tích ô thí nghiệm: m2, kích thước ô : m x m
Số lần nhắc lại:
7. Loại đất trồng: cây trồng trước:
8. Phân bón: Ghi rõ loại phân và số lượng đã sử dụng
- Phân chuồng: tấn/ ha
- Đạm: kg/ha, loại:
- Lân: kg/ ha, loại:
- Kaly: kg/ ha, loại:
9. Tưới nước:
- Lần 1: ngày, phương pháp tưới:
- Lần 2: ngày, phương pháp tưới:
- Lần 3: ngày, phương pháp tưới:
-
-
10. Xới vun:
- Lấn 1: ngày
- Lần 2: ngày
11. Phòng trừ sâu bệnh: Ghi rõ ngày tiến hành, loại thuốc và nồng độ sử dụng
- lần 1:
- Lần 2:
- Lần 3:
-
-
12. Số liệu khí tượng vùng (Trạm gần nhất, nếu có):
Tháng |
|
|
|
|
|
Nhiệt độ tối cao (toC) |
|
|
|
|
|
Nhiệt độ tối thấp (to) |
|
|
|
|
|
Nhiệt độ trung bình (to) |
|
|
|
|
|
Độ ẩm không khí (%) |
|
|
|
|
|
Lượng mưa (mm) |
|
|
|
|
|
13. Kết quả theo dõi thí nghiệm: Ghi vào 6 biểu kèm theo.
14. Đánh giá kết quả khảo nghiệm, nhận xét từng giống.
15. Kết luận và đề nghị:
Cơ quan quản lý | Ngày tháng năm Cán bộ thực hiện |
Biểu 1: Một số đặc điểm hình thái.
Tên giống | Thân | Lá | Hoa | Quả | Hạt |
|
|
|
|
|
|
Biểu 2: Một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển.
Tên giống | Lần nhắc | Ngày gieo | Ngày mọc | Ngày ra hoa | Ngày thu quả đầu | Ngày thu xong quả | Chiều dài dây chính (cm) |
| 1 2 3
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 3: Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính.
Tên giống | Lần nhắc | Bệnh héo (%) | Bệnh Thán thư (1-4) | Bệnh sương mai (1-4) | Rệp (con/ m2) |
| 1 2 3 |
|
|
|
|
Biểu 4: Khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Tên giống | Tính chịu Hạn | Tính chịu úng | Tính chịu rét | |||
Ngày quan sát | Mức độ (1-5) | Ngày quan sát | Mức độ (1-5) | Ngày quan sát | Mức độ (1-5) | |
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 5: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
Tên giống | Lần nhắc | Số cây thực thu/ô | Số quả / ô | Năng suất quả/ô (kg/ô) |
| 1 2 3 |
|
|
|
Biểu 6: Một số chỉ tiêu chất lượng quả.
Tên giống | Thử nếm (1-5) | Đường kính quả (cm) | Chiều cao quả (cm) | Độ dầy cùi (cm) | Độ dầy thịt (cm) | Số hạt/ quả | ||
Vị ngọt | Mức độ cát | Mầu ruột quả | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục 2:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG DƯA HẤU
Vụ: năm:
1. Địa điểm khảo nghiệm:
2. Tên người sản xuất:
3. Tên giống khảo nghiệm:
Giống đối chứng:
4. Ngày trồng: Ngày thu hoạch:
5. Diện tích khảo nghiệm: . . . . . . . . . . m2
6. Đặc điểm đất đai:
7. Mật độ trồng:
8. Phân bón: Phân chuồng: . . . . . . . . . . . . . tấn/ha
N-P-K . . . . . . . . . . . . . . . . . kg/ha
9. Đánh giá chung:
Tên giống | Năng suất quả / diện tích KN (kg) | Năng suất (qui ra tấn/ha) | Nhận xét đặc điểm chính của giống (Sinh trưởng, sâu bệnh, tính thích ứng) | Ý kiến người sản xuất (Cóhoặc Không chấp nhận giống mới) |
|
|
|
|
|
10. Kết luận và đề nghị:
Cán bộ chỉ đạo | Ngày tháng năm Người sản xuất |
TIÊU CHUẨN NGÀNH: 10 TCN 468-2001
QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG ĐẬU XANH
The testing procedure of mungbean veriety
(Ban hành theo quyết định số: 115/2001/QĐ/BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 30 tháng 11 năm 2001)
1.1. Quy phạm này quy định những nguyên tắc chung, nội dung và phương pháp khảo nghiệm quốc gia các giống đậu xanh mới được chọn tạo trong nước và nhập nội.
1.2. Các tổ chức và cá nhân có giống đậu xanh khảo nghiệm và cơ quan khảo nghiệm phải thực hiện đúng Nghị định số 07/ CP ngày 5/ 2/ 1996 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định kèm theo.
2.1. Các bước khảo nghiệm:
2.1.1 Khảo nghiệm cơ bản: tiến hành 2-3 vụ, trong đó có 2 vụ cùng tên.
2.1.2 Khảo nghiệm sản xuất: tiến hành 1-2 vụ đối với các giống đậu xanh có triển vọng đã được khảo nghiệm cơ bản ít nhất 1 vụ.
2.2. Bố trí khảo nghiệm:
2.2.1. Khảo nghiệm cơ bản:
- Bố trí thí nghiệm: Theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô là 10m2 (5m x 2m), rãnh giữa các lần nhắc lại là 30cm. Xung quanh diện tích khảo nghiệm phải có ít nhất một luống bảo vệ.
- Giống khảo nghiệm: Phải gửi đến cơ quan khảo nghiệm trước vụ trồng, kèm theo đăng kí khảo nghiệm giống, lí lịch giống (nếu là giống khảo nghiệm vụ đầu). Hạt giống gửi khảo nghiệm phải có chất lượng gieo trồng tương đương với giống nguyên chủng theo tiêu chuẩn hiện hành. Lượng giống tối thiểu gửi khảo nghiệm là 1kg/giống/vụ.
- Giống đối chứng: là giống đã được công nhận giống quốc gia hoặc giống địa phương tốt đang được trồng phổ biến trong vùng. Thời gian sinh trưởng của giống đối chứng phải cùng nhóm với giống khảo nghiệm và chất lượng gieo trồng đạt với cấp giống nguyên chủng.
2.2.2. Khảo nghiệm sản xuất:
- Diện tích: mỗi giống ít nhất 500m2/điểm, không nhắc lại.
- Giống đối chứng: như đối với khảo nghiệm cơ bản.
- Quy trình kĩ thuật: áp dụng kĩ thuật gieo trồng tiên tiến của địa phương nơi khảo nghiệm hoặc theo quy trình kĩ thuật ở mục 2.3.
2.3. Quy trình kĩ thuật:
2.3.1. Thời vụ:
Theo khung thời vụ tốt nhất đối với từng nhóm giống tại địa phương nơi khảo nghiệm.
2.3.2. Làm đất, lên luống:
Đất thí nghiệm phải có độ phì đồng đều, bằng phẳng, thuộc loại đất nhẹ, tơi xốp, có độ pHkcl trung tính. Cày bừa kĩ, nhặt sạch cỏ dại và lên luống rộng 2m (không kể rãnh).
Mỗi ô thí nghiệm xẻ 5 hàng dọc luống, cách nhau 40cm.
2.3.3. Mật độ:
Gieo dày theo hàng để sau khi tỉa/dặm định cây đảm bảo mật độ:
25-30 cây/m2 (khoảng 250.000-300.000 cây/ha) (40 cm x 7-8 cm x 1 cây).
2.3.4. Phân bón:
- Lượng phân bón cho 1 ha: 5 tấn phân chuồng, 30-50 kg N, 50-60 kg P2O5, và 50-60 kg K2O.
Nếu đất trồng có pHkcl dưới 5.5 cần bón thêm 300-500 kg vôi bột/ha.
- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + toàn bộ vôi + 1/2 phân đạm và 1/2 phân kaly. Lượng phân đạm và kaly còn lại bón thúc khi cây có 5-6 lá thật.
2.3.5. Xới vun:
- Lần 1: khi cây có 1-2 lá thật, xới nhẹ phá váng và tỉa định số cây.
- Lần 2: khi cây có 5-6 lá thật, xới sâu, vun cao kết hợp với bón thúc.
2.3.6. Tưới nước:
Đảm bảo độ ẩm thường xuyên trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây, nếu đất khô (độ ẩm đất <65%) thì cần phải tưới.
2.3.7. Phòng trừ sâu bệnh:
Chỉ phòng trừ sâu bệnh khi đến ngưỡng phòng trừ, theo hướng dẫn chung của ngành bảo vệ thực vật.
2.3.8. Thu hoạch:
Tiến hành thu ít nhất 2-3 đợt, đợt 1 khi cây có khoảng 40-50% số quả chín. Đợt 2 thu khi có 50% quả chín, lá trên cây úa vàng và đợt 3 khi quả đã chín hết và lá trên cây rụng hoàn toàn. Thu để riêng từng ô, không để quả bị rơi rụng, phơi đập lấy hạt ngay khi quả khô.
3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:
3.1. Khảo nghiệm cơ bản:
3.1.1. Một số đặc điểm hình thái chính:
- Dạng thân: đứng, nửa đứng, bò
- Kiểu sinh trưởng: hữu hạn, vô hạn
Lá:
+ Hình dạng lá cuối: chóp nhọn, bầu, thuôn bầu, thuôn nhọn, xẻ thuỳ.
+ Màu sắc của lá (theo dõi khi có 50% cây ra hoa): xanh nhạt, xanh đậm, màu khác.
- Hoa: Màu sắc hoa vàng nhạt, vàng đậm, trắng và màu khác.
- Quả: Màu sắc quả khi chín: vàng rơm, nâu, đen và màu khác.
- Hạt:
+ Màu sắc hạt khi chín: vàng, xanh vàng, xanh nhạt, xanh sẫm, nâu và các màu khác.
+ Dạng hạt: tròn, bầu, hình trụ và dạng khác.
+ Vỏ hạt: xanh bóng hoặc xanh mốc.
(biểu 1 kèm theo)
3.1.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển:
- Ngày gieo: ghi ngày gieo thí nghiệm
- Ngày mọc: ngày có khoảng 50% số cây/ô mọc 2 lá mầm.
- Ngày ra hoa: ngày có khoảng 50% số cây/ô có đợt hoa đầu.
- Thời gian ra hoa:
+ Không tập trung : hoa nở kéo dài >30 ngày
+ Trung bình : hoa nở kéo dài 16-30 ngày
+ Tập trung : hoa nở dưới 15 ngày.
- Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính từ ngày gieo đến ngày thu hoạch đợt cuối cùng.
- Sức sống cây con: đánh giá sau khi cây mọc15 ngày với các mức yếu, trung bình và mạnh.
- Chiều cao cây (cm): đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính lúc thu hoạch. Đo trung bình ở 10 cây mẫu/ô.
- Số cành cấp I/cây: đếm số cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ô.
* Cách chọn 10 cây mẫu: Lấy mỗi hàng 5 cây liên tục trên 2 hàng giữa luống, trừ 5 cây đầu hàng.
(biểu 2 kèm theo)
3.1.3. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại chính:
+ Bệnh:
- Bệnh héo rũ cây con (Rhizoctonia solani , Fusarium sp.)
- Bệnh phấn trắng (Erysiphe polygoni)
- Bệnh đốm nâu (Cercospora sanescen và Xanthomonas).
- Bệnh héo vàng Virus (Mosaic Virus).
Đánh giá theo thang điểm cấp bệnh như sau:
+ Điểm 1: Không nhiễm (dưới 5% số cây có vết bệnh)
+ Điểm 2: Nhiễm nhẹ (6-25% số cây có vết bệnh)
+ Điểm 3: Nhiễm trung bình (26-50% số cây có vết bệnh)
+ Điểm 4: Nhiễm nặng (51-75% sô cây có vết bệnh)
+ Điểm 5: Nhiễm rất nặng (trên 76% số cây có vết bệnh)
+ Sâu:
- Sâu đục quả (Eitiella zinkenella). Đếm số quả bị hại trên tổng số 100 quả lấy ngẫu nhiên/ô. Tính tỉ lệ %.
- Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata). Đếm số lá bị cuốn /tổng số lá trên 10 cây mẫu. Tính tỉ lệ %.
(biểu 3kèm theo)
3.1.4. Khả năng chống chịu ngoài đồng ruộng với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
- Đánh giá mức độ bị hại và khả năng hồi phục của cây sau khi gặp các điều kiện bất thuận như bị hạn, nóng vào thời kỳ ra hoa hoặc rét đậm kéo dài trong 5 ngày liên tục, theo thang điểm như sau:
+ Điểm 1: Chống chịu tốt.
+ Điểm 3: Chống chịu trung bình.
+ Điểm 5: Chống chịu yếu.
3.1.5. Độ tách quả và tính chống đổ đánh giá ở đợt thu thứ nhất như sau:
- Độ tách quả (tính theo từng lần thu hoạch):
Đánh giá theothang điểm 1-5:
+ Điểm 1: Không có quả tách vỏ
+ Điểm 2: (25% quả tách vỏ
+ Điểm 3: 26-50% quả tách vỏ
+ Điểm 4: 51-75% quả tách vỏ
+ Điểm 5: > 75% quả tách vỏ.
- Tính chống đổ. Đánh giá theo thang điểm 1-5:
+ Điểm 1: Hầu hết các cây đều đứng thẳng
+ Điểm 2: (25% số cây bị đổ hẳn
+ Điểm 3: 26-50% cây bị đổ hẳn, các cây khác nghiêng 45o
+ Điểm 4: 51-75% cây bị đổ hẳn
+ Điểm 5: > 75% cây bị đổ hẳn.
(biểu 4 kèm theo)
3.1.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:
- Số cây thực thu/ô: Đếm số cây thực tế mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch.
- Số quả/cây: Đếm tổng số quả ở 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình.
- Số quả chắc/cây: Đếm tổng số quả chắc ở 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình.
- Số hạt/quả: Đếm tổng số hạt trên quả của 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình.
- Khối lượng 1000 hạt (g): Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu 1000 hạt (độ ẩm khoảng 12%), cân khối lượng. Tính trung bình.
- Năng suất hạt thu hoạch lần thứ nhất ở độ ẩm 12% (kg/ô): Thu để riêng từng ô, đập lấy hạt khô sạch. Cân khối lượng.
- Năng suất hạt thu hoạch các lần sau ở độ ẩm 12% (kg/ô): Thu để riêng từng ô, đập lấy hạt khô sạch. Cân khối lượng (gồm cả 10 cây mẫu).
- Năng suất hạt (ở độ ẩm 12%): kg/ha.
(biểu 5 kèm theo)
3.1.7. Chất lượng hạt:
- Hàm lượng protein và tinh bột: phân tích theo yêu cầu của từng thí nghiệm.
3.2. Khảo nghiệm sản xuất:
- Thời gian sinh trưởng: Tính từ ngày gieo đến ngày thu hoạch lần cuối.
- Năng suất: Cân khối lượng thực thu trên diện tích khảo nghiệm, sau đó quy ra năng suất kg/ha.
- Đặc điểm giống: Nhận xét về sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng thích ứng với điều kiện địa phương nơi khảo nghiệm.
- ý kiến của người sản xuất: Có hoặc không chấp nhận giống mới. (Phụ lục 2 kèm theo)
4. Tổng kết và công bố kết quả khảo nghiệm:
4.1. Báo cáo kết quả khảo nghiệm của các điểm phải gửi về cơ quan khảo nghiệm chậm nhất là 1 tháng sau khi thu hoạch thí nghiệm để viết báo cáo tổng kết.
4.2. Cơ quan khảo nghiệm tổng hợp và thông báo kết quả khảo nghiệm đến các cơ quan/cá nhân có giống gửi khảo nghiệm và các điểm khảo nghiệm sau hàng vụ, báo cáo trước Hội đồng Khoa học và Công nghệ Bộ Nông nghiệp và PTNT.
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN GIỐNG ĐẬU XANH
Vụ Năm 200
1. Điểm khảo nghiệm:
2. Cơ quan quản lý:
3. Cán bộ thực hiện:
4. Tên giống tham gia khảo nghiệm:
5. Ngày trồng: Ngày mọc:
Ngày thu hoạch đợt 1: ; đợt 2: ; đợt 3:
6. Diện tích ô thí nghiệm: m2, kích thước ô: m x m
Số lần nhắc lại:
7. Loại đất trồng: Cây trồng trước:
8. Phân bón: Ghi rõ loại phân và số lượng sử dụng:
- Phân chuồng: tấn/ha
- Phân đạm: kg/ha, loại:
- Phân Lân: kg/ha, loại:
- Phân Kaly: kg/ha, loại:
- Vôi: kg/ha.
9. Tưới nước:
- Lân 1: Ngày, phương pháp tưới:
- Lân 2: Ngày, phương pháp tưới:
- Lân 3: Ngày, phương pháp tưới:
10. Xới vun:
- Lần 1: Ngày
- Lần 2: Ngày
11. Phòng trừ sâu bệnh: Ghi rõ ngày tiến hành, loại thuốc, và nồng độ sử dụng.
- Lần 1:
- Lần 2:
Số liệu khí tượng vùng (Trạm khí tượng gần nhất, nếu có).
Chỉ tiêu theo dõi | THÁNG | ||||
|
|
|
|
| |
Nhiệt độ tối cao (ToC) |
|
|
|
|
|
Nhiệt độ tối thấp (ToC) |
|
|
|
|
|
Nhiệt độ trung bình (ToC) |
|
|
|
|
|
Độ ẩm không khí (%) |
|
|
|
|
|
Lượng mưa (mm) |
|
|
|
|
|
13. Các chỉ tiêu theo dõi: Ghi vào các bảng kèm theo.
14. Đánh giá kết quả khảo nghiệm, nhận xét tùng giống:
15. Kết luận và đề nghị:
Cơ quan quản lý | Ngày tháng năm 200 Cán bộ thực hiện |
Biểu1. Một số đặc điểm hình thái chính.
Tên giống | Dạng thân | Kiểu sinh trưởng | Lá cuối | Màu sắc | Dạng hạt | Vỏ hạt | ||
Lá | Hoa | Hạt | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 2. Một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển chính.
Tên giống | Ngày gieo | Ngày mọc | Ngày ra hoa | Thời gian ra hoa | TGST (ngày) | S.sống cây con | Cao cây (cm) | Số cành cấp I |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 3. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại chính.
Tên giống | Bệnh hại (thang điểm 1-5) | Sâu hại (%) | ||||
Héo rũ | Phấn trắng | Đốm nâu | Vàng Virus | Đục quả | Cuốn lá | |
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 4. Khả năng chống chịu ngoài đồng ruộng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận; độ tách quả, tính chống đổ (theo thang điểm).
Tên giống | Chịu hạn | Chịu nóng | Chịu lạnh | Tách quả | Chống đổ |
|
|
|
|
|
|
Biểu 5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
Tên giống | Lần nhắc | Số cây thực thu/ô | Số quả/ cây | Số quả chắc/ cây | Khối lượng 1000 hạt (g) | Số hạt/ quả | Năng suất hạt (kg/ô) | Năng suất (kg/ha) |
| 1 2 3 |
|
|
|
|
|
|
|
| 1 2 3 |
|
|
|
|
|
|
|
| . . . |
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 6. Một số chỉ tiêu chớnh về phân tích chất luợng hạt.
Tên giống | Chỉ tiêu phân tích | |
Protein | TINH BỘT | |
| |
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG ĐẬU XANH
Vụ Năm 200
1. Địa điểm khảo nghiệm:
2. Tên người sản xuất:
3. Tên giống khảo nghiệm:
Giống đối chứng:
4. Ngày trồng: Ngày mọc: Ngày thu hoạch:
5. Diện tích khảo nghiệm:........................m2.
6. Đặc điểm đất đai:
7. Mật độ trồng:
8. Phân bón:
+ Phân chuồng.......................tấn/ha
+ N:P:K:..................................kg/ha
+ Vôi bột:................................kg/ha.
9. Đánh giá chung:
Tên giống | Năng suất hạt khô/diện tích KN (kg) | Năng suất hạt khô (kg/ha) | Nhận xét một số đặc điểm chính về sinh trưởng, nhiễm sâu bệnh, tính chống chịu | Ý kiến của người SX (Có / Không chấp nhận giống mới) |
10. Kết luận và đề nghị:
Cán bộ chỉ đạo | Ngày tháng năm Người sản xuất |
TIÊU CHUẨN NGÀNH: 10 TCN 469-2001
QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG CẢI BẮP
The testing procedure of cabbage variety
(Ban hành theo quyết định số: 115/2001/QĐ/BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 30 tháng 11 năm 2001)
1.1. Qui phạm này quy định những nguyên tắc chung, nội dung và phương pháp khảo nghiệm quốc gia các giống cải bắp mới được chọn tạo trong nước và giống nhập nội.
1. 2. Các tổ chức và cá nhân có giống cải bắp khảo nghiệm và cơ quan khảo nghiệm phải thực hiện đúng Nghị định số 07/CP ngày 5/2/1996 của chính phủ về quản lý giống cây trồng và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định kèm theo.
2.1. Các bước khảo nghiệm:
2.1.1. Khảo nghiệm cơ bản: Tiến hành 2 - 3 vụ, trong đó có 2 vụ trùng tên tại các điểm trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia.
2.1.2. Khảo nghiệm sản xuất: Tiến hành 1-2 vụ đối với các giống có triển vọng đã qua ít nhất 1 vụ khảo nghiệm cơ bản tại các cơ sở sản xuất hoặc hộ nông dân.
2.2. Bố trí khảo nghiệm:
2.2.1. Khảo nghiệm cơ bản:
- Bố trí thí nghiệm: Theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 3-4 lần nhắc lại. Diện tích ô là 10 m2 (8m (1,25m). Xung quanh diện tích thí nghiệm phải có ít nhất một luống bảo vệ.
- Giống khảo nghiệm: Phải gửi đến Cơ quan khảo nghiệm trước vụ trồng, kèm theo đăng ký khảo nghiệm giống, lý lịch giống (nếu là giống khảo nghiệm vụ đầu). Chất lượng gieo trồng của hạt giống gửi khảo nghiệm phải tương đương với giống nguyên chủng theo tiêu chuẩn 10 TCN 318-98. Lượng hạt giống tối thiểu 10g/giống/vụ.
- Giống đối chứng: Là giống đã được công nhận hoặc giống địa phương đang được trồng phổ biến tại nơi khảo nghiệm, có thời gian sinh trưởng cùng nhóm với giống khảo nghiệm và chất lượng hạt giống đạt tiêu chuẩn giống nguyên chủng.
2.2.2. Khảo nghiệm sản xuất:
- Diện tích: Mỗi giống ít nhất 500 m2/điểm, không nhất thiết phải nhắc lại.
- Giống đối chứng như đối với khảo nghiệm cơ bản.
- Qui trình kỹ thuật: áp dụng qui trình kỹ thuật tiên tiến của địa phương nơi khảo nghiệm hoặc theo qui trình kỹ thuật của mục 2.3.
2.3. Qui trình kỹ thuật:
2.3.1. Thời vụ:
Theo khung thời vụ tốt nhất đối với từng nhóm giống tại địa phương nơi khảo nghiệm.
2.3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
- 2.3.2.1. Kỹ thuật làm vườn ươm:
- Chọn đất nhẹ, thoát nước tốt, không chua (pHkcl = 6 - 6,5). Đất được phơi ải, cày bừa kỹ đảm bảo tơi xốp, sạch cỏ.
- Lên luống rộng 0,8-1m, cao 25-30 cm, tạo mặt luống có hình mai rùa nhằm thoát nước khi mưa.
- Phân bón cho 10m2 vườn ươm: 25-30 kg phân chuồng +1 kg vôi bột + (0,4-0,5) kg supelân. Sau khi bón phân dùng cào trộn đều trên mặt luống và san phẳng. Khi gieo hạt nên trộn đều hạt với đất khô hoặc cát, gieo mật độ 2,5-3,0g hạt/m2. Sau khi gieo hạt xong rắc một lớp đất bột kín hạt, phủ một lớp rơm đã được cắt nhỏ hoặc trấu rồi tưới đủ ẩm.
Chăm sóc: Khi 70-80% hạt nảy mầm bỏ rơm rạ, tỉa định cây khi cây có 2-3 lá thật, để khoảng cách cây 5 - 7cm. Phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của ngành Bảo vệ thực vật. Trước khi trồng từ 5 - 7 ngày không tưới nước để luyện cho cây, trước khi nhổ cây để trồng tưới đẫm nhằm hạn chế đứt rễ khi nhổ cây. Trồng khi cây có 5-6 lá thật.
2.3.2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc thí nghiệm:
+ Mật độ, khoảng cách:
Vụ sớm và muộn: Hàng x hàng 50cm, cây x cây 40 - 45 cm (tuỳ giống) .
Chính vụ: Hàng x hàng 50cm, cây x cây 40-60 cm.
+ Làm đất, bón phân:
Làm đất, lên luống: Cày bừa kỹ đảm bảo đất tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống rộng 1,25m, cao 25-30cm, bổ 2 hàng hốc kiểu nanh sấu theo khoảng cách cho từng thời vụ.
Phân bón cho 1 ha: Phân chuồng hoai mục 20 - 25 tấn+ 120 - 150kg N + 100 - 120 kg P2O5 +75-90 kg K2O .
Cách bón:
Lót toàn bộ phân chuồng, lân và 1/3 lượng kali. Toàn bộ lượng đạm và kali còn lại chia đều cho các lần bón thúc:
• Thúc lần 1 khi cây hồi xanh kết hợp vun xới nhẹ.
• Thúc lần 2 khi cây trải lá bàng kết hợp xới vun cao.
• Thúc lần 3 khi cây vào cuốn.
Chú ý: luôn giữ ẩm cho cây, đặc biệt giai đoạn vào cuốn. Khi cải bắp đã cuốn chắc không nên tưới đẫm tránh hiện tượng nổ bắp.
2.3.3. Phòng trừ sâu bệnh:
Cải bắp thường bị các loại sâu phá hoại trong thời gian sinh trưởng như: Sâu tơ (Plutella Maculipenis Curtis), sâu xám (Agrotis ypsilon Rotemberg), rệp rau(Brevicoryne brassicae), bọ nhảy(Phyllotreta vittata F)... Phòng trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn của ngành Bảo vệ thực vật.
Đối với bệnh cần lưu ý các loại bệnh thối do nấm, bệnh xốp rễ.... Phòng trừ: Khi cây nhiễm sâu bệnh dùng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn của ngành BVTV.
2.3.4. Thu hoạch:
Thu hoạch khi bắp đã cuốn chặt, thu những cây mẫu đã xác định trước để đo đếm các chỉ tiêu trong phòng sau đó thu toàn bộ ô thí nghiệm.
3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.
3.1 Khảo nghiệm cơ bản:
3.1.1 Đặc điểm hình thái
- Mô tả các bộ phận của cây sau đây:
- Lá: Dạng lá, màu sắc lá, gân lá, cỡ lá (to, trung bình, nhỏ)
Dạng bắp: Được chia làm 5 nhóm cơ bản dựa vào tỷ lệ giữa chiều cao (H) và đường kính bắp (D) như sau:
Nhóm I - Bắp tròn (0,8 = H/D (1,1)
Nhóm II - Bắp phẳng dẹt (tỷ lệ 0,4 (H/D (0,7)
Nhóm III - Bắp tròn dẹt (tỷ lệ 0,8(H/D(0,7)
Nhóm IV - Bắp nhọn dài (tỷ lệ 1,1 (H/D (1,4)
Nhóm V - Bắp oval (tỷ lệ 1,4 (H/D (2,1)
+ Dạng đáy bắp: Chia làm 3 nhóm.
Nhóm I - Đáy lồi - Phần đáy xung quanh thân vát lên phía thân bắp
Nhóm II - Đáy phẳng - Phần đáy bắp vuông góc với thân
Nhóm III - Đáy lõm - Phần bắp xung quanh thân lõm sâu vào trong bắp
+ Cấu trúc kiểu xếp lá trên đỉnh bắp:
- Hở hoàn toàn: Tất cả các lá bao không cuốn hoàn toàn tạo thành khe hở có thể nhìn sâu vào giữa bắp từ trên xuống.
- Nửa kín: Các lá ngoài cuốn không kín hết nên có thể nhìn được một phần của lá trong bắp ở lượt thứ 2 từ ngoài vào.
- Kín hoàn toàn: Hai lá bên ngoài ôm kín bắp, không thể thấy một phần nào của lượt lá thứ 2
3.1.2 Các giai đoạn sinh trưởng.
- Ngày gieo.
- Ngày mọc: Ngày có 50% số cây ở giai đoạn hai lá mầm.
- Ngày trồng.
- Ngày trải lá bàng: Ngày có 50% số cây trải lá bàng.
- Ngày cuốn: Tại thời điểm có 50% số cây bắt đầu cuốn bắp.
Ngày thu lần đầu.
- Ngày thu hoạch xong.
3.1.3 Một số chỉ tiêu theo dõi trên các cây mẫu.
+ Mỗi lần nhắc lấy 5 cây ngẫu nhiên liên tiếp trừ 3 cây đầu luống theo dõi các chỉ tiêu sau:
- Đường kính tán cây (cm): Đo 2 đường vuông góc qua tâm cây thời kỳ trải lá bàng, lấy số trung bình.
- Khối lượng cây: Cân toàn bộ cây lúc thu hoạch.
- Khối lượng bắp: Cân bắp không kể lá bao.
- Số lá bao (lá không cuốn): Đếm số lá không cuốn/cây lúc thu hoạch.
- Số lá cuốn: Xẻ đôi bắp đếm số lá trong bắp.
- Chiều cao bắp (H) = cm: Đo từ đỉnh đến đáy bắp.
- Đường kính bắp D = (cm): Đo 2 đường vuông góc qua tâm bắp, lấy số trung bình.
- Tỷ lệ bắp cuốn (%): Số bắp cuốn/Tổng số cây(100.
Độ chặt bắp - được tính theo công thức.
P= | G |
H(D2 (0,523 |
Trong đó :
- G: Khối lượng bắp (g)
- H: Chiều cao bắp (cm)
- D2 : Chiều dài (chiều rộng bắp (cm2)
- P = g/cm3 (P càng cao bắp càng chặt thể hiện giống tốt)
- 0,523 là hệ số qui đổi từ thể tích hình trụ sang hình cầu.
3.1.4 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính.
Theo dõi mức độ nhiễm sâu bệnh hại ở các thời kỳ sau trồng 30, 45 và 60 ngày đối với một số bệnh chính cụ thể như sau:
- Đối với bệnh héo rũ (Fusarium conglutinans Wr) và bệnh thối nhũn cải bắp (Erwinia carotovora Holland, Erwinia aroidene Holland và Pseudomonas sp.) đánh giá theo thang điểm từ 1-5 (nhẹ - rất nặng) dựa trên % số cây bệnh.
Điểm 1 - Dưới 10% số cây nhiễm - không nhiễm
Điểm 2 - 10-25% số cây nhiễm - nhiễm nhẹ
Điểm 3 - 26 - 50% số cây nhiễm - nhiễm trung bình
Điểm 4 - 51-75% số cây nhiễm - nhiễm nặng
Điểm 5 - Trên 75% số cây nhiễm - nhiễm rất nặng
Với bệnh sương mai (Peronospora brassica Gaiim) và bệnh thối đen gân lá (Xanthomonas campestris Dowson), x ác định chỉ số bệnh (%) như sau:
Điều tra trên 5 cây mẫu, tính % lá nhiễm bệnh có thể đếm được. Phân cấp theo 5 cấp:
1 - Dưới 10%
2 - 10-25%
3 - 26 - 50%
4 - 51-75%
5 - Trên 75%
Sau đó tính chỉ số bệnh theo theo công thức:
Chỉ số bệnh (%) = | ((a(n) | (100 |
N (5 |
Trong đó:
a: Cấp số bệnh
n: Số lá bị bệnh cấp tương ứng.
N: Tổng số lá điều tra.
5 : Cấp cao nhất.
- Đối với sâu theo dõi mức độ hại của một số loại sâu chính hại rau như: Sâu tơ (Plutella xylostella), sâu xanh (Pieris rapae L.), bọ nhảy (Phyllotreta vittata F.), rệp rau (Brevicoryneb rassicae L) cho điểm :
1 - Không nhiễm.
2 - Nhiễm nhẹ.
3 - Nhiễm mức trung bình.
4 - Nhiễm nặng.
5 - Nhiễm rất nặng.
3.1.5 Khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Đánh giá mức độ bị hại và khả năng phục hồi của cây sau khi bị hạn, nóng, úng, sương muối. Cho điểm theo thang điểm từ 1-5 như sau:
1 - Sinh trưởng phát triển bình thường.
2 - Hại nhẹ nhưng phục hồi nhanh.
3 - ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây, phục hồi chậm.
4 - Sinh trưởng phát triển kém biểu hiện qua các bộ phận của cây: héo, chuyển màu...
5 - Có biểu hiện cây chết.
3.1.6 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
Số cây thực thu/ô thí nghiệm: Đếm số cây thực tế cho thu hoạch.
Năng suất thực thu/ô thí nghiệm: Cân khối lượng cây, bắp thực tế/ô.
Năng suất lý thuyết.
3.1.7 Chất lượng :
- Hàm lượng chất khô (%)
- Hàm lượng VitaminC (mg/100g)
- Hàm lượng đường (mg/100 g)
- Khẩu vị (độ ròn, ngọt, ...) theo thang điểm từ 1 - 5 (1- Khẩu vị rất ngon; 2 - Ngon; 3 - Trung bình; 4 - Kém; 5 - Rất kém)
* Lưu ý: Phân tích thành phần sinh hoá của các giống không được chậm quá 3 ngày sau khi thu hoạch.
3.2 Khảo nghiệm sản xuất:
- Thời gian sinh trưởng: Tính từ ngày gieo đến ngày thu hoạch.
- Năng suất cây, bắp (tạ/ha).
- Nhận xét về khả năng sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh , khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận.
- Ý kiến của người sản xuất: có hoặc không chấp nhận giống mới.
4. Tổng kết và công bố kết quả khảo nghiệm :
4.1. Báo cáo kết quả khảo nghiệm của các điểm phải gửi về cơ quan khảo nghiệm chậm nhất 15 ngày sau khi thu hoạch để viết báo cáo tổng kết (phụ lục 2 kèm theo)
4.2. Cơ quan khảo nghiệm tổng hợp và thông báo kết quả khảo nghiệm đến các cơ quan, cá nhân có gửi khảo nghiệm và điểm khảo nghiệm sau hàng vụ, báo cáo trước Hội đồng Khoa học và Công nghệ Bộ Nông nghiệp và PTNT.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN GIỐNG CẢI BẮP
Vụ năm
1. Điểm khảo nghiệm:
2. Cơ quan quản lý:
3. Cán bộ thực hiện:
4. Tên giống tham gia khảo nghiệm:
Đặc điểm đất khảo nghiệm:
+ Số liệu phân tích đất (nếu có):
+ Công thức luân canh:
+ Cây trồng vụ trước:
5. + Tính chất đất:
6. Ngày gieo:
7. Ngày trồng:
8. Phân bón: Bón lót, bón thúc, loại phân, cách bón
Tưới nước: (ghi rõ ngày tưới của mỗi lần)
Các lần tưới Phương pháp tưới
1
2
3
...
Xới vun:
Lần xới vun Ngày Phương pháp xới vun.
1
2
3
Phòng trừ sâu bệnh:
Ngày phun Loại thuốc Nồng độ Cách phun.
Số liệu khí tượng (nếu có):
Nhiệt độ (trung bình, tối cao, tối thấp)
Lượng mưa (mm), số ngày mưa.
Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày)
Sơ đồ khảo nghiệm:
Sơ bộ nhận xét kết quả khảo nghiệm:
Nhận xét tóm tắt ưu nhược điểm của các giống khảo nghiệm - Kết luận và đề nghị.
Ý kiến của Cơ quan quản lý thí nghiệm
Cơ quan quản lý thí nghiệm | Ngày tháng năm Cán bộ khảo nghiệm |
Phụ lục 2 :
CÁC BIỂU MẪU THEO DÕI THÍ NGHIỆM
Biểu 1: đặc điểm hình thái.
Giống | Mô tả đặc điểm các bộ phận (hình thái, mầu sắc, giải phẫu) | |||||||
Lá | Bắp | Cấu trúc cây | ||||||
| Mầu sắc | Cỡ lá | Dạng bắp | Dạng đáy bắp | Cấu trúc cuốn | |||
Dạng lá | Gân lá | Lá |
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 2: Một số chỉ tiêu sinh truởng phát triển.
Giống | GiốngThời gian qua các giai đoạn sinh trưởng (ngày) | |||||
Ngày gieo | Ngày trồng | Ngày trải lá | Ngày cuốn | Ngày thu lần | Ngày thu xong | |
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 3: Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh chủ yếu.
Giống | Mức nhiễm một số loại bệnh chủ yếu | Mức độ hại của một số loại sâu chủ yếu (% diện tích) | Ghi chú | |||||
Thối nhũn (% cây bệnh) | Sương mai | héo rũ (% cây bệnh) | Đen gân lá(1-5) | Sâu tơ | Rệp | Sâu xanh | ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 4: Khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Giống | Hạn | úng | Giá rét | Nóng | Ghi chú |
| ||||
Ngày đánh giá | Điểm (1-5) | Ngày đánh giá | Điểm (1-5) | Ngày đánh giá | Điểm (1-5) | Ngày đánh giá | Điểm (1-5) |
| ||
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
|
|
Biểu 5: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
Giống | Số cây cho thu hoạch | KL cây (kg) | KL bắp (kg) | Số lá không cuốn | Số lá cuốn | Tỷ lệ cuốn bắp (%) | NSTT | NSLT | ||
kg/ô | Tạ/ha | |||||||||
cây | Bắp | cây | Bắp | |||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 6: Chất lượng các giống.
Giống | Độ chặt bắp(g/cm³) | Chất khô (%) | VitaminC (mg/100g) | Đường tổng số (mg/ 100g) | Khẩu vị ăn (1-5) |
|
|
|
|
|
|
TIÊU CHUẨN NGÀNH: 10 TCN 470-2001
HẠT GIỐNG DƯA HẤU THỤ PHẤN TỰ DO
YÊU CẦU KỸ THUẬT
Watermelon seed
Technical requirements
(Ban hành theo quyết định số: 115/2001/QĐ/BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 30 tháng 11 năm 2001)
- Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi lô hạt giống dưa hấu thụ phấn tự do (Citrullus lanatus Thunb)được sản xuất và lưu thông trong cả nước .
- Tiêu chuẩn này quy định những điều kiện cơ bản để cấp chứng chỉ chất lượng hạt giống dưa hấu thụ phấn tự do.
2.1. Yêu cầu về đất:
Đất sản xuất hạt giống dưahấu thụ phấn tự do phải đảm bảo sạch cỏ và các cây trồng khác, vụ trước không trồng dưa hấu.
2.2. Kiểm định ruộng giống:
2.2.1. Số lần kiểm định:
Ruộng sản xuất hạt giống dưa hấu thụ phấn tự do phải kiểm định ít nhất 3 lần vào các giai đoạn:
- Lần 1 : Trước khi ra hoa.
- Lần 2 : Khi đang ra hoa và kết quả.
- Lần 3 : Khi quả chín đến trước khi thu hoạch.
2.2.2. Tiêu chuẩn ruộng giống:
2.2.2.1.Cách ly:
Ruộng sản xuất hạt giống dưa hấu thụ phấn tự do yêu cầu phải cách ly tối thiểu với các ruộng khác giống hoặc ruộng cùng giống nhưng có cấp chất lượng thấp hơn hoặc ruộng thương phẩm :
- Nguyên chủng: 1000 m
- Xác nhận: 500 m
2.2.2.2. Tỷ lệ cây khác dạng : Tỷ lệ cây khác dạng ở lần kiểm định thứ 2 và thứ 3 không vượt quá quy định sau :
- Nguyên chủng: 0,10 %
- Xác nhận: 0,20 %
2.3. Tiêu chuẩn hạt giống :
Chất lượng gieo trồng của hạt dưa hấu thụ phấn tự do các cấp phải đạt như bảng 1:
Bảng 1.
Chỉ tiêu | Đơn vị | Nguyên chủng | Xác nhận |
1. Độ sạch (tối thiểu) | % | 99,0 | 99,0 |
2. Tạp chất (tối đa) | % | 1,0 | 1,0 |
3. Hạt khác loài | Số hạt/kg | 0 | 0 |
4. Hạt cỏ (tối đa) | số hạt /kg | 0 | 0 |
5. Hạt khác giống có thể phân biệt được (tối đa) | % số hạt | 0,05 | 0,20 |
6. Tỷ lệ nẩy mầm (tối thiểu) | % số hạt | 80 | 80 |
Độ ẩm (tối đa) - Trong bao thường - Trong bao kín không thấm nước |
% % |
8,0 7,0 |
8,0 7,0 |
TIÊU CHUẨN NGÀNH: 10 TCN 471-2001
HẠT GIỐNG DƯA HẤU LAI
YÊU CẦU KỸ THUẬT
Hybrid watermelon seed
Technical requirements
(Ban hành theo quyết định số: 115/2001/QĐ/BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 30 tháng 11 năm 2001)
- Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi lô hạt giống dưa hấu lai (Citrullus lanatus Thunb) được sản xuất và lưu thông trong cả nước .
- Tiêu chuẩn này quy định những điều kiện cơ bản để cấp chứng chỉ cho hạt giống dưa hấu lai trong phạm vi cả nước .
2.1. Yêu cầu về đất:
Ruộng sản xuất hạt giống dưa hấu lai phải đảm bảo sạch cỏ dại và các cây trồng khác, không trồng dưa vụ trước.
2.2. Kiểm định ruộng giống:
2.2.1. Số lần kiểm định:
Ruộng sản xuất hạt giống dưa hấu lai phải kiểm định ít nhất 3 lần vào các giai đoạn:
- Lần 1 : Trước khi ra hoa.
- Lần 2 : Khi đang ra hoa và kết quả.
- Lần 3 : Khi quả chín đến trước khi thu hoạch.
2.2.2. Tiêu chuẩn ruộng giống:
2.2.2.1. Cách ly:
Ruộng sản xuất hạt giống dưa hấu lai yêu cầu phải cách ly tối thiểu với các ruộng khác giống hoặc ruộng cùng giống sản xuất thương phẩm :
- Bố mẹ: 1500 m
- Hạt lai F1: 1000 m
Trường hợp sử dụng bao cách li và thụ phấn bằng tay khi sản xuất hạt lai F1 thì khoảng cách giữa các lô bố mẹ tối thiểu là 5 m.
2.2.2.2. Tỷ lệ cây khác dạng
Tỷ lệ cây khác dạng ở lần kiểm định thứ 2 và thứ 3 không vượt quá quy định sau :
- Ruộng nhân bố mẹ:
+ Số cây khác dạng tối đa đã hoặc đang tung phấn (% số cây) ở lần kiểm định thứ 2: 0,01%
+ Số cây khác dạng ở lần kiểm định 3: 0%
- Ruộng sản xuất hạt F1.
Bảng 1.
Chỉ tiêu | Hại lai F1 |
- Số cây khác dạng ở hàng mẹ: - Số cây khác dạng ở hàng bố: - Số cây có hoa đực đang tung phấn ở hàng mẹ : | 0,05 % 0,05 % 0,10 % |
2.3. Tiêu chuẩn hạt giống :
Chất lượng gieo trồng hạt giống dưa hấu lai các cấp phải đạt được như quy định ở bảng 2:
Bảng 2.
Chỉ tiêu | Đơn vị | Bố mẹ | Hại lai F1 |
1. Độ sạch (tối thiểu) | % | 99,0 | 99,0 |
2. Tạp chất (tối đa) | % | 1,0 | 1,0 |
3. Hạt khác loài | Số hạt/kg | 0 | 0 |
4. Hạt cỏ (tối đa) | số hạt /kg | 0 | 0 |
5. Hạt khác giống có thể phân biệt được (tối đa) | % số hạt | 0 | 0,20 |
6. Tỷ lệ nẩy mầm (tối thiểu) | % số hạt | 75 | 80 |
Độ ẩm (tối đa) - Trong bao thường - Trong bao kín không thấm nước |
% % |
8,0 7,0 |
8,0 7,0 |
TIÊU CHUẨN NGÀNH: 10 TCN 472-2001
Mungbean seed
Technical requirements
(Ban hành theo quyết định số: 115/2001/QĐ/BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 30 tháng 11 năm 2001)
- Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi lô hạt giống đậu xanh(Vigna radiata (L.) Wilczek) sản xuất và lưu thông trong nước.
- Tiêu chuẩn này quy định những điều kiện cơ bản để cấp chứng chỉ hạt giống đậu xanh.
2.1. Yêu cầu về đất:
Đất sản xuất hạt giống đậu xanh phải đảm bảo sạch cỏ dại và vụ trước không trồng cây họ đậu.
2.2. Kiểm định ruộng giống:
2.2.1. Số lần kiểm định:
Ruộng sản xuất hạt giống đậu xanh phải được kiểm định ít nhất 2 lần:
- Lần 1: Trước khi ra hoa.
- Lần 2: Khi ra hoa, kết quả.
2.2.2. Tiêu chuẩn đồng ruộng:
2.2.2.1. Cách li:
Ruộng sản xuất hạt giống đậu xanh các cấp bắt buộc phải cách li với các nguồn gây lẫn tạp từ ruộng khác giống hoặc ruộng cùng giống nhưng có cấp chất lượng thấp hơn hoặc ruộng làm thương phẩm tối thiểu 5 mét.
2.2.2.2. Tỷ lệ cây khác dạng :
Tại lần kiểm định cuối cùng, tỷ lệ cây khác dạng tối đa không vượt quá tiêu chuẩn quy định dưới đây:
- Nguyên chủng: 0,10%.
- Xác nhận: 0,50%.
2.3. Tiêu chuẩn hạt giống: theo quy định ở bảng 1.
Bảng 1:
Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Nguyên chủng | Xác nhận |
Độ sạch (tối thiểu) | % khối lượng | 99,0 | 99,0 |
Tạp chất (tối đa) | % khối lượng | 1,0 | 1,0 |
Hạt cỏ dại (tối đa) | hạt / kg | 2 | 5 |
Hạt khác loài (tối đa) | hạt / kg | 2 | 5 |
Hạt khác giống có thể phân biệt được (tối đa) | % số hạt | 0,05 | 0,10 |
Tỷ lệ nẩy mầm (tối thiểu) | % số hạt | 80,0 | 80,0 |
Độ ẩm (tối đa): | % khối lượng |
|
|
- Chứa trong bao thường |
| 12,0 | 12,0 |
- Chứa trong bao kín không thấm nước |
| 9,0 | 9,0 |
- 1Nghị định 73-CP năm 1995 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2Nghị định 86-CP quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá
- 3Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 467:2001 về quy phạm khảo nghiệm giống dưa hấu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 468:2001 về Quy phạm khảo nghiệm giống đậu xanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 469:2001 về quy phạm khảo nghiệm giống cải bắp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 470:2001 về hạt giống dưa hấu thụ phấn tự do - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 471:2001 về hạt giống dưa hấu lai - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 472:2001 về hạt giống đậu xanh - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 115/2001/QĐ-BNN về tiêu chuẩn ngành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 115/2001/QĐ-BNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/11/2001
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Bùi Bá Bổng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/12/2001
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực