Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1145/QĐ-UBND | An Giang, ngày 24 tháng 6 năm 2015 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2016-2020 CỦA TỈNH AN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Công văn số 2046/BKHĐT-HTX ngày 10 tháng 4 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm giai đoạn 2016-2020.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 272/TTr-SKHĐT ngày 19 tháng 6 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm giai đoạn 2016-2020 của tỉnh An Giang kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TỈNH AN GIANG
(Kèm theo Quyết định số 1145/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2011-2015
1.1 Về số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác
- Tổng số hợp tác xã là 147 hợp tác xã (vượt 1,38% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015). Trong đó: 105 HTX nông nghiệp, 03 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 15 HTX giao thông vận tải, 24 Quỹ tín dụng nhân dân; 02 liên hiệp hợp tác xã (bằng 66,67% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015) và 880 THT (bằng 92,63% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015).
- Thành lập mới 22 HTX (bằng 87,57% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015) và giải thể 8 HTX (gấp 2 lần so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015).
- Doanh thu bình quân của một hợp tác xã (kể cả QTDND) là 4,5 tỷ đồng (bằng 90% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015).
Trong đó:
+ Lĩnh vực HTX NN bình quân có 1.3 tỷ đồng/HTX
+ Lĩnh vực HTX CN-TTCN bình quân 3.9 tỷ đồng/HTX
+ Lĩnh vực QTDND bình quân 18 tỷ đồng/QTDND
- Lợi nhuận trung bình của hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã 960 triệu đồng/năm (bằng 96% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015).
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn góp của HTX đạt từ 30-55%.
1.2 Về thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác
- Tổng số thành viên của 147 hợp tác xã là 166.886 thành viên (bằng 82,89 % so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015).
- Tổng số thành viên 02 liên hiệp hợp tác xã là 55 thành viên (đạt 100% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015).
- Tổng số thành viên của 880 tổ hợp tác là 23.200 thành viên, (bằng 82,86% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015).
- Tổng số lao động làm việc thường xuyên trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là 4.270 lao động (vượt 14,85% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015).
Trong đó:
+ Lĩnh vực HTX NN có 1.662 lao động
+ Lĩnh vực HTX GTVT có 1.967 lao động
+ Lĩnh vực HTX CN-TTCN có 150 lao động,
+ Lĩnh vực QTDND có 491 lao động.
- Thu nhập trung bình của lao động làm việc thường xuyên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ hợp tác từ 30 - 48 triệu đồng/năm tăng từ 5-15% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015.
1.3 Về trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác
Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác là 1.262 người (vượt 7,68% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015).
Trong đó:
- Tổng số cán bộ quản lý HTX, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp là 1.099 người, chiếm 87,71%.
- Tổng số cán bộ quản lý HTX, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học là 163 người, chiếm 12,9%.
- Tổng số cán bộ quản lý THT có khoảng trên 70% là nông dân giỏi, số còn lại gần 30% là cán bộ hội và Chi hội trưởng nông dân có trình độ từ sơ cấp đến đại học.
1. Lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản
Tính đến nay, trên toàn tỉnh hiện có 90 HTXNN hoạt động và 15 HTXNN ngưng hoạt động nhưng chưa tiến hành giải thể theo quy định. Trong 5 năm, đã thành lập mới 07 HTXNN; sáp nhập 01 trường hợp và giải thể 01 HTX. Từ khi Luật Hợp tác xã 2012 có hiệu lực, các HTX đủ điều kiện đã tiến hành chuyển đổi theo luật mới, hiện nay có 34 HTXNN đã hoạt động theo Luật HTX 2012.
- Tổng số thành viên của HTX là 9.496 thành viên (vượt 2,3% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015), số thành viên sử dụng dịch vụ chiếm 41,4%.
- Doanh thu bình quân của 01 HTXNN là 1,4 tỷ đồng/năm (bằng 95,8% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015).
- Lợi nhuận bình quân của 01 HTXNN là 219 triệu đồng/năm (bằng 62,6% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015).
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn góp của HTX đạt 53,3%.
- Tỷ lệ chia lãi trên vốn góp (cổ phần) bình quân của 01 thành viên là 2%/tháng. Tuy nhiên, có một vài HTX chia lãi trên vốn góp lên đến 6,8%- 7,59%/tháng.
- Tổng số lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 1.662 người (vượt 49,7% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015). Trong đó, lao động là thành viên HTX chiếm 665 người và lao động thuê ngoài là 997 người.
- Thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 24 triệu đồng/năm.
- Tổng số lượng cán bộ quản lý HTXNN trên toàn tỉnh là 656 người (bằng 88,1% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015). Trong đó:
+Tổng số cán bộ quản lý HTX đạt trình độ cao đẳng, đại học là 45 người chiếm tỷ lệ 7% (giảm 0,3% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015).
+ Tổng số cán bộ quản lý HTX đạt trình độ sơ cấp, trung cấp là 91 người, chiếm tỷ lệ 14% (vượt 3,4% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015).
Trong tổng số 90 HTXNN đang hoạt động, có 68 HTXNN tổ chức bộ máy vừa quản lý vừa điều hành.
Các hợp tác xã thành lập mới đều đạt tiêu chuẩn: tự nguyện, bền vững, chất lượng cao; tỷ lệ huy động vốn trên 80% đủ để hoạt động theo phương án sản xuất được đại hội xã viên thông qua; tỷ lệ lợi nhuận bình quân đạt trên 1,5%/cổ phần/tháng, giải quyết việc làm lao động nông thôn, đảm bảo ổn định sản xuất nông nghiệp cho trên 31.052 ha; số lượng người đăng ký tham gia họp tác xã ngày một tăng, đặc biệt là nông dân. Các loại hình dịch vụ của hợp tác xã phát triển đa dạng với chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn. Đặc biệt đã xuất hiện mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thực hiện hợp đồng kinh tế. Các bên tham gia đều có cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm lợi nhuận ngày càng tăng.
2. Lĩnh vực Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp
Toàn tỉnh hiện nay còn 03 HTX hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Số HTX giảm 04 so với giai đoạn 2011-2015.
- Số lượng thành viên tham gia: 229 thành viên (đạt 100% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015).
- Tổng doanh thu bình quân của HTX là 3,9 tỷ đồng (bằng 82,67 so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015).
- Tổng số lao động thường xuyên là 150 lao động (đạt 100% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015).
- Thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong hợp tác xã là 25 triệu đồng (đạt 100% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015).
- Tổng số cán bộ quản lý HTX đạt trình độ cao đẳng, đại học là 06 người (bằng 75% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015).
Hợp tác xã CN - TTCN hoạt động trong các ngành thêu may xuất khẩu, thủ công mỹ nghệ, khai thác tài nguyên. Đa số hoạt động có hiệu quả tốt, sản phẩm xuất khẩu ổn định ra nhiều nước trên thế giới, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động, nhất là lao động nữ, lao động là người dân tộc (Chăm, Khmer).
Trình độ của Ban chủ nhiệm, xã viên HTX ngày càng được cải thiện, luôn thể hiện tính năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động của HTX. Chủ động trong công tác tổ chức, bố trí sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Thực hiện dân chủ, công khai minh bạch trong HTX ngày càng thể hiện rõ; thu nhập người lao động được nâng lên ổn định lao động. Vai trò làm chủ của xã viên và người lao động trong hợp tác tường bước được phát huy.
Tuy nhiên, số lượng HTX CN-TTCN trên địa bàn rất ít, chưa phát triển, quy mô nhỏ, sản phẩm nhỏ lẻ, sản xuất chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp truyền thống... nên giá trị gia tăng thấp, tỷ lệ đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của hợp tác xã chiếm tỉ lệ không lớn.
3. Lĩnh vực giao thông vận tải
Tính đến nay, toàn tỉnh hiện có 16 HTX (15 HTX và 01 LH HTX) hoạt động trong lĩnh vực giai thông vận tải (bằng 94,12% so với mục tiêu kế hoạch 2011-2015). Trong 5 năm qua, không phát sinh HTX mới và giải thể 03 HTX (do kinh doanh không hiệu quả).
- Số lượng thành viên tham gia: 1.161 thành viên (bằng 99,1% so với mục tiêu kế hoạch).
- Tổng số lao động thường xuyên là 1.967 lao động (đạt 100% so với mục tiêu kế hoạch).
- Tỷ suất lãi bình quân/vốn của hợp tác xã từ 2-3%.
- Thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong hợp tác xã là 40 triệu đồng/năm (đạt 100% so với mục tiêu kế hoạch).
- Tỷ suất lãi bình quân/vốn của một hợp tác xã từ 2-3%.
Hợp tác xã GTVT tạo điều kiện thuận lợi cho các xã viên có thu nhập ổn định qua các chuyến vận chuyển chủ lực là hàng hóa, vận chuyển hành khách các tuyến cố định đường dài; các đầu xe, tàu được HTX quản lý hoạt động dần đi vào nề nếp, đúng pháp luật, góp phần cùng các ngành chức năng hạn chế tai nạn giao thông thủy bộ; khách hàng sử dụng các dịch vụ của HTX cung cấp ngày càng nhiều nhờ vào chất lượng phục vụ, đảm bảo an toàn, kịp thời. HTX thu hút ngày càng nhiều đầu xe tư nhân vào hoạt động trong HTX.
Phần lớn các xe của HTX là xe cũ nhất là tuyến liên huyện gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh trạnh của HTX.
4. Lĩnh vực tín dụng
- Số lượng: 24 Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên 145/156 xã, phường, thị trấn của 8 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố và 01 chi nhánh ngân hàng hợp tác xã tại An Giang. Số lượng QTDND ổn định từ năm 2007 đến nay.
- Số lượng thành viên: 143.739 thành viên nhưng chỉ có 39.390 thành viên đang vay vốn.
- Số lao động làm việc thường xuyên: 491 lao động.
- Doanh thu bình quân của QTD ND là 18 tỷ đồng/QTDND
- Lãi bình quân 2 tỷ/QTD ND và tỷ suất lãi bình quân/vốn là 49,01%.
- Thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong hợp tác xã là 71,6 triệu đồng/năm.
Tổng số cán bộ quản lý là 105 người (thành viên hội đồng quản trị).
- Tổng số cán bộ quản lý HTX đạt trình độ cao đẳng, đại học là 43 người chiếm tỷ lệ 40,95% tổng số cán bộ quản lý.
- Tổng số cán bộ quản lý HTX đạt trình độ sơ cấp, trung cấp là 18 người chiếm tỷ lệ 17,14% tổng số cán bộ quản lý.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, mặc dù tình hình kinh tế trong nước nói chung và hoạt động của các tổ chức tín dụng nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn; hoạt động của QTDND cũng không ngoài sự khó khăn đó. Tuy nhiên, hoạt động của 24 QTDND trên địa bàn cũng đạt được một sổ kết quả như sau:
- Tổng tài sản có đều có mức tăng trưởng, đến cuối năm 2014 đạt 5.555 tỷ đồng. So với cuối năm 2011 tăng 1.361.364 triệu đồng (tăng 62,04%).
- Vốn điều lệ đến cuối năm 2014 đạt 103.383 triệu đồng, bình quân mỗi QTDND có 4.308 triệu đồng vốn điều lệ. So với cuối năm 2011 tăng 35.191 triệu đồng (tăng 51,6%). So với vốn pháp định, mức vốn điều lệ bình quân của các QTDND gấp 43,08 lần; QTDND có vốn điều lệ thấp nhất gấp 6,29 lần vốn pháp định, trong khi QTD có vốn điều lệ cao nhất gấp 206 lần vốn pháp định.
- Vốn huy động đến cuối năm 2014 đạt 3.196.693 triệu đồng. So với cuối năm 2011 tăng 1.348.222 triệu đồng (tăng 72,94%).
- Trong 03 năm các QTDND đã cho khoảng 240.000 lượt thành viên vay vốn với tổng doanh số cho vay là 17.934.124 triệu đồng.
- Tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2014 là 2.867.004 triệu đồng. So với cuối năm 2011 tăng 945.455 ưiệu đồng (tăng 49,2%).
- Tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3% tổng dư nợ.
- Về kết quả kinh doanh: Trong 03 năm qua, 24 QTDND đạt lợi nhuận trước là 190.720 triệu đồng.
Quá trình hoạt động, 24 Quỹ tín dụng cơ sở tích lũy vốn và các quỹ (vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, lợi nhuận chưa phân phối), số dư nguồn vốn và các quỹ này tại thời điêm cuôi năm 2014 gấp 1,02 lần vốn điều lệ.
Đến 31/12/2014, có 20/24 QTDND đã xây dựng được trụ sở làm việc; 18/24 QTDND có trang bị xe ô tô để sử dụng khi chuyên chở tiền mặt; 24/24 QTD đã trang bị máy vi tính, máy fax, phần mềm khá hoàn chỉnh để phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ tại QTDND, kết nối Internet và nối mạng với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại An Giang, công tác báo cáo, thống kê kịp thời và ít xảy ra sai sót, 23/24 Quỹ đã tạo và gửi file sao kê tiền gửi, tiền vay về Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước hàng tháng.
Các Quỹ tín dụng cũng ngày càng quan tâm đến đời sống người lao động tại Quỹ bằng tiền lương; các chế độ đãi ngộ khác như tiền thưởng, trang phục giao dịch, bảo hiểm, tham quan... để động viên người lao động gắn bó, cống hiến nhiều hơn cho hoạt động của Quỹ tín dụng. Quá trình hoạt động của mình, các Quỹ tín dụng cũng trích một phần từ lợi nhuận sau thuế để tham gia công tác xã hội, từ thiện do địa phương, ngành phát động như xây nhà tình nghĩa, đóng góp kinh phí xây cầu, làm đường nông thôn, giúp đỡ người nghèo, ủng hộ phong trào khuyến học ở địa phương.
5. Tổ hợp tác (THT)
Tính đến nay số lượng tổ hợp tác hiện có 880 THT (thành lập mới 30 THT, củng cố 25 THT đã hết thời hạn hợp đồng hợp tác) với sự tham gia của 23.200 thành viên. Mặc dù số lượng THT có tăng nhưng số lượng thành viên giảm, nguyên nhân do 6 tháng đầu năm đã tiến hành giải thể một số THT đã hết hạn hợp đồng hợp tác và không còn nhu cầu hợp tác. Dịch vụ chủ yếu mà các tổ hợp tác thực hiện là: bơm tưới, nhân giống lúa, chăn nuôi, trồng lúa, phun xịt thuốc BVTV,…
Tổng số cán bộ quản lý THT có khoảng trên 70% là lực lượng nông dân sản xuất kinh doanh giỏi có trình độ văn hoá là trung học, số còn lại là cán bộ Hội và chi hội trưởng nông dân có trình độ từ sơ cấp đến đại học.
Nhìn chung, nhu cầu hợp tác của các thành viên tham gia THT chủ yếu là trong thời gian ngắn, hơn nữa có nhiều THT hoạt động không có đăng ký chứng thực hợp đồng hợp tác với UBND xã, do đó rất khó để xác định tổng vốn góp, doanh thu, lợi nhuận cũng như diện tích phục vụ, lao động làm việc thường xuyên trong tổ.
III. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm hỗ trợ từ lãnh đạo ngành, chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý nhà nước.
- Các tổ chức KTTT hoạt động ngày càng hiệu quả, ngày càng thu hút được nhiều người dân tham gia; từ đó góp phần ổn định kinh tế địa phương, nâng cao mức sống và thu nhập của người dân.
- Chủ trương liên kết HTX, THT với doanh nghiệp trong việc xây dựng vùng nguyên liệu theo mô hình cánh đồng lớn nhằm tạo ra sản lượng lúa hàng hóa đủ lớn, đồng nhất, tiết kiệm chi phí và quan trọng hơn là giải quyết vấn đề khó khăn trong tiêu thụ lúa gạo cho nông dân nên rất được chính quyền địa phương và người dân đồng tình ủng hộ.
2. Khó khăn và nguyên nhân
2.1 Khó khăn
- Nhận thức chưa đúng về bản chất, vị trí và vai trò của kinh tế tập thể trong phát triển kinh tế - xã hội của người dân và của một số cán bộ quản lý kinh tế tập thể. Một số nơi, chính quyền địa phương còn can thiệp sâu vào công việc nội bộ của hợp tác xã.
- Một số chính sách hỗ trợ, phát triển HTX còn chồng chéo, nhiều bất cập, khó thực hiện ở địa phương: chính sách thuế, tín dụng đầu tư phát triển nhà nước, xúc tiến thương mại,…
- Bộ máy quản lý kinh tế tập thể chưa thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể ở huyện, xã còn thiếu, chủ yếu là kiêm nhiệm, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tập thể ở các xã, phường, thị trấn còn hạn chế về kiến thức liên quan đến lĩnh vực kinh tế tập thể.
- Số liệu báo cáo các chỉ tiêu về lĩnh vực kinh tế tập thể thiếu chính xác và không đầy đủ do chưa có phần mềm quản lý dẫn đến tình trạng dự báo không sát với thực tế về tình hình phát triển kinh tế tập thể.
- Thiếu nguồn nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên tham gia quản lý hợp tác xã; thiếu vốn cho sản xuất, quy mô hoạt động của từng hợp tác xã chậm được mở rộng; quy mô hoạt động, số lượng, chất lượng dịch vụ còn hạn chế, chủ yếu phục vụ nội bộ xã viên; chậm nắm bắt và chưa theo kịp sự thay đổi, đòi hỏi của thị trường. HTX chưa làm tốt vai trò hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, chưa tập hợp được nhiều nông dân tham gia.
- Công tác bồi dưỡng, tập huấn trong thời gian qua đã được triển khai thường xuyên nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Công tác tuyên truyền vận động các tầng lớp tham gia vào mô hình kinh tế hợp tác chưa được đẩy mạnh thường xuyên và sâu rộng. Thêm vào đó, bản thân các HTX, THT chưa phát huy mạnh mẽ trong việc tổ chức, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất; công tác quản lý tài chính còn yếu kém, thiếu công khai minh bạch.
- Số HTX lĩnh vực CN-TTCN trên địa bàn quá ít. Sản phẩm chưa phát triển mạnh, quy mô nhỏ. Các sản phẩm đa dạng đặc sắc nhưng thị trường tiêu thụ còn hạn chế và chưa tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Lực lượng lao động thường xuyên biến động, tay nghề không đồng đều làm cho chất lượng sản phẩm thiếu ổn định. Số HTX lĩnh vực GTVT thì thiếu vốn để đổi mới phương tiện, giá cước khó tăng do cạnh tranh, nguyên liệu, vật tư, phụ tùng, tiền lương… luôn biến đổi theo chiều hướng tăng.
- Dịch vụ ngân hàng của QTDND quá ít, hầu hết chỉ là huy động vốn và cho vay, nguồn thu nhập chính của QTDND là từ thu lãi cho vay, bên cạnh đó có một số QTDND trang bị tài sản khá lớn, chi phí cố định ngày càng nhiều nên QTDND muốn có lợi nhuận thì chỉ có cách mở rộng cho vay. Tuy nhiên, hiện nay QTDND đang gặp áp lực cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng thương mại. Do đó, việc không thực hiện nghiêm túc công tác thẩm định khách hàng, kiểm tra, giám sát vốn vay thì nguy cơ lựa chọn sai khách hàng, phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu là khá cao.
- Phần lớn các THT hoạt động trong thời gian ngắn, quy mô nhỏ, vốn ít hoặc không góp vốn, nội dung hợp tác chủ yếu ở đầu vào sản xuất, chưa quan tâm đến đầu ra của sản phẩm nên dẫn tới hoạt động của THT đơn điệu và thiếu bền vững. Chỉ có khoảng 30% số THT có chứng thực hợp đồng hợp tác theo quy định Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ và Thông tư 04/2008/TT-BKH ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.2 Nguyên nhân
- Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về kinh tế tập thể, hợp tác xã chưa mang lại hiệu quả mong muốn; chưa kịp thời tháo gỡ những bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện và những chính sách của Nhà nước.
- Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể chưa thống nhất giữa các cấp. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của ngành, địa phương chưa quan tâm nhiều đến đối tượng này. Trình độ, năng lực của ban quản trị, ban giám đốc hợp tác xã còn hạn chế nhất là trong công tác tổ chức, quản lý; thiếu năng động mở rộng dịch vụ và thu hút nguồn vốn từ thành viên, còn trông chờ sự trợ cấp từ ngân sách nhà nước.
- Một số hợp tác xã vẫn chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể như: Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng…
- Chưa áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý kinh tế tập thể như: phần mềm đăng ký kinh doanh về kinh tế tập thể, phần mềm quản lý tài chính…
- Một số hợp tác xã chưa thực hiện đầy đủ các quy định Luật Hợp tác xã 2012 về cơ cấu tổ chức bộ máy, tỉ lệ cung cấp dịch vụ sản phẩm ra bên ngoài, điều kiện về thành viên…
3. Bài học kinh nghiệm:
Một là, cần tôn trọng tính tự nguyện, tự giác tham gia hợp tác xã và tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, trước hết là trách nhiệm tài chính của hợp tác xã; tôn trọng bản chất, giá trị và nguyên tắc hợp tác xã, đảm bảo hợp tác xã mang lại lợi ích thiết thực cho thành viên.
Hai là, phải có sự quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, trước nhất là người đứng đầu cơ quan đơn vị trong chỉ đạo, vận động nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hợp tác xã, đi đôi với việc xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể.
Ba là, cần quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng pháp luật về kinh tế tập thể, hợp tác xã sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt đối với cán bộ quản lý và xã viên hợp tác xã.
Bốn là, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý kinh tế tập thể nhằm nắm sát tình hình phát triển kinh tế tập thể ở địa phương, đặc biệt là các số liệu báo cáo thống kê.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ
1. Tình hình triển khai Luật và các văn bản hướng dẫn
Sau khi Luật Hợp tác xã 2012 có hiệu lực thi hành cùng với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như: Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã; Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã; Quyết định 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển Hợp tác xã giai đoạn 2015-2020. Tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành có liên quan tiến hành tập huấn Luật Hợp tác xã 2012 cho lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện, xã và cán bộ quản lý hợp tác xã. Đồng thời, hỗ trợ hướng dẫn thành lập và đăng ký chuyển đổi theo Luật hợp tác xã 20102. Bên cạnh đó, tỉnh đang xây dựng Đề án “Đổi mới, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác trong nông nghiệp gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn, tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020” theo Chương trình công tác năm 2015 số 20/CTr-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh An Giang và Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Phê duyệt Kế hoạch Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Hiện tại, đề án đã được gửi đến các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị, thành góp ý.
Ngoài ra, sau khi Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 và Quyết định số 906/QĐ-BNNKTHT ngày 29 tháng 4 năm 2014 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014. Bộ Công thương đã ban hành Quyết định 606/QĐ-BCT ngày 21 tháng 01 năm 2015 Ban hành Lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo giai đoạn 2015-2020; Bộ Tài chính cũng đã có Công văn 2103/BTC-NSNN 10/02/2015 V/v hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Theo đó, để triển khai xây dựng các vùng sản xuất nông sản tập trung theo mô hình cánh đồng lớn, UBND tỉnh đã Ban hành tiêu chí cánh đồng lớn Lúa, Nếp tỉnh An giang tại Quyết định số 1639/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2014. Hiện nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh phê duyệt, ban hành các văn bản sau: Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn Lúa, Nếp tỉnh An Giang giai đoạn 2015-2020; Chính sách thực hiện Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn Lúa, Nếp tỉnh An Giang theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ; Hợp đồng mẫu liên kết sản xuất và tiêu thụ Lúa, Nếp thực hiện xây dựng Cánh đồng lớn tỉnh An Giang.
2. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể
Sau khi Luật Hợp tác xã 2012 có hiệu lực thi hành cùng với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như: Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã; Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã; UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư có công văn gửi phổ biến đến các cơ quan có liên quan và tổ chức 04 đợt tập huấn tuyên truyền các văn bản trên cho cán bộ lãnh đạo từ tỉnh đến xã và các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đều chỉnh Bộ thủ tục hành chính của tỉnh trong đó có lĩnh vực hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Tuy nhiên, việc tổ chức bộ máy và cán bộ vẫn chưa thay đổi so với trước đây do chưa có hướng dẫn cụ thể từ các Bộ, ngành Trung ương. Công tác chuyển đổi hợp tác xã theo quy định mới chỉ đạt 47,62% so với kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2015.
3. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã
3.1. Chính sách bồi dưỡng, đào tạo cán bộ hợp tác xã
Trong 04 năm từ 2011-2014, các sở, ngành đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho hơn 5.000 lượt người tham dự với tổng kinh phí thực hiện là 4.007 triệu đồng (trong đó kinh phí Trung ương là 2.057 triệu và địa phương là 1.950 triệu). Đối tượng chủ yếu là thành viên các HTXNN, THT, CLBND, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ. Nội dung bồi dưỡng tập huấn gồm: Thị trường và Marketting cơ bản; Khởi sự Kinh doanh; Quản lý tài chính HTXNN; Quản lý tài chính nông hộ; Chuỗi giá trị ngành hàng và kết nối thị trường; Phân tích hoạt động kinh doanh HTXNN; Soạn thảo và quản lý văn bản HTXNN; Kế toán HTXNN trên máy tính. Riêng năm 2014, tỉnh đã triển khai tập trung 04 đợt về tuyên truyền Luật HTX 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho hầu hết các HTX trên địa bàn và cán bộ lãnh đạo từ cấp tỉnh đến cấp xã.
3.2. Chính sách đất đai
Đến nay đã có 38/87 HTX có trụ sở làm việc riêng. Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các diện tích do chính quyền địa phương giao cho HTX NN sử dụng còn nhiều khó khăn. Năm 2014, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng nơi trưng bày sản phẩm cho HTX Dệt Văn Giáo với tổng kinh phí là 550 triệu.
3.3 Chính sách thuế
Hầu hết các HTX đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đều được hưởng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
3.4 Chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng
Từ nguồn vốn Dự án Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sau thu hoạch lúa gạo ở qui mô thôn xóm do Cộng hoà Áo tài trợ, với tổng nguồn kinh phí kết chuyển cho tỉnh là 4.328.671.087 đồng. Theo đó, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án “Hỗ trợ đầu tư giảm thất thoát sau thu hoạch tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2015 tại Quyết định số 127/QĐ-UB ngày 19 tháng 01 năm 2010. Đối tượng hỗ trợ đầu tư là thành viên của các tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã và trang trại tham gia dự án “Xây dựng chất lượng và thương hiệu gạo An Giang”, vay vốn để đầu tư nâng cấp, xây dựng sân phơi, nhà kho, lò sấy theo phương thức hỗ trợ cho vay tín chấp, với lãi suất bằng 0%, thời gian vay là 5 năm với mức vay không quá 50 triệu đồng/hộ. Trong 03 năm từ 2011-2013, Dự án đã triển khai rất tốt trong công tác cho vay, đã hỗ trợ cho 26 hộ vay của 04 THT với tổng số tiền vay là 1,237 tỷ đồng. Đến nay đã thu hồi được 1.122 triệu đồng, số còn lại tiếp tục thu hồi trong năm 2015.
Bên cạnh đó, thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2003, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3368/2005/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành Quy chế cho vay quỹ hỗ trợ phát triển HTXNN, từ đó các HTX.NN cũng tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi lãi xuất. Đến nay, Quỹ hỗ trợ phát triển HTX NN đã giải ngân được 2,33 tỷ từ nguồn vốn này nhằm hỗ trợ cho các HTX NN phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ xã viên và nông dân. Tuy nhiên, việc thu hồi nợ vay trong thời gian qua chưa đạt như kế hoạch; nguyên nhân chủ yếu là do các HTX NN hoạt động kinh doanh không hiệu quả, dẫn đến chậm trễ trong công tác trả nợ vay.
3.5 Hỗ trợ xây dựng mối liên kết giữa tổ chức đại diện nông dân với doanh nghiệp
- Thực hiện Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo; và hưởng ứng phong trào xây dựng cánh đồng lớn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, An Giang đã triển khai mô hình cánh đồng lớn rộng khắp trong toàn tỉnh. Theo đó, trong suốt quá trình thực hiện, tỉnh đã chủ động kêu gọi các doanh nghiệp tham gia xây dựng vùng nguyên liệu cũng như kêu gọi các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào tham gia mô hình. Đồng thời, vận động nông dân hợp tác sản xuất theo các THT hoặc HTX để liên kết với doanh nghiệp.
Kết quả trong 03 năm từ 2011 - 2013, tổng diện tích triển khai ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa doanh nghiệp với nông dân là 70.100 ha (2011: 13.150ha; 2012: 22.950ha; 2013: 34.000ha).
- Tiếp theo đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013; và Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014. Để triển khai chủ trương này, Sở Nông nghiệp và PTNT là đầu mối trong việc hỗ trợ liên kết giữa doanh nghiệp và tổ chức đại diện nông dân (HTX, THT) trong tham gia mô hình Cánh đồng lớn, cụ thể như sau:
+ Trong năm 2014 có 26 doanh nghiệp có kế hoạch tham gia cánh đồng lớn với diện tích kế hoạch 37.697ha. Trong đó có 24 doanh nghiệp triển khai thực hiện ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ lúa với nông dân thông qua 11 HTXNN và 17 THT với diện tích 32.780 ha, đạt 87% so kế hoạch. Tuy nhiên, diện tích thực hiện thu mua khoảng 27.059 ha, đạt 83% so diện tích thực hiện.
+ Vụ Đông Xuân 2014-2015 đã có 21 doanh nghiệp có kế hoạch tham gia mô hình cánh đồng lớn với diện tích 31.052 ha. Diện tích triển khai thực hiện ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ lúa với nông dân thông qua 17 HTXNN và 14 THT là 19.483 ha, đạt 63% so kế hoạch. Tuy nhiên, tính đến nay, các doanh nghiệp đã thực hiện thu mua với diện tích 14.591 ha, đạt 75% so diện tích thực hiện. Hiện các doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục thu mua đối với diện tích còn lại.
3.6 Chính sách ứng dụng khoa học công nghệ
Hằng năm, tỉnh dành một phần kinh phí khoa học công nghệ để hỗ trợ hợp tác xã thay đổi công nghệ thiết bị để phục vụ cho sản xuất, các chính sách hỗ trợ về đăng ký nhãn hiệu tập thể. Năm 2014, diện tích ứng dụng “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm” được 570.000 ha, đạt 89% so với diện tích xuống giống; nhờ đó, năng suất lúa tăng lên 6,27 tấn/ha, luôn cao nhất đồng bằng Sông Cửu Long. Năm 2011, An Giang đã hỗ trợ nông dân và các hợp tác xã hợp tác các doanh nghiệp xây dựng mô hình “Cánh đồng lớn”. Đến nay, diện tích liên kết sản xuất “Cánh đồng lớn” tại An Giang đã tăng lên 34.200 ha (tăng gấp 5,2 lần so năm 2011).
Để tạo hướng tăng trưởng mới trong nông nghiệp, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Tỉnh đã ban hành 2 chính sách: Hỗ trợ tiếp cận, thiết lập và xâm nhập hệ thống phân phối trong, ngoài nước và Gói hỗ trợ tài chính - kỹ thuật - thị trường cho các sản phẩm chủ lực. Đồng thời, các ngân hàng thương mại cam kết thực hiện gói tín dụng 3.000 tỷ đồng hỗ trợ các mô hình sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
3.7 Chính sách hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trường
Tỉnh đã hỗ trợ cho hơn 47 lượt hợp tác xã tham gia hội thảo, hội chợ triển lãm ở trong và ngoài nước để tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chính sách này đã tác động rất lớn đến quy mô hoạt động của các hợp tác xã sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. An Giang hỗ trợ xây dựng mối liên kết với các doanh nghiệp theo tinh thần Quyết định số 80/QĐ-TTg và Quyết định số 62/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả là nhiều mô hình liên kết ra đời, giúp ổn định đầu ra sản phẩm nông nghiệp của các hợp tác xã, như: hợp đồng giữa Hợp tác xã Nông nghiệp Thành Lợi và Công ty Anstesco sản xuất bắp non, đậu nành rau; 02 tổ hợp tác áp dụng tiêu chuẩn GLOBALGAP được Công ty SATRA ký hợp đồng tiêu thụ lúa jasmine; 20 Hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên kết với doanh nghiệp xây dựng cánh đồng lớn với diện tích 3.000 ha/vụ.
3.8 Chính sách phát triển làng nghề
Tỉnh đã triển khai 04 dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình điểm sơ chế, tiêu thụ nấm rơm ở Hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Thắng (Thoại Sơn), Tổ hợp tác ở Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú), Tổ hợp tác ở Mỹ Hội Đông (Chợ Mới) và xây dựng mô hình điểm sơ chế, tiêu thụ rau an toàn ở Hợp tác xã nông nghiệp Hòa Thuận (Chợ Mới); với tổng kinh phí 482 triệu đồng (vốn Trung ương hỗ trợ 200 triệu đồng, vốn đối ứng 282 triệu đồng).
3.9 Chính sách khác
Cuối tháng 8/2014, UBND tỉnh An Giang đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về “chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp” rộng rãi đến với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, HTX, các ngân hàng thương mại trên toàn tỉnh. Đến nay, các địa phương trong tỉnh phối hợp các ngân hàng thương mại đã tổ chức nhiều cuộc hội nghị, hội thảo hướng dẫn những nội dung liên quan quyết định số 68/QĐ-TTg đến các đối tượng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn; Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức 10 lớp tập huấn tuyên truyền xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, ấp, nông dân 11 huyện, thị xã, thành phố gắn với lồng ghép phổ biến thực hiện Quyết định số 68/QĐ-TTg; Kết quả trong năm 2014, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã giải ngân cho vay đạt 154,25 tỷ đồng cho 343 khách hàng. Trong đó, tổng dư nợ cho vay đạt 156,82 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ là 339; doanh số thu nợ đạt 1,66 tỷ đồng; lãi suất được hỗ trợ tại là 1,07 tỷ đồng. Khách hàng được cho vay chủ yếu là hộ gia đình chiếm 61,8% tổng doanh số cho vay và 62,2% tổng dư nợ. Còn lại thuộc đối tượng khác. Gần đây, HTXNN Hòa Thuận được hỗ trợ vay 500 triệu đồng để đầu tư nâng cấp hệ thống trạm bơm điện, góp phần phục vụ tốt cho bà con xã viên. Ngoài chính sách trên, Tỉnh ban hành Quyết định số 769/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2010 về việc hỗ trợ cho nông dân 8 đầu tư mua máy gặt lúa các loại. Theo quyết định này khi mua máy nông dân (THT, HTX, TT) sẽ được hỗ trợ 20% giá trị máy gặt lúa các loại theo giá trị hợp đồng mua nhưng không vượt quá 30 triệu đồng/máy.
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ 5 NĂM 2016 - 2020
I. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ 05 NĂM 2016 - 2020
- Việc phát triển kinh tế tập thể là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đồng thời cũng là sự nghiệp hết sức khó khăn đòi hỏi phải kiên trì, xuất phát từ nhu cầu thực tế, phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của địa phương. Phải tuân thủ các quy định của Luật HTX 2012 và các văn bản khác có liên quan, đảm bảo HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm do các thành viên tự nguyện thành lập, trên cơ sở bình đẳng, dân chủ cùng có lợi. Xây dựng và phát triển kinh tế tập thể phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình, kế hoạch khác của địa phương.
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể. Phát huy vai trò của Liên minh HTX tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thành viên hợp tác xã, tổ viên tổ hợp tác.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ 5 NĂM 2016 - 2020
1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn
1.1. Thuận lợi
- Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm đến lĩnh vực phát triển kinh tế tập thể: Bộ Chính trị đã có Kết luận số 56-KL/TW ngày 21 tháng 02 năm 2013 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020. Ở địa phương thì lĩnh vực phát triển kinh tế tập thể là một trong những mục tiêu chủ yếu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2016-2020.
- Mô hình tổ chức và hoạt động của hợp tác xã ngày càng đúng theo bản chất của kinh tế tập thể. Từ đó tạo điều kiện ngày càng nhiều các cá nhân, tổ chức tham gia vào thành viên hợp tác xã.
- Giai đoạn 2016-2020 tỉnh An Giang sẽ triển khai thực hiện các Kế hoạch, Đề án như: “Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn Lúa, Nếp tỉnh An Giang giai đoạn 2015-2025”; Đề án “Đổi mới, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác trong nông nghiệp gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020”, do đó các HTX, THT sẽ có được nhiều sự hỗ trợ từ các cơ chế chính sách của tỉnh. Điều này góp phần tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX ngày càng phát triển, góp phần tăng thu nhập thành viên HTX và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.
1.2. Khó khăn
- Bộ máy quản lý kinh tế tập thể chưa thống nhất từ trung ương đến địa phương. Một số sở, ngành, chính quyền địa phương vẫn chưa bố trí được cán bộ chuyên trách kinh tế tập thể.
- Thông tin về kinh tế tập thể chưa được thông suốt giữa các đơn vị, tổ chức quản lý, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong tỉnh. Ở một vài nơi còn chưa nắm rõ tổ chức kinh tế tập thể nơi mình quản lý. Chưa áp dụng công nghệ thông tin để quản lý kinh tế tập thể.
- Trình độ nhân sự tham gia quản lý điều hành HTX, THT còn rất nhiều hạn chế. Ban quản trị HTX chưa có hướng suy nghĩ và hành động mang tính chiến lược và đột phá để phát triển, chưa được đào tạo một cách cơ bản, thiếu tính nhạy bén và năng động.
- Các Bộ, ngành chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020.
2. Mục tiêu tổng quát
Phát triển kinh tế tập thể đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc cơ bản theo Luật Hợp tác xã năm 2012, góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết, cùng chia sẽ sự thịnh vượng và quản lý một cách dân chủ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn. Phấn đấu đến năm 2020 đưa kinh tế tập thể thoát khỏi tình trạng yếu kém hiện nay; đủ năng lực nội tại để vừa phục vụ tốt cho thành viên vừa tham gia và đứng vững trên thị trường trong tiến trình hội nhập một cách độc lập. Đổi mới toàn diện, phát triển đa dạng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, gắn liên kết sản xuất và tiêu thụ theo mô hình cánh đồng lớn.
3. Định hướng chung về phát triển kinh tế tập thể
- Phát triển kinh tế tập thể là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể để kinh tế tập thể cùng với kinh tế Nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể sâu rộng trong xã hội; tập trung vận động, thành lập mới các tổ hợp tác, HTX hoạt động theo quy định của pháp luật đi đôi với việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã hiện có.
- Tập trung củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh; Đẩy mạnh sự liên kết giữa các tổ hợp tác, HTX với doanh nghiệp trong việc gắn với sản xuất, tiêu thụ theo mô hình cánh đồng lớn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh.
- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý cho các HTX, tổ hợp tác.
4. Một số mục tiêu cụ thể
- Đóng góp vào GRDP: 1,10%
- Tổng số hợp tác xã: 162 hợp tác xã (tăng 10.20% so với cùng kỳ)
- Tổng số xã viên hợp tác xã: 168.351 người (tăng 0.8% so với cùng kỳ)
- Tổng số lao động làm việc thường xuyên trong hợp tác xã: 5.436 người (tăng 27,31% so với cùng kỳ).
- Doanh thu bình quân của hợp tác xã (kể cả QTDND) là 8 tỷ đồng (tăng 77,78 % so với cùng kỳ).
- Tổng số lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 5.436 người, tăng gần 27,31% so với cùng kỳ, trong đó lao động là thành viên HTX chiếm 3.533 người và lao động thuê ngoài là 1.903 người).
- Lãi bình quân của HTX là 01 tỷ đồng tăng 42,86% so với cùng kỳ.
- Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã: 1.458 người (tăng 15,53% so với cùng kỳ. Trong đó:
+ Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp: 1.208 người (tăng 9,92% so với cùng kỳ).
+ Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên: 250 người (tăng 53,37 so với cùng kỳ).
5. Các giải pháp phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2016-2020
5.1. Tuyên truyền, tập huấn Luật Hợp tác xã năm 2012 và nâng cao năng lực nguồn nhân lực hợp tác xã
Trong giai đoạn 2016-2020, cử 260 người đi đào tạo nguồn nhân lực và 2.422 lượt người tham gia bồi dưỡng với tổng kinh phí là 4.922 triệu đồng. Đối tượng tham gia là các cán bộ lãnh đạo địa phương, cán bộ quản lý và thành viên HTX, THT. Các nội dung đào tạo, bồi dưỡng gồm: tuyên truyền, tập huấn Luật Hợp tác xã năm 2012; phổ biến chính sách liên quan phát triển kinh tế tập thể; nâng lực quản lý của cán bộ quản lý HTX, THT; kiến thức chuyên môn kỹ thuật về quản lý, điều hành, sản xuất, kinh doanh.
5.2. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Trong năm 2016, từng sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển thực hiện các nội dung hỗ trợ (Chính sách đào tạo nguồn nhân lực; Chính sách đất đai; Chính sách đầu tư phát triển hạ tầng; Chính sách tài chính tín dụng) theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ;
- Các ngành, các địa phương lồng ghép nội dung phát triển kinh tế tập thể vào xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm (cụ thể hóa bằng chỉ tiêu cụ thể theo khung hướng dẫn của tỉnh, Trung ương) và bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện.
- Đánh giá lại hoạt động để có giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã; nghiên cứu tăng nguồn quỹ và mở rộng chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển loại hình hợp tác và mở rộng hoạt động dịch vụ.
- Ban hành cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chuỗi liên kết ngang trong quá trình triển khai chương trình (dự án) cánh đồng lớn.
5.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã
- Đẩy nhanh củng cố các hợp tác xã yếu, kém nhưng còn khả năng hoạt động; cương quyết giải thể những hợp tác xã tồn tại hình thức, hợp tác xã yếu, kém không còn khả năng hồi phục; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hợp tác xã yếu, diện tích nhỏ sáp nhập với các hợp tác xã trong vùng để tăng quy mô hoạt động, năng lực sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức rà soát tình hình hoạt động toàn bộ các hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn, hướng dẫn tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã 2012. Rà soát lại các tổ hợp tác đang hoạt động, đánh giá nhu cầu hợp tác, thực hiện hợp tác đúng theo tinh thần Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác.
- Xây dựng hệ thống thông tin về kinh tế tập thể chung cho toàn tỉnh; tăng cường cung cấp thông tin kịp thời về các chính sách của Nhà nước; giới thiệu và hướng dẫn xây dựng các mô hình liên kết hiệu quả; quảng bá các sản phẩm, dịch vụ chất lượng của các hợp tác xã để phát triển và mở rộng sản xuất.
- Tổ chức thực hiện mô hình hợp tác xã kiểu mới theo mô hình liên kết doanh nghiệp, cánh đồng lớn, nông thôn mới.
- Có chính sách hỗ trợ thu hút người có trình độ tham gia điều hành hợp tác xã. Xây dựng đề án tuyển dụng Giám đốc thuê cho hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp theo nguyên tắc nhà nước tuyển dụng, trả lương bằng nguồn ngân sách và hỗ trợ một phần trích từ % lợi nhuận của hợp tác xã theo mô hình tổ chức Luật HTX năm 2012.
5.4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể
Tổ chức và cũng cố Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể cấp tỉnh, cấp huyện. Các sở, ban, ngành hữu quan, các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu sắp xếp, bố trí cán bộ chuyên trách về kinh tế tập thể; các xã, phường, thị trấn có cán bộ kiêm nhiệm về kinh tế hợp tác. Đây là giải pháp quan trọng có tính quyết định để kinh tế tập thể phát triển.
5.5. Huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong nước và quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể
- Tiếp tục phối hợp với các tổ chức xã hội, các tổ chức đoàn thể, các trường trong tỉnh tham gia tuyên truyền, mở lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức liên quan đến kinh tế tập thể kiểu mới, phổ biến các chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể, giới thiệu mô hình kinh tế tập thể hiệu quả… đến các thành phần trong xã hội để mọi người thấy được vai trò và lợi ích khi tham gia mô hình này.
- Kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh lương thực tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ với các HTX, THT nhằm góp phần tạo sự bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể địa phương.
- Tiếp tục phối hợp với SOCODEVI thực hiện chương trình chung tay phát triển Hợp tác xã giai đoạn 2013-2017.
- Chính phủ ban hành quy định thống nhất tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với thành phần kinh tế hợp tác. Hiện nay, từng lĩnh vực do từng cơ quan chuyên ngành quản lý, do đó công tác tham mưu chính sách phát triển Hợp tác xã thiếu tập trung, chính sách hỗ trợ bị cắt khúc, rời rạc, không đồng bộ.
- Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và các ngành có liên quan sớm có hướng dẫn và cụ thể hóa các cơ chế chính sách cho hợp tác xã theo Nghị định số 193/2013/NĐ-CP, ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ và Quyết định số 2261/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. Do Nghị định số 193/2013/NĐ-CP có hiệu lực đã chấm dứt các chính sách trước đây đối với hợp tác xã.
- Nghiên cứu chính sách tín dụng đặc biệt hỗ trợ các hoạt động sản xuất mô hình kinh tế hợp tác, do khó khăn vay thế chấp, định mức vay tín chấp thấp nên các hợp tác xã hoạt động khó khăn. Đề nghị thực hiện cho vay thế chấp bằng sản phẩm hoặc hợp đồng, điều này phù họp với các hợp tác xã nông nghiệp.
- Để tạo hiệu ứng trong xã hội, đề nghị cho phép An Giang lựa chọn 1-2 hợp tác xã điểm trong một sổ lĩnh vực ưu tiên phát triển thực hiện chương trình thí điểm phát triển kinh tế hợp tác; ngân sách sẽ đầu tư hỗ trợ, hợp tác xã điểm sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi hiện hành cao nhất để khuyến khích phát triển.
- Đối với Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 cần chỉnh sữa lại thời hạn hợp đồng hợp tác hoặc quy định rõ tối thiểu từ 18 tháng trở lên vì theo chu kỳ, theo mùa vụ như thế thì thời hạn quá ngắn có tổ chưa kịp báo cáo, tổng hợp kết quả hoạt động với Hội nông dân xã thì đã chấm dứt hoạt động như vậy rất tốn kém công sức, vừa tốn kinh phí đào tạo cho ban điều hành mới thành lập, gây khó khăn trong công tác tổng hợp báo cáo số lượng tăng, giảm theo định kỳ quy định.
Trên đây là báo cáo tình hình phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xin báo cáo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư./.
GIAI ĐOẠN 2011-2015
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Quyết định số: 1145/QĐ-UBND ngày 24/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Mục tiêu KH 2011-2015 | TH 2011 | TH 2012 | TH 2013 | TH 2014 | Ước TH 2015 | Ước TH 2011-2015 | So với mục tiêu 2011-2015 |
I | Hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tỷ trọng đóng góp vào GDP | % |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Tổng số hợp tác xã | HTX | 145 | 144 | 146 | 139 | 144 | 147 | 147 | 101,38% |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số hợp tác xã thành lập mới | HTX | 28 | 3 | 3 | 2 | 7 | 3 | 22 | 78,57% |
| Số hợp tác xã giải thể | HTX | 4 | 1 | 1 | 4 | 2 | 0 | 8 | 200,0% |
| Số hợp tác xã đã chuyển đổi theo Luật 2012 | HTX | 147 | - | - | 39 | 43 | 70 | 70 | 47,62% |
3 | Tổng số thành viên hợp tác xã | Người | 201.341 | 139.434 | 146.382 | 153.355 | 160.464 | 166.886 | 166.886 | 82,89% |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số thành viên mới | Người | 13.649 | 5.376 | 6.948 | 6.973 | 2.200 | 6.422 | 6.422 | 47,05% |
4 | Tổng số lao động thường xuyên trong hợp tác xã | Người | 3.877 | 3.234 | 3.424 | 3.486 | 3.841 | 3.877 | 3.877 | 100,00% |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số lao động thường xuyên mới | Người | 213 | 8 | 190 | 62 | 213 | 213 | 213 | 100,00% |
| Số lao động là thành viên hợp tác xã | Người | 1.477 | 2.263 | 1.091 | 2.376 | 1.477 | 1.477 | 1.477 | 100,00% |
5 | Doanh thu bình quân một hợp tác xã | Tr Đồng/năm | 5.000 | 3.889 | 6.146 | 4.210 | 4.800 | 4.500 | 4.500 | 90,00% |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Doanh thu của HTX đối với thành viên | Tr Đồng/năm | 3.000 | 3.375 | 6.146 | 4.210 | 2.880 | 2.700 | 4.500 | 150,00% |
6 | Lãi bình quân một hợp tác xã | Tr Đồng/năm | 1.000 | 333 | 864 | 842 | 1.101 | 960 | 900 | 90,00% |
7 | Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong hợp tác xã | Tr Đồng/năm | 48 | 18 | 38 |
| 42 | 48 | 48 | 100,00% |
8 | Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã | Người | 1.262 | 1.139 | 1.091 | 1.095 | 1.477 | 1.262 | 1.262 | 100,00% |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp | Người | 1.099 | 944 | 822 | 931 | 1.202 | 1.099 | 1.099 | 100,00% |
| Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên | Người | 163 | 195 | 269 | 164 | 275 | 163 | 163 | 100,00% |
II | Liên hiệp hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tổng số liên hiệp hợp tác xã | LH HTX | 3 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 66,67% |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số liên hiệp HTX thành lập mới | LH HTX | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 | 0 |
|
| Số liên hiệp HTX giải thể | LH HTX | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 |
|
2 | Tổng số hợp tác xã thành viên | HTX | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
|
3 | Tổng số lao động trong liên hiệp HTX | Người | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
|
III | Tổ hợp tác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tổng số tổ hợp tác | THT | 950 | 709 | 709 | 868 | 950 | 880 | 880 | 92,63% |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số tổ hợp tác thành lập mới | THT | 50 | 21 | 21 | 35 | 100 | 30 | 30 | 60,00% |
| Số THT có đăng ký hoạt động với chính quyền xã/phường/thị trấn | THT |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Tổng số thành viên tổ hợp tác | Thành viên | 28.000 | 20.126 | 20.126 | 23.185 | 28.000 | 23.200 | 23.200 | 82,86% |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số thành viên mới thu hút | Thành viên | 3.500 | 196 | 1.774 | 2.896 | 3.300 | 3.200 | 3.200 | 91,43% |
3 | Doanh thu bình quân một tổ hợp tác | Tr Đồng/năm | 0 | 1.100 | 1.100 | 0 | 0 | 0 | 0 |
|
4 | Lãi bình quân một tổ hợp tác | Tr Đồng/năm | 0 | 250 | 250 | 0 | 0 | 0 | 0 |
|
GIAI ĐOẠN 2011-2015
SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ, LIÊN HiỆP HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Quyết định số: 1145/QĐ-UBND ngày 24/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Mục tiêu KH 2011-2015 | TH 2011 | TH 2012 | TH 2013 | TH 2014 | Ước TH 2015 | Ước TH 2011-2015 | So với mục tiêu 2011-2015 |
1 | HỢP TÁC XÃ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số hợp tác xả | HTX | 145 | 145 | 146 | 139 | 144 | 147 | 147 | 101,38% |
| Chia ra: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Hợp tác xã nông - lâm - ngư nghiệp | HTX | 99 | 95 | 96 | 93 | 102 | 105 | 105 | 106,06% |
| Hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp | HTX | 5 | 7 | 7 | 5 | 3 | 3 | 3 | 60,00% |
| Hợp tác xã xây dựng | HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Hợp tác xã tín dụng | HTX | 24 | 24 | 24 | 24 | 24 | 24 | 24 | 100,00% |
| Hợp tác xã thương mại | HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Hợp tác xã vận tải | HTX | 17 | 19 | 19 | 17 | 15 | 15 | 15 | 88,24% |
| Hợp tác xã khác | HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | LIÊN HiỆP HỢP TÁC XÃ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số LH hợp tác xả | LHHTX | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 100,00% |
| Chia ra: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| LH Hợp tác xã nông - lâm - ngư nghiệp | LHHTX | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 100,00% |
| LH Hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp | LHHTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
| LH Hợp tác xã xây dựng | LHHTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
| LH Hợp tác xã tín dụng | LHHTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
| LH Hợp tác xã thương mại | LHHTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
| LH Hợp tác xã vận tải | LHHTX | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 100,00% |
| LH Hợp tác xã khác | LHHTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | TỔ HỢP TÁC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số tổ hợp tác | THT | 868 | 740 | 738 | 868 | 843 | 880 | 880 | 101,38% |
| Chia ra: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổ hợp tác nông - lâm - ngư nghiệp | THT | 637 | 666 | 663 | 738 | 716 | 704 | 704 | 110,52% |
| Tổ hợp tác công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp | THT |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổ hợp tác xây dựng | THT |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổ hợp tác tín dụng | THT | 40 | 37 | 37 | 70 | 67 | 88 | 88 | 220,00% |
| Tổ hợp tác thương mại | THT | 191 | 37 | 38 | 60 | 60 | 88 | 88 | 46,07% |
| Tổ hợp tác vận tải | THT |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổ hợp tác khác | THT |
|
|
|
|
|
|
|
|
GIAI ĐOẠN 2016-2020
KẾT QUẢ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Quyết định số: 1145/QĐ-UBND ngày 24/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Mục tiêu KH 2011-2015 | TH 2011 | TH 2012 | TH 2013 | TH 2014 | Ước TH 2015 | Ước TH 2011-2015 | So với mục tiêu 2011-2015 |
I | Hỗ trợ thành lập mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số hợp tác xã được hỗ trợ | HTX |
| 5 | 3 |
|
|
| 8 |
|
| Tổng kinh phí hỗ rtợ | Tr đồng |
| 15 | 6 |
|
|
| 21 |
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| 0 |
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
| 0 |
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng |
| 15 | 6 |
|
|
| 21 |
|
II | Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đào tạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Sơ cấp, trung cấp | Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cao đẳng | Người |
|
| 1 |
|
|
| 1 |
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng |
|
| 4 |
|
|
| 4 |
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Đại học | Người |
| 8 | 7 |
|
|
| 15 |
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng |
| 10 | 10 |
|
|
| 20 |
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng |
| 10 |
|
|
|
| 10 |
|
2 | Bồi dưỡng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cán bộ hợp tác xã nông nghiệp | Người |
| 285 | 574 | 1.337 | 2.342 | 120 | 4.658 |
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng |
| 261 | 399 | 655 | 937 | 60 | 2.312 |
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
| 285 | 399 | 655 | 937 |
| 2.276 |
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng |
|
|
|
|
| 60 | 60 |
|
| Cán bộ hợp tác xã phi nông nghiệp | Người |
| 29 | 124 |
|
|
| 153 |
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng |
| 9 | 16 |
|
|
| 25 |
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổ trường Tổ hợp tác | Người |
| 154 | 337 | 151 |
|
| 642 |
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng |
| 77 | 282 | 87 |
|
| 446 |
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| 0 |
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
| 77 | 282 | 87 |
|
| 446 |
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
III | Hỗ trợ đất đai |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Giao đất không thu tiền sử dụng đất |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số hợp tác xã được giao đất | HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng diện tich được giao | m2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Thuê đất |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số hợp tác xã được thuê đất | HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng diện tich được thuê | m2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số HTX được cấp giấy | HTX |
| 2 | 2 |
|
|
| 4 |
|
| Tổng diện tích được cấp giấy | m2 |
| 150 | 150 |
|
|
| 300 |
|
IV | Hỗ trợ thuế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Ưu đãi thuế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số HTX được ưu đãi thuế | HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số tiền thuế được ưu đãi | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Miễn thuế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số HTX được miễn thuế | HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số tiền thuế được miễn | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
V | Hỗ trợ tín dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số HTX được hỗ trợ | HTX |
| 5 |
|
|
|
| 5 |
|
| Tổng số vốn được vay | Tr đồng |
| 2.330 |
|
|
|
| 2.330 |
|
VI | Hỗ trợ xúc tiến thương mại |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số HTX được hỗ trợ | HTX |
| 4 | 1 |
|
|
| 5 |
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng |
| 16 |
|
|
|
| 16 |
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng |
| 16 |
|
|
|
| 16 |
|
VII | Hỗ trợ về khoa học công nghệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số HTX được hỗ trợ | HTX |
|
|
|
|
| 4 | 4 |
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng |
|
|
|
|
| 482 | 482 |
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
|
|
|
|
| 200 | 200 |
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng |
|
|
|
|
| 282 | 282 |
|
VIII | Hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số HTX được hỗ trợ | HTX |
|
|
| 1 |
|
| 1 |
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng |
|
|
| 550 |
|
| 550 |
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
IX | Hỗ trợ tuyên truyền về kinh tế tập thể |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số HTX được hỗ trợ | HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
X | Hỗ trợ khác | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
GIAI ĐOẠN 2016-2020
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số: 1145/QĐ-UBND ngày 24/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Thực hiện KH 2011-2015 | KH 2016 | KH 2017 | KH 2018 | KH 2019 | KH 2020 | Mục tiêu KH 2016-2020 |
I | Hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tỷ trọng đóng góp vào GDP | % |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Tổng số HTX | HTX | 147 | 151 | 154 | 156 | 159 | 162 | 162 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số hợp tác xã thành lập mới | HTX | 28 | 6 | 6 | 6 | 6 | 6 | 30 |
| Số hợp tác xã giải thể | HTX | 4 | 2 | 3 | 4 | 3 | 3 | 15 |
| Số hợp tác xã đã chuyển đổi theo Luật 2012 | HTX | 70 | 151 | 154 | 156 | 159 | 162 | 162 |
3 | Tổng số thành viên hợp tác xã | Người | 166.886 | 167.135 | 167.426 | 167.726 | 168.036 | 168.351 | 168.351 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số thành viên mới | Người | 6.886 | 249 | 291 | 300 | 310 | 315 | 1.465 |
4 | Tổng số lao động thường xuyên trong hợp tác xã | Người | 4.270 | 4.680 | 4.858 | 5.031 | 5.226 | 5.436 | 5.436 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số lao động thường xuyên mới | Người | 2.533 | 410 | 178 | 173 | 195 | 210 | 1.166 |
| Số lao động là thành viên hợp tác xã | Người | 1.737 | 2.340 | 2.429 | 2.516 | 2.613 | 3.533 | 3.533 |
5 | Doanh thu bình quân một hợp tác xã | Tr Đồng/năm | 4.500 | 5.000 | 6.000 | 7.000 | 7.500 | 8.000 | 8.000 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Doanh thu của HTX với thành viên | Tr Đồng/năm | 3.000 | 3.400 | 4.080 | 4.760 | 5.100 | 5.440 | 5.440 |
6 | Lãi bình quân một hợp tác xã | Tr Đồng/năm | 700 | 700 | 800 | 900 | 1.000 | 1.000 | 1.000 |
7 | Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong hợp tác xã | Tr Đồng/năm | 48 | 48 | 48 | 48 | 50 | 50 | 50 |
8 | Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã | Người | 1.262 | 1.359 | 1.386 | 1.404 | 1.431 | 1.458 | 1.458 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp | Người | 1.099 | 1.159 | 1.176 | 1.184 | 1.201 | 1.208 | 1.208 |
| Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên | Người | 163 | 200 | 210 | 220 | 230 | 250 | 250 |
II | Liên hiệp hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tổng số liên hiệp hợp tác xã | LH HTX | 2 | 2 | 1 | 2 | 2 | 2 | 2 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số liên hiệp HTX thành lập mới | LH HTX | 1 |
|
| 1 |
|
| 1 |
| Số liên hiệp HTX giải thể | LH HTX | 0 |
| 1 |
|
|
| 1 |
2 | Tổng số hợp tác xã thành viên | HTX | 60 | 60 | 60 | 70 | 80 | 80 | 80 |
3 | Tổng số lao động trong liên hiệp HTX | Người | 50 | 50 | 50 | 100 | 110 | 150 | 150 |
III | Tổ hợp tác |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tổng số tổ hợp tác | THT | 880 | 920 | 960 | 1.000 | 1.040 | 1.080 | 1.080 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số tổ hợp tác thành lập mới | THT | 140 | 40 | 40 | 40 | 40 | 40 | 200 |
| Số THT có đăng ký hoạt động với chính quyền xã/phường/thị trấn | THT | 264 | 920 | 960 | 1.000 | 1.040 | 1.080 | 1.080 |
2 | Tổng số thành viên tổ hợp tác | Thành viên | 23.500 | 24.300 | 25.100 | 25.900 | 26.700 | 27.500 | 27.500 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số thành viên mới thu hút | Thành viên | 2.386 | 800 | 800 | 800 | 800 | 800 | 4.000 |
3 | Doanh thu bình quân một tổ hợp tác | Tr Đồng/năm |
|
|
|
|
|
|
|
4 | Lãi bình quân một tổ hợp tác | Tr Đồng/năm |
|
|
|
|
|
|
|
GIAI ĐOẠN 2016-2020
SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ, LIÊN HiỆP HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ
(Kèm theo Quyết định số: 1145/QĐ-UBND ngày 24/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Thực hiện KH 2011-2015 | KH 2016 | KH 2017 | KH 2018 | KH 2019 | KH 2020 | Mục tiêu KH 2016-2020 |
1 | HỢP TÁC XÃ |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số hợp tác xả | HTX | 147 | 151 | 154 | 156 | 159 | 162 | 162 |
| Chia ra: |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Hợp tác xã nông - lâm - ngư nghiệp | HTX | 105 | 106 | 109 | 111 | 114 | 117 | 117 |
| Hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp | HTX | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
| Hợp tác xã xây dựng | HTX |
|
|
|
|
|
|
|
| Hợp tác xã tín dụng | HTX | 24 | 24 | 24 | 24 | 24 | 24 | 24 |
| Hợp tác xã thương mại | HTX |
|
|
|
|
|
|
|
| Hợp tác xã vận tải | HTX | 15 | 18 | 18 | 18 | 18 | 18 | 18 |
| Hợp tác xã khác | HTX |
|
|
|
|
|
|
|
2 | LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ |
| 2 | 2 | 1 | 2 | 2 | 2 | 2 |
| Tổng số LH hợp tác xả | LHHTX |
|
|
|
|
|
|
|
| Chia ra: |
|
|
|
|
|
|
|
|
| LH Hợp tác xã nông - lâm - ngư nghiệp | LHHTX | 1 | 1 | 1 | 2 | 2 | 2 | 2 |
| LH Hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp | LHHTX |
|
|
|
|
|
|
|
| LH Hợp tác xã xây dựng | LHHTX |
|
|
|
|
|
|
|
| LH Hợp tác xã tín dụng | LHHTX |
|
|
|
|
|
|
|
| LH Hợp tác xã thương mại | LHHTX |
|
|
|
|
|
|
|
| LH Hợp tác xã vận tải | LHHTX | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| LH Hợp tác xã khác | LHHTX |
|
|
|
|
|
|
|
3 | TỔ HỢP TÁC |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số tổ hợp tác | THT | 880 | 920 | 960 | 1000 | 1040 | 1080 | 1080 |
| Chia ra: |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổ hợp tác nông - lâm - ngư nghiệp | THT | 704 | 736 | 768 | 800 | 832 | 864 | 864 |
| Tổ hợp tác công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp | THT |
|
|
|
|
|
|
|
| Tổ hợp tác xây dựng | THT |
|
|
|
|
|
|
|
| Tổ hợp tác tín dụng | THT | 88 | 92 | 92 | 100 | 104 | 108 | 108 |
| Tổ hợp tác thương mại | THT | 88 | 92 | 92 | 100 | 104 | 108 | 108 |
| Tổ hợp tác vận tải | THT |
|
|
|
|
|
|
|
| Tổ hợp tác khác | THT |
|
|
|
|
|
|
|
GIAI ĐOẠN 2016-2020
KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số: 1145/QĐ-UBND ngày 24/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Thực hiện KH 2011-2015 | KH 2016 | KH 2017 | KH 2018 | KH 2019 | KH 2020 | Mục tiêu KH 2016-2020 |
I | HỖ TRỢ CHUNG ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số người được cử đi đào tạo | Người | 16 | 70 | 70 | 40 | 40 | 40 | 260 |
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng | 24 | 653 | 653 | 372 | 372 | 372 | 2.422 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
| 91 | 91 | 91 | 91 | 91 | 455 |
| Ngân sách địa phương | Tr đồng | 24 | 562 | 562 | 281 | 281 | 281 | 1.967 |
| Số người được tham gia bồi dưỡng | Người | 5.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 5.000 |
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng | 4.007 | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 | 2.500 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng | 2.057 | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 | 2.500 |
| Ngân sách địa phương | Tr đồng | 1.950 | 200 | 200 | 200 | 200 | 200 | 1.000 |
2 | Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số hợp tác xã được hỗ trợ | HTX | 5 | 2 | 4 | 6 | 6 | 6 | 24 |
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng | 16 | 60 | 120 | 180 | 180 | 180 | 720 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
| 30 | 60 | 90 | 90 | 90 | 360 |
| Ngân sách địa phương | Tr đồng | 16 | 30 | 60 | 90 | 90 | 90 | 360 |
3 | Hỗ trợ về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới |
|
| 2 | 4 | 6 |
|
| 12 |
| Số hợp tác xã được hỗ trợ | HTX |
| 2 | 4 | 6 | 6 | 6 | 24 |
| Tổng kinh phí hỗ rtợ | Tr đồng |
| 100 | 200 | 300 | 300 | 300 | 1.200 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
| 50 | 100 | 150 | 150 | 150 | 600 |
| Ngân sách địa phương | Tr đồng |
| 50 | 100 | 150 | 150 | 150 | 600 |
4 | Hỗ trợ về tíếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số hợp tác xã được hỗ trợ | HTX | 5 | 10 | 15 | 15 | 15 | 30 | 85 |
| Tổng số vốn được vay | Tr đồng | 2.330 | 1.000 | 1.500 | 1.500 | 1.500 | 3.000 | 8.500 |
5 | Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế-xã hội |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số hợp tác xã được hỗ trợ | HTX |
|
|
|
|
|
|
|
6 | Hỗ trợ thành lập mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số hợp tác xã được hỗ trợ | HTX | 8 | 6 | 6 | 6 | 6 | 6 | 30 |
| Tổng kinh phí hỗ rtợ | Tr đồng | 21 | 90 | 90 | 90 | 90 | 90 | 450 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
| 60 | 60 | 60 | 60 | 60 | 300 |
| Ngân sách địa phương | Tr đồng | 21 | 30 | 30 | 30 | 30 | 30 | 150 |
II | HỖ TRỢ RIÊNG ĐỐI VỚI HTX NÔNG, LÂM, NGƯ, DIÊM NGHIỆP |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số HTX được hỗ trợ | HTX | 1 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 50 |
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng | 550 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 10.000 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
| 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 5.000 |
| Ngân sách địa phương | Tr đồng | 550 | 600 | 600 | 600 | 600 | 600 | 3.000 |
2 | Hỗ trợ giao đất, cho thuê đất |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số hợp tác xã được hỗ trợ giao đất | HTX | 4 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 50 |
| Tổng diện tích đất được giao | m2 | 300 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 10.000 |
| Số hợp tác xã được hỗ trợ cho thuê đất | HTX |
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng diện tích đất được cho thuê | m2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 | Ưu đãi về tín dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số hợp tác xã được hỗ trợ | HTX | 5 | 10 | 12 | 14 | 16 | 20 | 72 |
| Tổng số vốn được vay ưu đãi | Tr đồng | 500 | 3.000 | 3.600 | 3.800 | 4.200 | 5.000 | 19.600 |
4 | Hỗ trợ vốn, giống khi ggặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số HTX được hỗ trợ | HTX |
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
5 | Hỗ trợ về chế biến sản phẩm |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số HTX được hỗ trợ | HTX | 4 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 50 |
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng | 482 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 5.000 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| 0 |
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng | 200 | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 | 2.500 |
| Ngân sách địa phương | Tr đồng | 280 | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 1.500 |
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Hợp tác xã 2003
- 3Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác
- 4Thông tư 04/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo
- 6Luật hợp tác xã 2012
- 7Quyết định 769/QĐ-UBND năm 2010 hỗ trợ cho nông dân đầu tư mua máy gặt lúa các loại do tỉnh An Giang ban hành
- 8Kết luận 56-KL/TW năm 2013 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
- 9Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã
- 12Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn Quyết định 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 14Quyết định 710/QĐ-BNN-KTHT năm 2014 phê duyệt kế hoạch đổi mới, phát triển hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 15Quyết định 906/QĐ-BNN-KTHT năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 16Quyết định 2261/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 606/QĐ-BCT năm 2015 về Lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo giai đoạn 2015-2020 do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 18Công văn 2103/BTC-NSNN năm 2015 hướng dẫn thực hiện Quyết định 62/2013/QĐ-TTg do Bộ Tài chính ban hành
- 19Kế hoạch 7880/KH-UBND năm 2017 về phát triển kinh tế tập thể thành phố Đà Nẵng năm 2018
- 20Kế hoạch 7920/KH-UBND năm 2017 về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Đắk Lắk năm 2018
- 21Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2017 về phát triển kinh tế tập thể năm 2018 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 22Quyết định 3368/2005/QĐ-UBND về Quy chế cho vay quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp do tỉnh An Giang ban hành
Quyết định 1145/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch Phát triển kinh tế tập thể 05 năm giai đoạn 2016-2020 của tỉnh An Giang
- Số hiệu: 1145/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/06/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Lê Văn Nưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/06/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra