- 1Quyết định 191/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 - 2010" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 58-CT/TW năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Quyết định 436/QĐ-UBND năm 2006 về Kế hoạch triển khai chương trình, đề án trọng điểm thực hiện Nghị quyết 01/NQ-TU của tỉnh Nghệ An
- 1Quyết định 239/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 246/2005/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 32/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Quyết định 742/QĐ-UBND năm 2006 về kế hoạch triển khai các chương trình, đề án trọng điểm thực hiện nghị quyết 01/NQTU ngày 26/12/2005 của ban thường vụ tỉnh uỷ khoá XVI do tỉnh Nghệ An ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 110/2006/QĐ-UBND | Vinh, ngày 06 tháng 11 năm 2006 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển TP Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành Trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Bắc Trung bộ;
Căn cứ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010;
Để thực hiện Nghị quyết số 01/NQ.TU ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông tại Tờ trình số 348/TTr- BCVT ngày 07 tháng 9 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm Công nghệ thông tin - Truyền thông của vùng Bắc Trung bộ” kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Giao Sở Bưu chính Viễn thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện liên quan tổ chức thực hiện tốt Đề án. Trong quá trình thực hiện Đề án, thường xuyên nắm bắt thông tin, nếu có những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, chủ động tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để xem xét, xử lý cho phù hợp với tình hình thực tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Đề án.
Các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo; Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, các huyện và các doanh nghiệp liên quan căn cứ nội dung Đề án chủ động phối hợp, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện liên quan; Giám đốc các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM.UỶ BAN NHÂN DÂN |
Công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT) là động lực quan trọng đối với sự phát triển của một địa phương, khu vực và cả quốc gia trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT-TT, Tỉnh uỷ HĐND, UBND tỉnh Nghệ An đã xác định phát triển CNTT-TT là một nhiệm vụ cần thiết để phát triển KT-XH của TP Vinh, tỉnh Nghệ An.
Nhằm cụ thể hoá các nội dung trong Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg ngày 30/09/2005 của Chính phủ về phê duyệt "Đề án phát triển TP Vinh tỉnh Nghệ An trở thành Trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Bắc Trung Bộ" UBND tỉnh xác định các đề án cụ thể có liên quan đến các lĩnh vực tại Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 03/02/2006 về việc ban hành Kế hoạch triển khai các chương trình, đề án trọng điểm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khoá XVI.
Đề án: "Xây dựng thành phố Vinh thành Trung tâm Công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT) của vùng Bắc Trung Bộ (BTB)" được xây dựng cùng với các đề án liên quan khác nhằm xây dựng TP Vinh trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá vùng BTB đảm bảo các chức năng của vùng: Đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về phát triển kinh tế; Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và trọng điểm về khoa học - công nghệ, văn hoá - thể thao và y tế; Trung tâm công nghiệp vùng; Trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch; Đầu mối giao thông quan trọng.
Việc xây dựng đề án Vinh trở thành Trung tâm CNTT-TT của vùng BTB là cơ sở khoa học, thực tiễn và định hướng cho việc triển khai các chính sách, các đề án cụ thể của từng giai đoạn nhằm đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung đề ra đối với các cấp các ngành trong đó có ngành BCVT và CNTT
- Nghị quyết số 39/NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng BTB và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010.
- Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06//0/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010;
- Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển TP Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành Trung tâm kinh tế, văn hoá BTB;
- Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 03/02/2006 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Kế hoạch triển khai các chương trình, đề án trọng điểm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 26/12/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ khoá XVI;
- Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 02/3/2006 của UBND tỉnh Nghệ An về việc sửa đổi, bổ sung Quyết đỉnh số 436/QĐ-UBND ngày 03/02/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai các chương trình, đề án trọng điểm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 26/12/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khoá XVI;
- Công văn số 1697/UBND.TrT của UBND tỉnh Nghệ An ngày 07/4/2006 về việc đổi tên Đề án xây dựng Vinh thành trung tâm Viễn thông khu vực Bắc Trung Bộ".
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2006-2010;
- Quy hoạch các ngành và địa phương của tỉnh Nghệ An có liên quan...
THỰC TRẠNG CNTT-TT THÀNH PHỐ VINH
I. KHÁI QUÁT CNTT TT VÙNG BẮC TRUNG BỘ
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ
Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Có diện tích tự nhiên 51.180,6 km2 (bằng 15,4% diện tích cả nước), trong đó khoảng 80% là đồi núi, 20% đồng bằng có nhiều cồn cát, bãi bồi.
Dân số của vùng xấp xỉ 11 triệu người chiếm khoảng 10% lực lượng lao động. Mật độ dân cư 215 người/km2 - tương đối thấp - là thuận lợi cho việc mở rộng không gian sản xuất, điều hoà, phân phối lại dân cư hợp lý, tạo điều kiện cho phát triển bền vững.
Kinh tế vùng BTB trong những năm qua có những bước phát triển khá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp: GDP trong giai đoạn 2001 -2005 tăng bình quân khoảng từ 8,85% - 10.3%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng từ 4,58 triệu đồng/người/năm (Hà Tĩnh) đến 11 triệu đồng/người/năm (Huế), Nghệ An đạt 5,59 triệu đồng/người/năm.
2. Thực trạng CNTT-TT vùng Bắc Trung Bộ
- Về Viễn thông.
Sự phát triển Viễn thông của các tỉnh BTB và Nghệ An cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tế của các tỉnh và hiện đang có nhiều đơn vị (cá nhân, tập thể, nhà nước...) tham gia thị trường Viễn thông tạo nên sự đa dạng các loại hình dịch vụ và sự cạnh tranh mạnh mẽ có lợi cho người tiêu dùng.
- Về CNTT:
+ Mặt bằng ứng dụng CNTT tại các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp vùng BTB thấp hơn so với khu vực Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ;
+ Thanh Hoá có khoa CNTT của Đại học Hồng Đức; Nghệ An có khoa CNTT của Đại học Vinh và Đại học Sư phạm kỹ thuật; Thừa Thiên Huế có khoa CNTT của Đại học Khoa học Huế. Các tỉnh BTB nhìn chung đều có đơn vị đào tạo chuyên gia CNTT có trình độ cao;
+ Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế có Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế APTECH theo mô hình Ấn Độ). Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Thừa Thiên Huế có hệ thống các đơn vị đáp ứng nhu cầu CNTT cao hơn các tỉnh khác;
+ Nghệ An, Hà Tĩnh và các tỉnh BTB có tiềm năng về nguồn nhân lực dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển CNTT-TT của tỉnh, của vùng BTB.
II. THỤC TRẠNG CNTT-TT THÀNH PHỐ VINH
1. Điều kiện tự nhiên, KT-XH và mục tiêu phát triển của TP Vinh
1.1 Điều kiện tự nhiên thành phố Vinh
TP Vinh nằm ở trung độ của vùng BTB, giao điểm của các tuyến giao thông Bắc - Nam, Đông - Tây; đầu mối của Quốc lộ 7, 8, 46, 48, có Quốc lộ I, đường sắt đi qua, có Cảng Bến Thuỷ, Sân bay Vinh..., diện tích đất 66,9 km2, mật độ dân số 4.260 người/km2. Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác.
1.2. Tình hình KTXH
- Vinh là thành phố tỉnh lỵ của Nghệ An, với diện tích 66,9 km2, dân số 28,5 vạn dân(1), có vị trí chiến lược quan trọng so với toàn tỉnh và khu vực BTB. Định hướng mở rộng không gian đô thị Vinh đến năm 2020 phù hợp với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế và dân số cũng như với các chức năng của đô thị vùng. Dự kiến sau khi mở rộng, diện tích TP Vinh có trên 250 km2.
- Vinh có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối phát triển so với các tỉnh trong vùng, có một số cơ sở y tế, văn hoá - thể thao lớn... tạo cho Vinh có lợi thế so sánh về môi trường đầu tư.
Trong giai đoạn 2001-2005, kinh tế TP Vinh phát triển khá toàn diện, năng động. GDP bình quân tăng 12,45%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: các ngành công nghiệp và xây dựng trên địa bàn có bước tăng trưởng khá; tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 31,02% lên 36,52%.
- Vinh có đóng góp tương đối lớn vào sự tăng trưởng chung của tỉnh: chiếm 18,8% GDP của tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng chiếm 18,2%, du lịch - dịch vụ chiếm 36,5%; thu ngân sách của thành phố chiếm 37,2% tổng thu ngân sách tỉnh, riêng năm 2005 đạt thu 356 tỷ đồng, tăng 6 lần so với năm 2000...
- TP Vinh đã quy hoạch và xây dựng các khu Công nghiệp ở Đông Vĩnh, Nghi Phú, Hưng Lộc, Hưng Đông, khu Công nghiệp Bắc Vinh để ổn định địa điểm sản xuất cho các doanh nghiệp; ban hành các cơ chế khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp trong các lĩnh vực lập dự án, đào tạo nghề, áp dụng công nghệ mới.
Đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH, đẩy mạnh giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh trong vùng, trong nước và là tiền đề để xây dựng Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng BTB.
2. Thực trạng CNTT-TT
TP Vinh là trung tâm KT-XH của tỉnh Nghệ An, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị an ninh quốc phòng chủ chốt, các doanh nghiệp CNTT-TT... hầu hết tập trung trên địa bàn thành phố. Vì vậy, thực trạng hoạt động CNTT-TT của TP Vinh phần lớn mang đặc thù của toàn tỉnh.
2.1. Ứng dụng CNTT
2.1.1. Ứng dụng trong quản lý Nhà nước
Việc ứng dụng CNTT đã đạt được những kết quả ban đầu, đã có các phần mềm dùng chung được cài đặt như: hệ thống thông tin tổng hợp KT-XH; trang thông tin điện tử phục vụ điều hành tác nghiệp; hệ thống thông tin quản lý văn bản và hồ sơ công việc; Công báo của Chính phủ; cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh; quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý (GIS) tỉnh; quản lý đăng ký kinh doanh; quản lý hồ sơ Đảng viên; phần mềm kế toán; hệ thống thư điện tử...
Thông qua những phần mềm ứng dụng này, các đơn vị đã thực hiện việc truyền, nhận thông tin đa chiều bảo đảm nhanh chóng, an toàn, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan của Đảng, quản lý hành chính nhà nước.
Tuy vậy, việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan vẫn còn rất hạn chế. Công tác tin học hoá quản lý hành chính nhà nước mới chỉ được tiến hành bước đầu.
Nhiều đơn vị sử dụng máy tính vào các công việc đơn giản. Một vài đơn vị có kết nối Internet đã sử dụng để tìm kiếm, tra cứu tài liệu.
2.1.2. Trong doanh nghiệp
Chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp nhận thức và tổ chức thực hiện tốt việc phát triển CNTT gồm các ngành kinh doanh dịch vụ như hệ thống các ngân hàng, các cơ quan bảo hiểm, bưu điện, xăng dầu, các công ty liên doanh với nước ngoài, cơ sở sản xuất có thiết bị công nghệ hiện đại gắn với tự động hoá... đã có những bước tiến nhảy vọt trong ứng dụng và phục vụ nhờ phát triển CNTT để tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, của sán phẩm. Đa số các doanh nghiệp khác đến nay đã bước đầu có chuyển biến nhận thức và sẵn sàng tham gia đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 191/2005/QĐ-TTg .
Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp vẫn còn một số tồn tại: vấn đề nhận thức về vai trò của CNTT-TT trong hoạt động SX-KD của doanh nghiệp chưa đầy đủ; đầu tư trung bình cho CNTT hàng năm từ các doanh nghiệp còn manh mún và thấp, ước tính chỉ bằng 0,1% doanh số.
2.2. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT
2.2.1. Đào tạo tin học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn
Khoa CNTT của trường Đại học Vinh với số lượng sinh viên được đào tạo hàng năm tăng đáng kể. Năm học 2005 - 2006 tổng số sinh viên được đào tạo tại khoa là 2.407 sinh viên; các trường Đại học kỹ thuật Vinh, Cao đẳng sư phạm Nghệ An hàng năm cho ra trường trên 200 sinh viên CNTT Tuy nhiên, so với sinh viên của các trường đại học khác như Đại học Bách khoa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì chất lượng sinh viên đào tạo tại các trường ở Nghệ An còn phải cố gắng nhiều về khả năng ngoại ngữ, khả năng thực hành, lập trình và quản trị. Mặc dù vậy, khối lượng sinh viên này đã đóng góp phần đáng kể nguồn nhân lực CNTT của địa phương. Đặc biệt đội ngũ giáo viên tin học trong nhà trường.
2.2.2. Đào tạo tin học trong trường phổ thông
Trên địa bàn TP Vinh có 11 trường PTTH, 19 trường THCS và 24 trường Tiểu học, có 3 trường có lớp chuyên tin đó là trường PTTH Phan Bội Châu, Lê Viết Thuật và Khối chuyên toán - tin thuộc trường Đại học Vinh. Trong đó, có 11/11 trường PTTH và 6/19 trường THCS đã đưa tin học vào giảng dạy. Đối với khối tiểu học, có 04/24 số trường có dạy tin học cho học sinh.
Tin học chưa được đưa vào môn học chính khoá, bắt buộc là một khó khăn lớn trong việc hình thành các công dân điện tử trong tương lai và hạn chế đến việc phân luồng phát triển nhân lực CNTT ở TP Vinh, tỉnh Nghệ An.
2.2.3. Đào tạo tại các cơ sở đào tạo khác
Hiện trên địa bàn TP Vinh có gần 30 cơ sở đào tạo tin học với nhiều trình độ khác nhau. Hàng năm các cơ sở này tham gia đào tạo khoảng từ 3.500 đến 4.000 người, chủ yếu là học sinh, sinh viên học thêm. Các cơ sở này cũng đóng góp đáng kể trong việc nâng cao trình độ tin học nói chung và nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An nói riêng. Một số cơ sở như Trung tâm CNTT, Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech Nghệ An, trung tâm đào tạo thuộc SARA Center, Trung tâm phát triển Công nghệ tin học... có đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng đào tạo tương đối khá đã thu hút được khá lớn lượng học sinh theo học.
2.3. Công nghiệp CNTT-TT
2.3.1. Công nghiệp phần cứng
Đến nay cả tỉnh có trên 70 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực CNTT, tập trung chủ yếu tại TP Vinh, có 02 Trung tâm CNTT của tỉnh (trực thuộc Sở BCVT và trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh).
- Phần lớn các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn kinh doanh dịch vụ máy tính và các thiết bị ngoại vi khác. Chủ yếu nội dung các hoạt động này liên quan đến việc lắp ráp phần cứng máy tính thủ công (trên 80%) trên cơ sở các linh kiện nhập gián tiếp thông qua các công ty nhập khẩu trong nước. Một số cơ sở khác có năng lực thi công xây lắp các hệ thống mạng cục bộ, mạng diện rộng tại địa phương.
2.3.2. Công nghiệp phần mềm
Hiện nay, có khoảng trên 10% trong tổng số các doanh nghiệp CNTT có sản xuất và gia công phần mềm. Các sản phẩm phần mềm được tạo ra có số lượng chưa nhiều, chất lượng chưa cao, doanh số thấp. Số các phần mềm sản xuất trong tỉnh đưa vào ứng dụng còn rất hạn chế.
Các sản phẩm phần mềm úng dụng thường có quy mô nhỏ, giá trị lưu thông ít. Chủ yếu các đơn vị Bưu điện tỉnh, Công ty xăng dầu, ngân hàng... Thị trường phần mềm còn rất hạn chế do các ứng dụng còn quá ít.
2.3.3. Lĩnh vực tư vấn, dịch vụ
Hoạt động tư vấn về giải pháp chưa đáp ứng được các dự án CNTT có quy mô lớn, số lượng cán bộ CNTT tuy đông về số lượng nhưng thiếu cán bộ có trình độ quản lý các dự án về CNTT (các dự án có quy mô lớn đều dựa vào tư vấn của các Công ty không phải ở Nghệ An). Tư vấn về các giải pháp cũng như các ứng dụng cụ thể chưa được quan tâm đúng mức nên đây vẫn còn là một lĩnh vực tiềm năng.
2.3.4. Công nghiệp điện tử
Công nghiệp điện tử trên địa bàn thành phố còn rất non yếu. Hiện tại tỉnh Nghệ An đã có Bản ghi nhớ giữa Công ty TNHH Thiên Phú Nghệ An và Công ty Nanning Asean Olimpic Digital Co., Ltd và Công ty China Electronics Technology Development Co.,LTD về việc liên doanh đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Nghệ An với công suất dự kiến 100.000 sản phẩm/năm với tổng mức đầu tư không dưới 30 triệu USD.
2.4. Hạ tầng CNTT-TT
2.4.1. Viễn thông và Internet
- Thiết bị chuyển mạch: Trong những năm gần đây, mạng tổng đài và truyền dẫn tỉnh đã được mở rộng và từng bước hiện đại; tính đến cuối năm 2005, có 5 Host, là tổng đài NEAX 61E, NEAX 61S, 2 tổng dài AXE 810 và 01 tổng đài công nghệ NGN (của Vietlel) với 138 trạm vệ tinh với tổng dung lượng toàn mạng đạt hơn 400.000 lines. Trong đó có 4 Host và 135 vệ tinh thuộc mạng chuyển mạch của Bưu điện Nghệ An - VNPT với dung lượng 266.066 lines, dung lượng sử dụng 197.503 lines, đạt hiệu suất sử dụng trên 72%. Trong đó có 3 host đặt tại TP Vinh, với tổng dung lượng lắp đặt là 1 09.447 số, mạng truyền dẫn được cáp quang và ngầm hóa.
- Mạng truyền dẫn:
Tất cả các huyện trong tỉnh đều có mạng truyền dẫn quang. Có các tuyến cáp quang liên tỉnh của VNPT, Viettel và EVN - Telecom dọc theo trục quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, Quốc lộ 48, Quốc lộ 7 và tuyến đường Hồ Chí Minh. Mạng truyền dẫn nội tỉnh chủ yếu do Bưu điện tỉnh quản lý, kết thành các mạch Ring nội tỉnh: Vinh - Diễn Châu - Quỳnh Lưu - Nghĩa Đàn- Tân Kỳ - Đô Lương - Thanh Chương - Nam Đàn - Hưng Nguyên - Cửa Nam - Vinh, Công nghệ SDH tốc độ 622 Mbps và 155 Mbps.
- Về mạng di động:
Điện thoại di động với 5 nhà cung cấp Mobifone, Vinaphone, Viettel, S-fone và EVN-telecom. Dịch vụ Internet đã có 03 đơn vị lớn cung cấp dịch vụ đó là Bưu điện Nghệ An, Viettel và EVN-telecom.
Theo số liệu báo cáo đến tháng 5/2006, mạng di động có 214 trạm BTS (trong đó trên địa bàn thành phố Vinh có 38 trạm), với tổng số thuê bao là 197.000.
- Mạng ngoại vi:
Toàn bộ hệ thống mạng ngoại vi của tỉnh hầu hết do Bưu điện tỉnh quản lý. Hiện có tổng số đôi cáp gốc của các tổng đài trên toàn tỉnh là 290.412 đôi, trong đó cáp ngầm đạt khoảng 1.116 km và số cáp treo đạt 10.142 km. Ở thành phố Vinh, có 131.660 đôi, đã sử dụng 65.166 đôi cáp gốc; mạng ngoại vi hầu hết được ngầm hoá số cáp gốc.
Nhìn chung, hạ tầng Viễn thông những năm qua phát triển khá mạnh mẽ, là điều kiện tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ CNTT của TP Vinh cũng như toàn tỉnh.
2.4.2. Hạ tầng CNTT
Qua số liệu khảo sát về hạ tầng CNTT tại các cơ quan QLNN trên địa bàn thành phố cho thấy: số máy tính trung bình đạt 30,8 máy/1 đơn vị; tỷ lệ cán bộ được trang bị máy tính đạt 61%. Tỷ lệ kết nối mạng LAN đạt 82,1%, kết nối mạng WAN đạt 60,7%, kết nối Internet đạt 82,1% (trong đó kết nối ADSL chiếm 87,2% trong tổng số các đơn vị đã kết nối). Các đơn vị phần lớn đều không có cán bộ quản trị mạng, việc vận hành hệ thống máy tính đều do kiêm nhiệm, hiểu biết về CNTT cũng có hạn nên ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của mạng.
2.4.3. Cơ sở dữ liệu
- CSDL là vấn đề đã được quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao, đầu tư chưa nhiều và chưa có một lộ trình khả thi. Mặc dù Trung tâm tích hợp dữ liệu với sự đầu tư khá đầy đủ trang thiết bị CNTT, tuy nhiên do các sở, ban, ngành chưa xây dựng các CSDL chuyên ngành nên mặc dù phần mềm, hạ tầng CNTT, viễn thông đã có nhưng thông tin để xây dựng CSDL gốc, cập nhật cho xử lý giúp các cấp lãnh đạo ra quyết định còn bất cập.
2.5. Thực trạng quản lý Nhà nước về CNTT-TT
Thực hiện Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã có Thông báo số 738/TB-TU, UBND tỉnh ra Chỉ thị số 06/2001/CT-UB về việc phát triển, ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh Nghệ An". Các Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư Đề án 47, Đề án 112, Đề án 17; UBND tỉnh triển khai ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2005; có Chương trình KHCN về phát triển CNTT của tỉnh (là 1 trong 9 chương trình KHCN lớn của tỉnh).
Tuy nhiên, việc xây dựng quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh đến nay vẫn chưa hoàn thành (dự kiến đến cuối tháng 9/2006), do đó thiếu lộ trình phát triển, kể cả về hạ tầng CNTT cũng như các lĩnh vực ứng dụng CNTT trong quản lý, sản xuất, trong việc phát triển công nghiệp CNTT, đặc biệt là thiếu một quy hoạch cho việc phát triển nguồn nhân lực CNTT địa phương kể cả nhân lực có trình độ cao cũng như phổ cập về tin học cho nhân dân.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VINH THÀNH TRUNG TÂM CNTT-TT VÙNG BTB
1. Nhu cầu phát triển CNTT-TT
Theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 là 12- 13%/năm, trong đó dịch vụ chiếm 37% cơ cấu của nền kinh tế; thu ngân sách đạt 5.000 đến 5.500 tỉ đồng; GDP bình quân đầu người phấn đấu đạt 850- 1.000 USD/người; các chỉ tiêu phát triển xã hội đều đạt mức cao, phấn đấu 95% số dân được xem truyền hình, 100% nghe đài phát thanh, 100% xã có điện; tăng nhanh số điện thoại thuê bao, mở rộng phủ sóng điện thoại di động, phát triển các dịch vụ Internet, xây dựng cung cấp thông tin đồng bộ, kịp thời phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, điều hành, quản lý, SX- KD... đây chính là cơ sở thuận lợi cho việc xây dựng TP Vinh trở thành Trung tâm CNTT-TT.
TP Vinh là trung tâm kinh tế của Nghệ An, giai đoạn 2006-2010, TP Vinh lại có nhiều thuận lợi cơ bản: Vinh được định hướng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng BTB, diện tích TP được quy hoạch mở rộng. Tiềm năng từ quỹ đất trong dân kết hợp với chất lượng đội ngũ cán bộ, trình độ dân trí cao là nguồn lực lớn cho phát triển. (Nhịp độ tăng trướng bình quân TP Vinh hàng năm thời kỳ 2006-2010 đạt 16- 17% (tỉnh 11 - 12%), trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 18-19% (tỉnh 17,5- 18%), dịch vụ tăng 14,5- 15 %) (tỉnh 11,5- 12%), nông-lâm-ngư tăng 5-6% (tỉnh tăng 5,2-5,6%); cơ cấu kinh tế đến năm 2010: công nghiệp - xây dựng: 40,5%; dịch vụ: 58%; nông - lâm - ngư: 11,5%; thu nhập bình quân đầu người: 32-35 triệu.
2. Xu hướng phát triển về CNTT-TT
Dự báo từ nay đến năm 2010 nhu cầu về các dịch vụ truyền thống như điện thoại cố định, di động, truyền số liệu, truy cập Internet vẫn tiếp tục tăng trên toàn khu vực. Đặc biệt hệ thống điện thoại cố định không dây ở khu vực nông thôn và duyên hải tăng mạnh.
Nhu cầu về hạ tầng CNTT-TT, nguồn nhân lực cho triển khai ứng dụng, các dịch vụ về CNTT-TT phục vụ cho quá trình điều hành, quản lý và SX-KD đòi hỏi ngày càng cao. Việc triển khai đề án Chính phủ điện tử phục vụ công tác điều hành của cấp chính quyền, các cơ quan đầu não đóng trên địa bàn và các doanh nghiệp là một nhu cầu và thị trường đặt ra đối với lĩnh vực CNTT-TT
1. Quan điểm phát triển
1.1. Ứng dụng CNTT-TT phải gắn với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển KT-XH của TP Vinh, tỉnh Nghệ An và vùng BTB, phải được lồng ghép trong các chương trình, hoạt động chính trị, quản lý, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng tại địa phương. CNTT-TT là công cụ quan trọng hàng đầu để hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình CNH - HĐH đất nước. Ứng dụng rộng rãi CNTT-TT có hiệu quả có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động.
1.2. Phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng đụng CNTT-TT. Phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao, tăng cường năng lực CNTT-TT địa phương và khu vực.
1.3. Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông là hạ tầng KT-XH được ưu tiên phát triển, đảm bảo công nghệ hiện đại, quản lý và khai thác hiệu quả. Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phải đi trước một bước nhằm tạo cơ sở cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT. Đầu tư vào hạ tầng thông tin và truyền thông là đầu tư chiều sâu, mang lại lợi ích lâu dài cho toàn xã hội.
1.4. Công nghiệp CNTT-TT là ngành kinh tế mũi nhọn, được Nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển, tuy nhiên trong giai đoạn đầu, đây chưa phải là nội dung ưu tiên phát triển.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Mục tiên tổng quát
- Phát triển CNTT-TT TP Vinh nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh Nghệ An và vùng BTB.
- Phấn đấu đến năm 2020, Vinh trở thành trung tâm CNTT-TT của vùng BTB. CNTT-TT chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng sản phẩm xã hội, thúc đẩy chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, đưa Nghệ An trở thành tỉnh có trình độ tiên tiến về phát triển xã hội thông tin.
2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010
2.2.1. Ứng dụng
Ứng dụng rộng rãi CNTT-TT trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế TP Vinh và khu vực BTB. Hình thành, xây dựng và phát triển "TP Vinh điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để TP Vinh đạt trình độ trung bình khá trong khu vực ASEAN. Phấn đấu 100% các đơn vị trên địa bàn triển khai quản lý được văn bản đi, đến trên mạng và theo dõi được tiến độ xử lý hồ sơ công việc của từng chuyên viên; 100% doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng CNTT vào quản lý điều hành SX-KD.
2.2.2. Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông
Năm 2010 mật độ điện thoại của TP là 70 máy/100 dân; góp phần phát triển số thuê bao điện thoại toàn tỉnh đạt 900.000. Trong đó: cố định 30 máy/100 dân, di động 40 máy/100 dân;
- Mật độ thuê bao Internet đạt 10 - 12 thuê bao/100 dân (trong đó 70% là thuê bao băng rộng), với tỷ lệ sử dụng Intcmet đạt 30 - 40%; mật độ máy tính cá nhân bình quân đạt trên 15 máy/100 dân.
2.2.3. Đào tạo nguồn lực về CNTT-TT
- 70% sinh viên CNTT-TT tốt nghiệp có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. 100% sinh viên tốt nghiệp tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đủ kỹ năng sử dụng máy tính và Internet trong công việc. Đến năm 2010 có trên 5.000 người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên về CNTT-TT, trong đó có khoảng 20% đạt trình độ khu vực và quốc tế. Đảm bảo 100% trường đại học, cao đẳng có trang thông tin điện tử.
- Phổ cập tin học trong trường phổ thông, cán bộ công chức và dân cư: 100% trường THPT, THCS, và 50% trường tiểu học tại thành phố đưa tin học thành môn học chính khoá, 100% cán bộ công chức, sinh viên đại học và cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề được đào tin học; 50% dân cư có thể sử dụng thành thạo các ứng dụng CNTT - TT và khai thác tốt Internet.
2.2.4. Phát triển công nghiệp CNTT
Thu hút đầu tư lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, hỗ trợ phát triển công nghiệp phần mềm, phần cứng và công nghiệp nội dung. Phấn đấu đạt giá trị công nghiệp phần mềm 100 tỷ đồng/năm.
1. Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT-TT có hiệu quả
1.1. Xây dựng và phát triển Thành phố điện tử góp phần xây dựng Chính phủ điện tử.
- Xây dựng hệ thống CNTT-TT đưa vào sử dụng đảm bảo tăng cường hiệu quả chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời giữa các cơ quan nhà nước các cấp; trên 50% các văn bản được lưu chuyển trên mạng; đa số cán bộ, công chức nhà nước có thể sử dụng thư điện tử và khai thác thông tin trong công việc. Người dân và các doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến các hoạt động của các cơ quan hành chính một cách nhanh chóng, dễ dàng. Hệ thống thông tin về dân cư, CBCC, tài nguyên, môi trường và thống kê có thông tin cơ bản được cập nhật đầy đủ và thường xuyên.
1.2. Xây dựng và phát triển doanh nghiệp điện tử
Ứng dụng mạnh mẽ CNTT-TT trong những ngành dịch vụ có tính hội nhập cao như viễn thông, ngân hàng, hải quan, hàng không, du lịch, thuế,... đảm bảo năng lực quản lý và chất lượng dịch vụ của các ngành này đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. 50 - 70% doanh nghiệp ứng dụng CNTT-TT vào các hoạt động quản lý, điều hành, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng thị trường, giám sát, tự động hoá các quy trình sản xuất, thiết kế, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm,... Trên 50% doanh nghiệp tại TP Vinh thực hiện báo cáo thống kê, khai báo thuế, đăng ký và được cấp phép kinh doanh qua mạng. Trên 40% doanh nghiệp khai báo, đăng ký và được cấp phép hải quan qua mạng.
1.3. Xây dựng và phát triển công dân điện tử
Đảm bảo trên 80% thanh niên ở TP Vinh có thể sử dụng các ứng dụng CNTT-TT và khai thác Internet. Người dân được truy cập thông tin, tri thức kịp thời thông qua phát thanh, truyền hình, Internet và các trang thông tin điện tử.
1.4. Phát tuôn giao dịch và thương mại điện tử
Hình thành và thúc đẩy phát triển môi trường giao dịch và thương mại điện tử. Hình thành các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng giá trị gia tăng, hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng. Đảm bảo 25 - 30% tổng số giao dịch của các ngành kinh tế được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch điện tử.
2. Phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT
- Chú trọng đào tạo ở các khoa CNTT tại các trường đại học trọng điểm: Đại học Vinh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Vạn Xuân (dự kiến... đạt trình độ và chất lượng tiên tiến cả về kiến thức, kỹ năng thực hành và ngoại ngữ.
- Đưa tin học trở thành môn học chính khoá trong trường phổ thông; mở rộng đào tạo tin học tại các cơ sở đào tạo và khuyên khích hình thức tự đào tạo.
3. Phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông
- Xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet TP Vinh và khu vực BTB đi thẳng vào công nghệ hiện đại, phát triển nhanh, đa dạng hoá, cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật.
- Tất cả các sở, ngành, cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền thành phố được kết nối Internet bằng rộng và kết nối với mạng diện rộng của Chính phủ.
100% trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ thông có truy nhập lnternet tốc độ cao; trên 90% các trường trung học cơ sở, bệnh viện được kết nối lnternet.
4. Phát triển công nghiệp CNTT-TT
Phát triển công nghiệp phần cứng, mềm, và công nghiệp nội dung thông tin đồng bộ với mở rộng, phát triển mạng viễn thông. Duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung thông tin ở mức bình quân cả nước (40% một năm).
5. Quản lý nhà nước về CNTT-TT
- Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT-TT trong các cấp, các ngành trong mọi lĩnh vực và nâng cao năng lực sử dụng cho toàn dân thông qua các hình thức phổ biến kiến thức cơ bản về CNTT-TT.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển CNTT-TT.
- Xây dựng cơ chế, chính sách về đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT, thu hút nguồn nhân lực và vốn đầu tư cho lĩnh vực CNTT-TT.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về CNTT-TT đến tận phường, xã.
IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN
Với mục tiêu, nội dung "Xây dựng TP Vinh thành trung tâm CNTT-TT của vùng BTB" chúng tôi xin đề xuất các chương trình, đề án như sau:
1. Về cơ chế, chính sách
Triển khai thực hiện đề án: Xây dung môi trường thể chế, pháp lý, chính sách thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT-TT tại địa phương.
Nội dung: Cụ thể hoá hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách tạo môi trường hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng CNTT- TT, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông, phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT, phát triển công nghiệp CNTT-TT và phát triển thương mại điện tử; hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển CNTT-TT tỉnh Nghệ An.
2. Chương trình ứng dụng CNTT-TT
Triển khai thực hiện: Chương trình đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT
2.1. Phát triển phần mềm ứng dụng:
- Phát triển phần mềm dùng chung;
- Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở.
2.2. Triển khai xây dựng 13 CSDL trọng điểm:
STT | Tên CSDL | Cơ quan chủ trì | Đơn vị phối hợp thực hiện | Thời gian thực hiện |
1 | CSDL về thông tin kinh tế xã hội | Cục Thống kê | Sở ngành liên quan | 2006-2008 |
2 | CSDL văn bản quy phạm pháp luật | Sở Tư pháp | 2006-2007 | |
3 | CSDL đất đai | Sở TN &MT | 2006-2010 | |
4 | CSDL dân cư | Công an tỉnh | 2007-2010 | |
5 | CSDL về quy hoạch đô thị & đầu tư xây dựng cơ bản | Sở Xây dựng | 2007-2008 | |
6 | CSDL về Y tế | Sở Y tế | 2006-2010 | |
7 | CSDL về giáo dục | Sở Giáo dục | 2006-2009 | |
8 | CSDL doanh nghiệp | Sở KH và ĐT | 2006-2008 | |
9 | CSDL về cán bộ Công chức | Sở Nội vụ | 2006-2008 | |
10 | CSDL lao động & chính sách xã hội | Sở LĐ.TB&XH | 2006-2009 | |
11 | CSDL mạng lưới bưu chính, viễn thông của tỉnh | Sở BCVT | 2007-2009 | |
12 | CSDL về Nông - Lâm - Ngư nghiệp | Sở NN &PTNT | 2007-2009 | |
13 | CSDL quản lý ANTT | Công an tỉnh | 2007-2008 |
2.3. 11 Hệ thống dịch vụ công trọng điểm
STT | Tên CSDL | Cơ quan chủ trì | Đơn vị phối hợp thực hiện | Thời gian thực hiện | |
1 | Cung cấp thông tin về KTXH | Cục thống kê | Sở ngành liên quan | 2007-2008 | |
2 | Cung cấp thông tin về các loại hồ sơ thủ tục và giải quyết đơn thư khiếu nại | Sở Tư pháp | 2008-2009 | ||
3 | Đăng ký và cấp giấy phép kinh doanh trực tuyến | Sở KH&ĐT | 2009-2010 | ||
4 | Đăng ký và cấp giấy phép xây dựng trực tuyến | Sở Xây dựng | 2008-2010 | ||
5 | Tra cứu thông tin, quyền sở hữu đất đai | Sở TN&MT |
| 2008-2009 | |
6 | Cung cấp thông tin và giải quyết các vấn đề lao động & chính sách xã hội | Sở LĐ TB&XH | 2008-2009 | ||
7 | Tra cứu thông tin về tài nguyên môi trường và khoáng sản | Sở TN&MT | 2009-2010 | ||
8 | Cung cấp dịch vụ tư vấn, khám chữa bệnh trực tuyến | Sở Y tế | 2008-2010 | ||
9 | Cung cấp dịch vụ ôn luyện trực tuyến, đào tạo từ xa. | Sở Giáo dục | 2008-2010 | ||
10 | Cung cấp dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các thông tin khoa học liên quan | Sở NN &PTNT | 2007-2009 | ||
11 | Cung cấp thông tin QLNN về ANTT | Công an tỉnh | 2009-2010 | ||
|
|
|
|
|
|
3. Chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT
Triển khai: Chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT, gồm phân hệ như sau:
1. Đào tạo phổ cập và nâng cao kỹ năng khai thác CNTT cho tất cả CBCC, đào tạo nâng cao cán bộ chuyên trách CNTT trong các đơn vị.
+ Vị trí thực hiện: Trung tâm CNTT tỉnh Nghệ An;
+ Thời gian thực hiện: năm 2006 - 2010;
+ Tổng mức đầu tư: 2 tỷ đồng;
+ Đơn vị thực hiện: Sở BCVT phối hợp với các đơn vị liên quan.
2. Đào tạo đội ngũ lãnh đạo CNTT (CIO).
+ Vị trí thực hiện: Trung tâm CNTT tỉnh Nghệ An;
+ Thời gian thực hiện: năm 2006 - 2010;
+ Tổng mức đầu tư: 500 triệu đồng;
+ Đơn vị thực hiện: Sở BCVT phối hợp với các đơn vị liên quan.
3. Đào tạo tin học cho đội ngũ quản lý điều hành SX-KD trong các DN
+ Phạm vi thực hiện: tỉnh Nghệ An;
+ Thời gian thực hiện: năm 2006 - 2010;
+ Tổng mức đầu tư: 1 tỷ đồng;
+ Đơn vị thực hiện: Sở Thương mại phối hợp với VCCI, Sở BCVT và các đơn vị liên quan.
4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về CNTT trong nhân dân
+ Phạm vi thực hiện: tỉnh Nghệ An;
+ Thời gian thực hiện: năm 2006 - 2010;
+ Tổng mức đầu tư: 750 triệu đồng;
+ Đơn vị thực hiện: Sở BCVT phối hợp với các đơn vị liên quan.
5. Cập nhật và chuẩn hoá hệ thống chương trình đào tạo CNTT các cấp
+ Phạm vi thực hiện: tỉnh Nghệ An;
+ Thời gian thực hiện: năm 2006 - 2008.
+ Tổng mức đầu tư: 1,5 tỷ đồng;
+ Đơn vị thực hiện: Sở GD - ĐT phối hợp với các đơn vị liên quan.
6. Xây dựng và phát triển Trung tâm đào tạo CNTT Nghệ An thuộc Sở BCVT
+ Vị trí thực hiện: Đường Lê Hoàn - TP Vinh;
+ Thời gian thực hiện: năm 2006 - 2009;
+ Tổng mức đầu tư: 3 tỷ đồng,
+ Đơn vị thực hiện: Sở BCVT
7. Dự án Xây đựng trường Đại học CNTT Nghệ An (Đại học Vạn Xuân).
+ Vị trí thực hiện; tại Cửa Lò hoặc Nghi Lộc (phần mở rộng của TP Vinh);
+ Thời gian thực hiện: năm 2008;
+ Tổng mức đầu tư: 960 tỷ đồng;
+ Hình thức đầu tư: 100% vốn của nhà đầu tư hoặc liên doanh;
+ Quy mô: 2000-3000 sinh viên/nãm;
+ Đơn vị thực hiện: Các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
3.4. Phát triển hạ tầng CNTT-TT
Triển khai thực hiện. Đề án phát triển hạ tầng viễn thông và Internet, gồm các dự án:
1. Nâng cấp, xây dựng, kết nối mạng LAN, Internet cho các cơ quan Đảng, Nhà nước.
+ Phạm vi thực hiện: tỉnh Nghệ An;
+ Thời gian thực hiện: năm 2007 - 2008;
+ Tổng mức đầu tư: 3 tỷ đồng;
+ Đơn vị thực hiện: UBND tỉnh phối hợp với Ban đề án 112, đề án 06 của
Tỉnh uỷ;
2. Xây dựng Cổng thông tin điện tử
+ Vị trí thực hiện: tỉnh Nghệ An;
+ Thời gian thực hiện: năm 2007 - 2008;
+ Tổng mức đầu tư: 1,5 tỷ đồng;
+ Đơn vị thực hiện: Sở BCVT Văn phòng UBND tỉnh phối hợp các đơn vị liên quan.
3. Xây dựng sàn giao dịch điện tử phục vụ doanh nghiệp
+ Phạm vi thực hiện: tỉnh Nghệ An;
+ Thời gian thực hiện: năm 2008 - 2010;
+ Tổng mức đầu tư: 1 tỷ đồng;
+ Đơn vị thực hiện: Sở Thương mại phối hợp với Sở BCVT
4. Xây dựng mạng chuyên dụng
+ Phạm vi thực hiện: tỉnh Nghệ An;
+ Thời gian thực hiện: năm 2007 - 2010;
+ Tổng mức đầu tư: 18 tỷ đồng;
+ Đơn vị thực hiện: Sở BCVT phối hợp với các đơn vị liên quan.
5. Phát triển các dịch vụ viễnn thông công nghệ cao, truyền hình hội nghị, điện thoại thấy hình... vào sử dụng.
+ Phạm vi thực hiện: tỉnh Nghệ An;
+ Thời gian thực hiện: năm 2008;
+ Tống mức đầu tư: 50 tỷ đồng;
+ Đơn vị thực hiện: Bưu điện Nghệ An và các doanh nghiệp viễn thông khác
6. Dự án ngầm hoá hệ thống mạng cáp ngoại vi trên địa bàn thành phố
+ Phạm vi thực hiện: TP Vinh;
+ Thời gian thực hiện: năm 2006-2010;
+ Tổng mức đầu tư: 60,269 tỷ đồng;
+ Đơn vị thực hiện: Bưu điện Nghệ An và các doanh nghiệp viễn thông khác.
7. Nâng cấp, mở rộng dung lượng tổng đài cố định TP Vinh.
+ Phạm vi thực hiện: TP Vinh;
+ Thời gian thực hiện: năm 2006-2010;
+ Tổng mức đầu tư: 221 tỷ đồng;
+ Đơn vị thực hiện: Bưu điện Nghệ An và các doanh nghiệp viễn thông khác.
4. Phát triển Công nghiệp CNTT-TT
Triển khai thực hiện các dự án kêu gọi đầu tư:
4.1. Dự án nhà máy lắp ráp máy vi tính và nhà máy sản xuất, lắp ráp điện thoại di động giá rẻ
+ Địa điểm và diện tích:
Xây dựng khu nhà máy sản xuất và lắp ráp tại Khu Công nghiệp TX Cửa Lò (15 ha);
- Khu trung tâm nghiên cứu và thiết kế mẫu mã tại đường Bình Minh - Xã Nghi Hương - TX Cửa Lò (5 ha);
+ Thời gian và quy mô:
- Giai đoạn 1: 2006 - 2008
* Xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại phổ thông loại 2.5G và máy vi tính
* Sản xuất, lắp ráp điện thoại di động, sản lượng 500.000 chiếc/năm và sản xuất lắp ráp máy vi tính sản lượng 200.000 chiếc/năm
- Giai đoạn 2: từ 2008 - trở đi
* Sản xuất máy điện thoại phổ thông loại 3G
* Đầu tư lắp ráp máy tính xách tay, để bàn, tiếp tục đầu tư dây chuyền Công nghệ vốn)
+ Tổng mức đầu tư: khoảng 316 tỷ đồng
* Về phía Trung Quốc: Cty TNHH khoa học kỹ thuật Trung Điện (góp 80%
* Về phía Việt Nam:
Cty TNHH Thiên Phú Nghệ An (góp 15% vốn)
- Cty CP Thiên Minh Đức Nghệ An (góp 5% vốn)
4.2. Đề án thành lập Công viên công nghệ thông tin (IT Park)
a) Mục tiêu chung:
IT Park được thành lập với mục tiêu thu hút nguồn đầu tư về CNTT-TT trên cơ sở các chính sách ưu đãi đầu tư của TP và tỉnh Nghệ An, phát huy tiềm năng về trí tuệ người Nghệ An và khu vực BTB quy tụ làm việc trên cơ sở hạ tầng CNTT- TT và các chính sách về ưu đãi đầu tư, môi trường làm việc...
b) Nền tảng phát triển của IT Park đưa trên 6 yếu tố sau:
1. Cung ứng cơ sở hạ tầng và dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai trong việc nghiên cứu, phát triền, sản xuất và xuất khẩu phần mềm, sản xuất các sản phẩm phần cứng công nghệ cao.
2. Là nơi nuôi dưỡng và hình thành các Công ty phần mềm mới, đào tạo các chuyên viên CNTT-TT, nhà quản lý doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và khu vực...
3. Cung ứng môi trường làm việc, sinh hoạt trình độ cao và có khả năng thích nghi cho các chuyên viên làm việc trong lĩnh vực CNTT-TT.
4. Hội tụ về chất lượng đào tạo CNTT-TT của các tổ chức có uy tín trong nước và quốc tế.
5. Khuyến khích đầu tư bằng nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt.
6. Khai thác sự hợp tác giữa nhà nước - tư nhân, và hợp tác quốc tế về CNTT-TT
c) Yêu cầu về địa điểm, diện tích khuôn viên:
- Vị trí: thuận lợi cho đầu tư, phát triển mở rộng hạ tầng CNTT - TT và môi trường sinh thái.
- Diện tích: yêu cầu: giai đoạn 1 là 2- 4 ha; giai đoạn 2 mở rộng 10 ha. d) Mục tiêu IT Park:
- Tư vấn, xây dựng chính sách, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển CNTT.
- Nghiên cứu ứng dụng, sản xuất và gia công các sản phẩm phần mềm.
- Đào tạo nguồn nhân lực cho CNTT đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Cung cấp các loại địch vụ, thiết bị thuộc lĩnh vực CNTT và Internet.
- Cung cấp các giải pháp tích hợp, tư vấn lập dự án đầu tư, triển khai các dự án CNTT.
- Thực hiện các hợp tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực công nghệ phần mềm.
- Cho thuê văn phòng.
e) Yêu rầu IT Park giai đoạn đầu tư ban đầu
- IT Park xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, chất lượng cao (hệ thống máy điều hoà nhiệt độ, chiếu sáng, máy phát điện dự phòng, thang máy,...), được đầu tư nhiều loại thiết bị và công nghệ hiện đại, được ứng đụng rộng rãi trên thế giới, tích hợp nhiều dịch vụ đa dạng.
- Hệ thống Công viên CNTT được chia thành các phân hệ như sau:
Phân hệ cáp và phụ kiện cáp; Phân hệ mạng Campus; Phân hệ Internet và dịch vụ Internet; Phân hệ thoại và truyền thông; Phân hệ quản trị mạng; Phân hệ các tiện ích khác. Các phân hệ trên là mô hình hệ thống mở, vừa có tính độc lập, vừa kết hợp bổ sung cho nhau. Nhờ đó, hệ thống được thiết lập đơn giản và việc bảo trì hoặc bổ sung hệ thống trong tương lai sẽ dễ dàng, thuận tiện.
- Về dịch vụ thông tin và Internet: Công viên CNTT chuẩn bị điều kiện hạ tầng kỹ thuật để cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Đó là xu hướng dùng môi trường Internet để liên kết và phân phối tất cả các loại thông tin đa truyền thông (dữ liệu, âm thanh, hình ảnh...) đến từng đơn thể. Cụ thể, IT Park sẽ cung cấp cho các đơn vị thành viên các loại dịch vụ: truy cập Internet bằng đường truyền Leased Line, Web Hosting, Mail và phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng khác (Voice, Fax, Video over IP..); dịch vụ thoại thông qua hệ thống thoại nội bộ có kết nối với môi trường bên ngoài để các đơn vị thành viên sử dụng với chi phí thấp nhất; dịch vụ Video để trao đổi với nhau không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hình ảnh bao gồm 04 nhóm chính: Video conferencing, Video on demand, Video monitoring, Video broadcasting; dịch vụ ASP (App/1cation services Provider). Đây là các dịch vụ được tổ chức dưới dạng các phần mềm ứng dụng trọn gói theo các tiêu chuẩn định trước cho các tổ chức, doanh nghiệp và được các tổ chức, doanh nghiệp này thuê lại dưới dạng Web...
Từ những chuẩn bị trên, có thể rút ra hoạt động chính của IT Park gồm:
+ Xây dựng môi trường làm việc thuận lợi để thu hút các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực CNTT (gồm phần cứng, mềm và đào tạo nguồn nhân lực);
+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho Công nghiệp phần mềm;
+ Nghiên cứu ứng dụng, sản xuất các sản phẩm phần mềm đáp ứng nhu cầu khu vực, trong nước và xuất khẩu.
V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Một số giải pháp
- Về tuyên truyền nâng cao nhận thức: không ngừng tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng và phát triển CNTT từ lãnh đạo, đến CBCC và mọi người dân; việc tổ chức tuyên truyền được thực hiện thông qua mọi phương tiện thông tin đại chúng; đặc biệt là các chương trình giáo dục phổ cập qua truyền hình, qua mạng Internet; liên tục mở các chương trình hội thảo, tập huấn nâng cao nhận thức, nâng cao kỹ năng, cập nhật công nghệ mới cho đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan đơn vị.
- Về tổ chức: Thành lập các Ban chỉ đạo cho từng đề án với các ngành tham gia thực hiện các phân hệ dưới sự chỉ đạo chung của Thường trực Ban chỉ đạo CNTT tỉnh.
- Về huy động vốn đầu tư: Bố trí đủ nguồn kinh phí địa phương để triển khai thực hiện các phân hệ nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền; xây đựng các giải pháp huy động các nguồn vốn trong nước và nước ngoài cho ứng dụng phát triển CNTT-TT
- Về phát triển Công nghiệp CNTT: Nghiên cứu áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư của các khu công nghiệp, các khu kinh tế - thương mại để đề xuất cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực CNTT-TT Tham mưu UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ về địa điểm, hạ tầng cho các doanh nghiệp về CNTT-TT và sử dụng các sản phẩm CNTT-TT của doanh nghiệp Nghệ An.
- Về cơ chế, chính sách: Tiếp tục thực hiện các chính sách thu hút lao động có trình độ cao ban hành kèm theo Quyết định số 30/QĐ-UBND của UBND tỉnh làm việc trong lĩnh vực liên quan đến các dự án tin học hoá trong cơ quan quản lý Nhà nước; nghiên cứu đề xuất chính sách ưu đãi với các chuyên gia có trình độ cao về CNTT - TT về làm việc tại các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh. Cơ chế chính sách cho cán bộ CNTT-TT làm việc tại các huyện, thị xã và các phường trên địa bàn TP.
2. Phân công thực hiện
2.1. Sở Bưu chính Viễn thông:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xây dựng và trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh phê duyệt:
+ Nghị quyết của Tỉnh uỷ về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2010 (cuối năm 2006).
+ Chương trình ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2010.
+ Dự án xây dựng các chính sách, cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện phát triển CNTT-TT
- Phối hợp với UBND thành phố Vinh tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng và phát triển CNTT.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nội vụ và các ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu, triển khai ứng dụng về CNTT-TT.
2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Bưu chính, Viễn thông cân đối tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch Nhà nước 5 năm và hàng năm cho các chương trình trọng điểm, các dự án ưu tiên cấp Quốc gia, các dự án ưu tiên cấp bộ, ngành, địa phương.
2.3. Sở Tài chính: Chủ trì xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện đảm bảo ưu tiên bố trí kinh phí và cấp đủ kinh phí cho các dự án trọng điểm, các dự án ưu tiên cấp tỉnh.
2.4. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT
2.5. UBND thành phố Vinh: Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan; Sở Bưu chính, Viễn thông và các sở, ban, ngành cấp tỉnh để xây dựng các dự án phát triển và ứng dụng CNTT vào quản lý Nhà nước của thành phố. Từng bước đưa CNTT-TT vào các hoạt động quản lý của các phường, xã trên các lĩnh vực: quản lý đô thị, đất đai, thương mại, địch vụ... nhanh chóng đưa Vinh trở thành trung tâm ứng dụng CNTT của tỉnh và khu vực.
- 1Quyết định 2862/QĐ-UBND.VX năm 2007 phê duyệt đề án xây dựng thành phố Vinh thành Trung tâm Văn hoá - Thông tin của vùng Bắc Trung Bộ (giai đoạn 2006-2020) do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Quyết định 97/2007/QĐ-UBND phê duyệt đề án Xây dựng Trung tâm Y tế kỹ thuật cao khu vực Bắc Trung bộ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- 3Quyết định 71/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề án "Xây dựng thành phố Vinh thành Trung tâm khoa học - công nghệ vùng bắc Trung bộ, giai đoạn 2006 – 2010 và các năm tiếp theo do tỉnh Nghệ An ban hành
- 4Quyết định 126/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xây dựng thành phố Vinh trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo vùng Bắc Trung bộ do tỉnh Nghệ An ban hành
- 5Quyết định 107/QĐ-UBND năm 2017 về đổi tên Trung tâm Công nghệ thông tin thành Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam
- 1Quyết định 191/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 - 2010" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 239/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 246/2005/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 58-CT/TW năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Quyết định 32/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Quyết định 2862/QĐ-UBND.VX năm 2007 phê duyệt đề án xây dựng thành phố Vinh thành Trung tâm Văn hoá - Thông tin của vùng Bắc Trung Bộ (giai đoạn 2006-2020) do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 8Quyết định 97/2007/QĐ-UBND phê duyệt đề án Xây dựng Trung tâm Y tế kỹ thuật cao khu vực Bắc Trung bộ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- 9Quyết định 436/QĐ-UBND năm 2006 về Kế hoạch triển khai chương trình, đề án trọng điểm thực hiện Nghị quyết 01/NQ-TU của tỉnh Nghệ An
- 10Quyết định 742/QĐ-UBND năm 2006 về kế hoạch triển khai các chương trình, đề án trọng điểm thực hiện nghị quyết 01/NQTU ngày 26/12/2005 của ban thường vụ tỉnh uỷ khoá XVI do tỉnh Nghệ An ban hành
- 11Quyết định 71/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề án "Xây dựng thành phố Vinh thành Trung tâm khoa học - công nghệ vùng bắc Trung bộ, giai đoạn 2006 – 2010 và các năm tiếp theo do tỉnh Nghệ An ban hành
- 12Quyết định 126/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xây dựng thành phố Vinh trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo vùng Bắc Trung bộ do tỉnh Nghệ An ban hành
- 13Quyết định 107/QĐ-UBND năm 2017 về đổi tên Trung tâm Công nghệ thông tin thành Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam
Quyết định 110/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm Công nghệ thông tin - Truyền thông của vùng Bắc Trung Bộ do tỉnh Nghệ An ban hành
- Số hiệu: 110/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/11/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Nguyễn Hồng Trường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/11/2006
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực