THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1117/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2012 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Chỉ thị số 1568/CT-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Kết luận số 78-KL/TW ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ Chính trị;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 - 2015 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam với những nội dung chính như sau:
- Xây dựng Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam, lấy kinh doanh xăng dầu làm ngành nghề kinh doanh chính; giữ vững và duy trì được vị thế là doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường Việt Nam trong kinh doanh xăng dầu ở khâu hạ nguồn đồng thời giữ vị thế quan trọng hàng đầu trong những lĩnh vực kinh doanh trọng yếu như khí dầu mỏ hóa lỏng, sản phẩm hóa dầu, vận tải xăng dầu, xuất nhập khẩu xăng dầu và một số lĩnh vực khác liên quan phục vụ trực tiếp ngành nghề kinh doanh chính;
- Thực hiện tốt vai trò doanh nghiệp chủ đạo trong cân đối cung cầu và đảm bảo cung cấp xăng dầu đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia;
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng doanh thu, giảm chi phí, bảo đảm lợi nhuận ổn định trên cơ sở đổi mới tổ chức, phương thức kinh doanh, cơ chế quản lý và điều hành, nâng cao năng lực kỹ thuật công nghệ và nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, tổ chức hợp lý thị trường và quản lý tốt quá trình hoạt động kinh doanh;
- Gia tăng lợi ích cho cổ đông, người lao động, cộng đồng; nâng cao giá trị cuộc sống; góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1. Các mục tiêu chính trong giai đoạn 2011 - 2015
Đến năm 2015, doanh thu đạt 358.752 tỷ đồng; kim ngạch nhập khẩu đạt 7.240 triệu đô la Mỹ, kim ngạch xuất khẩu (tái xuất) 1.050 triệu đô la Mỹ; sản lượng xăng dầu các loại mua vào đạt 10,51 triệu tấn,m3; sản lượng xăng dầu các loại tiêu thụ đạt 10,51 triệu tấn,m3 (trong đó tái xuất 1,21 triệu tấn,m3) và lợi nhuận trước thuế đạt 4.468 tỷ đồng (Xem chi tiết Phụ lục I).
2. Định hướng, mục tiêu đầu tư các dự án giai đoạn 2011 - 2015
Căn cứ quy hoạch xây dựng kho cảng đầu mối đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn 2011 - 2015, Tập đoàn tập trung đầu tư hệ thống kho cảng tiếp nhận tại các Công ty Xăng dầu B12 (miền Bắc), Công ty Xăng dầu Khu vực 5 (miền Trung) và Công ty Xăng dầu Khu vực 2 (miền Nam); đồng thời, tập trung hoàn thiện hệ thống các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn toàn quốc.
Tổng trị giá đầu tư vào hạ tầng kinh doanh xăng dầu giai đoạn 2011 - 2015: 4.182 tỷ đồng; đầu tư vào dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong là 4.987 tỷ đồng, dự kiến tài trợ bằng nguồn vốn đầu tư của Tập đoàn, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ và nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại.
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT | Nội dung | Vốn đầu tư 2011-2015 |
I | Sản xuất xăng dầu - hóa dầu | 4.987 |
1 | Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong | 4.987 |
II | Hệ thống tồn trữ, phân phối xăng dầu | 4.182 |
1 | Kho xăng dầu thương mại | 1.992 |
3 | Hệ thống vận tải xăng dầu | 135 |
4 | Xây dựng mới cửa hàng xăng dầu | 1.959 |
5 | Tin học phục vụ quản lý (ERP, Cửa hàng bán lẻ) | 96 |
| Tổng cộng | 9.169 |
Triển khai, chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, lập dự án, nguồn vốn, đào tạo nhân lực... cho Chương trình phát triển nhiên liệu sinh học và Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.
(Chi tiết danh mục các dự án đầu tư trọng điểm và tổng hợp nguồn vốn đầu tư các dự án giai đoạn 2011 - 2015 tại Phụ lục II).
3. Các giải pháp thực hiện
a) Giải pháp chiến lược
- Đưa Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trở thành doanh nghiệp có quy mô lớn, đi đầu trong ứng dụng công nghệ cao, giữ vai trò bình ổn thị trường trong lĩnh vực cung cấp xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, góp phần điều tiết và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, an ninh năng lượng quốc gia.
- Tập trung phát triển ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề kinh doanh liên quan trực tiếp đến ngành nghề kinh doanh chính.
- Tập trung thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 828/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2011.
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tăng cường đánh giá, kiểm tra hiệu quả sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư, của các đơn vị thành viên. Tiến hành giải thể, sáp nhập các đơn vị hoạt động không có hiệu quả.
- Hoàn thiện quy chế quản lý nội bộ, cơ chế liên kết trong nội bộ Tập đoàn; chuẩn hóa bộ phận kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp do Tập đoàn nắm cổ phần chi phối.
- Khẩn trương xây dựng Đề án tái cơ cấu Tập đoàn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong Quý III năm 2012.
b) Công tác thị trường
- Định vị lại các công đoạn trong chuỗi kinh doanh xăng dầu, phân vùng và tổ chức lại thị trường, chủ động và tăng cường kiểm soát trong kinh doanh để tăng hiệu quả, giảm thiểu rủi ro.
- Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng xăng dầu trong hệ thống; phân định rõ trách nhiệm quản lý chất lượng của từng khâu trong hệ thống phân phối.
- Đa dạng hóa nguồn hàng và thị trường nhập khẩu; đẩy mạnh ký kết các hợp đồng dài hạn và áp dụng các phương thức kinh doanh hiện đại để bảo hiểm rủi ro giá cả, tỷ giá, thị trường nhằm ổn định nguồn cung.
- Nâng cao chất lượng các bộ phận nghiên cứu, phân tích, đánh giá và dự báo các diễn biến kinh tế - xã hội, các đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn.
- Củng cố, mở rộng hệ thống bán lẻ trực tiếp xăng dầu, kể cả các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo gắn với hiệu quả kinh doanh.
- Đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu phát triển của Tập đoàn, đặc biệt là hệ thống kho, cảng đầu mối, các dự án chủ đạo phục vụ kinh doanh xăng dầu... Từ đó, tạo ra lợi thế đón đầu trong cạnh tranh, nhất là cạnh tranh với các hãng xăng dầu nước ngoài.
- Tham gia công tác bình ổn giá cả, thị trường xăng dầu, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
- Tuân thủ nghiêm mức dự trữ lưu thông theo quy định của pháp luật.
c) Công tác tài chính
- Xây dựng phương án tổng thể về cân đối vốn và đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh và đầu tư phát triển. Khai thông nguồn vốn từ các kênh huy động khác nhau trong đó đặc biệt là từ việc cổ phần hóa.
- Thoái vốn các công ty không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính, xây dựng lộ trình thoái vốn cụ thể (lĩnh vực, thời gian, giá trị...) theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan tại các lĩnh vực đầu tư có hiệu quả thấp, không trực tiếp liên quan tới lĩnh vực kinh doanh chính, không có khả năng tăng trưởng về quy mô và hiệu quả.
- Quản lý tốt dòng tiền, tiến độ, hiệu quả cả dự án đầu tư, quản lý tài chính ngắn hạn tại các công ty xăng dầu để tăng vòng quay và hiệu quả của đồng vốn.
- Với các dự án đầu tư xây dựng: Cân đối quy mô vốn đầu tư phải phù hợp với năng lực tài chính, quy mô vốn chủ sở hữu, đảm bảo tỷ lệ nợ trên vốn ở ngưỡng an toàn, đảm bảo đủ vốn phục vụ ngành nghề kinh doanh chính. Tiến hành đánh giá hiệu quả dự án để đẩy mạnh thực hiện đầu tư dự án hiệu quả, dừng dự án không hiệu quả.
- Ưu tiên đầu tư vốn vào công ty đang hoạt động hiệu quả; ưu tiên góp, bổ sung vốn vào các công ty có hiệu quả thuộc ngành kinh doanh chính.
- Thực hiện phân loại vốn đầu tư không hiệu quả, có giải pháp khắc phục để tối ưu hóa hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Rà soát đầu tư đan xen giữa các doanh nghiệp trong nội bộ Tập đoàn, xây dựng lộ trình thoái vốn phù hợp.
- Không mở rộng đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính; tiến tới chấm dứt tình trạng đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính.
d) Công tác tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực
- Xây dựng đề án chi tiết để hình thành các Tổng công ty chuyên ngành, tiến tới giảm đầu mối trực thuộc trong năm 2012.
- Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, định biên các bộ phận thuộc Tập đoàn để nâng cao năng suất lao động, tối ưu tỷ lệ lao động quản lý lao động trực tiếp. Trong năm 2012, sắp xếp lại các phòng ban tại Tập đoàn theo hướng hình thành các khối, giảm chồng chéo, phân định rõ trách nhiệm, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Kiên quyết thực hiện nguyên tắc: Tái cấu trúc không kèm theo gia tăng lao động.
- Tiếp tục triển khai hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) hiện đại và đồng bộ để tích hợp các hoạt động nghiệp vụ, tin học hóa quản trị doanh nghiệp, hợp nhất thông tin trong toàn Tập đoàn nhằm kiểm soát hoạt động tốt hơn, cung cấp nhanh và chính xác các thông tin quản lý và hệ thống báo cáo quản trị theo tiêu chuẩn cho ban quản lý, điều hành và đại diện chủ sở hữu.
- Xây dựng đổi mới cơ chế tiền lương, thưởng gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ chế đãi ngộ để khuyến khích người lao động, thu hút lao động có trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.
- Vận hành hệ thống tổ chức và quản trị mới sau tái cấu trúc, thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
- Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
- Hợp tác với các trường đại học trong và ngoài nước để xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo quốc tế chuyên ngành xăng dầu.
đ) Công tác đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất
- Tập trung xây dựng, đẩy nhanh và bảo đảm tiến độ thực hiện các dự án đầu tư theo Quy hoạch định hướng đầu tư của Tập đoàn nhằm hình thành chuỗi liên kết giá trị giữa các đơn vị trong Tập đoàn, nâng cao sức mạnh tổng hợp, tăng khả năng cạnh tranh.
- Chủ động, tích cực tìm kiếm đối tác hợp tác trong việc nghiên cứu, đầu tư các dự án trọng điểm thuộc các lĩnh vực: Lọc hóa dầu, sản xuất nhiên liệu sinh học...; phấn đấu đến năm 2015 triển khai hệ thống phân phối xăng Etanol, sản xuất, phối trộn, phân phối Bio-diezen; đưa Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong vào vận hành trong năm 2017.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến, kêu gọi đối tác đầu tư trong nước và nước ngoài vào các dự án trọng điểm của Tập đoàn trong giai đoạn 2011 - 2015.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa trong quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Nâng cao trách nhiệm quản lý của cá nhân trong công tác đầu tư.
- Thực hiện các giải pháp tiết kiệm, giảm mức tiêu hao nguyên nhiên liệu, cải tiến hợp lý hóa sản xuất, từng bước áp dụng công nghệ hiện đại và quy trình quản lý tiên tiến nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm và trên cơ sở đó cải thiện thu nhập, điều kiện làm việc của người lao động.
e) Công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật công nghệ và môi trường
- Hoàn thiện Đề án phát triển nhiên liệu sinh học phù hợp với lộ trình sử dụng nhiên liệu sinh học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 177/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2007.
- Thử nghiệm và đưa vào sử dụng chất chữa cháy công nghệ mới tại các kho xăng dầu đầu mối; thường xuyên sửa chữa, cải tạo hệ thống công nghệ phòng cháy chữa cháy của một số kho xăng dầu, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa công nghệ, chất chữa cháy tạo điều kiện vận hành tốt hệ thống, sẵn sàng chữa cháy và hỗ trợ chữa cháy giữa các đơn vị thành viên.
- Căn cứ các luật, nghị định, thông tư hướng dẫn về chất lượng sản phẩm các mặt hàng xăng dầu, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và bộ tiêu chuẩn cơ sở xăng dầu để quản lý chất lượng xăng dầu trong hệ thống trong năm 2013.
- Công tác bảo vệ môi trường: Lập phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu cho các kho, cảng xăng dầu trong toàn ngành. Triển khai áp dụng Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) 29:2010 về nước thải kho và cửa hàng xăng dầu tại tất cả các đơn vị thành viên. Tổ chức nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm thiết bị xử lý nước thải áp dụng cho kho xăng dầu. Đưa vào sử dụng chất thấm và phân hủy dầu tự nhiên Enretech-1 để xử lý bùn cặn nhiễm dầu (chất thải nguy hại).
- Tiếp tục đẩy mạnh và ưu tiên đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học gắn liền với yêu cầu thực tế, nâng cao tính thực tiễn của các đề tài, thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học.
g) Về xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Tiếp tục củng cố, phát triển văn hóa doanh nghiệp thành các giá trị cốt lõi trong Tập đoàn và các đơn vị thành viên, đảm bảo sự phát triển bền vững.
h) Về công tác truyền thông
- Xây dựng chiến lược truyền thông bài bản, làm nổi bật thương hiệu và các giá trị cốt lõi của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận trong xã hội về hoạt động kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn.
- Thực hiện nghiêm các quy định về công bố báo cáo tài chính, thông tin kinh doanh và điều hành theo quy định của pháp luật.
1. Bộ Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm, chịu trách nhiệm chính trong việc thường xuyên giám sát, đánh giá toàn diện tình hình hoạt động của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, bảo đảm doanh nghiệp thực hiện đúng kế hoạch đã được phê duyệt.
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính kịp thời xử lý những phát sinh cần giải quyết trong quá trình thực hiện kế hoạch; báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.
2. Các Bộ, ngành liên quan theo thẩm quyền chức năng được giao chỉ đạo và phối hợp với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện hỗ trợ để Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cụ thể hóa và thực hiện kế hoạch đề ra.
4. Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam:
a) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành Kế hoạch đã được phê duyệt; định kỳ hàng năm báo cáo việc thực hiện Kế hoạch và những vấn đề vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện.
b) Tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 - 2015, trên cơ sở đó xây dựng Kế hoạch cho giai đoạn 2016 - 2020, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quý I năm 2016.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
CÁC MỤC TIÊU CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 CỦA TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1117/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)
STT | Diễn giải | ĐVT | Kế hoạch năm | ||||
TH 2011 | KH 2012 | KH 2013 | KH 2014 | KH 2015 | |||
I | NHẬP KHẨU + MUA TRONG NƯỚC |
|
|
|
|
|
|
1 | Mặt hàng nhập chủ yếu | m3, tấn | 9.430.406 | 9.095.000 | 9.560.000 | 10.015.000 | 10.510.000 |
a | Nhập khẩu | m3, tấn | 7.292.001 | 6.875.000 | 7.340.000 | 7.795.000 | 8290.000 |
| - Xăng các loại: | m3 | 2.810.966 | 2.850.000 | 3.170.000 | 3.390.000 | 3.620.000 |
| - Điêzen các loại: | m3 | 3.634.338 | 3.180.000 | 3.329.000 | 3.528.000 | 3.760.000 |
| - Dầu hỏa: | m3 | 18.335 | 60.000 | 66.000 | 67.000 | 67.000 |
| - Mazút các loại: | Tấn | 828.362 | 785.000 | 775.000 | 810.000 | 843.000 |
b | Nhập mua trong nước | m3, tấn | 2.138.405 | 2.220.000 | 2.220.000 | 2.220.000 | 2.220.000 |
| - Xăng các loại: | m3 | 1.019.873 | 900.000 | 900.000 | 900.000 | 900.000 |
| - Điêzen các loại: | m3 | 1.069.749 | 1.320.000 | 1.320.000 | 1.320.000 | 1.320.000 |
| - Dầu hỏa: | m3 | 48.783 |
|
|
|
|
| - Mazút các loại: | Tấn |
|
|
|
|
|
II | XUẤT BÁN |
|
|
|
|
|
|
1 | Mặt hàng xuất bán chủ yếu (nội địa) | m3 , tấn | 7.856.730 | 8.026.000 | 8.450.000 | 8.860.000 | 9.300.000 |
| - Xăng các loại: | " | 3.390.058 | 3.547.600 | 3.780.000 | 3.980.000 | 4.190.000 |
| - Điêzen các loại: | " | 3.910.016 | 3.946.400 | 4.120.000 | 4.310.000 | 4.520.000 |
| - Dầu hỏa: | " | 53.368 | 48.200 | 50.000 | 50.000 | 50.000 |
| - Mazút các loại: | " | 503.288 | 483.800 | 500.000 | 520.000 | 540.000 |
2 | Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu (tái xuất) | m3, tấn | 1.215.671 | 1.100.000 | 1.110.000 | 1.155.000 | 1.210.000 |
| - Xăng các loại: | m3 | 301.791 | 279.000 | 290.000 | 310.000 | 330.000 |
| - Điêzen các loại: | m3 | 624.025 | 532.000 | 529.000 | 538.000 | 560.000 |
| - Dầu hỏa: | m3 | 16.147 | 16.000 | 16.000 | 17.000 | 17.000 |
| - Mazút các loại: | Tấn | 273.708 | 273.000 | 275.000 | 290.000 | 303.000 |
3 | Bán qua Cty con ở Singapore và Lào | m3, tấn | 2.029.493 | 3.060.000 | 4.066.000 | 5.073.000 | 6.080.000 |
III | TỔNG KNNK + MUA TRONG NƯỚC VÀ KNXK | 1.000 USD | 7.310.130 | 7.500.000 | 8.550.000 | 8.950.000 | 9.380.000 |
1 | Kim ngạch nhập khẩu | " | 5.567.230 | 5.500.000 | 6.410.000 | 6.810.000 | 7.240.000 |
2 | Kim ngạch mua trong nước | “ | 1.742.900 | 2.000.000 | 2.140.000 | 2.140.000 | 2.140.000 |
3 | Kim ngạch xuất khẩu (tái xuất) | 1.000 USD | 932.400 | 876.000 | 965.000 | 1.000.000 | 1050.000 |
IV | TỔNG DOANH THU BÁN HÀNG HÓA DỊCH VỤ | Triệu đồng | 182.311.000 | 221.263.000 | 264.209.000 | 323.653.000 | 358.752.000 |
1 | Doanh thu khối các công ty xăng dầu | " | 156.086.000 | 179.376.000 | 209.732.000 | 227.142.000 | 244.613.000 |
| - Doanh thu xăng dầu | “ | 154.020.000 | 177.000.000 | 207.000.000 | 224.000.000 | 241.000.000 |
| - Doanh thu hàng hóa dịch vụ khác khối công ty xăng dầu | " | 2.066.000 | 2.376.000 | 2.732.000 | 3.142.000 | 3.613.000 |
2 | Doanh thu khối công ty con (cổ phần, liên doanh, trách nhiệm hữu hạn) | " | 26.822.000 | 28.254.000 | 29.881.000 | 32.124.000 | 31.312.000 |
3 | Doanh thu kinh doanh ở Singapore và Lào | " | 32.332.000 | 57.780.000 | 74.058.000 | 136.224.000 | 166.225.000 |
V | LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ | Triệu đồng | -1.461.859 | 2.556.200 | 4.334.400 | 4.472.800 | 4.468.800 |
1 | Lợi nhuận khối công ty xăng dầu | " | -2.390.137 | 1.191.500 | 2.742.000 | 2.884.000 | 3.037.000 |
2 | Lợi nhuận khối công ty con | " | 823.616 | 864.000 | 1.042.000 | 978.000 | 896.000 |
3 | Lợi nhuận từ hoạt động LDLK | " | 454.262 | 524.000 | 579.000 | 644.000 | 573.000 |
4 | Lợi nhuận của Cty con tại nước ngoài | " | 17.675 | 36.700 | 41.400 | 46.800 | 52.800 |
VI | CÁC KHOẢN NỘP NGÂN SÁCH | Triệu đồng | 23.084.774 | 28.076.000 | 33.216.000 | 35.840.000 | 39.311.000 |
1 | Thuế giá trị gia tăng | “ | 10.434.062 | 11.800.000 | 13.850.000 | 14.900.000 | 16.940.000 |
2 | Thuế thu nhập doanh nghiệp | “ | 49.454 | 550.000 | 686.000 | 721.000 | 759.000 |
3 | Thuế bảo vệ môi trường (phí xăng dầu) | " | 5.586.450 | 5.690.000 | 6.015.000 | 6.316.000 | 6.637.000 |
4 | Thuế nhập khẩu | “ | 1.251.648 | 4.071.000 | 5.487.000 | 6.036.000 | 6.644.000 |
5 | Thuế tiêu thụ đặc biệt | “ | 3.901.659 | 4.442.000 | 5.634.000 | 6.206.000 | 6.828.000 |
6 | Thuế, phí khác | “ | 132.544 | 140.000 | 60.000 | 66.000 | 70.000 |
7 | Thuế của khối công ty con | “ | 1.728.957 | 1.383.000 | 1.484.000 | 1.595.000 | 1.433.000 |
VII | CÁC CHỈ TIÊU QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG |
|
|
|
|
|
|
1 | Mức định biên lao động | Người | 26.199 | 27.393 | 28.132 | 28.601 | 29.239 |
a | Khối công ty xăng dầu | “ | 17.649 | 18.049 | 18.449 | 18.849 | 19.249 |
b | Khối công ty cổ phần | “ | 8.550 | 9.344 | 9.683 | 9.752 | 9.990 |
2 | Tổng quỹ lương | Triệu đồng | 2.114.560 | 2.380.059 | 2.646.715 | 2.899.382 | 3.176.766 |
a | Khối công ty xăng dầu | " | 1.339.000 | 1.512.345 | 1.696.231 | 1.889.239 | 2.089.060 |
b | Khối công ty cổ phần | " | 775.560 | 867.714 | 950.484 | 1.010.143 | 1.087.706 |
3 | Bồi dưỡng đào tạo và đào tạo lại | " | 12.300 | 17.000 | 18.700 | 20.570 | 22.627 |
VIII | TỔNG VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN |
| 713.600 | 1,058.500 | 635.000 | 775.000 | 1.000.000 |
1 | Nguồn: tín dụng thương mại | Triệu đồng | 330.600 | 530.500 | 25.000 | 113.000 | 274.000 |
2 | Nguồn: từ quỹ ĐTPT, khấu hao | " | 383.000 | 528.000 | 610.000 | 662.000 | 726.000 |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM VÀ TỔNG HỢP NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 CỦA TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1117/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính Phủ)
1. Danh mục các dự án đầu tư hệ thống tồn trữ, phân phối xăng dầu trọng điểm giai đoạn 2011 - 2015
TT | Danh mục dự án | Đơn vị tính | Quy mô công suất | Số dự án | Tổng mức đầu tư (tỷ đồng) |
1 | Kho K 130 - Quảng Ninh | m3 | 250.000 |
| 110 |
2 | Kho K132 - Hải Dương | m3 | 50.000 |
| 307 |
3 | Kho Phú Xuyên - Hà Nội | m3 | 50.000 |
| 120 |
4 | Kho Phú Thụy - Hà Nội | m3 | 60.000 |
| 105 |
5 | Kho Lạch Huyện - Hải Phòng | m3 | 200.000 |
| 60 |
6 | Kho Thượng Lý - Hải Phòng | m3 | 40.000 |
| 27 |
7 | Kho Hà Nam - Hà Nội | m3 | 40.000 |
| 70 |
8 | Kho Việt Trì - Phú Thọ | m3 | 20.000 |
| 60 |
9 | Kho Thọ Quang - Đà Nẵng | m3 | 40.000 |
| 148 |
10 | Kho Phú Hòa - Quy Nhơn | m3 | 50.000 |
| 60 |
11 | Kho Cam Ranh | Chuẩn bị đầu tư trong 2015 |
|
|
|
12 | Nam Trung Bộ - Bình Thuận | m3 | 50.000 |
| 60 |
13 | Kho D-C - Nhà Bè | m3 |
|
| 335 |
14 | Kho D, E - Nhà Bè | m3 |
|
| 110 |
15 | Kho Đông Nam Bộ | m3 |
|
| 250 |
16 | Kho Vĩnh Long | m3 |
|
| 50 |
17 | Kho Long Bình Tân - Đà Nẵng | m3 |
|
| 120 |
18 | Nâng cấp tuyến B12 - Liên Tỉnh | Km | 135 |
|
|
19 | Xây dựng CHXD | Cái | 1.959 |
|
|
20 | Dự án ERP | Hệ thống | 79,5 |
|
|
21 | Dự án phần mềm CHXD | Hệ thống | 16,5 |
|
|
TỔNG CỘNG | 4.182 |
2. Tổng hợp nguồn vốn đầu tư các dự án tồn trữ, phân phối xăng dầu giai đoạn 2011 - 2015
Nguồn vốn | Tổng giá trị (tỷ đồng) |
1. Vốn chủ sở hữu | 2.909 |
Trong đó: |
|
+ Vốn chuyển mục đích sử dụng đất của các đơn vị trong Tập đoàn |
|
+ Vốn từ phát hành trái phiếu khi cổ phần hóa Tập đoàn |
|
+ Vốn từ lợi nhuận để lại của Tập đoàn |
|
+ Vốn từ khấu hao cơ bản và lợi nhuận của các doanh nghiệp (vốn khác) | 2.909 |
+ Đối tác góp vốn |
|
2. Vay thương mại | 1.273 |
3. Tín dụng đầu tư |
|
TỔNG CỘNG | 4.182 |
3. Dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong (có vốn đầu tư nước ngoài)
Dự án tổng vốn góp của Petrolimex:
Tổng mức đầu tư: |
| 83.200 | tỷ VND |
Tỷ lệ vốn góp/tổng vốn đầu tư | 30% | 24.960 | tỷ VND |
Vốn góp của Petrolimex đến khi đưa dự án vào hoạt động (dự kiến 2017) | 29% | 7.237,8 | tỷ VND |
Dự kiến chi tiết vốn góp theo các năm:
TT | Hạng mục | Vốn góp (tỷ đồng) |
I | Năm 2012 |
|
A | Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong |
|
1 | Thuê Tư vấn lập FS | 4,6 |
2 | Lập phương án tài chính | 4,2 |
3 | Đền bù phần đất giai đoạn 1 | 17,0 |
4 | Chuẩn bị và thành lập công ty liên doanh | 4,2 |
| Tổng cộng (A.I) | 29,9 |
II | Năm 2013 |
|
A | Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong |
|
1 | Khảo sát phục vụ lập FEED | 3,6 |
2 | Thuê tư vấn lập FEED | 108,6 |
3 | Rà phá bom mìn | 2,2 |
4 | Chi phí bản quyền công nghệ | 90,5 |
5 | San lấp mặt bằng | 88,4 |
6 | Lập hồ sơ mời thầu EPC | 12,1 |
| Tổng cộng (A.II) | 305,3 |
III | Năm 2014 |
|
A | Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong |
|
1 | Thuê tư vấn QLDA (PMC) | 36,2 |
2 | Đấu thầu EPC | 18,1 |
3 | Thực hiện EPC | 1.664,0 |
4 | Bảo hiểm giai đoạn xây dựng | 21,7 |
| Tổng cộng (A.III) | 1.740,0 |
IV | Năm 2015 |
|
A | Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong |
|
1 | Thực hiện EPC | 2.912,0 |
| Tổng cộng (A.IV) | 2.912,0 |
| Tổng góp vốn đến năm 2015 | 4.987,2 |
V | Năm 2016 |
|
A | Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong |
|
1 | Hoàn thành EPC | 2.080,0 |
2 | Vận hành chạy thử | 56,2 |
3 | Đào tạo | 83,2 |
4 | Chi phí khác | 31,2 |
| Tổng cộng (A.V) | 2.250,6 |
| Tổng cộng (A) | 7.237,8 |
Ghi chú:
- Tổng mức đầu tư dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong ước tính khoảng 83.200 tỷ VND;
- Các đối tác trong dự án dự kiến góp 30% tổng vốn đầu tư;
- Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam dự kiến góp 29% vốn điều lệ của pháp nhân chủ đầu tư dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong.
- 1Quyết định 529/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 - 2015 của Tổng công ty Giấy Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 549/QĐ-TTg năm 2012 Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 550/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 - 2015 của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 854/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 - 2015 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 514/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm 2011 - 2015 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 4017/VPCP-KTTH rà soát, hoàn thiện dự thảo Quyết định phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 - 2015 của Petrolimex do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 69/QĐ-BNN-TC năm 2012 phê duyệt Kế hoạch kinh doanh của liên minh sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau quả xuất khẩu Việt Úc thuộc tiểu hợp phần B2 - Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 8Quyết định 1225/QĐ-BGTVT phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 Tổng công ty Hàng hải Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Quyết định 538/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Quyết định 177/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 1568/CT-TTg năm 2010 triển khai Kết luận 78-KL/TW do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 828/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Phương án cổ phần hóa và cơ cấu lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 529/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 - 2015 của Tổng công ty Giấy Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 549/QĐ-TTg năm 2012 Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 550/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 - 2015 của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 854/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 - 2015 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 514/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm 2011 - 2015 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Công văn 4017/VPCP-KTTH rà soát, hoàn thiện dự thảo Quyết định phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 - 2015 của Petrolimex do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 69/QĐ-BNN-TC năm 2012 phê duyệt Kế hoạch kinh doanh của liên minh sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau quả xuất khẩu Việt Úc thuộc tiểu hợp phần B2 - Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 12Quyết định 1225/QĐ-BGTVT phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 Tổng công ty Hàng hải Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 13Quyết định 538/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 1117/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 - 2015 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1117/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/08/2012
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Hoàng Trung Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 587 đến số 588
- Ngày hiệu lực: 22/08/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực