Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 112 /2005/QĐ-UBND | TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 06 năm 2005 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 23/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Tổ công tác liên ngành xử lý các vướng mắc và kiến nghị của doanh nghiệp về thủ tục hành chính ;
Căn cứ Quyết định số 03/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ công tác liên ngành xử lý các vướng mắc và kiến nghị của doanh nghiệp về thủ tục hành chính ;
Căn cứ Quyết định số 1874/QĐ-UB ngày 25 tháng 4 năm 2005 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về thành lập Tổ công tác liên ngành xử lý các vướng mắc và kiến nghị của doanh nghiệp về thủ tục hành chính thực hiện Quyết định số 23/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố tại Tờ trình số 369/ITPC-VP ngày 26 tháng 5 năm 2003 về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ công tác liên ngành ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ công tác liên ngành xử lý các vướng mắc và kiến nghị của doanh nghiệp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Thủ trưởng các sở-ngành có liên quan, các thành viên Tổ công tác liên ngành xử lý các vướng mắc và kiến nghị của doanh nghiệp thực hiện Quyết định số 23/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 1874/QĐ-UB ngày 25 tháng 4 năm 2005 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CÔNG TÁC LIÊN NGÀNH XỬ LÝ VƯỚNG MẮC CHO DOANH NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 112 /2005/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)
Tổ công tác liên ngành xử lý các vướng mắc và kiến nghị của doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là tổ liên ngành) được Ủy ban nhân dân thành phố giao nhiệm vụ làm đầu mối tiếp nhận và phối hợp giải quyết mọi vướng mắc kiến nghị của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có những nhiệm vụ chính sau đây :
- Phối hợp với các cơ quan liên quan của thành phố giải quyết kịp thời các vướng mắc và kiến nghị trong phạm vi thẩm quyền cho phép.
- Đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết các vướng mắc và kiến nghị vượt quá thẩm quyền của Tổ liên ngành.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố về những chủ trương, chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, cải cách bộ máy hành chánh để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
- Tổ liên ngành được trực tiếp liên hệ với các Sở-ngành chức năng, quyền chủ động làm việc với các Sở-ngành chức năng, Chính quyền địa phương các cấp, các doanh nghiệp, Hiệp Hội doanh nghiệp và các tổ chức khác để yêu cầu phối hợp xử lý vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp.
- Được đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kinh phí hoạt động từ Ngân sách Nhà nước tạo điều kiện cho Tổ liên ngành hoàn thành nhiệm vụ (thông qua Trung tâm Xúc tiến Thương Mại và Đầu tư thành phố).
Căn cứ vào Quyết định số 1874/QĐ-UB ngày 25 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Tổ liên ngành gồm có các thành viên là lãnh đạo của các cơ quan :
1- Trung tâm Xúc tiến Thương Mại và Đầu tư (ITPC) – Tổ trưởng
2 Sở Kế hoạch và Đầu tư – Tổ phó
3- Cục Hải Quan
4- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh TP HCM
5- Sở Thương Mại
6- Cục Thuế
7- Sở Du lịch
8- Viện Kinh tế
9- Sở Quy hoạch - Kiến trúc
10- Sở Tư pháp
11- Sở Tài nguyên và Môi trường
12- Sở Tài chính
13- Sở Giao thông-Công chính
14- Sở Công nghiệp
15- Sở Xây dựng
16- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
17- Hiệp Hội Doanh nghiệp thành phố.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý, điều hành :
4.1- Tổ liên ngành phải đảm bảo nguyên tắc giải quyết nhanh, đúng thủ tục trình tự và đạt hiệu quả. Tổ trưởng và các thành viên phải ưu tiên tập trung giải quyết các công việc của tổ.
4.2- Tổ trưởng và các thành viên trao đổi và giải quyết nhanh các công việc qua điện thoại, fax, e-mail …
4.3- Tổ liên ngành có thể hình thành các nhóm theo lĩnh vực công việc có liên quan, để phối hợp giải quyết nhanh công việc, nhưng nhóm không phải là một cấp hành chánh trung gian.
4.4- Theo yêu cầu của các cơ quan truyền thông, Tổ liên ngành có thể cung cấp các thông tin về hoạt động của tổ.
Điều 5. Phạm vi giải quyết công việc của Tổ liên ngành :
5.1- Tổ liên ngành có trách nhiệm giải quyết các công việc trong phạm vi :
- Các hồ sơ do doanh nghiệp gởi trực tiếp cho Tổ liên ngành.
- Những vướng mắc, khó khăn, trở ngại mang tính chất thủ tục hành chánh.
- Các vướng mắc đã được các Sở-ngành chức năng trực tiếp giải quyết nhưng doanh nghiệp nhận thấy không thỏa đáng và tiếp tục khiếu nại.
- Các vướng mắc có liên quan đến nhiều Sở-ngành mà một Sở-ngành cụ thể không thể xử lý.
- Trường hợp đặc biệt : Qua phương tiện truyền thông đại chúng hoặc từ những thông tin khác mà Tổ liên ngành biết được những vấn đề bức bách cần phải giải quyết tức thời cho doanh nghiệp.
5.2- Tổ liên ngành không giải quyết các hồ sơ của doanh nghiệp gởi trực tiếp đến các Sở-ngành, Hiệp Hội, tổ chức … mà vấn đề đó thuộc chức năng nhiệm vụ giải quyết của các Sở-ngành, Hiệp Hội, tổ chức…
6.1- Trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ liên ngành :
Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư với vai trò là tổ trưởng có nhiệm vụ là đầu mối quản lý điều hành chung mọi hoạt động của Tổ liên ngành, có trách nhiệm :
- Đầu mối tiếp nhận và chuyển đến các Sở-ngành các vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp (trong thời hạn tối đa 2 ngày làm việc), theo dõi đôn đốc các phản hồi và giải quyết của Sở-ngành cho doanh nghiệp, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
- Nhận chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố và triển khai việc tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động của Tổ liên ngành
- Tổ chức họp định kỳ hàng tháng tất cả các thành viên của Tổ để xây dựng kế hoạch và sơ kết các mặt hoạt động trong tháng. Họp định kỳ hoặc đột xuất với một số thành viên để giải quyết công việc theo yêu cầu nhiêm vụ công tác.
- Tổ chức các buổi họp của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố với các doanh nghiệp và các cơ quan thẩm quyền theo định kỳ hoặc đột xuất.
- Có báo cáo hàng tuần, tháng gởi Ủy ban nhân dân thành phố, gởi các thành viên của tổ về tình hình hoạt động của tổ và có kiến nghị của Tổ liên ngành gởi Ủy ban nhân dân thành phố.
6.2- Trách nhiệm của các thành viên của Tổ liên ngành :
- Nhanh chóng và kịp thời giải quyết những vướng mắc và kiến nghị của doanh nghiệp trong phạm vi và thẩm quyền của ngành mình phụ trách. Trong thời hạn tối đa 3 ngày (ba ngày làm việc) có xử lý và trả lời doanh nghiệp bằng điện thoại, e-mail hoặc trực tiếp với doanh nghiệp khi nhận được những vướng mắc kiến nghị của doanh nghiệp đồng thời cũng gởi văn bản trả lời này cho tổ trưởng tổ liên ngành. Phối hợp chặt chẽ với các thành viên và Tổ trưởng Tổ liên ngành trong việc giải quyết này.
- Nghiên cứu, rà soát những thủ tục hành chánh và những quy định trong lãnh vực mình phụ trách, phát hiện và đề xuất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý những thủ tục mà các cơ quan quản lý, cán bộ công chức Nhà nước các cấp còn tùy tiện đặt thêm, đang gây khó khăn, hạn chế sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Có báo cáo định kỳ hàng tháng các hoạt động có liên quan đến nhiệm vụ của Tổ liên ngành của cơ quan mình phụ trách cho Tổ trưởng Tổ liên ngành tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
- Tham dự đầy đủ, đúng thành phần và đúng ngày giờ các cuộc họp định kỳ và đột xuất của nội bộ Tổ liên ngành, họp với lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố và với doanh nghiệp.
- Tích cực đóng góp ý kiến xây dựng trong các cuộc họp nội bộ Tổ liên ngành để giúp cho hoạt động của Tổ liên ngành ngày càng đạt hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân thành phố giao.
Điều 7. Quy trình xử lý hồ sơ :
Điều 8. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2005 (theo như thời hạn hiệu lực của Quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành của Ủy ban nhân dân thành phố).
Điều 9. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh cần sửa đổi, bổ sung, Tổ liên ngành sẽ có báo cáo và đề xuất để Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định./.
- 1Quyết định 03/2005/QĐ-TTg thành lập và áp dụng chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu Bonuê, tỉnh Bình Phước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 23/2005/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác liên ngành xử lý các vướng mắc và kiến nghị của doanh nghiệp về thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2489/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế làm việc của Tổ liên ngành xử lý vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Quyết định 112/2005/QĐ-UB về quy chế tổ chức và hoạt động của tổ công tác liên ngành xử lý các vướng mắc và kiến nghị của doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 112/2005/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/06/2005
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Hữu Tín
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/06/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra