Hệ thống pháp luật

HỘI KHKT LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 11/TWH

Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TẬP ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ PHÒNG TRỪ MỐI

CHỦ TỊCH HỘI KHTK LÂM NGHIỆP VN

Căn cứ nhiệm vụ, chức năng hoạt động của Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam;
Căn cứ tiêu chuẩn xây dựng TCXD 204: 1998 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 06/01/1998;
Căn cứ giá hóa chất và vật tư dùng cho công tác phòng chống mối trên thị trường;
Căn cứ đề nghị của ban soạn thảo định mức chỉ tiêu của Hội KHKT lâm nghiệp Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này “Tập Định mức-đơn giá phòng trừ mối”.

Tập định mức – đơn giá này được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hiện nay của công tác phòng chống mối trong các công trình xây dựng, phù hợp với tiêu chuẩn TCXD 204: 1998. Tập định mức đơn giá này thay thế cho các tập định mức – đơn giá đã ban hành.

Điều 2. Tập Định mức – đơn giá trên được áp dụng trong phạm vi chuyên ngành phòng trừ mối trong lĩnh vực xây dựng, gỗ và các loại mây tre kể từ ngày ban hành quyết định này.

Điều 3. Văn phòng TW Hội, các, các Trung tâm hoạt động KHCN và các đơn vị trực thuộc Hội chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Các TT hoạt động KHCN
- Các đơn vị trực thuộc Hội
- Lưu: Văn thư.

HỘI KHTK LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH KIÊM TỔNG THƯ KÝ




Đỗ Văn Nhuận


 

HỘI KHKT LÂM NGHIỆP
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TẬP ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ

VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MỐI CHO
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ: 11 QĐ/TWH NGÀY 28/02/2008)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI - 2008

 


Phần A.

ĐƠN GIÁ CÔNG TÁC XỬ LÝ MỐI VÀ VẬT TƯ

I. CHI PHÍ DIỆT TRỪ MỐI CHO CÔNG TRÌNH ĐANG SỬ DỤNG (MÃ HIỆU A.10)

Đơn giá tính cho 1m2 sàn xây dựng như sau:

- Thuốc hấp dẫn

700đ

- Mồi nhử

1400đ

- Thuốc diệt lây truyền

3000đ

- Thuốc xử lý diệt mối cánh

1400đ

- Thuốc phòng ngừa mối xâm nhập

2400đ

- Vận chuyển

300đ

- Công lao động

600đ

- Công kỹ thuật

800đ

- Kiểm tra điều chỉnh quá trình nhử

200đ

- Khấu hao thiết bị

300đ

- Nghiệm thu, đánh giá kết quả

400đ

 

Cộng

11.500đ

Điều kiện áp dụng:

Đơn giá trên tính cho 1m2 công trình xây dựng đang sử dụng, được nhân với hệ số khi:

- Công trình có n tầng

n = n

- Công trình cấp 4

K = 2

- Công trình đang cải tạo

K1 = 2

- Công trình là kho đang chứa kín hàng

K2 = 1,5 – 2

- Công trình có diện tích:

 

≥ 10.000m2

3 = 0,90

≥ 20.000m2

K4 = 0,85

< 500m2

K5 = 1,5

- Công trình phải vận chuyển từ 50 – 100 km

 

50 – 100km

K6 = 1,4

> 100km

K7 = 1,5

< 200km

K8 = 1,7

≥ 200km

K9 = 2

- Công trình có nội thất phức tạp:

 

trần, sàn, ốp tường … là gỗ:

K10 = 1,7 - 2

* Công trình cần được khảo sát chi tiết và căn cứ theo nhiều điều kiện: diện tích, đặc điểm công trình, chủng loại mối (kể cả mức độ hoạt động), phương án xử lý, chế độ bảo hành – bảo trì …, để lập dự toán và đơn giá xử lý mối cho thích hợp đối với từng công trình, kho bãi.

* Đối với công trình cải tạo:

Nếu có yêu cầu phòng mối, trước hết cần diệt tận gốc các tổ mối hoạt động tại công trình, sau đó lập phương án phòng mối bám sát yêu cầu cải tạo để đảm bảo công tác phòng chống mối được triệt để và đảm bảo lâu dài.

II. CHI PHÍ KHẢO SÁT ĐIỀU TRA SINH HỌC: (MÃ HIỆU A.20)

Chi phí tính cho 1.000m2:

STT

THÀNH PHẦN CHI PHÍ

ĐƠN VỊ

SỐ LƯỢNG

ĐƠN GIÁ

THÀNH TIỀN

I

Vật liệu

 

 

 

 

1

Mũi khoan

cái

1

55.000đ

55.000đ

2

Kính lúp

-

0,005

135.000đ

675đ

3

Thước dây 50m

-

0,005

105.000đ

525đ

4

Cuốc chim

-

1

55.000đ

55.000đ

5

Xẻng

-

1

35.000đ

35.000đ

6

Lọ thủy tinh mẫu

lọ

10

12.000đ

120.000đ

7

Cồn

lít

0,5

30.000đ

15.000đ

8

Mồi nhử

hộp

5

14.000đ

70.000đ

9

Thuốc hấp dẫn

lít

1

85.000đ

85.000đ

10

Giấy can

cuộn

1

65.000đ

65.000đ

11

Máy ảnh

cái

0,01

3.500.000đ

35.500đ

12

Kính hiển vi

ca

10

5.000đ

50.000đ

 

Cộng

 

 

 

586.200đ

II

Nhân công

công

5

60.000đ

300.000đ

 

Tổng cộng (I II ):

 

 

 

886.200đ

Đơn giá cho 1 m2 là: 886đ/m2 (Chưa có thuế GTGT)

Điều kiện áp dụng:

Đơn giá trên tính cho 1 m2 công trình xây dựng đang sử dụng, được nhân với hệ số khi:

- Công trình đang thi công cải tạo

K1 = 1,5

- Công trình là kho đang chứa kín hàng

K2 = 1,5

- Công trình có diện tích > 5.000m2

K3 = 0,85

- Công trình có diện tích < 500m2

K4 = 1,5

- Nền đất tự nhiên, vườn cây

K5 = 1,25

III. ĐƠN GIÁ MỘT SỐ VẬT TƯ PHÒNG CHỐNG MỐI (CHƯA CÓ THUẾ GTGT)

Đơn vị tính: đồng/1 đơn vị

STT

TÊN THUỐC

ĐƠN VỊ

ĐƠN GIÁ

1

THUỐC PHÒNG MỐI NỀN MÓNG (MÃ HIỆU A.30)

 

 

 

Các loại thuốc bột:

 

 

 

PMC

kg

55.000

 

PMS 100 bột

kg

29.500

 

PMC-90

kg

280.000

 

DIMEZ  108 BTT/g

kg

120.000

 

METAVINA 10DP

kg

120.000

 

Các loại dung dịch (EC)

 

 

 

Lentrek 40EC

Lít

27.000

 

TERMIDOR 2.5EC

Lít

45.000

 

Lenfos 50EC

Lít

29.000

 

Chlorpyrifos

Lít

28.000

2

THUỐC BẢO QUẢN GỖ (MÃ HIỆU A.31)

 

 

 

Cislin 2.5EC

Lít

42.000

 

XM5

Kg

70.000

 

Cao XM5

Kg

135.000

 

LN5

Kg

60.000

3

THUỐC PHÒNG, DIỆT MỐI CÂY (MÃ HIỆU A.32)

 

 

 

PMC-90

Kg

280.000

 

PMC-94

Kg

50.000

4

VẬT TƯ ĐỂ NHỬ (MÃ HIỆU A.32)

 

 

 

Mồi nhử

Hộp

14.000

 

Pheromol

lít

55.000

IV. GIÁ TRỊ DỰ TOÁN XÂY DỰNG TRƯỚC THUẾ TÍNH CHO MỘT SỐ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MỐI CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG MỚI

Đơn vị tính: đồng/1 đơn vị

STT

THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC

ĐƠN VỊ

GIÁ TRỊ

1

CÔNG TRÌNH LOẠI A: (MÃ HIỆU A.40)

 

 

 

Xử lý phòng mối mặt nền

m2

70.000 – 140.000

 

Xử lý hào ngoài công trình:

m

230.000 – 400.000

 

Xử lý hào trong công trình:

m

80.000 – 110.000

 

Xử lý phòng mối tường:

m2

70.000 – 100.000

 

Xử lý phòng mối sàn các tầng

m2

45.000 – 75.000

 

Xử lý bảo quản kết cấu gỗ:

m2

22.000 – 27.000

2

CÔNG TRÌNH LOẠI B: (MÃ HIỆU A.41)

 

 

 

Xử lý phòng mối mặt nền:

m2

60.000 – 100.000

 

Xử lý hào ngoài công trình:

m

180.000 – 320.000

 

Xử lý hào trong công trình:

m

70.000 – 100.000

 

Xử lý phòng mối tường:

m2

55.000 – 75.000

 

Xử lý phòng mối sàn các tầng

m2

35.000 – 50.000

 

Xử lý bảo quản kết cấu gỗ:

m2

15.500 – 22.000

3

CÔNG TRÌNH LOẠI C: (MÃ HIỆU A.42)

 

 

 

Áp dụng đơn giá của công trình loại B nhân với hệ số 0,7

Ghi chú:

* Việc phân loại công trình theo A, B, C ở đây là căn cứ theo yêu cầu sử dụng:

- loại A: công trình có hạn sử dụng ≥ 100 năm

- loại B: công trình có hạn sử dụng ≥ 50 năm

- loại C: công trình có hạn sử dụng ≥ 20 năm

* Việc áp dụng mức giá phụ thuộc vào:

- Loại công trình (A, B, C)

- Mức độ xâm hại của mối ở khu vực xây dựng công trình

- Một số đặc điểm công trình: Công trình có kiến trúc đặc biệt, công trình có nhiều kết cấu gỗ, công trình là nhà tàng thư, lưu trữ, thông tin…

V. GIÁ TRỊ DỰ TOÁN XÂY DỰNG TRƯỚC THUẾ TÍNH CHO MỘT SỐ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MỐI CHO CÔNG TRÌNH CẢI TẠO

V.1. Khoan, bơm thuốc xử lý phòng chống mối: (MÃ HIỆU A.50)

Đối với các công trình xây dựng mới nhưng đã đổ bê tông nền, công trình cải tạo hoặc công trình đang sử dụng, phải tiến hành xử lý phòng chống mối bằng phương pháp khoan, bơm thuốc. Đơn giá xử lý chung như sau:

Đơn vị tính: đồng/1 đơn vị

STT

THÀNH PHẦN CÔNG VIỆC

ĐƠN VỊ

GIÁ TRỊ

1

Xử lý hàng rào phòng mối bao ngoài

m

270.000 – 450.000

2

Xử lý hàng rào phòng mối bên trong

m

200.000 – 300.000

3

Xử lý phòng mối mặt nền

m2

150.000 – 220.000

4

Xử lý phòng mối tường

m2

70.000 – 100.000

V.2. Chi phí cho một mũi khoan sâu 20 – 35cm, phi 14-18mm và bơm thuốc chống mối (không kể thuốc) như sau: (MÃ HIỆU A.51)

STT

THÀNH PHẦN HAO PHÍ

CHI PHÍ (Đ)

1

Chi phí máy

 

 

- Máy khoan

250

 

- Máy bơm thuốc

110

 

- Tiêu thụ điện năng

260

 

Cộng

620

2

Chi phí vật liệu phụ

 

 

- Mũi khoan

200

 

- Xi măng trắng P400

90

 

- Thùng khối, thước dây, dây điện, ống cao su,

250

 

khẩu trang, găng tay

 

 

Cộng

540

3

Nhân công (tính theo mức lương 450.000đ/tháng)

 

 

- Công khoan

1200

 

- Công bơm thuốc

2650

 

- Bịt lỗ khoan, vệ sinh

850

 

Cộng

4700

Điều kiện áp dụng: (nhân với hệ số K)

Đơn giá trên được nhân với hệ số K trong các trường hợp sau:

- Công trình có bê tông dày ≥ 20cm hoặc bê tông cốt thép:

K = 2,5

- Công trình có nền bê tông dày 10 – 20 cm

K = 2

- Công trình có nền bê tông 7 – 10 cm

K = 1,75

- Công trình có nền bê tông dày ≤ 7 cm

K = 1,5

- Công trình có bê tông lót hoặc lát gạch

K = 1,0

- Khoan ở độ sâu > 50cm ≤ 01cm

K2 = 1,7

- Khoan ở độ sâu > 01m ≤ 1,5m

K3 = 2

Phần B.

ĐỊNH MỨC CÔNG TÁC XỬ LÝ PHÒNG MỐI

I. HÀNG RÀO PHÒNG MỐI BAO NGOÀI CÔNG TRÌNH:

Hàng rào phòng mối bao ngoài là phần đất sát chân tường phía ngoài công trình được xử lý hóa chất để tạo thành lớp ngăn cách cản trở mối xâm nhập từ bên ngoài vào công trình hoặc từ nền đất theo tường lên phần trên của công trình.

Tùy theo từng công trình, hàng rào phòng mối bao ngoài có thể được thiết lập theo một trong các phương pháp sau:

I.1. Tạo hào phòng mối bao ngoài (MÃ HIỆU B.10)

Đào hào rộng 50cm, sâu 60 – 80 cm sát chân tường phía ngoài. Lấp đất hoặc cát trở lại hào, đồng thời tiến hành xử lý phần đất hoặc cát đó bằng thuốc PMS hoặc các loại thuốc tương đương.

* Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho công trình xây dựng mới hoặc công trình cải tạo có dỡ bỏ lớp nền

* Nội dung công việc:

- Xác định vị trí hào theo bản vẽ thiết kế

- Đào hào theo kích cỡ thiết kế. Trong khi đào, nếu phát hiện có tổ mối ở vị trí hào hoặc khu vực liền kề phải tiến hành xử lý diệt.

- Lấp hào bằng đất vừa đào lên hoặc bằng cát đen theo từng lớp 10 – 15 cm. Trong quá trình lấp, nhặt bỏ rễ cây, các mảnh gỗ, gạch đá có kích thước to ra khỏi hào. Nếu có cốt pha kẹt không tháo bỏ được phải phun xử lý bằng thuốc bảo quản.

- Xử lý từng lớp đất bằng thuốc PMS hoặc tương đương

- Hoàn trả mặt bằng tại vị trí vừa xử lý.

* Định mức công tác xử lý 1m3 hào phòng mối bao ngoài:

STT

CHI PHÍ

ĐƠN VỊ

ĐỊNH MỨC

1

Vật liệu:

 

 

 

- Thuốc PMS 100 bột

kg

12 – 14

 

hoặc dung dịch EC

lít

15 – 18

 

- Vật liệu khác: Bao gồm

%

12

 

Thùng khối, hóa chất diệt mối, mồi nhử, hóa chất phun cốt pha kẹt

 

 

 

Nilon (Không bắt buộc)

 

 

2

Nhân công

 

 

 

- Công đào, lấp

công

Theo XDCB (*)

 

- Công xử lý (Thợ bậc 4/7)

công

1

3

Máy

 

 

 

- Máy phun hóa chất (trường hợp dùng dung dịch EC)

ca

0,4

 

- Máy đầm

ca

0,3

Ghi chú:

- (*) Công đào hào bao ngoài thường phải tính là đất cấp III trở lên vì hào bao ngoài thường được thi công ở gần giai đoạn hoàn thiện của công trình, khi đó phần đất tại chân công trình có lẫn rất nhiều vật liệu thải như gạch vỡ, đá, xi măng, vữa trát rơi xuống đông kết lại …

- Đối với các công trình có tầng hầm, có thể tăng chiều sâu của hào bao ngoài hoặc bổ sung xử lý phần bên dưới hào bằng cách khoan, thuốn sau đó bơm thuốc xuống. Mục đích là nhằm tạo lớp ngăn cách giữa toàn bộ phần âm của tầng hầm với đất tự nhiên xung quanh.

I.2. Tạo hàng rào phòng mối bằng phương pháp khoan, bơm thuốc: (MÃ HIỆU B.11)

Xử lý phần đất sát chân tường phía ngoài bằng cách khoan lỗ và bơm hóa chất xuống.

* Điều kiện áp dụng:

Định mức trên áp dụng cho công trình cải tạo.

* Nội dung công việc

- Xác định vị trí cần xử lý theo bản vẽ thiết kế

- Khoan các lỗ khoan nằm dọc theo chân tường, cách nhau 30 cm, sâu 30 – 35 cm, rộng phi 18 – 22 cm.

- Bơm thuốc phòng mối xuống các lỗ khoan

- Bịt các lỗ khoan bằng xi măng trắng hoặc bằng vật liệu khác tùy theo yêu cầu của từng công trình.

* Định mức công tác xử lý 1 lỗ khoan:

STT

CHI PHÍ

ĐƠN VỊ

ĐỊNH MỨC

1

Vật liệu:

 

 

 

- Thuốc Termidor hoặc dung dịch EC tương đương

lít

2,5

 

- Vật liệu khác:

 

Theo mục V.2. phần A

2

Nhân công

 

3

Máy

 

I.3. Tạo hàng rào phòng mối bằng phương pháp thuốn, bơm thuốc: (MÃ HIỆU B.12)

Xử lý phần đất sát chân tường phía ngoài bằng cách thuốn lỗ và bơm hóa chất xuống.

* Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho công trình xây dựng mới hoặc công trình cải tạo có dỡ bỏ lớp nền. Tuy nhiên, chỉ áp dụng với các công trình có nền đất là cát hoặc đất xốp. Các công trình có nền đất cứng, đất sét, không áp dụng phương pháp này.

* Nội dung công việc:

- Xác định vị trí cần xử lý theo bản vẽ thiết kế

- Dùng máy hoặc các dụng cụ thủ công để thuốn các lỗ sâu 40 – 50 cm, dọc theo chân tường, cách tường 20cm. Các lỗ thuốn cách nhau khoảng 20 cm.

- Bơm thuốc phòng mối xuống các lỗ thuốn.

- Tiếp tục thuốn sao cho thuốc ngấm đều trong phạm vi rộng: 50cm, sâu: 60 – 80 cm. Các lỗ thuốn không nên cách chân tường quá 30 cm.

- Hoàn trả mặt bằng tại vị trí vừa xử lý.

* Định mức tính cho 1 m:

STT

CHI PHÍ

ĐƠN VỊ

ĐỊNH MỨC

1

Vật liệu:

 

 

 

Termidor hoặc dung dịch EC tương đương

lít

5 – 7,5 (*)

 

- Vật liệu khác:

%

5

2

Nhân công

 

 

 

- Công xử lý (Thợ bậc 4/7)

công

0,35

3

Máy

 

 

 

- Máy phun hóa chất

ca

0,15

 

- Máy đầm

ca

0,1

Ghi chú:

(*) Định mức thuốc này được tính tương đương với định mức thuốc dùng để xử lý 01 m hào phòng mối rộng 50 cm, sâu 60 – 80 cm.

II. HÀNG RÀO PHÒNG MỐI BÊN TRONG CÔNG TRÌNH

Hàng rào phòng mối bên trong là phần đất sát chân tường bên trong công trình được xử lý hóa chất để tạo thành lớp ngăn cách cản trở mối xâm nhập từ nền đất theo tường lên phần trên của công trình.

Tùy theo từng công trình, hàng rào phòng mối bên trong có thể được thiết lập theo một trong các phương pháp sau:

II.1. Tạo Hào phòng mối bên trong (MÃ HIỆU B.20)

Đào hào rộng 30cm, sâu 40 cm sát chân tường. Lấp đất hoặc cát trở lại hào, đồng thời tiến hành xử lý phần đất hoặc cát đó bằng thuốc PMS hoặc các loại thuốc tương đương.

* Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho công trình xây dựng mới hoặc công trình cải tạo có dỡ bỏ kết cấu nền

* Nội dung công việc:

- Xác định vị trí hào theo bản vẽ thiết kế

- Đào hào theo kích cỡ thiết kế. Trong khi đào, nếu phát hiện có tổ mối ở vị trí hào phải tiến hành xử lý diệt

- Lấp hào bằng đất vừa đào lên hoặc bằng cát đen theo từng lớp 10 – 15 cm. Trong quá trình lấp, nhặt bỏ rễ cây, các mảnh gỗ, gạch đá có kích thước to ra khỏi hào. Nếu có cốt pha kẹt không tháo bỏ được phải phun xử lý bằng thuốc bảo quản.

- Xử lý từng lớp đất bằng thuốc PMS hoặc tương đương

- Hoàn trả mặt bằng tại vị trí vừa xử lý.

* Định mức công tác xử lý 1m3 hào phòng mối bên trong

STT

CHI PHÍ

ĐƠN VỊ

ĐỊNH MỨC

1

Vật liệu:

 

 

 

- Thuốc PMS 100 bột   

kg

12-14

 

hoặc dung dịch EC

lít

15-18

 

- Vật liệu khác: bao gồm

%

12

 

Thùng khối, hóa chất diệt mối, mồi nhử, hóa chất phun cốt pha kẹt

 

 

 

Nilon (Không bắt buộc)

 

 

2

Nhân công

 

 

 

- Công đào, lấp

công

Theo XDCB

 

- Công xử lý (Thợ bậc 4/7)

công

1

3

Máy

 

 

 

- Máy phun hóa chất (trường hợp dùng dung dịch EC)

ca

0,4

 

- Máy đầm

ca

0,3

II.2. Tạo hàng rào phòng mối bằng phương pháp khoan, bơm thuốc: (MÃ HIỆU B.21)

Xử lý phần đất sát chân tường bên trong công trình bằng cách khoan lỗ và bơm hóa chất xuống.

* Điều kiện áp dụng:

Định mức trên áp dụng cho công trình cải tạo.

* Nội dung công việc:

- Xác định vị trí hàng rào theo bản vẽ thiết kế

- Khoan các lỗ khoan nằm sát và dọc theo chân tường, cách nhau 30 cm, sâu 20 cm, rộng phi 14 – 18 cm.

- Bơm hóa chất xuống các lỗ khoan

- Bịt các lỗ khoan bằng xi măng trắng hoặc bằng vật liệu khác tùy theo yêu cầu của từng công trình.

* Định mức công tác xử lý 1 lỗ khoan:

STT

CHI PHÍ

ĐƠN VỊ

ĐỊNH MỨC

1

Vật liệu:

 

 

 

- Thuốc Termidor hoặc dung dịch EC tương đương

lít

2

 

- Vật liệu khác:

 

Theo mục V.2. phần A

2

Nhân công

 

3

Máy

 

II.3. Tạo hàng rào phòng mối bằng phương pháp thuốn, bơm thuốc: (MÃ HIỆU B.22)

Xử lý phần đất sát chân tường bên trong bằng cách thuốn lỗ và bơm hóa chất xuống.

* Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho công trình xây dựng mới hoặc công trình cải tạo có dỡ bỏ lớp nền. Tuy nhiên, chỉ áp dụng với các công trình có nền đất là cát hoặc đất xốp. Các công trình có nền đất cứng, đất sét, không áp dụng phương pháp này.

* Nội dung công việc:

- Xác định vị trí cần xử lý theo bản vẽ thiết kế

- Dùng các dụng cụ thủ công để thuốn các lỗ sâu 20 cm, dọc theo chân tường, cách tường 10cm. Các lỗ thuốn cách nhau khoảng 20 cm.

- Bơm thuốc phòng mối xuống các lỗ thuốn.

- Tiếp tục thuốn sao cho thuốc ngấm đều trong phạm vi rộng: 30cm, sâu: 40 cm. Các lỗ thuốn không nên cách chân tường quá 20 cm.

- Hoàn trả mặt bằng tại vị trí vừa xử lý.

* Định mức tính cho 1m hàng rào phòng mối xử lý bằng phương pháp

STT

CHI PHÍ

ĐƠN VỊ

ĐỊNH MỨC

1

Vật liệu:

 

 

 

Termidor hoặc dung dịch EC tương đương

lít

1,8 – 2,2 (*)

 

- Vật liệu khác:

%

5

2

Nhân công

 

 

 

- Công xử lý (Thợ bậc 4/7)

công

0,15

3

Máy

 

 

 

- Máy phun hóa chất

ca

0,06

 

- Máy đầm

ca

0,05

Ghi chú:

(*) Định mức thuốc này được tính tương đương với định mức thuốc dùng để xử lý 01m hào phòng mối rộng 30 cm, sâu 40cm.

III. CÔNG TÁC XỬ LÝ MẶT NỀN CÔNG TRÌNH:

III.1. Phòng mối nền công trình xây mới (MÃ HIỆU B.30)

Nền đất tự nhiên bên trong công trình được xử lý phòng mối bằng thuốc PMS hoặc tương đương.

* Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho công trình xây dựng mới hoặc công trình cải tạo có dỡ bỏ lớp nền.

* Nội dung công việc:

- San lấp nền công trình bằng hoặc gần bằng cốt thiết kế (Phần việc này do bên xây dựng thực hiện)

- Nhặt bỏ các loại tạp chất có chứa Celullose như mùn rác, rễ cây, mảnh gỗ tạp …

- Rải thuốc phòng mối PMS hoặc tương đương lên toàn bộ mặt nền, ở khu vực có mức độ xâm hại của mối cao, trong đất có nhiều tàn dư thực vật, chất thải có Celullose (Ví dụ: khu đất trước đây là bãi rác) hoặc được san lấp bằng nguồn đất có nhiều mối (ví dụ: đất đồi), phải tăng cường phun thêm dung dịch EC lên nền công trình trước khi rải lớp thuốc PMS với định mức từ 0,5 – 1,5 lit/m2.

* Định mức tính cho 01 m2 xử lý phòng mối nền:

STT

CHI PHÍ

ĐƠN VỊ

ĐỊNH MỨC

1

Vật liệu:

 

 

 

Định mức cho từng loại công trình như sau:

 

 

 

Nền có bê tông cốt thép dày ≥ 10 cm

 

 

 

Thuốc PMS: 100 bột

kg

1 – 1,2

 

Hoặc dung dịch EC

lít

1 – 2

 

Nền có bê tông cốt thép dày < 10 cm

 

 

 

Thuốc PMS: 100 bột

kg

1,2 – 1,5

 

Hoặc dung dịch EC

lít

2 – 2,5

 

Mặt nền có bê tông lót (dày 5 – 7 cm)

 

 

 

Thuốc PMS: 100 bột

kg

1,5 – 2

 

Hoặc dung dịch EC

lít

2,5 – 3

 

Nền chỉ đầm bê tông, gạch vỡ, vữa bata

 

 

 

Thuốc PMS: 100 bột

kg

2

 

Hoặc dung dịch EC

lít

3 – 5

 

- Vật liệu khác: Bao gồm

%

13

 

Thùng khối, hóa chất diệt mối, mồi nhử, hóa chất phun cốt pha kẹt

 

 

 

Nilon (không bắt buộc)

 

 

2

Nhân công

 

 

 

- Công xử lý (Thợ bậc 4/7)

công

0,1

3

Máy

 

 

 

- Máy phun hóa chất (trường hợp dùng dung dịch EC):

 

 

 

Phun dưới 2,5 lít dung dịch EC

ca

0,05

 

Phun trên 2,5 lít dung dịch EC

ca

0,07

 

- Máy bơm nước 0,75 kw

ca

0,06

III.1. Phòng mối nền công trình cải tạo (MÃ HIỆU B.31)

Nền đất tự nhiên bên trong công trình được xử lý phòng mối bằng cách khoan lỗ qua lớp kết cấu bền và bơm dung dịch EC xuống.

* Điều kiện áp dụng:

 Áp dụng cho công trình cải tạo không có điều kiện bóc bỏ lớp nền hoặc công trình xây mới nhưng đã đổ bê tông lót.

* Nội dung công việc:

- Khoan các lỗ khoan theo hình lưới khắp vị trí nền cần xử lý. Các lỗ khoan sâu 10 cm, rộng phi 14 – 18 cm, cách nhau tối đa 30 cm.

- Bơm dung dịch Termidor hoặc dung dịch tương đương xuống các lỗ khoan.

- Bịt các lỗ khoan bằng xi măng trắng hoặc bằng vật liệu khác tùy theo yêu cầu của từng công trình.

* Định mức tính cho 01 m2:

STT

CHI PHÍ

ĐƠN VỊ

ĐỊNH MỨC

1

Vật liệu:

 

 

 

- Thuốc Termidor hoặc dung dịch EC tương đương

lít

4 - 5

 

- Vật liệu khác:

 

(*)

2

Nhân công

 

3

Máy

 

Ghi chú:

(*) Tính theo đơn giá tại mục V.2. phần A nhân với hệ số K = 0,5

IV. CÔNG TÁC XỬ LÝ TƯỜNG, PHẦN MÓNG CÔNG TRÌNH: (MÃ HIỆU B.40)

Phần tường, móng công trình được phun dung dịch Termidor hoặc dung dịch EC tương đương lên bề mặt.

* Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho công trình xây mới và công trình cải tạo.

* Nội dung công việc:

- Xác định khu vực cần phun xử lý phòng mối

- Chuẩn bị thang hoặc dàn giáo (trong trường hợp phun tường).

- Phun dung dịch Termidor hoặc dung dịch EC tương đương lên bề mặt cho ngấm kỹ

* Định mức tính cho 01 m2:

STT

CHI PHÍ

ĐƠN VỊ

ĐỊNH MỨC

1

Vật liệu:

 

 

 

- Thuốc Termidor hoặc dung dịch EC tương đương

lít

1,5 – 2

 

- Vật liệu khác:

%

5

2

Nhân công

 

 

 

- Công xử lý (Thợ bậc 4/7)

công

0,1

3

Máy

 

 

 

- Máy phun hóa chất:

ca

0,05

V. CÔNG TÁC XỬ LÝ PHÒNG MỐI SÀN CÁC TẦNG: (MÃ HIỆU B.50)

Sàn các tầng của công trình được phun dung dịch Termidor hoặc dung dịch EC tương đương lên bề mặt trước khi lát.

* Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho công trình xây mới hoặc cải tạo có bóc bỏ lớp gạch lát và đồng thời thuộc một trong các loại công trình sau: công trình nằm khu vực có mức độ xâm hại của mối cao; công trình có nhiều kết cấu gỗ lát sàn, ốp tường; công trình đặc biệt như: Nhà lưu trữ, tàng thư …

* Nội dung công việc:

- Xác định khu vực cần phun xử lý phòng mối

- Vệ sinh sàn trước khi phun thuốc

- Phun dung dịch Termidor hoặc dung dịch EC tương đương lên bề mặt.

* Định mức tính cho 01 m2:

STT

CHI PHÍ

ĐƠN VỊ

ĐỊNH MỨC

1

Vật liệu:

 

 

 

- Thuốc Termidor hoặc dung dịch EC tương đương

lít

0,7 – 1

 

- Vật liệu khác:

%

5

2

Nhân công

 

 

 

- Công xử lý (Thợ bậc 4/7)

công

0,1

3

Máy

 

 

 

- Máy phun hóa chất:

ca

0,05

VI. XỬ LÝ PHÒNG MỐI CÁC KHU VỰC KHÁC TRÊN NỀN CÔNG TRÌNH (MÃ HIỆU B.60)

Một số vị trí đặc biệt như các đường ống kỹ thuật, dây cáp đi qua nền công trình, các khe phòng lún, sàn panen cần phải được xử lý tăng cường thuốc vì mối thường lợi dụng các vị trí này để xâm nhập công trình.

* Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho tất cả các trường hợp nếu điều kiện mặt bằng cho phép.

* Nội dung công việc:

- Tại các vị trí nền có các đường ống, dây cáp đi từ nền lên phần trên của công trình: tăng cường rải thuốc PMS hoặc phun dung dịch EC tại vị trí nền đất có đường ống đi qua

- Tại các vị trí hào có các đường ống, dây cáp đi qua: Tăng cường định mức thuốc xử lý hào phòng mối tại vị trí đó.

- Các khe phòng lún: Rải thuốc PMS hoặc phun dung dịch EC dọc theo khe phòng lún.

- Sàn panen: phun dung dịch EC vào bên trong khoang rỗng của panen.

* Định mức:

STT

CHI PHÍ

ĐƠN VỊ

ĐỊNH MỨC

1

Định mức cho 01m2 nền có các đường ống, dây cáp đi lên phía trên (*)

 

 

 

Vật tư:

 

 

 

Thuốc PMS: 100 bột

kg

2,5

 

Hoặc dung dịch EC

lít

3

2

Định mức cho 01 m3 hào có các đường ống, dây cáp đi qua (*)

 

 

 

Vật tư:

 

 

 

Thuốc PMS: 100 bột

kg

14

 

Hoặc dung dịch EC

lít

18

3

Định mức cho 01m chiều dài khe phòng lún

 

 

 

Vật tư:

 

 

 

Thuốc PMS: 100 bột

kg

7

 

Hoặc dung dịch EC

lít

7

4

Xử lý panen

 

 

 

Dung dịch EC

lít

2

Ghi chú:

(*) Đây là định mức thuốc tăng cường thêm ngoài phần thuốc đã tính để xử lý khu vực này.

VI. XỬ LÝ PHÒNG CHỐNG MỐI VÀ CÔN TRÙNG GÂY HẠI CHO GỖ VÀ LÂM SẢN KHÁC: (MÃ HIỆU B.70)

Các loại vật liệu này không chỉ là đối tượng phá hoại của mối mà còn cả các loại côn trùng khác như: các loài mọt, xén tóc …, do đó khi sử dụng đều phải được xử lý bảo quản. Có nhiều phương pháp xử lý tương ứng với chủng loại, yêu cầu và mục đích sử dụng.

Định mức cho công tác xử lý gỗ tính theo phương án xử lý:

STT

CHI PHÍ

ĐƠN VỊ

ĐỊNH MỨC

1

Phun, quét 01 m2 gỗ, mây tre

 

 

 

Vật liệu:

 

 

 

Thuốc Cislin hoặc tương đương:

 

 

 

- Các loại gỗ (trừ nhóm 4)

lít

0,3 – 0,4

 

- Gỗ nhóm 4

lít

0,5

 

- Kết cấu gỗ đã lắp vào công trình

lít

0,4 – 0,5

 

- Mây, tre, nứa đã chặt hạ lâu ngày

lít

0,5

 

Nhân công: Công thợ bậc 4/7

công

0,1

 

Máy phun hóa chất

ca

0,05

2

Ngâm tẩm 01 m3 bằng bể ngâm

 

 

 

Vật liệu:

 

 

 

Dung dịch XM5: 5 – 8%

lít

300 – 600 (*)

 

hoặc dung dịch Cislin

 

 

 

Nhân công, bể ngâm

 

(**)

3

Ngâm tẩm 01 m3 bằng thiết bị áp lực chân không

 

 

 

Vật liệu: Dung dịch XM5 hoặc Cislin

lít

300 – 450 (*)

 

Nhân công, thiết bị

 

(**)

4

Bảo quản tre nứa tươi (Định mức cho 1 cây)

 

 

 

Vật liệu: Dung dịch XM5 7%

lít

3 – 5

 

Nhân công: Thợ bậc 4/7

công

0,2

5

Xử lý tẩy mốc, phòng mốc cho 1m2 gỗ

 

 

 

Vật liệu: Dung dịch tẩy 5%

 

 

 

- Tẩy mốc

lít

0,3

 

- Phòng mốc

lít

0,5

6

Phòng chống cháy, làm chậm bắt lửa

 

 

 

Dung dịch chống cháy

lít

0,4 – 0,5

Ghi chú:

- (*) Định mức dao động phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Mức độ thẩm thấu thuốc của từng loại gỗ

Kích thước gỗ: Các tấm gỗ lớn sẽ hấp thụ thuốc ít hơn so với các mảnh gỗ nhỏ nếu tính theo tỉ lệ trên 01 m3 gỗ

Khối lượng gỗ cần xử lý ngâm tẩm: Nếu lượng gỗ cần xử lý càng lớn thì lượng thuốc hao phí vô ích càng ít khi tính theo tỷ lệ trên 01 đơn vị m3 gỗ

- (**) Do kích thước gỗ khác nhau sẽ liên quan đến việc thi công xử lý. Vì vậy nhân công, thiết bị và bể ngâm sẽ được tính theo từng công trình cụ thể.

- Các loại thuốc trên có thể được thay thế bằng các loại thuốc tương đương khác nằm trong danh mục thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Cách tính diện tích một số kết cấu gỗ trong công trình XD:

- Diện tích xử lý là toàn bộ diện tích bề mặt được phun quét thuốc xử lý.

- Đối với một số cấu kiện gỗ cửa, diện tích xử lý được nhân với hệ số K như sau:

1/ Cánh cửa panô gỗ:

K = 1

2/ Cánh cửa panô gỗ kính:

K = 0,5 – 0,7

3/ Cánh cửa kính

K = 0,4

4/ Cánh cửa chớp

K = 1,1

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 11/TWH năm 2008 ban hành tập định mức – đơn giá phòng trừ mối do Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam ban hành

  • Số hiệu: 11/TWH
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/02/2008
  • Nơi ban hành: Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam
  • Người ký: Đỗ Văn Nhuận
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản