- 1Quyết định 14/2016/QĐ-TTg năm 2016 bãi bỏ Quyết định 110/2006/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 166/QĐ-BTC năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính đến hết ngày 31/12/2016
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
******** Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Số: 110/2006/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2006
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ TỔ THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị quyết số 06/2006/QN-CP ngày 04 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỷ tháng 4 năm 2006;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
| THỦ TƯỚNG |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
Điều 1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Phát triển) được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
1. Tên gọi:
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank
Tên viết tắt: VDB
2. Ngân hàng Phát triển có trụ sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội, có Sở giao dịch, chi nhánh tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài.
3. Ngân hàng Phát triển có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật.
Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tùy thuộc yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Phát triển và do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Hoạt động của Ngân hàng Phát triển không vì mục đích lợi nhuận: tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm); không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Ngân hàng Phát triển có thời hạn hoạt động là 99 năm kể từ ngày Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam có hiệu lực.
Điều 5. Hoạt động của tổ chức đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong Ngân hàng Phát triển:
1. Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam trong Ngân hàng Phát triển hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong Ngân hàng Phát triển hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ của Ngân hàng Phát triển.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
Điều 6. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển:
1. Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu theo quy định của Chính phủ.
2. Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định.
3. Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức ủy thác.
4. Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước quốc tế theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.
6. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Điều 7. Trách nhiệm và quyền hạn của Ngân hàng Phát triển:
1. Quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Chính phủ giao cho Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
2. Huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng, kinh tế xã hội theo quy định của pháp luật.
3. Được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại khác trong nước và ngoài theo quy định của pháp luật; mở tài khoản cho khách hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Bảo toàn vốn và được áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn; chịu trách nhiệm về thất thoát vốn của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu theo quy định tại Điều lệ này và các quy định pháp luật có liên quan.
Ngân hàng Phát triển được quyền:
a) Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của khách hàng trước khi quyết định cho vay, bảo lãnh;
c) Từ chối cho vay, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu các dự án, các khoản vay không bảo đảm các điều kiện theo quy định:
d) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
đ) Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật;
e) Khởi kiện khách hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;
f) Khi đến hạn trả nợ, nếu các bên không có thỏa thuận khác mà khách hàng không trả được nợ thì Ngân hàng Phát triển được quyền phát mại tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.
6. Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm bởi tổ chức kiểm toán độc lập; thực hiện công khai, minh bạch về hoạt động và tài chính của Ngân hàng Phát triển và chấp hành chế độ báo cáo thống kê với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
7. Ủy thác, nhận ủy thác trong hoạt động của ngân hàng và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng; cung ứng các dịch vụ tải chính, ngân hàng cho khách hàng theo quy định của pháp luật; các hoạt động khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
Mục I: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH
Điều 8. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển:
1. Hội đồng quản lý.
2. Ban Kiểm soát.
3. Bộ máy điều hành, gồm:
a) Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội;
b) Sở Giao dịch;
c) Chi nhánh, Văn phòng đại diện trong nước và ngoài nước.
Mục II: HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
Điều 9. Hội đồng quản lý và thành viên Hội đồng quản lý:
1. Hội đồng quản lý có 05 thành viên, trong đó có thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách. Chủ tịch, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển là thành viên chuyên trách; thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan.
3. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 05 năm. Hết nhiệm kỳ, thành viên Hội đồng quản lý có thể được bổ nhiệm lại.
4. Thành viên Hội đồng quản lý bị miễn nhiệm trong những trường hợp sau:
a) Bị Tòa án kết án bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
b) Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Không trung thực trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác;
d) Vi phạm quy định của pháp luật và Điều lệ này.
5. Thành viên Hội đồng quản lý được thay thế trong những trường hợp sau:
a) Xin từ chức;
b) Khi có quyết định điều chuyển hoặc bố trí công việc khác;
c) Không đảm bảo sức khỏe đảm nhận công việc.
d) Có thành viên Hội đồng quản lý bị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 10. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý:
1. Quản lý Ngân hàng Phát triển theo quy định tại Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Điều lệ này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Quyết định kế hoạch phát triển, định hướng các hoạt động của Ngân hàng Phát triển.
3. Phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm của Ngân hàng Phát triển theo đề nghị của Tổng giám đốc.
4. Chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Sở Giao dịch, chi nhánh và văn phòng đại diện của Ngân hàng phát triển ở trong nước và nước ngoài theo đề nghị của Tổng giám đốc.
5. Quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, gồm: Phó Tổng giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng theo đề nghị của Tổng giám đốc.
6. Thông qua quy hoạch và chấp thuận để Tổng giám đốc bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức danh: Trưởng các Ban nghiệp vụ tại hội sở chính; Giám đốc các chi nhánh, sở giao dịch, văn phòng đại diện ở trong, ngoài nước.
7. Ban hành các văn bản quy định về:
a) Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát;
b) Các quy chế hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Phát triển; các văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện các quy định của Nhà nước theo thẩm quyền.
8. Giám sát, kiểm tra cơ quan điều hành trong việc thực hiện các quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Điều lệ của Ngân hàng Phát triển và các quyết định của Hội đồng quản lý.
9. Phê duyệt kế toán hoạt động của Ban Kiểm soát, xem xét báo cáo kết quả kiểm soát và báo cáo thẩm định quyết toán tài chính của Ban Kiểm soát.
10. Thông qua báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính và quyết toán hàng năm của Ngân hàng Phát triển.
11. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Nội vụ để trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng giám đốc và các thành viên Hội đồng quản lý.
12. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
a) Sửa đổi, bổ sung chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu;
b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển; sửa đổi bổ sung quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Phát triển.
13. Hội đồng quản lý được sử dụng bộ máy và con dấu của Ngân hàng Phát triển để thực hiện nhiệm vụ của mình.
14. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
15. Chịu trách nhiệm về các quyết định của Hội đồng quản lý trước Thủ tướng Chính phủ.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý:
1. Chịu trách nhiệm về công việc của Hội đồng quản lý, tổ chức phân công nhiệm vụ cho các thành viên để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý.
2. Ký văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan theo quy định tại Điều lệ này và các băn bản có liên quan.
3. Ký các nghị quyết, quyết định và các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý.
4. Thay mặt Hội đồng quản lý chấp thuận việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các cấp trưởng của các đơn vị thuộc và trực thuộc hệ thống Ngân hàng Phát triển trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển.
5. Triệu tập, chủ trì và phân công thành viên Hội đồng quản lý chuẩn bị nội dung các cuộc họp của Hội đồng quản lý.
Các văn bản do Chủ tịch Hội đồng quản lý ký sử dụng con dấu Ngân hàng Phát triển.
6. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản lý ủy quyền cho thành viên Hội đồng quản l1y thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản lý về các công việc được ủy quyền.
7. Chủ tịch Hội đồng quản lý không được tham gia Hội đồng quản trị hoặc tham gia điều hành tổ chức tài chính, tín dụng khác trừ trường hợp tổ chức đó là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Phát triển.
Điều 12. Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý:
1. Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể; ba tháng họp một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Hội đồng quản lý.
Khi cần thiết, Hội đồng quản lý có thể họp bất thường theo đề nghị của bất kỳ thành viên nào của Hội đồng quản lý.
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản lý; trường hợp vắng mặt, Chủ tịch ủy quyền cho một thành viên trong Hội đồng quản lý triệu tập và chủ trì cuộc họp.
3. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/5 thành viên có mặt.
Các cuộc họp của Hội đồng quản lý được ghi thành biên bản. Biên bản họp Hội đồng quản lý là căn cứ để Hội đồng quản lý ban hành nghị quyết và các văn bản theo quy định.
Nghị định của Hội đồng quản lý phải được trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản lý biểu quyết tán thành. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản lý.
4. Đối với những công việc có liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ không có thành viên tham gia Hội đồng quản lý thì mời đại diện có thẩm quyền của các tổ chức, cơ quan đó tham dự phiên họp. Đại diện của cơ quan này có quyền phát biểu nhưng không được tham gia biểu quyết.
Các phiên họp có nội dung công việc liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong Ngân hàng Phát triển thì phải có đại diện Công đoàn tham dự.
5. Nghị quyết của Hội đồng quản lý có tính bắt buộc thi hành đối với Ngân hàng Phát triển và do Tổng giám đốc hướng dẫn, tổ chức thực hiện.
6. Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển, Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện có trách nhiệm cung cấp, báo cáo thông tin về hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy chế do Hội đồng quản lý ban hành.
7. Các thành viên Hội đồng quản lý có trách nhiệm bảo vệ bí mật về thông tin theo quy chế bảo mật, kể cả khi đã thôi đảm nhiệm chức vụ hoặc chuyển đi cơ quan khác.
8. Chi phí hoạt động của Hội đồng quản lý, kể cả tiền lương và phụ cấp cho các thành viên Hội đồng quản lý và bộ phận giúp việc Hội đồng quản lý được tính vào chi phí quản lý của Ngân hàng Phát triển.
1. Ban Kiểm soát có tối đa 07 thành viên chuyên trách, là các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực tài chính, tín dụng, đầu tư…, hiểu biết về pháp luật, không có tiền án, tiền sự về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật.
2. Trưởng Ban Kiểm soát do Hội đồng quản lý quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Các thành viên khác của Ban Kiểm soát do Chủ tịch Hội đồng quản lý bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trưởng Ban Kiểm soát.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm Soát:
a) Kiểm tra việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật và Nghị quyết của Hội đồng quản lý;
b) Kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Phát triển;
c) Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính của Ngân hàng Phát triển khi xét thấy cần thiết để báo cáo Hội đồng quản lý, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
d) Báo cáo Hội đồng quản lý về tính chính xác, trung thực, họp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Phát triển.
đ) Thông qua nhiệm vụ kiểm soát, kiến nghị với Hội đồng quản lý các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật;
e) Được sử dụng hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Phát triển để thực hiện các nhiệm vụ của mình;
f) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác được giao.
4. Kinh phí hoạt động của Ban Kiểm soát, kể cả tiền lương và phụ cấp cho các thành viên Ban Kiểm soát được tính vào chi phí quản lý của Ngân hàng Phát triển.
Mục III: TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ BỘ MÁY GIÚP VIỆC
Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Ngân hàng Phát triển do Hội đồng quản lý bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc.
Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc
1. Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Ngân hàng Phát triển.
2. Điều hành hoạt động của Ngân hàng Phát triển; quyết định các vấn đề có liên quan đến các hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo đúng pháp luật, nghị quyết của Hội đồng quản lý; chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển.
3. Quy định về phân cấp cho các đơn vị thuộc Ngân hàng Phát triển đối với các hoạt động tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
4. Quy định về lãi suất cho vay, lãi suất huy động vốn của Ngân hàng Phát triển theo quy định về tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
5. Nhận vốn và các nguồn lực khác do Chính phủ giao.
6. Chấp thuận tổ chức kiểm toán độc lập để kiểm toán các hoạt động của Ngân hàng Phát triển.
7. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh: Trưởng các Ban nghiệp vụ tại Hội sở chính; Giám đốc các chi nhánh, sở giao dịch, văn phòng đại diện ở trong, ngoài nước sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng quản lý.
8. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh khác trong hệ thống, bao gồm:
a) Phó giám đốc Sở Giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện:
b) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Trưởng Ban, Phó trưởng ban chuyên môn nghiệp vụ tại Hội sở chính;
c) Các chức danh khác mà quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý quy định thuộc thẩm quyền của Tổng giám đốc.
9. Ban hành các văn bản quy định về:
a) Quy chế về tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện;
b) Quy định về tổ chức và hoạt động kiểm tra và kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật.
10. Trình Hội đồng quản lý:
a) Phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm của Ngân hàng phát triển;
b) Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển và Quy chế quản lý tài chính;
c) Thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể Sở Giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Ngân hàng Phát triển;
d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng;
đ) Quy định về tỷ lệ hoa hồng, phí, mức tiền phạt đối với khách hàng theo quy định của pháp luật.
11. Đại diện pháp nhân cho Ngân hàng Phát triển trước pháp luật trong việc tố tụng, tranh chấp, thanh lý, giải thể và trong quan hệ quốc tế liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Phát triển.
12. Trường hợp khẩn cấp (thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, sự cố…), được quyết định áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định đó, sau đó phải báo cáo ngay Hội đồng quản lý.
13. Ký các văn bản, thỏa ước, hợp đồng, chứng thư của Ngân hàng Phát triển trong công tác đối nội, đối ngoại theo quy định của pháp luật.
14. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình theo quy định của pháp luật.
15. Báo cáo Hội đồng quản lý và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Điều lệ này và các quy định khác có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Phát triển.
16. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và quy định của Hội đồng quản lý.
VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
1. Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
2. Vốn ngân sách nhà nước cấp bổ sung hàng năm cho mục tiêu tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu.
3. Vốn ODA được Chính phủ giao để cho vay lại.
4. Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
5. Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước.
6. Vay của Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, Quỹ Bảo hiểm xã hội và các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;
7. Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức trong và ngoài nước.
8. Vốn nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua Hợp đồng nhận ủy thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức ủy thác.
9. Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Phát triển được sử dụng vốn để:
1. Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:
a) Cho vay đầu tư phát triển;
b) Hỗ trợ sau đầu tư;
c) Bảo lãnh tín dụng đầu tư;
d) Cho vay các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu:
a) Cho vay bên bán;
b) Cho vay bên mua;
c) Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu;
d) Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
3. Đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật.
4. Cấp phát ủy thác, cho vay ủy thác theo yêu cầu của bên ủy thác.
TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN, BÁO CÁO VÀ KIỂM TOÁN
1. Ngân hàng Phát triển là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống; tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật; thực hiện bảo tồn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động tín dụng. Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Phát triển do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm cân đối vốn và nhu cầu vốn để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Việc huy động vốn với lãi suất thị trường để cho vay phải đảm bảo nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn lãi suất thấp.
3. Ngân hàng Phát triển được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đối với hoạt động tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu quy định tại Quy chế quản lý tài chính.
4. Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quan quản lý nhà nước về việc chấp hành chế độ tài chính của Ngân hàng Phát triển.
Mục II: HẠCH TOÁN, BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ KIỂM TOÁN
Điều 24. Chế độ kế toán, thống kê
1. Ngân hàng Phát triển thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật.
2. Ngân hàng Phát triển thực hiện hạch toán theo hệ thống tài khoản kế toán theo quy định của Nhà nước.
3. Năm tài chính của Ngân hàng Phát triển bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Điều 25. Chế độ báo cáo tài chính
1. Ngân hàng Phát triển thực hiện chế độ báo cáo tài chính, chế độ thống kê và báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ theo quy định của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo.
1. Trong thời gian 6 tháng, kể từ khi kết thúc năm tài chính, Ngân hàng Phát triển phải nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập.
2. Tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải được lựa chọn thông qua đấu thầu. Việc kiểm toán các hoạt động của Ngân hàng Phát triển được thực hiện theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và Điều lệ này.
THÔNG TIN VÀ BẢO MẬT CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
2. Ngân hàng Phát triển được quyền từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân về cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi, tài sản của khách hàng và hoạt động của Ngân hàng Phát triển, từ trường hợp có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Điều lệ này./.
- 1Quyết định 1031/QĐ-TTg năm 2006 về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Chuân, giữ chức Uỷ viên Hội đồng quản lý kiêm Trưởng ban Kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật ngân sách Nhà nước 1996
- 3Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 4Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi 1998
- 5Quyết định 231/1999/QĐ-TTg về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi 2003
- 7Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 14/2016/QĐ-TTg năm 2016 bãi bỏ Quyết định 110/2006/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 166/QĐ-BTC năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính đến hết ngày 31/12/2016
- 1Quyết định 231/1999/QĐ-TTg về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 14/2016/QĐ-TTg năm 2016 bãi bỏ Quyết định 110/2006/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 166/QĐ-BTC năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính đến hết ngày 31/12/2016
- 1Quyết định 108/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1031/QĐ-TTg năm 2006 về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Chuân, giữ chức Uỷ viên Hội đồng quản lý kiêm Trưởng ban Kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật ngân sách Nhà nước 1996
- 4Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 5Luật các Tổ chức tín dụng 1997
- 6Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi 1998
- 7Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
- 8Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 9Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi 2003
- 10Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2004
- 11Quyết định 913/QĐ-NHPT năm 2008 hướng dẫn Chế độ kế toán do Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành
- 12Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 110/2006/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 110/2006/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/05/2006
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 8 đến số 9
- Ngày hiệu lực: 24/06/2006
- Ngày hết hiệu lực: 03/09/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực