Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1144/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 12 tháng 6 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN RÀ SOÁT, XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI RANH GIỚI, DIỆN TÍCH CHỦ RỪNG VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và Nghị định 147/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Căn cứ Thông tư số 22/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Căn cứ Thông tư số 04/2018/TT-BTC ngày 17 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Tờ trình số 129/TTr-SNN-QBVPTR ngày 05 tháng 6 năm 2018 (kèm theo Văn bản thẩm định dự toán kinh phí số 791/STC-QLNS ngày 02/5/2018 của Sở Tài chính),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án rà soát, xác định đối tượng, phạm vi ranh giới, diện tích chủ rừng và xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang, với các nội dung chính như sau (có Phương án chi tiết kèm theo).

1. Tên gọi: Phương án rà soát, xác định đối tượng, phạm vi ranh giới, diện tích chủ rừng và xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

2. Cấp quản lý

- Chủ quản đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Chủ đầu tư: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.

3. Cơ quan phối hợp thực hiện

- Sở Tài chính.

- Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Chi cục Kiểm lâm.

- Các Ban quản lý rừng đặc dụng.

- UBND các huyện, thành phố.

- UBND các xã, thị trấn có diện tích rừng cung ứng DVMTR.

4. Đơn vị thực hiện: Lựa chọn Đơn vị tư vấn theo quy định hiện hành.

5. Phạm vi thực hiện: Toàn bộ diện tích rừng có cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh Hà Giang thuộc địa bàn 11 huyện, thành phố với 150 xã, phường, thị trấn gồm:

- Huyện Đồng Văn: Toàn bộ 19 xã, thị trấn với 223 thôn, bản.

- Huyện Mèo Vạc: Toàn bộ 18 xã, thị trấn với 173 thôn, bản.

- Huyện Yên Minh: Toàn bộ 18 xã, thị trấn với 264 thôn, bản.

- Huyện Quản Bạ: Toàn bộ 13 xã, thị trấn với 97 thôn, bản.

- Huyện Hoàng Su Phì: Toàn bộ 25 xã, thị trấn với 193 thôn, bản.

- Huyện Xín Mần: Toàn bộ 19 xã, thị trấn với 185 thôn, bản.

- Huyện Bắc Mê: Toàn bộ 13 xã, thị trấn với 133 thôn, bản.

- Huyện Vị Xuyên: Trên địa bàn 10 xã, thị trấn với 61 thôn, bản.

- Huyện Bắc Quang: Trên địa bàn 2 xã, thị trấn với 4 thôn, bản.

- Huyện Quang Bình: Trên địa bàn 8 xã, thị trấn với 56 thôn, bản.

- Thành Phố Hà Giang: Trên địa bàn 5 xã, phường với 25 thôn, tổ dân phố.

6. Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 đến năm 2019.

7. Mục tiêu, yêu cầu

7.1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Rà soát về ranh giới, diện tích rừng gắn với chủ quản lý cụ thể (chủ rừng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn) và tổ chức không phải chủ rừng được giao trách nhiệm quản lý rừng (UBND xã, phường, thị trấn; các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội) làm cơ sở chi trả tiền DVMTR theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP và Nghị định số 147/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

b) Mục tiêu cụ thể

- Rà soát thống kê danh sách các đối tượng có cung ứng DVMTR trên địa bàn 150 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố.

- Lập và thống kê được danh sách các chủ rừng, diện tích các loại rừng, hiện trạng rừng và được thể hiện trên bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng và trên thực địa thông qua việc thống nhất và có sự xác nhận của hệ thống kiểm lâm và chính quyền địa phương làm cơ sở chi trả DVMTR.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu đối với từng chủ rừng, thống kê theo đơn vị hành chính xã, huyện, tỉnh tạo cơ sở để thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ những năm tiếp theo.

- Xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng (bản đồ thể hiện ranh giới, diện tích, hiện trạng rừng; theo mục đích sử dụng rừng và nguồn gốc hình thành rừng làm căn cứ xác định hệ số K sau này) của từng đối tượng được chi trả DVMTR trên phạm vi toàn tỉnh (150 xã, phường, thị trấn và 06 chủ rừng là tổ chức thuộc các lưu vực có sử dụng DVMTR).

7.2. Yêu cầu đạt được

- Thực hiện rà soát đơn vị tư vấn là đầu mối, đồng thời sử dụng lực lượng cán bộ lâm nghiệp, kiểm lâm các cấp để tham gia thực hiện, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật làm cơ sở chi trả DVMTR và đáp ứng cho công tác quản lý sau này.

- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn và đơn vị tư vấn trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Kết quả rà soát phải đảm bảo độ chính xác phạm vi, ranh giới, diện tích rừng có cung ứng DVMTR của các đối tượng gồm: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được nhà nước giao, cho thuê và diện tích rừng do UBND xã quản lý để làm cơ sở để tiến hành chi trả tiền DVMTR.

- Cơ sở dữ liệu quản lý thông tin đến từng chủ rừng bao gồm số liệu và Bản đồ được lưu trữ bản giấy và trên file máy tính (bằng phần mềm Microsoft Word, Microsoft Excel, Mapinfo) thuận tiện cho việc khai thác, quản lý và sử dụng sau này.

8. Khối lượng, tiến độ và kinh phí thực hiện

8.1. Khối lượng và tiến độ thực hiện

Đơn vị tính: ha

STT

Tên đơn vị

Khối lượng thực hiện

Rà soát, xác định chủ rừng

Xây dựng bản đồ chi trả DVMTR

Ghi chú

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2018

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

Huyện Đồng Văn

17.183,19

 

17.183,19

17.183,19

 

2

Huyện Mèo Vạc

20.814,97

 

13.164,70

20.814,97

 

3

Huyện Yên Minh

27.223,04

 

27.223,04

27.223,04

 

4

Huyện Quản Bạ

26.956,82

 

26.956,82

26.956,82

 

5

Huyện Bắc Mê

40.233,44

 

 

40.233,44

 

6

Thành phố Hà Giang

2.879,59

2.879,59

 

2.879,59

 

7

Huyện Vị Xuyên

29.256,68

29.256,68

 

29.256,68

 

8

Huyện Bắc Quang

5.190,08

5.190,08

 

5.190,08

 

9

Huyện Quang Bình

20.198,54

20.198,54

 

20.198,54

 

10

Huyện Hoàng Su Phì

30.273,83

 

30.273,83

30.273,83

 

11

Huyện Xín Mần

28.533,08

 

28.533,08

28.533,08

 

12

Các chủ rừng là tổ chức

40.719,47

 

 

40.719,47

 

Tổng cộng

289.462,73

57.524,89

143.334,66

289.462,73

 

Trong đó:

- Riêng huyện Bắc Mê và 13 xã của huyện Mèo Vạc (gồm: Thượng Phùng, Pải Lủng, Xín Cái, Pả Vi, Giang Chu Phìn, Sơn Vĩ, Cán Chu Phìn, Lũng Pù, Khâu Vai, Niêm Sơn, Niêm Tòng, Lũng Chinh và Nậm Ban) đang thực hiện lập hồ sơ giao rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư. Do vậy, nội dung rà soát, xác định chủ rừng kế thừa kết quả giao rừng, chỉ xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Đối với các huyện tiến hành rà soát, xác định chủ rừng năm 2019: Trong năm 2018 chỉ xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng; số liệu chủ rừng sẽ kế thừa số liệu đang chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2017 làm căn cứ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2018.

8.2. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện phương án là: 11.294,0 triệu đồng (Mười một tỷ, hai trăm chín tư triệu đồng), trong đó:

- Chi phí cho lập phương án rà soát, xác định đối tượng, phạm vi ranh giới, diện tích chủ rừng và xây dựng bản đồ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng tỉnh Hà Giang: 293,0 triệu đồng;

- Chi phí rà soát, xác định đối tượng, phạm vi ranh giới, diện tích chủ rừng và xây dựng bản đồ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng: 10.817,0 triệu đồng;

- Chi phí vật tư: 184,0 triệu đồng.

8.3. Phân kỳ đầu tư

- Năm 2018: 5.294,0 triệu đồng.

- Năm 2019: 6.000,0 triệu đồng.

8.4. Nguồn vốn thực hiện

- Nguồn thu dịch vụ môi trường rừng năm 2011-2012 chưa có đối tượng chi trả: 1.198.857.375 đồng.

- Nguồn chi phí quản lý của Ban điều hành Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng: 10.095.142.625 đồng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (Chủ đầu tư) có trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Phương án theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Phương án và thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công thương; Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh; Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, Trưởng Ban kiểm soát Quỹ; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Vnpti Office;
- Lưu: VT, KTN (Hà, Hồng)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Minh Tiến

 

PHƯƠNG ÁN

RÀ SOÁT, XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI RANH GIỚI, DIỆN TÍCH CHỦ RỪNG VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Kèm theo Quyết định số 1144/QĐ-UBND ngày 12/6/2018 của UBND tỉnh Hà Giang)

SỰ CẦN THIẾT LẬP PHƯƠNG ÁN

Hà Giang là một trong những tỉnh khó khăn của cả nước, có nhiều dân tộc cùng sinh sống xen kẽ, hơn 80% người dân sống bằng nghề nông, lâm nghiệp. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 792.948,4 ha, đất quy hoạch cho Lâm nghiệp là 585.050,2 ha chiếm 73,8% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, trong đó diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh là 289.462,73 ha với 06 chủ rừng là tổ chức, hơn 1.500 chủ rừng là cộng đồng dân cư thôn, bản quản lý những diện tích rừng có cung ứng DVMTR, vì vậy có thể nói ngành lâm nghiệp có tác động tương đối lớn trong việc ổn định đời sống và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Giang.

Trong những năm qua, tỉnh cơ bản đã hoàn thành công tác giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử đất lâm nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng, thành lập được hệ thống bản đồ địa chính tương đối hoàn chỉnh, hiện đang lưu giữ tại ngành Tài nguyên - Môi trường. Đây là cơ sở dữ liệu rất quan trọng, làm nền tảng xây dựng bản đồ chuyên đề phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Đối với công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp được ngành kiểm lâm, các địa phương quan tâm và triển khai thực hiện tương đối tốt, hàng năm đã xây dựng được hệ thống bản đồ diễn biến tài nguyên rừng, số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp để làm căn cứ tổ chức triển khai các chương trình, dự án bảo vệ và phát triển rừng.

Để kế thừa kết quả giao đất lâm nghiệp và chồng xếp với các lớp bản đồ chuyên đề khác đòi hỏi phải chuẩn hóa các bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa hình, bản đồ kết quả giao đất lâm nghiệp về cùng môi trường Mapinfo, đồng thời cập nhật thông tin từ sổ mục kê vào bản đồ để quản lý trên cơ sở dữ liệu bản đồ số.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên trong quá trình tổ chức thực hiện xác định diện tích rừng của từng chủ rừng còn tồn tại nhiều hạn chế như: Công tác quy hoạch 3 loại rừng, sử dụng đất lâm nghiệp còn chưa thực sự sát với thực tế, chậm điều chỉnh; việc thống kê diện tích đất lâm nghiệp không thống nhất giữa ngành Nông nghiệp và PTNT và ngành Tài nguyên và Môi trường, chưa thống nhất trong cách thức, phương thức giao đất lâm nghiệp, do thiếu nhân lực, hiểu biết về lĩnh vực lâm nghiệp còn hạn chế, chưa căn cứ quy hoạch 3 loại rừng (chỉ phù hợp trên số liệu) sai lệch giữa các loại rừng, diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp. Việc quản lý thông tin của từng đối tượng (mục kê, bảng biểu giao đất) ở trên giấy, chưa tích hợp trong cơ sở dữ liệu, gặp rất nhiều khó khăn trong khai thác sử dụng; việc kế thừa sử dụng số liệu và bản đồ qua các năm có nhiều thay đổi song không được bổ sung, điều chỉnh kịp thời nên giữa số liệu, bản đồ và thực tế có nhiều sai khác, chưa phản ánh đúng hiện trạng rừng và không có thông tin về chủ rừng hoặc có nhưng không chính xác, do vậy trong những năm qua việc chi trả DVMTR chưa đến từng chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân theo quy định mà phải chi trả cho cộng đồng dân cư cùng bảo vệ rừng và cùng hưởng lợi.

Việc chi trả DVMTR cho cộng đồng dân cư có nhiều ưu điểm, song trong thực tế cũng có nhiều tồn tại như: Nhiều hộ dân thực tế không có rừng để bảo vệ cũng được nhận tiền; việc chi trả mang tính cào bằng cho tất cả các hộ gia đình trong thôn do vậy chưa đánh giá hết được hiệu quả và phát huy được ý thức, trách nhiệm của từng cá nhân, hộ gia đình trong việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR; một số diện tích rừng cung ứng DVMTR còn tình trạng cháy rừng, khai thác gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ trái phép nhưng việc quy kết trách nhiệm cho chủ rừng thực sự gặp nhiều khó khăn... Bên cạnh đó, hiện nay theo quy định mới của Trung ương việc chi trả DVMTR không còn phải nghiệm thu rừng, mà căn cứ vào việc xác định diện tích rừng của từng chủ rừng và xây dựng bản đồ chi trả DVMTR hàng năm.

Xuất phát từ tình hình thực tế đó, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng phương án "Rà soát, xác định đối tượng, phạm vi ranh giới, diện tích chủ rừng và xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng" làm cơ sở cho việc chi trả DVMT đến tùng chủ rùng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ DVMTR VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ DVMTR TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

1. Tình hình triển khai thực hiện

Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 Chính phủ trên địa bàn tỉnh Hà Giang, đến nay sau hơn 5 năm triển khai thực hiện đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Ngay khi đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2013, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng đã nhanh chóng xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý, đồng thời kịp thời triển khai công tác thống kê, rà soát xác định các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh. Tính đến hết quý I năm 2018 trên địa bàn tỉnh đã có 28 nhà máy thủy điện đi vào hoạt động sử dụng DVMTR trong phạm vi nội tỉnh, 4 nhà máy thủy điện liên tỉnh và 11 Trung tâm sản xuất nước sinh hoạt. Sau khi UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thu tiền DVMTR, Quỹ đã tiến hành công tác ký kết hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR giữa Quỹ và các đơn vị sử dụng DVMTR để huy động nguồn tài chính cho Quỹ. Ngoài ra tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức, thực hiện; tổ chức xác định các lưu vực có cung ứng DVMTR; xây dựng, trình duyệt kế hoạch thu chi tiền DVMTR hàng năm; hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng hồ sơ, lập các thủ tục đề nghị chi trả DVMTR...

Bên cạnh đó, ngoài công tác chuyên môn Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng đã tích cực thực hiện công tác truyền thông đến với người dân, các đơn vị có sử dụng DVMTR, cũng như đội ngũ cán bộ tham gia công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng và toàn xã hội như: Tờ rơi, tờ gấp, poster: 71.000 tờ; Báo viết 38 bài; Phóng sự: 32 chương trình; Quạt nhựa tuyên truyền: 7.000 chiếc; Cấp phát 1.700 sổ ghi chép sử dụng tiền, kết hợp tuyên truyền thực hiện chính sách chi trả DVMTR cho các thôn bản có diện tích rừng cung ứng DVMTR; biển báo tuyên truyền: 45 biển.

Mở 05 lớp tập huấn nghiệp vụ thực hiện chính sách chi trả DVMTR cho đơn vị hỗ trợ cho trả cấp huyện, Ban kiểm tra giám sát các huyện, thành phố; phối hợp với Trung tâm nghiên cứu quản lý thiên tai và cháy rừng Hà Nội mở 01 lớp tập huấn hướng dẫn cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu chi trả DVMTR cho lãnh đạo cán bộ kỹ thuật Hạt kiểm lâm các huyện, thành phố, Ban quản lý rừng đặc dụng; phối hợp với các huyện, thành phố mở 75 lớp tập huấn, tuyên truyền về thực hiện chính sách chi trả DVMTR cho đối tượng là các hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn tham gia bảo vệ rừng có cung ứng DVMTR.

Phối hợp ngành giáo dục triển khai tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng tại một số Trường trung học cơ sở, Trường nội trú thuộc 4 huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang.

2. Kết quả đạt được

Nhờ triển khai đồng bộ các hoạt động từ tỉnh đến cơ sở, đến nay sau hơn 5 năm triển khai chính sách chi trả tiền DVMTR trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như:

Nguồn tiền thu tăng dần qua các năm, tổng nguồn thu tiền DVMTR từ khi thực hiện chính sách đến nay (tính đến ngày 31/3/2018) là 259.327,477 triệu đồng, trong đó năm 2013: 29.039,694 triệu đồng; năm 2014: 32.069,937 triệu đồng; năm 2015 nguồn tiền thu đạt cao nhất là 84.427,009 triệu đồng; năm 2016: 41.499,946 triệu đồng; năm 2017: 56.579,822 triệu đồng; Quý I năm 2018: 15.711,069 triệu đồng.

Công tác quản lý, sử dụng tiền DVMTR từ tỉnh đến huyện, xã được thực hiện theo đúng quy định. Tổng số tiền Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Giang đã giải ngân là 237.496,529 triệu đồng, đạt 91,6% số tiền đã thu.

Bước đầu đã triển khai được việc lồng ghép chính sách chi trả DVMTR với Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, góp phần cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng: Theo tính toán trung bình 1 hộ gia đình có diện tích rừng thuộc lưu vực có cung ứng DVMTR sẽ được nhận 468 nghìn đồng/năm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, góp phần tăng thêm thu nhập của người tham gia bảo vệ rừng có cung ứng DVMTR thêm 3,4%/năm. Đây là nguồn thu đáng kể đối với cuộc sống còn khó khăn thiếu thốn của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Nhận thức của người dân về công tác bảo vệ và phát triển rừng được nâng cao, được nhân dân rất đồng tình hưởng ứng thể hiện qua công tác tổ chức bảo vệ rừng, các thôn đã thành lập được 1.452 tổ/1.452 tổ, đội bảo vệ rừng, với 8.712 người (bình quân 6 người/tổ), đồng thời bổ sung, xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ rừng, người người có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng do vậy diện tích rừng có cung ứng DVMTR ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Tổng diện tích giao khoán bảo vệ rừng có cung ứng DVMTR năm 2018 là: 289.462,73 ha/453.491,3 ha chiếm 63,8% diện tích rừng toàn tỉnh với 06 chủ rừng là tổ chức, hơn 1.500 chủ rừng là cộng đồng dân cư thôn đại diện cho 110.405/172.529 hộ gia đình (chiếm 64,0% hộ gia đình của tỉnh) có diện tích rừng cung ứng DVMTR.

(Có phụ biểu 01 chi tiết kèm theo)

Đặc biệt từ nguồn chi trả dịch vụ rừng, hàng trăm công trình phúc lợi: Nhà văn hóa, trụ sở thôn, trường học, đường giao thông, điện, nước...đã được hình thành trong niềm vui và phấn khởi của bà con khắp các thôn, bản trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

3. Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn một số khó khăn, tồn tại; trong đó đặc biệt khó khăn liên quan đến công tác chi trả tiền DVMTR chưa đến từng chủ rừng theo quy định, từ năm 2017 trở về trước tỉnh đang phải thực hiện theo hình thức khoán cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư cùng bảo vệ và cùng hưởng lợi; một số nguyên nhân của tình trạng chưa xác định đến từng chủ rừng như:

- Một số hộ gia đình, cá nhân đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng vị trí, ranh giới, diện tích không đúng với thực tế đang quản lý sử dụng.

- Một số hộ gia đình, cá nhân đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Nhiều diện tích đất đã giao có rừng mà không phải là đất lâm nghiệp (ngoài quy hoạch 3 loại rừng).

- Một số hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực tế đã và đang sử dụng ổn định rừng và đất lâm nghiệp hoặc đất có rừng ngoài đất lâm nghiệp không có tranh chấp nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Đến nay, các Bộ, ngành Trung ương đã ban hành các Thông tư hướng dẫn mới, quy định về nguyên tắc tiền DVMTR phải chi trả cho các chủ rừng của các khu rừng tạo ra dịch vụ đã cung ứng, do vậy phải khẩn trương khắc phục mọi khó khăn để tiến hành rà soát, xác định đối tượng, phạm vi ranh giới, diện tích chủ rừng làm cơ sở để chi trả tiền DVMTR theo đúng quy định, tạo sự đồng thuận, đảm bảo sự công bằng cho người làm nghề rừng. Góp phần hoàn thiện bản đồ và hồ sơ chi trả DVMTR làm cơ sở để chi trả DVMTR đến từng chủ rừng năm 2018 và các năm tiếp theo.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

- Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

- Quyết định số 2248/QĐ-TTg ngày 13/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng”;

- Văn bản số 257/TTg-KTN ngày 14/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng nguồn kinh phí thu từ dịch vụ môi trường rừng năm 2011-2012 chưa có đối tượng chi trả;

- Thông tư số 22/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

- Thông tư số 04/2018/TT-BTC ngày 17/01/2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng;

- Quyết định số 15/2018/QĐ-UBND ngày 30/5/2018 của UBND tỉnh Hà Giang quy định một số nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

- Quyết định số 1981/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Hà Giang;

- Quyết định số 456/QĐ-UBND ngày 24/3/2016 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Hà Giang;

- Quyết định số 516/QĐ-UBND ngày 27/3/2018 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt số liệu hiện trạng rừng và đất quy hoạch phát triển rừng tỉnh Hà Giang năm 2017;

- Nghị quyết số 04/NĐ-HĐQLQ ngày 09/10/2017 của Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Giang tại phiên họp Quý III năm 2017;

- Nghị quyết số 01/NQ-HĐQLQ ngày 06/4/2018 của Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Giang tại phiên họp Quý I năm 2018;

- Văn bản số 791/STC-QLNS ngày 02/5/2018 của Sở Tài chính tỉnh Hà Giang về việc thẩm định dự toán kinh phí rà soát, xác định đối tượng, phạm vi ranh giới, diện tích chủ rừng và xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Phần thứ hai

NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN

I. TÊN GỌI, CẤP QUẢN LÝ, CƠ QUAN PHỐI HỢP,ĐƠN VỊ THỰC HIỆN, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Tên gọi: "Phương án rà soát, xác định đối tượng, phạm vi ranh giới, diện tích chủ rừng và xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang".

2. Cấp quản lý

Chủ quản đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.

Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Chủ đầu tư: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng.

3. Cơ quan phối hợp thực hiện

- Chi cục Kiểm lâm.

- Sở Tài chính.

- Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Các Ban quản lý rừng đặc dụng.

- UBND các huyện, thành phố.

- UBND các xã, thị trấn có diện tích rừng cung ứng DVMTR.

4. Đơn vị thực hiện: Lựa chọn Đơn vị tư vấn có đủ năng lực để triển khai thực hiện.

5. Phạm vi thực hiện: Toàn bộ diện tích rừng có cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh Hà Giang thuộc địa bàn 11 huyện, thành phố với 150 xã, phường, thị trấn gồm:

- Huyện Hoàng Su Phì: Toàn bộ 25 xã, thị trấn với 193 thôn, bản.

- Huyện Xín Mần: Toàn bộ 19 xã, thị trấn với 185 thôn, bản.

- Huyện Vị Xuyên: Trên địa bàn 10 xã, thị trấn với 61 thôn, bản.

- Huyện Bắc Quang: Trên địa bàn 2 xã, thị trấn với 4 thôn, bản.

- Huyện Quang Bình: Trên địa bàn 8 xã, thị trấn với 56 thôn, bản.

- Thành Phố Hà Giang: Trên địa bàn 5 xã, phường, thị trấn với 25 thôn, bản.

- Huyện Bắc Mê: Toàn bộ 13 xã, thị trấn với 133 thôn, bản.

- Huyện Quản Bạ: Toàn bộ 13 xã, thị trấn với 97 thôn, bản.

- Huyện Yên Minh: Toàn bộ 18 xã, thị trấn với 264 thôn, bản.

- Huyện Đồng Văn: Toàn bộ 19 xã, thị trấn với 223 thôn, bản.

- Huyện Mèo Vạc: Toàn bộ 18 xã, thị trấn với 173 thôn, bản.

(Có phụ biểu 02 chi tiết kèm theo)

6. Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 đến năm 2019.

II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Rà soát về ranh giới, diện tích rừng gắn với chủ quản lý cụ thể (chủ rừng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn) và tổ chức không phải chủ rừng được giao giao trách nhiệm quản lý rừng (UBND xã, phường, thị trấn; các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội) làm cơ sở chi trả tiền DVMTR theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP và Nghị định số 147/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Rà soát thống kê danh sách các đối tượng có cung ứng DVMTR trên địa bàn 150 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố.

- Lập và thống kê được danh sách các chủ rừng, diện tích các loại rừng, hiện trạng rừng và được thể hiện trên bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng và trên thực địa thông qua việc thống nhất và có sự xác nhận của hệ thống kiểm lâm và chính quyền địa phương làm cơ sở chi trả DVMTR.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu đối với từng chủ rừng, thống kê theo đơn vị hành chính xã, huyện, tỉnh tạo cơ sở để thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ những năm tiếp theo.

- Xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng (bản đồ thể hiện ranh giới, diện tích, hiện trạng rừng; theo mục đích sử dụng rừng và nguồn gốc hình thành rừng làm căn cứ xác định hệ số K sau này) của từng đối tượng được chi trả DVMTR trên phạm vi toàn tỉnh (150 xã, phường, thị trấn và 06 chủ rừng là tổ chức thuộc các lưu vực có sử dụng DVMTR).

2. Yêu cầu đạt được

- Thực hiện rà soát đơn vị tư vấn là đầu mối, đồng thời sử dụng lực lượng cán bộ lâm nghiệp, kiểm lâm các cấp để tham gia thực hiện, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật làm cơ sở chi trả DVMTR và đáp ứng cho công tác quản lý sau này.

- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn và đơn vị tư vấn trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Kết quả rà soát phải đảm bảo độ chính xác phạm vi, ranh giới, diện tích rừng có cung ứng DVMTR của các đối tượng gồm: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được nhà nước giao, cho thuê và diện tích rừng do UBND xã quản lý để làm cơ sở để tiến hành chi trả tiền DVMTR.

- Cơ sở dữ liệu quản lý thông tin đến từng chủ rừng bao gồm số liệu và Bản đồ được lưu trữ bản giấy và trên file máy tính (bằng phần mềm Microsoft Word, Microsoft Excel, Mapinfo) thuận tiện cho việc khai thác, quản lý và sử dụng sau này.

III. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1. Nội dung

- Rà soát nhằm nắm bắt chính xác được ranh giới, diện tích rừng của từng chủ quản lý cụ thể, thông qua việc kiểm tra, đánh giá, xác định các diện tích rừng trên thực tế, đồng thời đối chiếu với nguồn số liệu từ kết quả kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.

- Công việc rà soát được thực hiện trên cơ sở kết quả khoanh vẽ xác định ranh giới, diện tích lưu vực các Nhà máy thủy điện, cơ sở sản xuất nước sạch, bản đồ giao đất lâm nghiệp, bản đồ kiểm kê rừng, bản đồ diễn biến tài nguyên rừng cấp xã tỷ lệ 1/10.000. Thành quả của công tác rà soát là cơ sở thiết lập bản đồ, hồ sơ chi trả tiền DVMTR.

2. Phạm vi, đối tượng và phương pháp thực hiện

2.1. Phạm vi

Công tác rà soát, xác định đối tượng, phạm vi ranh giới, diện tích chủ rừng được thực hiện trên diện tích 289.462,73 ha có rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng) trong các lưu vực Nhà máy thủy điện, cơ sở sản xuất nước sạch đã được giao cho các chủ rừng và diện tích hiện UBND xã, các cơ quan; tổ chức chính trị, xã hội được giao trách nhiệm quản lý rừng tại 150 xã, phường, thị trấn thuộc 11 huyện và thành phố.

2.2. Đối tượng

Các chủ quản lý, chủ sử dụng đất lâm nghiệp có rừng nằm trong lưu vực có cung ứng DVMTR là đối tượng rà soát, được phân chia và thực hiện theo đối tượng sau:

- Chủ rừng nhóm I, bao gồm: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư (thôn, bản, nhóm hộ); diện tích rừng UBND cấp xã được giao trách nhiệm quản lý.

- Chủ rừng nhóm II: Chủ rừng là các tổ chức (các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, Vườn Quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn; đơn vị lực lượng vũ trang, Công ty tư nhân...) được nhà nước giao, cho thuê rừng.

2.3. Tiêu chí rà soát

- Về diện tích: Đơn vị rà soát là lô rà soát nằm trên một phần hoặc toàn bộ lô trạng thái, thuộc duy nhất một chủ quản lý. Lô rà soát là đơn vị nhỏ nhất về mặt diện tích để xây dựng bản đồ chi trả tiền DVMTR.

- Về chủ quản lý:

+ Chủ rừng được nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng chưa được giao rừng, cho thuê rừng.

+ Chủ rừng được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng nhưng chưa được giao đất, cho thuê đất.

+ Chủ rừng được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất.

+ UBND xã, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn thực tế hiện đang quản lý và sử dụng rừng nhưng chưa được giao rừng.

- Về hiện trạng: Đất có rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng).

- Về ranh giới: Xác định, làm rõ ranh giới của các chủ rừng từ kết quả thống kê trên danh sách rà soát so với thực tế. Trực tiếp xác định ngoài thực địa đối với những lô, thửa không thống nhất được trong cuộc họp thôn, bản.

- Về vị trí: Vị trí các lô rừng được xác định trên bản đồ. Sử dụng máy định vị GPS xác định lại đối với những lô không thống nhất được trong cuộc họp thôn hoặc có nghi ngờ về sai lệch vị trí trong bản đồ và ngoài thực địa thuộc các lưu vực có cung ứng DVMTR.

3. Phương pháp thực hiện

3.1. Công tác chuẩn bị:

- Thu thập tài liệu có liên quan.

+ Các tài liệu và bản đồ: Bản đồ giao đất lâm nghiệp; bản đồ quy hoạch sử dụng đất; bản đồ diễn biến tài nguyên rừng năm 2017; bản đồ kiểm kê rừng; bản đồ điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng (in trên giấy và bản đồ số) tỷ lệ 1:10.000.

+ Tài liệu và bản đồ sau khi thu thập sẽ được tiến hành kiểm tra đánh giá lại độ chính xác, tính đầy đủ, thống nhất và cập nhật của các thông tin.

- Chuẩn bị các tài liệu và mẫu biểu phục vụ công tác rà soát.

+ Danh sách các lô rà soát (ghi rõ địa danh, diện tích, hiện trạng rừng và tên chủ rừng của từng lô sẽ tiến hành rà soát...).

+ Phiếu danh sách rà soát theo từng chủ rừng.

+ Tài liệu hướng dẫn rà soát, các mẫu biểu phục vụ chỉ đạo hoạt động rà soát...

- Lập kế hoạch triển khai công tác rà soát tại các cấp tỉnh, huyện, xã.

- Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ việc rà soát như máy tính xách tay, máy định vị GPS, bản đồ in trên giấy.

- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan khác, vật tư văn phòng phẩm, in ấn các mẫu biểu.

- Tập huấn biện pháp kỹ thuật cho những người tham gia rà soát.

3.2. Nội dung các bước rà soát

Để đảm bảo yêu cầu và tiến độ, tiến hành thực hiện rà soát đối với từng nhóm đối tượng gồm:

3.2.1. Đối với chủ rừng nhóm I:

Hạt kiểm lâm huyện chủ trì trong họp tuyên truyền, triển khai tại các thôn, bản. Đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm chính quá trình phát phiếu danh sách rà soát, thu thập xử lý thông tin rà soát và hiệu chỉnh bản đồ, cơ sở dữ liệu, cụ thể các bước như sau:

- Hạt kiểm lâm huyện phối hợp với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tuyên truyền, phổ biến chủ trương thực hiện chính sách chi trả DVMTR và mục đích, yêu cầu của rà soát.

- Đơn vị tư vấn thông báo ranh giới, diện tích rừng lưu vực trên địa bàn các thôn, bản đang tiến hành rà soát. Phát và hướng dẫn chủ rừng kiểm tra các thông tin trên phiếu danh sách rà soát.

- Đơn vị tư vấn, cán bộ cấp huyện, xã, thôn cùng với chủ rừng sử dụng bản đồ có ranh giới các lô rừng trên bản đồ hiện trạng để rà soát, kiểm tra, điều chỉnh và bổ sung ranh giới cho từng lô của từng chủ rừng. Trên cơ sở những thông tin do chủ rừng cung cấp sẽ xác định chính xác ranh giới các lô rà soát và hoàn thành phiếu danh sách rà soát cho từng chủ rừng.

- Điều tra bổ sung đặc điểm các lô rà soát, ranh giới các chủ rừng cho những trường hợp không xác định được tại cuộc họp.

- Công khai kết quả rà soát, thống nhất, thông báo ranh giới, diện tích của các chủ rừng.

- Công khai nghĩa vụ và quyền lợi được hưởng từ chính sách chi trả DVMTR.

- Hoàn thiện hồ sơ chi trả tiền DVMTR theo quy định cho chủ rừng nhóm I.

3.2.2. Đối với chủ rừng nhóm II:

- Trên cơ sở bản đồ hiện trạng rừng do đơn vị tư vấn cung cấp, các tổ chức tự kiểm tra, rà soát diện tích rừng biến động trong phạm vi, ranh giới mình quản lý:

+ Điều tra, hiệu chỉnh ranh giới các lô trạng thái rừng có sự biến động.

+ Bổ sung và chỉnh sửa thông tin cho các lô rà soát trên bản đồ và cơ sở dữ liệu.

- Công khai kết quả rà soát phạm vi, ranh giới của chủ rừng tại các xã, thôn để người dân xem xét đối chiếu. Đơn vị tư vấn tổng hợp ý kiến, kiến nghị (nếu có) rà soát bổ sung.

- Hoàn thiện hồ sơ chi trả tiền DVMTR theo quy định cho chủ rừng nhóm II.

3.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp kết quả rà soát

3.3.1. Thống kê theo diện tích

Tổng hợp về diện tích được tổng hợp theo chủ quản lý rừng, lưu vực thủy điện, đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh) và phân loại theo:

- Nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng);

- Mục đích sử dụng rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất).

- Chủ quản lý, sử dụng rừng (Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, tổ chức...).

3.3.2. Tổng hợp kết quả rà soát theo đơn vị hành chính

- Kết quả rà soát được tổng hợp từ các phiếu rà soát của từng chủ rừng gắn với hệ thống biểu cấp xã, huyện, tỉnh:

+ Kết quả rà soát theo từng lưu vực được tổng hợp từ các chủ rừng theo các phiếu rà soát trong ranh giới lưu vực.

+ Kết quả rà soát cấp xã được tổng hợp từ các chủ rừng theo các phiếu danh sách rà soát.

+ Kết quả rà soát cấp huyện được tổng hợp từ kết quả rà soát cấp xã.

+ Kết quả rà soát cấp tỉnh được tổng hợp từ kết quả rà soát cấp huyện.

- Số liệu thống kê theo đơn vị hành chính được phân loại theo:

+ Nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng);

+ Phân loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất);

+ Chủ quản lý, sử dụng rừng (Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, tổ chức...).

(Có phụ biểu tổng hợp diện tích rừng 03, 04 chi tiết kèm theo)

3.4. Các biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình rà soát

Ghi lại các tình huống tranh chấp, thống nhất về phương thức chi trả cho trường hợp tranh chấp, đưa vào báo cáo kiến nghị giải quyết cụ thể vấn đề tồn tại trong thực tế, bao gồm:

- Trường hợp đã giao đất, đã được cấp giấy CNQSDĐ:

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cấp giấy CNQSDĐ nhưng vị trí, ranh giới, diện tích không đúng với thực tế đang quản lý sử dụng thì thực hiện việc điều tra xác định lại vị trí, ranh giới, diện tích, trạng thái rừng ở thời điểm rà soát để chi trả DVMTR. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh bổ sung hoàn thành thủ tục giao đất, giao rừng để chủ rừng được quyền hưởng lợi.

- Trường hợp đã được giao đất, chưa được cấp giấy CNQSDĐ:

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, nhưng chưa được cấp giấy CNQSDĐ. Vị trí, ranh giới, diện tích đúng với thực tế đang quản lý sử dụng nhưng không đúng về hiện trạng rừng (có rừng và không có rừng) thì thực hiện việc xác định trạng thái rừng ở thời điểm rà soát làm cơ sở chi trả DVMTR và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy CNQSDĐ theo quy định.

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, nhưng chưa được cấp giấy CNQSDĐ nhưng vị trí, ranh giới, diện tích không đúng với thực tế đang quản lý sử dụng thì thực hiện việc xác định lại vị trí, ranh giới, diện tích có rừng tại thời điểm rà soát làm cơ sở chi trả DVMTR và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh kết quả giao đất theo quy định.

- Trường hợp diện tích đất đã giao có rừng mà không phải là đất lâm nghiệp (ngoài quy hoạch 3 loại rừng):

Những diện tích đã giao nhưng không phải là đất lâm nghiệp có rừng (đảm bảo theo tiêu chí quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT) tiến hành rà soát, thống kê để chi trả tiền DVMTR và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng.

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất Lâm nghiệp, không có quyết định của UBND có thẩm quyền nhưng được UBND cấp huyện ký khế ước hoặc cấp sổ lâm bạ.

+ Hộ gia đình, cá nhân đã được giao rừng chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền nhưng đã được UBND huyện ký khế ước hoặc cấp sổ lâm bạ thì thực hiện việc điều tra xác định lại vị trí, ranh giới, diện tích ở thời điểm rà soát làm cơ sở chi trả DVMTR và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền lập thủ tục giao đất và cấp giấy CNQSDĐ theo quy định.

+ Trường hợp vị trí, diện tích, ranh giới khu rừng ghi trong khế ước hoặc trong sổ lâm bạ chưa đúng so với thực tế hộ gia đình, cá nhân đang quản lý thì điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế.

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực tế đã và đang sử dụng ổn định rừng và đất lâm nghiệp hoặc đất có rừng ngoài đất lâm nghiệp không có tranh chấp nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận:

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực tế đã và đang sử dụng ổn định rừng và đất lâm nghiệp hoặc đất có rừng ngoài đất lâm nghiệp không có tranh chấp nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (diện tích theo kiểm kê do UBND cấp xã quản lý) thì xác định vị trí, ranh giới, diện tích, trạng thái ở thời điểm rà soát để chi trả DVMTR, đồng thời làm cơ sở kiến nghị cơ quan có thẩm quyền lập thủ tục giao đất và giao rừng theo quy định.

3.5. Công tác nội nghiệp

3.5.1. Công tác cập nhật số liệu

Trên cơ sở kết quả rà soát tiến hành cập nhật số liệu vào hệ thống bảng biểu của hồ sơ chi trả dịch vụ môi trường rừng trên máy tính (Excel).

Hạt kiểm lâm của huyện thực hiện cập nhật số liệu trên địa bàn các xã của huyện mình quản lý.

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng thực hiện cập nhật số liệu trên phạm vi toàn tỉnh.

3.5.2. Hoàn thiện, số hóa biên tập bản đồ

Trên cơ sở kết quả rà soát, đơn vị tư vấn tiến hành điều chỉnh những nội dung sai khác hiện trạng rừng, ranh giới, diện tích rừng của chủ rừng theo thực tế để xây dựng, biên tập bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng:

+ Bản đồ cấp xã tỷ lệ 1/10.000.

+ Bản đồ cấp huyện tỷ lệ 1/25.000.

+ Bản đồ cấp tỉnh tỷ lệ 1/100.000.

+ Bản đồ của 06 chủ rừng là tổ chức tỷ lệ như sau: Ban quản lý khu bảo tồn loài và sinh cảnh Khau Ca, Ban quản lý rừng đặc dụng Phong Quang, Ban quản lý rừng đặc dụng Bát Đại Sơn, Công ty TNHH Y học bản địa Việt Nam chi nhánh Hà Giang tỷ lệ 1/10.000; Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh và Ban quản lý rùng đặc dụng Du Già tỷ lệ 1/25.000.

Đăng ký đầy đủ thông tin cho từng lô trạng thái: Tiểu khu, khoảnh, lô trạng thái, diện tích, phân loại rừng, tên chủ rừng, mục đích sử dụng (PH, SX, ĐD), nguồn gốc hình thành rừng và các yếu tố liên quan...

3.5.3. Kết quả nội nghiệp

- Hệ thống bảng biểu của hồ sơ chi trả dịch vụ môi trường rừng, bản giấy và trên file mềm Excel (bản giấy có xác nhận của UBND xã, Hạt kiểm lâm huyện).

- Bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rùng (bản in trên giấy và bản số).

+ Bản đồ cấp xã tỷ lệ 1/10.000.

+ Bản đồ cấp huyện tỷ lệ 1/25.000.

+ Bản đồ cấp tỉnh tỷ lệ 1/100.000.

+ Bản đồ của 06 chủ rừng là tổ chức tỷ lệ như sau: Ban quản lý khu bảo tồn loài và sinh cảnh Khau Ca, Ban quản lý rừng đặc dụng Phong Quang, Ban quản lý rừng đặc dụng Bát Đại Sơn, Công ty TNHH Y học bản địa Việt Nam chi nhánh Hà Giang tỷ lệ 1/10.000; Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh và Ban quản lý rừng đặc dụng Du Già tỷ lệ 1/25.000.

4. Khối lượng, tiến độ và kinh phí thực hiện

4.1. Khối lượng và tiến độ thực hiện

Đơn vị tính: ha

STT

Tên đơn vị

Khối lượng thực hiện

Rà soát, xác định chủ rừng

Xây dựng bản đồ chi trả DVMTR

Ghi chú

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2018

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

Huyện Đồng Văn

17.183,19

 

17.183,19

17.183,19

 

2

Huyện Mèo Vạc

20.814,97

 

13.164,70

20.814,97

 

3

Huyện Yên Minh

27.223,04

 

27.223,04

27.223,04

 

4

Huyện Quản Bạ

26.956,82

 

26.956,82

26.956,82

 

5

Huyện Bắc Mê

40.233,44

 

 

40.233,44

 

6

Thành phố Hà Giang

2.879,59

2.879,59

 

2.879,59

 

7

Huyện Vị Xuyên

29.256,68

29.256,68

 

29.256,68

 

8

Huyện Bắc Quang

5.190,08

5.190,08

 

5.190,08

 

9

Huyện Quang Bình

20.198,54

20.198,54

 

20.198,54

 

10

Huyện Hoàng Su Phì

30.273,83

 

30.273,83

30.273,83

 

11

Huyện Xín Mần

28.533,08

 

28.533,08

28.533,08

 

12

Các chủ rừng là tổ chức

40.719,47

 

 

40.719,47

 

 

Tổng cộng

289.462,73

57.524,89

143.334,66

289.462,73

 

Trong đó:

- Riêng huyện Bắc Mê và 13 xã của huyện Mèo Vạc là xã Thượng Phùng, Pải Lủng, Xín Cái, Pả Vi, Giang Chu Phìn, Sơn Vĩ, Cán Chu Phìn, Lũng Pù, Khâu Vai, Niêm Sơn, Niêm Tòng, Lũng Chinh và xã Nậm Ban đang thực hiện lập hồ sơ giao rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư. Do vậy, nội dung rà soát, xác định chủ rừng kế thừa kết quả giao rừng, chỉ xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Đối với các huyện tiến hành rà soát, xác định chủ rừng năm 2019: Trong năm 2018 chỉ xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng; số liệu chủ rừng sẽ kế thừa số liệu đang chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2017 làm căn cứ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2018.

4.2. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện phương án là: 11.294 triệu đồng (Mười một tỷ, hai trăm chín tư triệu đồng), trong đó:

- Chi phí cho lập phương án rà soát, xác định đối tượng, phạm vi ranh giới, diện tích chủ rừng và xây dựng bản đồ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng tỉnh Hà Giang: 293 triệu đồng;

- Chi phí rà soát xác định đối tượng, phạm vi ranh giới, diện tích chủ rừng và xây dựng bản đồ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng: 10.817 triệu đồng;

- Chi phí vật tư: 184 triệu đồng.

(Có dự toán chi tiết đã được Sở Tài chính thẩm định và thông qua kèm theo, từ phụ biểu số 05 đến phụ biểu 07)

4.3. Phân kỳ đầu tư

- Năm 2018: 5.294.000.000 đồng.

- Năm 2019: 6.000.000.000 đồng.

4.4. Nguồn vốn thực hiện

- Nguồn thu dịch vụ môi trường rừng năm 2011-2012 chưa có đối tượng chi trả: 1.198.857.375 đồng.

- Nguồn chi phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng: 10.095.142.625 đồng.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp & PTNT

1.1. Chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh:

- Là cơ quan thường trực, giúp Hội đồng quản lý Quỹ chỉ đạo thực hiện kế hoạch rà soát; Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các ngành có liên quan triển khai thực hiện phương án theo quy định hiện hành.

- Trên cơ sở dự toán kinh phí được duyệt, trực tiếp làm chủ đầu tư thực hiện các thủ tục thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí theo quy định hiện hành. Trực tiếp lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ khả năng và năng lực để thực hiện các nội dung theo phương án được phê duyệt.

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức hội nghị triển khai ở cấp huyện để phổ biến và thực hiện kế hoạch rà soát, xác định chủ rừng sau khi phương án được phê duyệt.

1.2. Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp cung cấp cơ sở dữ liệu (số liệu + bản đồ) kết quả kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp năm 2017, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng mới nhất để xây dựng bản đồ chi trả DVMTR.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chỉ đạo các phòng, các đơn vị trực thuộc cung cấp bản đồ, số liệu do ngành quản lý (nền địa hình VN 2000, kết quả giao đất lâm nghiệp...) theo đề nghị của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT (Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh) hướng dẫn nghiệp vụ, báo cáo cấp có thẩm quyền cho điều chỉnh mục đích sử dụng rừng sau rà soát trên hồ sơ và trên giấy CNQSDĐ đã giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh trong việc triển khai, thực hiện phương án, kiểm tra, giám sát việc thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí theo quy định.

4. UBND các huyện, thành phố

- Phối hợp Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, các Sở, ngành tổ chức triển khai phương án ở cấp huyện, chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức triển khai đến lãnh đạo xã, trưởng các thôn, bản; đồng thời chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức tuyên truyền sâu rộng việc thực hiện xác định chủ rừng làm cơ sở chi trả DVMTR.

- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện, UBND các xã để thực hiện rà soát đối chiếu ngoài thực địa, lập hồ sơ chi trả DVMTR trên địa bàn huyện; kiểm tra và giải quyết các vướng mắc thuộc thẩm quyền của UBND huyện, thành phố. Báo cáo tiến độ, tổng hợp kết quả rà soát, ủy quyền xác nhận kết quả làm cơ sở chi trả DVMTR.

Phần thứ tư

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Để thực hiện chủ trương bảo vệ và phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương trong tình hình mới và thực hiện hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh; công tác rà soát, xác định đối tượng, phạm vi ranh giới, diện tích chủ rừng và xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng là cấp thiết, đảm bảo diện tích rừng có chủ đích thực để nhận tiền chi trả DVMTR, tạo động lực quan trọng tác động trực tiếp về phát triển lâm nghiệp gắn với phát triển nông thôn miền núi. Đồng thời giúp các ngành, các cấp tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước về lâm nghiệp có hiệu quả theo quy định của pháp luật./.

 

PHẦN PHỤ BIỂU

Phụ biểu 01: Diện tích rừng có cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh Hà Giang

STT

Đơn vị

Diện tích (ha)

Ghi chú

Tổng

Sản xuất

Phòng hộ

Đặc dụng

 

Tổng cộng

289.462,73

97.330,60

146.738,33

45.393,80

 

I

Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn

248.743,26

97.119,24

146.738,33

4.885,69

 

1

Huyện Đồng Văn

17.183,19

2.050,61

15.132,58

 

 

2

Huyện Mèo Vạc

20.814,97

4.456,16

12.033,90

4.324,91

 

3

Huyện Yên Minh

27.223,04

7.592,44

19.630,60

 

 

4

Huyện Quản Bạ

26.956,82

1.952,75

25.004,07

 

 

5

Huyện Bắc Mê

40.233,44

23.667,98

16.565,46

 

 

6

Thành phố Hà Giang

2.879,59

1.856,31

1.023,28

 

 

7

Huyện Vị Xuyên

29.256,68

18.167,87

10.528,03

560,78

 

8

Huyện Bắc Quang

5.190,08

334,60

4.855,48

 

 

9

Huyện Quang Bình

20.198,54

9.910,51

10.288,03

 

 

10

Huyện Hoàng Su Phì

30.273,83

15.422,85

14.850,98

 

 

1 1

Huyện Xín Mần

28.533,08

11.707,16

16.825,92

 

 

II

Các chủ rừng là tổ chức

40.719,47

211,36

-

40.508,11

 

1

BQL Rừng đặc dụng Bát Đại Sơn

4.107,00

 

 

4.107,00

 

2

BQL Rừng đặc dụng Du Già

16.349,46

 

 

16.349,46

 

3

BQL Khu bảo tồn voọc sinh cảnh Khau Ca

1.848,24

 

 

1.848,24

 

4

BQL Rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh

13.000,00

 

 

13.000,00

 

5

BQL Rừng đặc dụng Phong Quang

5.203,41

 

 

5.203,41

 

6

Cty TNHH Y Học bản địa Việt Nam chi nhánh Hà Giang

211,36

211,36

 

 

 

Ghi chú: Diện tích rừng đặc dụng của huyện Vị Xuyên (hiện tách ra, không nằm trong ranh giới khu rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh) đang được điều chỉnh sang rừng phòng hộ theo điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng năm 2018.

 

Phụ biểu 02: Danh sách các xã, phường, thị trấn của các huyện, thành phố trong lưu vực có cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh

STT

Tên huyện/tên xã

Số thôn

Ghi chú

I

Huyện Bắc Quang

4

 

1

Tân Thành

2

 

2

Việt Quang

2

 

II

Huyện Quang Bình

56

 

1

Bản Rịa

4

 

2

Nà Khương

9

 

3

Tân Nam

12

 

4

Yên Bình

4

 

5

Yên Thành

3

 

6

Tuyên Nguyên

13

 

7

Tân Bắc

1

 

8

Xuân Minh

10

 

III

Huyện Vị Xuyên

61

 

1

Thuận Hòa

12

 

2

Xín Chải

3

 

3

Thanh Đức

4

 

4

Lao Chải

4

 

5

Phương Tiến

4

 

6

Cao Bồ

6

 

7

Thượng Sơn

12

 

8

Quảng Ngần

4

 

9

Tùng Bá

12

 

10

Minh Tân

14

 

IV

Thành phố Hà Giang

25

 

1

Phương Độ

3

 

2

Quang Trung

6

 

3

Ngọc Hà

8

 

4

Ngọc Đường

7

 

5

Trần Phú

1

 

V

Huyện Hoàng Su Phì

193

 

1

Bản Luốc

10

 

2

Bản Máy

4

 

3

Bản Nhùng

8

 

4

Bản Péo

4

 

5

Bản Phùng

8

 

6

Chiến Phố

10

 

7

Đản Ván

8

 

8

Hồ Thầu

8

 

9

Nậm Dịch

10

 

10

Nam Sơn

8

 

11

Nàng Đôn

7

 

12

Ngàm Đăng Vài

8

 

13

Pố Lồ

12

 

14

Pờ Ly Ngài

6

 

15

Sán Sả Hồ

9

 

16

Tân Tiến

12

 

17

Thàng Tín

7

 

18

Túng Sán

8

 

19

Tụ Nhân

5

 

20

TT Vinh Quang

2

 

21

Nậm Khoà

9

 

22

Nậm Ty

8

 

23

Thông Nguyên

13

 

24

Tả Sử Choong

5

 

25

Thèn Chu Phìn

4

 

VI

Huyện Xín Mần

185

 

1

Bản Ngò

9

 

2

Chế Là

13

 

3

Chí Ca

10

 

4

Cốc Pài

7

 

5

Cốc Rế

9

 

6

Nấm Dần

8

 

7

Pả Vậy Sủ

6

 

8

Tả Nhìu

11

 

9

Thèn Phàng

16

 

10

Thu Tà

15

 

11

Xín Mần

5

 

12

Bản Díu

8

 

13

Nàn Xín

8

 

14

Ngán Chiên

12

 

15

Trung Thịnh

7

 

16

Nàn Ma

7

 

17

Khuôn Lùng

6

 

18

Nà Chi

13

 

19

Quảng Nguyên

15

 

VII

Huyện Quản Bạ

97

 

1

Bát Đại Sơn

6

 

2

Cán Tỷ

6

 

3

Cao Mã Bờ

7

 

4

Đông Hà

4

 

5

Lùng Tám

7

 

6

Nghĩa Thuận

9

 

7

Quản Bạ

9

 

8

Quyết Tiến

12

 

9

Thái An

6

 

10

Thanh Vân

6

 

11

Tùng Vài

12

 

12

TT Tam Sơn

5

 

13

Tả Ván

8

 

VIII

Huyện Yên Minh

264

 

1

Đông Minh

16

 

2

Đường Thượng

10

 

3

Du Già

10

 

4

Du Tiến

15

 

5

Hữu Vinh

13

 

6

Lao và Chải

16

 

7

Lũng Hồ

23

 

8

Mậu Duệ

17

 

9

Mậu Long

18

 

10

Ngọc Long

25

 

11

Ngam La

12

 

12

Sùng Thài

14

 

13

TT Yên Minh

16

 

14

Bạch Đích

19

 

15

Na Khê

10

 

16

Phú Lũng

13

 

17

Súng Tráng

9

 

18

Thắng Mỗ

8

 

IX

Huyện Đồng Văn

223

 

1

Đồng Văn

21

 

2

Hố Quáng Phìn

9

 

3

Lũng Cú

9

 

4

Lũng Phìn

11

 

5

Lũng Táo

16

 

6

Lũng Thầu

7

 

7

Ma Lé

12

 

8

Phố Bảng

4

 

9

Phố Cáo

18

 

10

Phố Là

7

 

11

Sà Phìn

11

 

12

Sảng Tủng

15

 

13

Sủng Là

10

 

14

Sủng Trái

14

 

15

Sính Lủng

9

 

16

Tả Lủng

13

 

17

Tả Phìn

9

 

18

Thài Phìn Tủng

15

 

19

Vần Chải

13

 

X

Huyện Mèo Vạc

173

 

1

Tả Lủng

8

 

2

TT Mèo Vạc

10

 

3

Tát Ngà

10

 

4

Sủng Trà

9

 

5

Sủng Máng

5

 

6

Cán Chu Phìn

12

 

7

Giàng Chu Phìn

12

 

8

Khâu Vai

9

 

9

Lũng Chinh

7

 

10

Lũng Pù

4

 

11

Nậm Ban

12

 

12

Niêm Tòng

4

 

13

Niêm Sơn

12

 

14

Pả Vi

6

 

15

Pải Lủng

11

 

16

Sơn Vĩ

17

 

17

Thượng Phùng

10

 

18

Xín Cái

15

 

XI

Huyện Bắc Mê

133

 

1

Phú Nam

7

 

2

Minh Sơn

16

 

3

Minh Ngọc

10

 

4

Thượng Tân

4

 

5

Yên Định

12

 

6

Lạc Nông

9

 

7

Giáp Trung

12

 

8

Đường Âm

11

 

9

Đường Hồng

10

 

10

Yên Cường

17

 

11

Yên Phong

8

 

12

Yên Phú

13

 

13

Phiêng Luông

4

 

 

Phụ biểu 03: Bảng tổng hợp diện tích rừng được chi trả DVMTR xã….., huyện……, tỉnh Hà Giang

(Áp dụng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn; Ủy ban nhân cấp xã, tổ chức chính trị - xã hội được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng)

STT

Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng

Vị trí khu rừng

Diện tích cung ứng DVMTR (ha)

Hệ số K

Trong đó

Diện tích được chi trả tiền DVMTR (ha)

khoảnh

Tiểu khu

Tên địa phương (nếu có)

K1

K2

K3

K4

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

[7]

[8=9x10x11x12]

[9]

[10]

[11]

[12]

[13=8x7]

I

Tên hộ gia đình, cá nhân

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(các cột 7, 13)

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(các cột 7, 13)

II

Tên cộng đồng dân cư

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(các cột 7, 13)

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(các cột 7, 13)

III

Ủy ban nhân dân xã

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(các cột 7, 13)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Tên Tổ chức chính trị - xã hội

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(các cột 7, 13)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(các cột 7, 13)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Hệ số K thành phần trên địa bàn tỉnh áp dụng theo Quyết định số 15/2018/QĐ-UBND ngày 30/5/2018 của UBND tỉnh Hà Giang.

 

 

 

……., ngày     tháng     năm 2018

Hạt kiểm lâm huyện....

Ủy ban nhân dân xã….

Đơn vị tư vấn

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh

 

Phụ biểu 04: Bảng tổng hợp diện tích rừng được chi trả DVMTR

(Áp dụng cho chủ rừng là tổ chức)

1.Tên chủ rừng: ...............................................................................................................

2. Địa chỉ: .........................................................................................................................

3. Nội dung tổng hợp:

STT

Vị trí khu rừng

Diện tích cung ứng DVMTR (ha)

Hệ số K

Trong đó

Diện tích được chi trả tiền DVMTR (ha)

khoảnh

Tiểu khu

 

KI

K2

K3

K4

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6=7x8x9x10]

[7]

[8]

[9]

[10]

[11=5x6]

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

(Cộng các cột 5, 11)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Hệ số K thành phần trên địa bàn tỉnh áp dụng theo Quyết định số 15/2018/QĐ-UBND ngày 30/5/2018 của UBND tỉnh Hà Giang.

 

 

….., ngày   tháng   năm 2018

Chi cục Kiểm lâm

Đơn vị tư vấn

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh

 

Phụ biểu 05: Tổng hợp kinh phí thực hiện phương án

Đơn vị tính: Nghìn đồng

STT

Hạng mục

Kinh phí

Ghi chú

1

Chi phí cho xây dựng dự toán và lập phương xác định đối tượng, phạm vi ranh giới, diện tích chủ rừng và xây dựng bản đồ chi trả DVMTR tỉnh Hà Giang

293.000

 

2

Chi phí cho xác định đối tượng, phạm vi ranh giới, diện tích chủ rừng và xây dựng bản đồ chi trả DVMTR

10.817.000

 

3

Chi phí vật tư cho xác định đối tượng, phạm vi ranh giới, diện tích chủ rừng và xây dựng bản đồ chi trả DVMTR

184.000

 

 

Tổng dự toán

11.294.000

 

 

Phụ biểu 06: Kinh phí xây dựng phương án

Đơn vị tính: Nghìn đồng

STT

Hạng mục

ĐVT

Định mức (công)

Hệ số lương

Đơn giá ngày công

Số lượng

Tổng số cộng

Thành tiền

1

2

3

4

5

6

7

8

9

A

Chi phí trực tiếp

 

 

 

 

 

923

250.526

I

Chuẩn bị

 

 

 

 

 

10

3.955

1

Thu thập tài liệu, bản đồ phục vụ công trình

Công/CT

 

 

 

 

 

 

2

Thiết kế kỹ thuật

Công/CT

10,0

5,42

396

1

10

3.955

3

Tập huấn thống nhất biện pháp kỹ thuật (4 người)

Công/người

 

 

 

 

 

 

4

Chuẩn bị dụng cụ kỹ thuật, đời sống

Công/CT

 

 

 

 

 

 

II

Ngoại nghiệp

 

 

 

 

 

75

18.073

1

Sơ thám, làm các thủ tục hành chính với địa phương

Công/huyện

5,0

3,33

243

9

45

10.936

2

Thu thập tư liệu hiện có tại địa phương

Công/CT

15,0

3,26

238

1

15

3.569

3

Làm việc thống nhất số liệu với địa phương, cơ sở

Công/CT

15,0

3,26

238

1

15

3.569

4

Chuyển quân và rút quân ngoại nghiệp (4 người)

Công/ng/CT

 

 

 

 

 

 

III

Nội nghiệp

 

 

 

 

 

838

228.498

1

Tính diện tích các loại rừng tỷ lệ 1/25.000

Công/ha

0,00016

2,41

176

428.011

68

12.044

2

Nhập số liệu vào máy tính

Công/Biểu

0,05

3,66

267

136

7

1.816

3

Tính toán thống kê các loại biểu

Công/Biểu

0,1

3,66

267

136

14

3.633

4

Số hóa, biên tập bản đồ tỷ lệ 1/25.000

Công/Mảnh

45,0

3,63

265

11

495

131.129

5

In và kiểm tra bản đồ từ máy tính tỷ lệ 1/25.000

Công/Mảnh

4,0

3,27

239

11

44

10.500

6

Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo

Công/CT

50,0

4,98

363

1

50

18.171

7

Viết báo cáo

Công/CT

30,0

4,98

363

1

30

10.903

8

Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo

Công/CT

5,0

3,99

291

1

5

1.456

9

Kiểm tra nội nghiệp

Công/CT

12%

4,32

315

997

120

37.718

10

In ấn, giao nộp tài liệu thành quả

Công/CT

5,0

3,09

225

1

5

1.127

B

Chi phí dự án

 

 

 

 

 

 

16.702

1

Công phục vụ 1/15 x (số công ngoại nghiệp + nội nghiệp

 

 

 

 

 

 

16.702

C

Tổng chi phí trước thuế (A+B)

 

 

 

 

 

 

267.228

D

Thuế VAT 10%

 

10%

 

 

 

 

26.723

 

Tổng cộng (C+D)

 

 

 

 

 

 

293.951

 

Tổng cộng duyệt làm tròn số (C+D)

 

 

 

 

 

 

293.000

 

Phụ biểu 07: Kinh phí xác định đối tượng, phạm vi ranh giới, diện tích chủ rừng và xây dựng bản đồ chi trả DVMTR tỉnh Hà Giang

Đơn vị tính: Nghìn đồng

 

Hạng mục

ĐVT

Định mức (công)

Hệ số lương

Đơn giá ngày công

Số lượng

Tổng số công

Thành tiền

1

2

3

4

5

6

7

8

9

A

Chi phí trực tiếp

 

 

 

 

 

27.713

9.300.896

I

Chuẩn bị

 

 

 

 

 

540

63.540

1

Thu thập tài liệu, bản đồ phục vụ công trình

Công/CT

5,0

4,65

267

12

60

16.020

2

Thiết kế kỹ thuật

Công/CT

10,0

5,42

396

12

120

47.520

II

Ngoại nghiệp

 

 

 

 

 

18.940

6.844.670

1

Các huyện có Hệ số khó khăn K= 1,2 (theo hệ số khu vực), gồm các huyện Bắc Quang, Quang Bình, thành phố Hà Giang và huyện Vị Xuyên

 

 

 

 

 

4.997

1.588.763

1

Sơ thám, làm các thủ tục hành chính với địa phương

Công/Xã

15,0

4,65

407

25

375

152.705

2

Khoanh vẽ các loại đất, loại rừng lên bản đồ (khoanh dốc đối diện)

Công/ha

0,02

3,00

263

117.232

2.345

615.978

3

Kiểm trả, chỉnh lý bản đồ giả đoán ảnh tỷ lệ 1/50.000

Công/ha

0,007

4,65

407

117.232

821

334.168

4

Rà soát hệ thống ranh giới chủ quản lý (tương tự rà soát điều chỉnh ranh giới quy hoạch 3 loại rừng)

Công/ha

0,004

3,66

321

117.232

469

150.299

5

Thu thập tư liệu hiện có tại địa phương

Công/CT

10,0

3,26

285

4

40

11.419

6

Hoàn chỉnh bản đồ, số liệu ngoại nghiệp

Công/ha

0,005

4,40

385

117.232

586

225.859

7

Kiểm tra ngoại nghiệp

Công/CT

7%

3,00

263

3.960

277

72.820

8

Làm việc thống nhất số liệu với địa phương, cơ sở

Công/CT

15,0

3,26

285

4

60

17.129

9

Chuyển quân và rút quân ngoại nghiệp (4người/huyện)

Công/ng/CT

2,0

3,99

349

12

24

8.386

2

Các huyện có Hệ số khó khăn K= 1,4 (theo hệ số khu vực), gồm huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và huyện Mèo Vạc

 

 

 

 

 

13.944

5.255.907

1

Sơ thám, làm các thủ tục hành chính với địa phương

Công/Xã

18,0

4,65

475

99

1.782

846.596

2

Khoanh vẽ các loại đất, loại rừng lên bản đồ (khoanh dốc đối diện)

Công/ha

0,02

3,00

307

310.779

6.216

1.905.102

3

Kiểm trả, chỉnh lý bản đồ giả đoán ảnh tỷ lệ 1/50.000

Công/ha

0,007

4,65

475

310.779

2.175

1.033.518

4

Rà soát hệ thống ranh giới chủ quản lý (tương tự rà soát điều chỉnh ranh giới quy hoạch 3 loại rừng)

Công/ha

0,004

3,66

374

310.779

1.243

464.845

5

Thu thập tư liệu hiện có tại địa phương

Công/CT

10,0

3,26

333

6

60

19.984

6

Hoàn chỉnh bản đồ, số liệu ngoại nghiệp

Công/ha

0,005

4,40

450

310.779

1.554

698.537

7

Kiểm tra ngoại nghiệp

Công/CT

7%

3,00

307

11.083

776

237.780

8

Làm việc thống nhất số liệu với địa phương, cơ sở

Công/CT

15,0

3,26

333

6

90

29.976

9

Chuyển quân và rút quân ngoại nghiệp (4người/huyện)

Công/ng/CT

2,0

3,99

408

24

48

19.567

III

Nội nghiệp

 

 

 

 

 

8.233

2.392.686

1

Tính diện tích rừng theo chủ quản lý tỷ lệ 1/10.000

Công/ha

0,001

2,41

176

289.463

289

50.909

2

Nhập số liệu vào máy tính

Công/Biểu

0,05

3,00

219

2.861

143

31.315

3

Tính toán thống kê các loại biểu

Công/Biểu

0,1

3,66

267

2.861

286

76.408

4

Số hóa, biên tập bản đồ tỷ lệ 1/10.000 (mảnh/xã)

Công/Mảnh

25,0

3,63

265

151

3.775

1.000.026

5

In và kiểm tra bản đồ từ máy tính tỷ lệ 1/10.000 (mảnh/xã)

Công/Mảnh

3,0

3,27

239

151

453

108.102

6

Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo

Công/CT

130,0

4,98

363

12

1.560

566.946

7

Viết báo cáo

Công/CT

40,0

4,98

363

12

480

174.445

8

Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo

Công/CT

10,0

3,99

291

12

120

34.942

9

Kiểm tra nội nghiệp

Công/CT

15%

4,32

315

7.107

1.066

336.064

10

In ấn, giao nộp tài liệu thành quả

Công/CT

5,0

3.009

225

12

60

13.530

B

Chi phí dự án

 

 

 

 

 

1.812

532.767

1

Công phục vụ 1/15 x (số công ngoại nghiệp + nội nghiệp)

Công/CT

1/15

4,03

294

27.173

1.812

532.767

C

Tổng chi phí trước thuế (A+B)

 

 

 

 

 

 

9.833.663

D

Thuế VAT 10%

 

10%

 

 

 

 

983.366

 

Tổng cộng (C+D)

 

 

 

 

 

 

10.817.000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1144/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Phương án rà soát, xác định đối tượng, phạm vi ranh giới, diện tích chủ rừng và xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang

  • Số hiệu: 1144/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/06/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Nguyễn Minh Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 12/06/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản