Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1105/2003/QĐ-UB | Bắc Kạn, ngày 20 tháng 06 năm 2003 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994;
Căn cứ Luật doanh nghiệp năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 61/CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ về công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 217/KH-ĐT-ĐKKD ngày 11/6/2003 v/v Ban hành Quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Giao sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì phối hợp với các ngành chức năng ở tỉnh, UBND các huyện, thị xã phổ biến, đôn đốc, giám sát các doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, các hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã, các chủ hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh thực hiện Quy chế này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Các ông, (bà): Chánh văn phòng HĐND-UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc sở Tư Pháp, Giám đốc Sở, Thủ trưởng Ban, ngành ở tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Giám đốc các doanh nghiệp, Giám đốc Chi nhánh doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Chủ nhiệm Hợp tác xã hoạt động theo luật Hợp tác xã, Chủ hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN |
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo quyết định số: 1105/QĐ-UB ngày 20 tháng 6 năm 2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Quy chế này quy định mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty hợp danh, sau đây gọi chung là Doanh nghiệp) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Quy chế này cũng được áp dụng cho việc quản lý hoạt động kinh doanh của chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp đặt tại tỉnh Bắc Kạn, các Hợp tác xã theo Luật hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Mục tiêu quản lý doanh nghiệp:
1. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
2. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại điều 7, điều 8 Luật doanh nghiệp;
3. Phản ánh kịp thời và chính xác thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào hệ thống thông tin về doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
4. Đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm hạn chế và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
5. Phát huy nội lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Điều 3. Trụ sở chính của doanh nghiệp
1. Trụ sở chính của doanh nghiệp, hợp tác xã là địa điểm được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với trụ sở chính.
3. Doanh nghiệp, hợp tác xã phải có biển hiệu gắn cố định tại trụ sở của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định và phải thông báo địa điểm, thời gian bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính.
Nghiêm cấm việc ghi tên các cơ quan Nhà nước trên biển hiệu của doanh nghiệp, hợp tác xã.
MỤC A. HỆ THỐNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Điều 4. Hệ thống thông tin về doanh nghiệp
1. Hệ thống thông tin về doanh nghiệp gồm những nội dung sau:
a. Thông tin về doanh nghiệp;
b. Chế độ tiếp nhận và bổ sung, cập nhật thông tin về doanh nghiệp;
c. Chế độ cung cấp thông tin về doanh nghiệp.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc tiếp nhận và bổ sung, cập nhật thông tin về doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Thông tin về doanh nghiệp
1. Nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện; Giấy chứng nhận ĐKKD của hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, nội dung đăng ký kinh doanh thay đổi trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp;
2. Điều lệ đối với công ty; danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, danh sách xã viên hợp tác xã, điều lệ hợp tác xã;
3. Thông báo, báo cáo của doanh nghiệp;
4. Thông tin về việc doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tổ chức lại, giải thể hoặc đình chỉ hoạt động;
5. Thông báo, báo cáo của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp và các biện pháp xử lý đã áp dụng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật;
6. Thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Chế độ cung cấp thông tin về doanh nghiệp
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn thực hiện chế độ cung cấp thông tin về doanh nghiệp theo quy định sau:
a. Gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp tới Ủy ban nhân huyện, thị xã, phòng có chức năng đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện có trụ sở chính và các cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật cùng cấp trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
b. Định kỳ hàng quý gửi danh sách các doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; danh sách các chi nhánh, văn phòng đại diện đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tới Cục Thuế, Sở Lao động thương binh và xã hội.
c. Định kỳ hàng quý gửi danh sách các doanh nghiệp có thông báo tạm ngừng hoạt động, tổ chức lại, giải thể; danh sách các doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện bị đình chỉ hoạt động tới các cơ quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 điều này.
d. Cung cấp thông tin về doanh nghiệp theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và của tổ chức cá nhân có nhu cầu trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản.
2. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể là phòng Tài chính - kế hoạch ở cấp huyện, thực hiện chế độ cung cấp thông tin về hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể như sau:
a. Gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể tới cơ quan Thuế, cơ quan Thống kê, cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật cùng cấp, phòng đăng ký kinh doanh sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể.
b. Định kỳ hàng quý gửi danh sách hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tới Chi cục Thuế, phòng Lao động thương binh và xã hội huyện, thị xã.
c. Định kỳ hàng tháng gửi danh sách hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể có thông báo tạm ngừng hoạt động, tổ chức lại, giải thể, danh sách các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể bị đình chỉ hoạt động tới các cơ quan quy định tại khoản điểm a và điểm b khoản 2 điều này.
d. Cung cấp thông tin về hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và của tổ chức cá nhân có yêu cầu trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản.
Trình tự và thủ tục cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu do sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Nghĩa vụ của các doanh nghiệp
1. Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách pháp luật của Nhà nước và tổ chức triển khai thực hiện tới mọi người trong doanh nghiệp, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định tại điều 8 Luật doanh nghiệp, công bố các thông tin theo điều 19, điều 21 Luật doanh nghiệp.
2. Định kỳ hàng tháng, quý, năm phải báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, báo cáo tình hình sử dụng lao động, chế độ đối với người lao động gửi các cơ quan quản lý doanh nghiệp theo quy định.
MỤC B. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Điều 8. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện quy chế quản lý doanh nghiệp như sau:
1. Sáu tháng, hàng năm UBND tỉnh sẽ tổ chức gặp mặt doanh nghiệp để nghe doanh nghiệp phản ánh những vướng mắc, khó khăn và tháo gỡ những vướng mắc khó khăn cho doanh nghiệp theo thẩm quyền, kiến nghị với Chính phủ những biện pháp giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
2. Vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Tổ chức đánh giá, bình chọn và khen thưởng doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
1. Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2. Thực hiện chế độ tiếp nhận và bổ sung, cập nhật thông tin về doanh nghiệp.
3. Thực hiện chế độ cung cấp thông tin về doanh nghiệp.
4. Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp theo nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phối hợp với cơ quan công an trong việc xác định người vi phạm điều 9 Luật doanh nghiệp tham gia quản lý và thành lập doanh nghiệp.
Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện xác định trụ sở, vốn đăng ký và việc thực hiện báo cáo tài chính của doanh nghiệp; phối hợp với các cơ quan quản lý ngành trong việc thực hiện các điều kiện kinh doanh.
5. Hướng dẫn thủ tục đăng ký ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.
6. Định kỳ báo cáo thông tin về doanh nghiệp trên địa bàn với UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
7. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết theo quy định tại khoản 3 điều 116 Luật doanh nghiệp, đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 điều 118 Luật doanh nghiệp.
8. Sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu phát hiện các thông tin đã kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp là không chính xác, không đầy đủ hoặc giả mạo, thì gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp hiệu đính. Sau thời gian mười lăm ngày, kể từ ngày gửi thông báo mà không nhận được thông báo hiệu đính của doanh nghiệp thì tiến hành xác minh các nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi kiểm tra và xác định rõ mức độ vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh thì trực tiếp xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp Luật.
9. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện có hành vi vi phạm các quy định tại khoản 3 điều 121 Luật doanh nghiệp;
10. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điều 116 Luật doanh nghiệp và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
11. Hàng năm Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn;
2. Thực hiện chế độ tiếp nhận và bổ sung, cập nhật thông tin và chế độ cung cấp thông tin về hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư;
3. Hướng dẫn thủ tục đăng ký ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành;
4. Định kỳ báo cáo với UBND huyện, thị xã, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh về tình hình hoạt động của hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã trên địa bàn;
5. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể trong các trường hợp sau đây:
a. Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b. Ngừng hoạt động kinh doanh quá 30 ngày liên tục mà không báo cáo với phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thị xã;
c. Chuyển địa điểm kinh doanh sang huyện, thị xã khác.
d. Kinh doanh ngành nghề bị cấm.
6. Phối hợp xác minh theo yêu cầu của phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư về nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp có trụ sở chính đóng trên địa bàn huyện, thị xã;
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Sở Tài chính Vật giá có trách nhiệm giúp UBND tỉnh thực hiện các công việc sau:
1. Hướng dẫn, tư vấn và giám sát việc thực hiện chính sách tài chính, chế độ kế toán, kiểm toán các doanh nghiệp trên địa bàn;
2. Kiểm tra tài chính doanh nghiệp trên địa bàn khi thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tài chính, mất khả năng thanh toán nợ theo chỉ đạo của UBND tỉnh và thực hiện đúng quy định của Nhà nước về thanh tra, kiểm tra với doanh nghiệp, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về những biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về tài chính;
3. Định kỳ tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh, phân tích tài chính doanh nghiệp hàng năm và đề xuất các giải pháp về cơ chế tài chính, kế toán báo cáo UBND tỉnh.
Điều 12. Ngành Thuế có trách nhiệm giúp UBND tỉnh thực hiện các công việc sau:
1. Cục Thuế tỉnh
a. Tiếp nhận sao gửi thông tin về doanh nghiệp do phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 7 quy chế này cho các đơn vị theo dõi, quản lý doanh nghiệp theo quy định của ngành Thuế;
b. Rà soát, đối chiếu doanh nghiệp đã đăng ký mã số thuế với danh sách doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh;
c. Thông báo cho phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn danh sách các doanh nghiệp vi phạm Luật doanh nghiệp không thuộc thẩm quyền xử lý của ngành Thuế, danh sách các doanh nghiệp bị thu hồi mã số thuế để làm thủ tục xóa tên doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
d. Định kỳ 6 tháng tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và thông báo cho phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư, công an tỉnh danh sách doanh nghiệp kinh doanh không đăng ký mã số thuế, không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục hoặc đã giải thể mà vẫn kinh doanh; hoạt động không đúng nội dung đăng ký kinh doanh không đúng địa chỉ trụ sở đã đăng ký;
đ. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi cục Thuế các huyện, thị xã
a. Rà soát và đối chiếu các doanh nghiệp, chi nhánh đang hoạt động trên địa bàn với thông tin về doanh nghiệp do cục Thuế chuyển đến quy định tại điểm a khoản 1 điều này
b. Định kỳ hàng quý báo cáo Cục Thuế danh sách các doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 điều này;
c. Định kỳ báo cáo Cục Thuế, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã tình hình thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn;
d. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện Bộ luật lao động;
2. Kiểm tra về việc thực hiện Bộ luật lao động của các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, xử lý và kiến nghị xử lý kịp thời những vi phạm về Bộ luật lao động;
3. Định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình sử dụng lao động và thực hiện các chế độ đối với người lao động về UBND tỉnh.
Điều 14. Các Sở, Ban ngành trong tỉnh có trách nhiệm giúp UBND tỉnh thực hiện các công việc sau:
Các sở, ban ngành của tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Thực hiện quản lý doanh nghiệp theo chuyên ngành;
2. Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh: Tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các quy định về điều kiện kinh doanh;
3. Định kỳ hàng quý tổng hợp và thông báo danh sách doanh nghiệp bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật cho phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã
4. Phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh ở tỉnh và huyện, thị xã để nắm các thông tin về doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể phục vụ công tác quản lý của ngành mình
5. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã và các cơ quan Nhà nước khác tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể phát triển sản hoạt động sản xuất kinh doanh
6. Cơ quan Báo Bắc Kạn thực hiện việc tiếp nhận, đăng tải những thông tin doanh nghiệp quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 7 Quy chế này.
7. Việc đăng tải thông tin của Báo không thay thế cho nghĩa vụ công bố thông tin của doanh nghiệp quy định tại điều 21 Luật doanh nghiệp.
Điều 15. Thanh tra Nhà nước tỉnh có trách nhiệm giúp UBND tỉnh thực hiện các công việc sau:
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra của tỉnh đối với các doanh nghiệp trên cơ sở hướng dẫn của tổng Thanh tra Nhà nước và yêu cầu công tác quản lý của tỉnh trình chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Hướng dẫn các Sở, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra của ngành, địa phương.
3. Rà soát kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan tránh trùng lặp, gây khó khăn cho doanh nghiệp; Tổng hợp chương trình, kế hoạch kiểm tra của các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trước khi tiến hành.
4. Định kỳ 6 tháng, tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và gửi phòng đăng ký kinh doanh sở Kế hoạch và Đầu tư.
Việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định số: 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ về công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp.
Điều 16. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã có trách nhiệm giúp UBND tỉnh thực hiện các công việc sau:
1. Quản lý hoạt động kinh doanh của hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn, phối hợp với các sở, ban ngành của tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc thẩm quyền.
2 Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn phát triển sản xuất kinh doanh.
3. Định kỳ hàng quý tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư.
a. Thông tin về doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn.
b. Tình hình hoạt động của hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.
c. Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể;
4. Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc phối hợp xác minh thông tin về hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn;
Điều 17. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
1. Phát hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thị xã danh sách các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể vi phạm quy định về trụ sở, biển hiệu và các vi phạm pháp luật đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể có thông báo tạm ngừng hoạt động, giải thể hoặc bị đình chỉ hoạt động mà vẫn hoạt động kinh doanh.
2. Xác minh thông tin về doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1. Nguyên tắc:
Việc kiểm tra nắm tình hình hoạt động định kỳ của các doanh nghiệp chỉ thực hiện một lần/năm/doanh nghiệp. Trừ trường hợp xác minh theo nghiệp vụ của ngành và khi doanh nghiệp có chứng cứ vi phạm pháp luật.
Các ngành có chức năng kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động của doanh nghiệp phải phối hợp để cùng trong một lần kiểm tra nắm được việc thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua một đầu mối thống nhất.
2. Cơ chế phối hợp
Đối với doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty Cổ phần, chi nhánh, văn phòng đại diện:
Đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tư; các ngành quản lý theo từng lĩnh vực hàng năm cần kiểm tra nắm tình hình doanh nghiệp phải lập kế hoạch nêu rõ mục đích, nội dung, yêu cầu, quy mô, thành phần kiểm tra gửi về sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp để trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Đối với hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể đầu mối là phòng Tài chính kế hoạch các huyện, thị xã, các cơ quan chuyên môn quản lý theo từng lĩnh vực cần kiểm tra nắm tình hình phải lập kế hoạch nêu rõ mục đích, nội dung, yêu cầu, quy mô, thành phần kiểm tra thông qua đầu mối thống nhất trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã quyết định.
Cơ quan chuyên môn đề xuất kiểm tra, nắm tình hình thuộc lĩnh vực chính kiểm tra theo từng đợt giữ vị trí chủ trì cùng với cơ quan đầu mối và một số cơ quan khác có liên quan là thành viên tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động của các doanh nghiệp.
3. Nội dung của việc kiểm tra tập trung chủ yếu các lĩnh vực
a. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
b. Tình hình chấp hành pháp luật và các quy định của địa phương về hoạt động sản xuất kinh doanh như: Nghĩa vụ nộp thuế, chính sách đối với người lao động, bảo vệ môi trường, điều kiện hành nghề.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện các quy định của pháp luật và Quy chế này được khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật và Quy chế này thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính, kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các cơ quan quản lý Nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng quy chế này và các quy định của pháp luật để quản lý doanh nghiệp, các hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- 1Quyết định 03/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh An Giang
- 2Quyết định 18/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 3Quyết định 2193/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành hết hiệu lực thi hành
- 4Quyết định 501/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 5Quyết định 386/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 1Bộ luật Lao động 1994
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Luật hợp tác xã 1996
- 4Nghị định 61/1998/NĐ-CP về công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp
- 5Luật Doanh nghiệp 1999
- 6Nghị định 02/2000/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh
- 7Nghị định 03/2000/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp
- 8Quyết định 03/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh An Giang
- 9Quyết định 18/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 10Quyết định 386/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Quyết định 1105/2003/QĐ-UB về Quy chế quản lý doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- Số hiệu: 1105/2003/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/06/2003
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Hà Đức Toại
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra