ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1127/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 28 tháng 05 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước;
Căn cứ Kế hoạch số 68/KH-ĐCT ngày 03/4/2013 của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ;
Sau khi thống nhất với Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 772/TTr-SNV ngày 14/5/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia quản lý Nhà nước.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, UBND CÁC CẤP TRONG VIỆC BẢO ĐẢM CHO CÁC CẤP HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1127/QĐ-UBND) ngày 28 tháng 5 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Quy định này quy định việc phối hợp hoạt động và mối quan hệ công tác giữa sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp với Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp nhằm phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong việc tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước đối với các vấn đề, lĩnh vực liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới theo quy định của pháp luật.
Quan hệ phối hợp công tác giữa sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp với Hội Liên hiệp Phụ nữ là mối quan hệ phối hợp trên nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch và tạo điều kiện để cùng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật.
NỘI DUNG PHỐI HỢP VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
1. Phối hợp trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới.
2. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước đối với các vấn đề, lĩnh vực liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Trách nhiệm của sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp
1. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch theo thẩm quyền có liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành lấy ý kiến tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. Cung cấp thông tin về việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh liên quan đến phụ nữ, trẻ em.
2. Chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các cấp tăng cường công tác phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp nhằm tạo các điều kiện thuận lợi cho Hội Liên hiệp Phụ nữ thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của Hội và tham gia vào công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan đến phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới.
3. Mời Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trật tự an toàn xã hội liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới theo quy định của pháp luật.
4. Mời Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tham gia là thành viên chính thức trong các tổ tư vấn (Hội đồng, Ủy ban, Ban Chỉ đạo…) liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới; tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tổ chức các cuộc họp để thu thập ý kiến về tình hình thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật; nghiên cứu, xem xét và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
6. Hỗ trợ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp các điều kiện hoạt động như: Kinh phí, phương tiện làm việc, các hoạt động gây quỹ, tổ chức sản xuất, dịch vụ; giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới, góp phần tổ chức thực hiện thắng lợi Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ của tỉnh.
Điều 5. Trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp
1. Tổ chức tuyên truyền, quán triệt cho cán bộ, hội viên và phụ nữ trong tỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với phụ nữ, trẻ em nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ về vai trò quan trọng của mình trong xã hội và vận động phụ nữ tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương.
2. Cử đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, tham gia làm thành viên chính thức trong các tổ chức tư vấn, đoàn kiểm tra do UBND tỉnh hoặc các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã tổ chức liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới.
3. Tham gia ý kiến vào các dự thảo chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND về các chế độ chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới.
4. Nghiên cứu, kiến nghị UBND, HĐND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để thực hiện các quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em; đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ về kinh phí, phương tiện hoạt động và các điều kiện cần thiết khác để Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định.
5. Giám sát việc thực hiện chính sách, luật pháp có liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và UBND các cấp; thực hiện hoạt động phản biện xã hội.
6. Phối hợp với các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đặt ra mục tiêu, kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ, năng lực của nữ cán bộ, công chức, viên chức các cấp và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền phối hợp thực hiện.
7. Định kỳ, cung cấp thông tin cho UBND cùng cấp về tổ chức và hoạt động của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ trên địa bàn tỉnh.
1. Lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp được mời tham dự các phiên họp hoặc các hội nghị chuyên đề của UBND cùng cấp kiểm điểm tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới.
2. Lãnh đạo và các thành viên của UBND cùng cấp được mời đến dự các kỳ họp của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp khi bàn về nội dung hoạt động của phụ nữ tham gia xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
3. Hàng năm, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh để kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện chế độ, chính sách và những kiến nghị, đề xuất về các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ trẻ em và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật; xây dựng chương trình phối hợp cụ thể cho thời gian tiếp theo.
4. Hai năm một lần, UBND tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh có trách nhiệm tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Quy định này gắn với việc sơ kết thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh và báo cáo kết quả sơ kết về Bội Nội vụ.
Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh có trách nhiệm:
1. Mỗi bên cử 01 đồng chí lãnh đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo và 01 cán bộ theo dõi việc thực hiện Quy định này và Nghị định 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ;
2. Chỉ đạo cho UBND và Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện, cấp xã căn cứ theo Nghị định số 56/2012/NĐ-CP, Quy định này và tình hình thực tế của địa phương xây dựng quy định việc phối hợp hoạt động và mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp và tổ chức thực hiện ở địa phương mình. Hàng năm, tổ chức sơ kết đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Nghị định 56 về Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
3. Định kỳ hoặc đột xuất, UBND tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện Nghị định 56 trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh sẽ báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định trong kỳ họp gần nhất và thông báo cho các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị và Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp biết để thực hiện./.
- 1Quyết định 16/2013/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm của Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc tham gia quản lý nhà nước
- 2Quyết định 7445/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân Thành phố và Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội trong việc bảo đảm các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ tham gia quản lý Nhà nước
- 3Quyết định 03/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện Nghị định 56/2012/NĐ-CP giữa Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh
- 4Quyết định 3344/QĐ-UBND năm 2014 về trách nhiệm Sở, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam tham gia quản lý nhà nước
- 5Quyết định 1805/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp thực hiện Nghị định 56/2012/NĐ-CP giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Chỉ thị 16/2003/CT-UB về tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp Hội phụ nữ tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 7Quyết định 01/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện Nghị định 56/2012/NĐ-CP giữa Ủy ban nhân dân Quận 5 với Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 56/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước
- 3Quyết định 16/2013/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm của Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc tham gia quản lý nhà nước
- 4Quyết định 7445/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân Thành phố và Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội trong việc bảo đảm các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ tham gia quản lý Nhà nước
- 5Quyết định 03/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện Nghị định 56/2012/NĐ-CP giữa Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh
- 6Quyết định 3344/QĐ-UBND năm 2014 về trách nhiệm Sở, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam tham gia quản lý nhà nước
- 7Quyết định 1805/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp thực hiện Nghị định 56/2012/NĐ-CP giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Chỉ thị 16/2003/CT-UB về tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp Hội phụ nữ tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 9Quyết định 01/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện Nghị định 56/2012/NĐ-CP giữa Ủy ban nhân dân Quận 5 với Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định 1127/QĐ-UBND năm 2014 về trách nhiệm của sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia quản lý Nhà nước do tỉnh Bình Phước ban hành
- Số hiệu: 1127/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/05/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Nguyễn Văn Trăm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/05/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực